Câu thơ tài hoa được nhiều người tìm đọc nhất hôm nay 29/04/2024

Hỡi em gần gũi xa xôi
Báo tin mùa trái hoa rơi ngập ngừng
Tiếng hè giục giã ngày xuân
Gần nhau từ lúc biết gần xa nhau

Giục giã - Tế Hanh

Top 20 bài thơ có tổng lượt xem nhiều nhất hôm nay 29/04/2024

Chuồn Chuồn Báo Bão

Lại gặp lại cánh chuồn ngày thơ bé
Bay đan nhau dệt mảnh nắng cuối cùng
Con chuồn ngô hay làm dáng
Chao mình soi mặt ao trong
Đốt cháy lòng một nét chờ mong
Con chuồn đỏ thân ngời như ngọn lửa
Con chuồn vằn mang những điều kì lạ
Với đứa trẻ nào chưa biết bơi
ơi cánh chuồn gợi những buồn vui
Cánh chuồn nào bay vào những nỗi nhớ?
Ngon sào thưa cánh buồm ai ngái ngủ
Những cánh buồm mỏng mảnh như tình yêu!
Gió heo may hôm nay về chăng
Mà chuồn chuồn bay về dăng dăng
Báo cơn bão phương nào thổi tới?

Đường sẽ vắng nếu trời bão nổi
Cánh cửa nhà sập lại trước khi mưa
Con chim tìm tránh bão sẽ về xa
Con kiến nhỏ cũng ẩn mình trong tổ
Không còn trời xanh chỉ mưa và gió
Những dòng sông không nhà cửa miên man
Và mây, mây khắp chốn lang thang
Chặn bốn phía những cỏ cây tội nghiệp
Cho cơn lốc dữ tợn về bẻ nát
Trái đất này sẽ nhấn chìm trong mưa
Không tìm đâu một chỗ nương nhờ!
Mỏng manh thế chịu làm sao nổi
Chuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới
Trời bão lên rồi mày ở đâu ?

Xuân Quỳnh

Chiều Thu Quê Hương

Chiều Thu Quê Hương

Chiều Thu Quê Hương (Huy Cận)

Chiều thu trong, lá trúc vờn đẹp quá,
Lá mía xanh nhung quạt vào mái rạ
Tiếng lao xao như ai ngả nón chào.
Hoa mướp cuối mùa vàng rực như sao,
Giếng trong lẻo, trời xanh in thăm thẳm.
Chiều thu quê hương sao mà đằm thắm
Tôi bước giữa vườn, bạn với hàng cau
Hút nắng tơ vàng như những đài cao
Đứng lồng lộng, thu tiếng chiều vàng rợi.
Vồng khoai lang xoè lá ra nằm sưởi
Cùng với gà mẹ xoè cánh ấp con.
ở trước sân hà mấy đống gạch son,
Hố vôi trắng nằm đợi ngày xây dựng.
Trời thu trong em bé cười má ửng;
Như cây sai mẹ đứng giữa chùm con.
Chiều thu vàng vàng rực cả tâm hồn
Của đất nước đang bồi da thắm thịt.
Gió biển mặn thổi về đây tha thiết;
Những con chim phơi phới cánh, chiều thu
Náo nức như triều, êm ả như ru…

Cẩm Phả 9-1958

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Chiều Thu Quê Hương” của tác giả Cù Huy Cận. Thuộc danh mục Thơ Huy Cận trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

MỘT THUỞ BÊN NGƯỜI

MỘT THUỞ BÊN NGƯỜI

Bao giờ cho đến ngày xưa

Cái ngày mình đã ..đón đưa nhau về….

Có bao giờ anh nhớ chuyện ngày xưa
Một cái tuổi đang vừa chơi vừa học
Nét e thẹn nhiều khi hờn bật khóc
Cũng đôi lần anh chọc ghẹo em luôn

Một lúc sau anh lại dỗ hết buồn
Rồi hai đứa ,đi bắt chuồn chuồn nước
Anh rất giỏi lúc nào luôn bắt được
Phỉnh em rằng cắn rốn sẽ biết bơi

Em tin anh ,làm theo… khóc quá trời
Anh cười đã xong rồi… qua nói nhỏ
“Anh thích ghẹo cho em hờn vậy đó”
Sao tự nhiên mình có cảm xúc này

Chút thẹn thùng chút tha thiết đắm say
Tuổi mười sáu cầm tay thôi đã ngại
Chút rung động trong trái tim trai ,gái
Tuổi đầu đời luôn khờ dại khi yêu

Em và anh ,đi học sáng đến chiều
Chiếc xe đạp mình thồ nhau như thế
Em còn nhớ tiếng xe kêu mặc kệ
Phải chịu thôi ,cũng để ráng đạp về

Con đường này đã mấy lượt rủ rê
Mình đùa giỡn hả hê vui biết mấy
Anh thường nói thích em cười như vậy
Nét hồn nhiên ngây ngất thấy mê lòng

Bao tháng ngày hai đứa cũng ước mong
Mình sẽ kết mối duyên hồng hạnh phúc
Sẽ cùng bước dù đời trong hay đục
Vẫn bằng lòng đun đúc tiếng trẻ thơ

Chỉ hứa yêu… yêu đến tận bây giờ
Không có phận như là mơ dang dở
Cũng không biết mình là duyên hay nợ
Mà cả đời cách trở giữa hai phương

Để bây giờ hai đứa mãi vấn vương.

Tác giả: Thu Thảo

Không Đề 56

Không Đề 56

Không Đề 56 (Thu Bồn)

Hãy tha thứ cho anh nếu có gì không phải
Bởi lời anh đã nói yêu em
Gió đã thổi dễ gì yên ngọn lửa
Ngọn lửa tin yêu chỉ tắt có một lần

Ngày có hết dù bóng đêm có đến
Trời cao sâu ngọn lửa cứ vươn mình
Sông cứ chảy và lòng anh cứ nhớ
Anh yêu em đâu phải chuyện vô tình

Trang giấy mở lòng như trăng trải
Thơ bỗng thành lượn sóng nhấp nhô

Giờ em ở Hòn Tre hay Bà Lụa
Én bay về Hòn Nghệ nhớ Nam Du
Lại Sơn ơi đảo có sương mù
Môi em có một lần như táo chín

Dừa nước quẫy trăm ngàn tia kiếm
Dô hò dô tôm cá lưới căng đầy
Rồi một ngày anh sẽ dang tay
Ôm biển rộng như tình yêu ngộp thở

Phú Quốc XI-1985

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Không Đề 56” của tác giả Hà Đức Trọng. Thuộc tập 100 Bài Thơ Tình Nhờ Em Đặt Tên (1992), danh mục Thơ Thu Bồn trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Top 6 Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” lớp 9 hay nhất

Top 6 Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” lớp 9 hay nhất

Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là tác giả của công trình nghiên cứu La- phông- ten và thơ ngụ ngôn của ông (1853). Văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” trích từ chương II, phần thứ hai công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng đó. Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phong-ten” hay nhất mà phongnguyet.info đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu và chuẩn bị tốt nội dung tiết học.

Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” số 1

Bố cục

+ Phần 1 (từ đầu… tốt bụng như thế): hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

+ Phần 2 ( còn lại): hình tượng con sói trong thơ La-phông-ten

Câu 1 (Trang 41 sgk ngư văn 9 tập 2)

Bố cục của bài

+ Phần 1 (từ đầu… tốt bụng như thế): hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

+ Phần 2 (còn lại): hình tượng con sói trong thơ La-phông-ten

Trong cả hai đoạn nhằm làm nổi bật hình tượng con cừu và con sói trong thơ ca, tác giả dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông

– Mạch nghị luận trong hai phần tương đối giống nhau, theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La- phông-ten, Buy-phông

– Cách viết làm bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn hơn

Câu 2 (trang 41 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Buy- phông viết về loài cừu và chó sói từ quan điểm của nhà khoa học, vì vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực.

+ Ông không nói tới sự thân thương của loài cừu cũng như ” nối bất hạnh của loài sói” – bởi đó không phải những đặc điểm tiêu biểu của chúng

+ Đặc điểm đó do con người gán cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học

Câu 3 (trang 41 sgk ngữ văn 9 tập 2)

– Xây dựng hình tượng con cừu, đặt con cừu trong hoàn cảnh đối mặt với sói ở bên dòng suối

+ Tác giả lựa chọn đặc điểm về tập tính của loài cừu, loài sói để thể hiện

+ Làm nổi bật tính hiền lành, nhút nhát → Đặc điểm tiêu biểu tính nết loài cừu

+ Tác giả nhân cách hóa nhân vật con cừu, để chó sói và cừu trở thành người cụ thể

Câu 4 (trang 41 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, là săn mồi

– Tác giả nêu ra hai luận điểm:

+ Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo)

+ Chó sói còn là kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác

+ Con sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non..)

+ Con chó sói được nhân cách hóa như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ

+ Thể hiện được đặc trưng của thể loại ngụ ngôn

– Con sói đáng thương:

+ Trông như tên trộm cướp, khốn khổ bất hạnh, lấm lét, lo lắng, cơ thể gầy giơ xương

+ Chỉ là gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn

Ý nghĩa – Giá trị

Sau bài học, học sinh:

– Cảm nhận được đặc sắc trong việc xây dựng hình ảnh chó sói và cừu của La Phông-ten.

– Nắm được một trong những đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học: tác phẩm văn học luôn in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” số 2

Trả lời câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten.

+ Phần 2: (còn lại) : Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten.

– Sự giống nhau trong biện pháp lập luận giữa hai phần: Để làm nổi bật hình tượng hai con vật (cừu và chó sói) trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những lời viết về hai con vật ấy của Buy –phông để so sánh.

– Cách triển khai khác nhau trong lập luận: “Bài nghị luận Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten vận dụng thành công thủ pháp nghệ thuật so sánh. Hai phần của bài viết như hai vế của một thế đối sánh tương phản: cừu – sói.


Trả lời câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đặc tính trong cuộc sống bầy đàn và đời sống riêng theo quan điểm một nhà khoa học.

– Ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói, bởi nó không phải đặc tính cơ bản của chúng.


Trả lời câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– La Phông-ten nhìn theo cách nhìn của một người nghệ sĩ, theo quan điểm thẩm mĩ nhân văn của nghệ thuật.

– Khía cạnh chân thực của loài vật: Để xây dựng hình tượng con cừu, nhà thơ La Phông-ten đã dựa trên đặc điểm vốn có của loài vật này.

– Khía cạnh sáng tạo của nhà thơ: nhà thơ đã nhân cách hóa con cừu làm cho nó cũng biết nói năng và suy nghĩ như con người và đặc biệt rất nhanh nhạy trong đối đáp.


Câu 4

Chó sói trong Chó sói và cừu non cụ thể, đáng cười trong hình ảnh đói meo, gầy giơ xương kiếm mồi. Nhưng cũng đáng ghét khi muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa, kiếm cớ bắt tội để trừng phạt chú cừu tội nghiệp.

Bố cục

Bố cục: 2 phần

– Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten.

– Phần 2: (còn lại) : Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten.

Nội dung chính

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” số 3

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten. Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trình La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, in năm 1853.

2. Thể loại: Ngụ ngôn

Ngụ ngôn vốn là một thể loại văn học dân gian, thường dựng chuyện về loài vật để nói về con người. Các câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, chính vì vậy mà một số nhà văn cũng thường sáng tác theo thể loại này, tiêu biểu như E-dốp, La-phông-ten…

3. Nội dung:

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông – Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- Phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Bài làm:
Bố cục:
Phần một (từ đầu đến “tốt bụng như thế”): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
So sánh các biện pháp lập luận và cách triển khai:
Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten.
Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.

Câu 2: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói?
Bài làm:
Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chán thực.
Ông không nhắc đến “sự thân thương” của loài cừu, cũng không nhắc đến “nỗi bất hạnh” của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người “gán” cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

Câu 3: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói vù cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?
Bài làm:
Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó – loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối.
Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát – cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.

Câu 4: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói vù cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).
Bài làm:
Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng “đói meo”, “gầy giơ xương”, đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” số 4

* Tóm tắt văn bản:
Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-phông, hình ảnh chó sói và cừu hiện lên chính xác, chân thực với những đặc tính cơ bản của chúng. Còn dưới ngòi bút của nhà thơ La Phông-ten, hình ảnh chó sói và cừu đã được nhân hóa rõ nét. Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, tác giả Hi-pô-lít Ten đã nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.


* Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (Từ đầu đến tốt bụng như thế): Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten.
– Phần 2 (còn lại): Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten.

Đọc – Hiểu văn bản

Câu 1 – Trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 2: Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Trả lời

Tiêu đề cho hai phần của văn bản:

– Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten.

– Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten.Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trình tự ba phần:- dưới ngòi bút của La Phông-ten- dưới ngòi bút của Buy-phông- dưới ngòi bút của La Phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu trong thơ La Phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết như vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.


Câu 2 – Trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của chó sói?

Trả lời

Buy- phông viết về loài cừu và chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực.

Câu 3 – Trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 2: Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

Trả lời

Khi xây dựng hình tượng con cừu, trước hết, La Phông-ten đã đặt một chú cừu con trong một hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối. Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát- cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Vì sáng tác theo thể loại ngụ ngôn nên La Phông-ten đã nhân cách hóa con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.


Câu 4 – Trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 2: Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

Trả lời

Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La Phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm: – Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).- Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác. Hình tượng chó sói ở đây là một con chó sói cụ thể. Nhà thơ chọn một con chó sói đói meo, gầy giơ xương đi kiếm mồi, bắt gặp chú cừu non đang uống nước phía dưới dòng suối chỗ hắn đang đứng. Hắn muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa của mình, kiếm cớ bắt tội để gọi là “trừng phạt” chú cừu tội nghiệp.Nhận định của H. Ten về hình tượng chó sói là đúng vì ông bao quát tất cả những bài ấy, chứ không phải chỉ bài “Chó sói và cừu non”. Riêng ở bài này, chó sói có mặt đáng cười nếu ta suy diễn vì nó ngu ngốc, chẳng kiếm ra được cái gì ăn nên mới đói meo (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây, nó là con vật đáng ghét, gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác).

Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” số 5

Kiến thức cơ bản

– Hi-pô-lit Ten ( Hippolyte Taine ) sinh năm 1828 và mất năm 1893. Ông là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ viện Hàn lâm Pháp, tác giả công trình nghiên cứu “La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông” (1853).

– Văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” trích từ chương II, phần thứ hai của công trình trên.

Đại ý bài văn:

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng nhà bác học Buy- Phông (Buffon) viết về hai con vạt ấy. Tác giả H.Ten nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật là hình tượng văn học nghệ thuật.


Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 – Trang 41 SGK

Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các tác phẩm ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Trả lời

Bài văn gồm hai đoạn: • “Giọng chú cừu non tội nghiệp… với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế…”: Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.

• “Con chó sói… còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc”: Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.

– Trong cả hai đoạn, H.Ten đều phân tích hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với lập luận: dẫn ra vài dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông để so sánh.Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La Phông-ten – dưới ngòi bút của Buy-phông – dưới ngòi bút của La Phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết như vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.


Câu 2 – Trang 41 SGK

Nhà khoa học Buy – phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói.

Trả lời

Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy, các chi tiết giống như trong đời thực. Ông không nói đến “sự thân thương của loài cừu” cũng như “nỗi bất hạnh của loài sói” bởi vì đó không phải là đặc điểm tiêu biểu của chúng. Những đặc điểm đó do con người “gán” cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.


Câu 3 – Trang 41 SGK

Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông – ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

Trả lời

– Con cừu ở đây là một con cừu non. Tác giả chọn một chú cừu non (con Chiên) và nhân cách hoá nó.

– Khi khắc hoạ tính cách của cừu non, tác giả cũng căn cứ vào một trong những đặc tính vốn có của loài cừu: hiền lành, nhát sợ, không biết trốn tránh nội nguy hiểm…

– Biện pháp nhân hóa được sử dụng, con cừu non có suy nghĩ, nói năng như Con người:

• Nơi tôi uống nước quả làHơn hai chục bước cách xa dưới này.• Khi tôi còn chưa ra đời?•Quả thật tôi chẳng có anh em

– Hình tượng con cừu trong thơ của La Phông-ten còn được sáng tạo bằng nghệ thuật nhân cách hoá. Nhà thơ cảm nhận được tình cảm thân thương và tốt bụng, nhất là tình mẫu tử: Thật cảm động thấy con cừu mẹ chạy tới… cho đến khi con đã bú xong.


Câu 4 – Trang 41 SGK

Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông – ten. Chứng mỉnh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

Trả lời

Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La Phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm:

– Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).

– Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác.

Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten theo những gợi ý sau:

+ Con sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non…).

+ Con chó sói được nhân cách hoả như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

– Biện pháp nhân hoá được sử dụng, con chó sói độc ác như một tên bạo chúa khát máu, khi đói muốn bắt con mồi thì đủ lời lẽ ngụy biện vô lí, vu cáo để buộc tội đối phương như con người:

• Mày còn nói xấu ta năm ngoái…• Không phải mày thì anh mày đó!• Quân bay có đứa nào kiềng sói đâu!• Họ mách ta, ta phải báo thù.

– Hình tượng con chó sói trong thơ La Phông-ten còn được sáng tạo bằng những nét mới. Đó là một tên cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh. Chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten (…) chỉ là một gã vô lại luôn luôn đói dài.

– Chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten đáng cười, nếu ta suy ra rằng vì nó ngu ngốc, chẳng kiếm được cái gì để ăn nên mới đói meo (hài kịch của sự ngu ngốc) nhưng chủ yếu là một con vật đáng ghét vì nó gian xảo, độc ác, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác).

Ghi nhớ

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngu ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” số 6

I. Vài nét về tác giả
– Hi-pô-lít Ten sinh năm 1828, mất năm 1893
– Quê quán: Ông sinh ra tại Vouziers, Pháp
– Cuộc đời và sự nghiệp:
+ Năm ông 13 tuổi, 1841, cha ông mất
+ Ông được biết đến là một sinh viên xuất sắc ở cả hai ngành tự nhiên và xã hội, ông đã lấy được hai bằng khi ông chưa 20
+ Năm 1853, ông hoàn thành bằng tiến sĩ
+ Ông được biết đến là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu: Ông là tác giả của công trình nghiên cứu La- phông- ten và thơ ngụ ngộ của ông (1853)

II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Văn bản trích từ chương II, phần thứ hai công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn” của ông, xuất bản lần đầu năm 1853, đã tái bản nhiều lần.
2. Bố cục
– Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten
– Phần 2: (còn lại) : Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten
3. Giá trị nội dung
– Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật
4. Giá trị nghệ thuật
– Cách trình bày và sắp xếp luận điểm chặt chẽ giàu thuyết phục, dẫn chứng khoa học, lối viết hấp dẫn

Câu 1. Để làm nổi bật tính cách của con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, H. Ten đã :

a) Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

b) Lập luận ra sao ?

c) Làm cách nào để bố cục khỏi đơn điệu ?

d) Dẫn đến những kết luận gì ?

Trả lời:

Bài tập nhằm giúp em nắm vững bài nghị luận văn chương của H. Ten. Chỉ cần làm miệng và ghi những ý chính vào sổ tay.

Để làm được bài này, cần đọc kĩ văn bản nghị luận, ôn tập những câu hỏi Đọc – hiểu văn bản trong SGK và lời giảng trên lớp.

Trả lời lần lượt theo từng mục (a), (b), (c), (d) một cách ngắn gọn, có chọn lọc, chứ không nhắc lại nguyên như trong bài.


Câu 2. Chứng minh nghệ thuật nhân cách hoá của La Phông-ten (mà H. Ten chưa đề cập đến ở văn bản nghị luận này) qua đoạn trích thơ ngụ ngôn Chó sói và chiên con, trên cơ sở xem xét :

a) Cách đặt tên các con vật (tên riêng hay tên chung của loài).

b) Những ý nghĩ, lập luận của các con vật (có thật hay không).

c) Cách diễn đạt bằng ngôn từ của các con vật (có thật hay không).

d) Hành động của các con vật (có thật hay không).

e) Tính chất ngụ ý (nói chuyện con vật hay con người).

Trả lời:

Bài tập này mở rộng ra ngoài khuôn khổ văn bản nghị luận văn chương của H. Ten nhằm giúp em hiểu thêm nghệ thuật nhân cách hoá của La Phông-ten khi xây dựng nhân vật là các con vật. H. Ten đề cập đến vấn đề này ở một chỗ khác.

Cần suy nghĩ, làm miệng, lần lượt theo các mục (a), (b), (c), (d), (e) và ghi chép những ý chính vào sổ tay.

Để làm được bài này, cần đọc kĩ đoạn trích Chó sói và chiên con trong văn bản nghị luận. Có thể tìm đọc toàn văn bài thơ ngụ ngôn ấy của La Phông-ten trong SGK.

Câu 3. Học thuộc lòng bài thơ ngụ ngôn Chó sói và chiên con của La Phông-ten ở phần Đọc thêm, trang 41 – 42, SGK.

Trả lời:

Để làm tốt bài tập này :

– Cần rà soát những câu thơ nào là lời người kể chuyện, là lời chó sói, là lời chiên con.

– Đọc diễn cảm nhiều lần với ba giọng phân biệt.

– Sau đó mới học và đọc thuộc lòng có diễn cảm.

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tác phẩm trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên phongnguyet.info.

MAI EM ĐI

Mai em đi rồi anh có biết hay không?
Liệu anh có buồn nhiều như em vẫn nghĩ
Hay sẽ vẫn vui với cuộc đời đầy thi vị
Sẽ vẫn cười và sẽ chẳng để tâm

Mai em đi, về một nơi rất xa xăm
Và có lẽ sẽ chẳng còn gặp lại
Một lần thôi trong phút giây hiện tại
Cho em gói nụ cười người làm hành lý có được không?

Mai em đi rồi cho phép em ngóng trông
Cho phép em được mong và đợi chờ một chút
Rằng anh sẽ giữ em
đừng đi
anh hẫng hụt
Anh không muốn xa, dù chỉ phút giây nào.

Mai em đi rồi, chuyện chúng mình sẽ ra sao?
Không ít lần em đắn đo đi hay ở
Em không muốn hạnh phúc mình lại một lần bỏ lỡ
Nhưng anh mãi hững hờ
đành cất bước
em đi

Em không muốn chúng mình sẽ mãi mãi chia ly
Dù không có bắt đầu nhưng cũng đừng kết thúc
Thà em cứ ở mãi giữa đôi bờ hư thực
Mặc hạnh phúc mơ hồ, em vất vả đi vay

Nhưng cuối cùng em vẫn phải rời khỏi nơi đây
Vì tuổi xuân con gái đâu có về lần nữa
Có người muốn em
đã đợi chờ
và nhóm lửa
Như hạt bụi trần, em phó thác theo mưa..

Mai em đi rồi, anh đã biết hay chưa?
(Và có nhớ em nhiều như là em đã nhớ)

Nguyễn Hải Nhân

Ngoài Khơi Trong Lộng

Ngoài Khơi Trong Lộng

Ngoài Khơi Trong Lộng (Tế Hanh)

Họ ba người
Dương, Lâm và Cát
cuộc đời cũ bơ vơ bèo giạt
ba con người ba hòn đảo thương đau
Cách mạng về
Những mảnh ván rời nhau
cùng ghép lại thành con thuyền cỡi gió
Tình bạn ghép ba người trong một tổ
mang một tên “tổ đánh cá anh Dương”

Những buổi mai khi biển cuốn màn sương
đầu ngọn sóng ửng hồng nắng sớm
Lá cờ đỏ sao vàng bay lượn
như nói lên mình làm chủ đời mình
thuyền ra khơi chạy tới bình minh
chiếc buồm trắng cánh chim câu nắng chói
nhìn vô bến một vệt dài: hòn Dọi
phía chân trời ghi dấu quê hương
Con thuyền ru giữa biển tình thương
những làn sóng nói bao lời âu yếm
ở trên biển hay trong lòng của biển
như đứa con nằm giữa vành nôi?
Dương cúi nhìn dưới nước thấy mây trôi
cánh buồm gió lưng trời vời vợi
những đàn cá rẽ mây lướt tới
như cánh chim bay giữa từng không
cá chuồn, cá thu, cá nục, cá hồng…
những con cá vây vàng đuôi bạc vẫy
mắc vào lưới còn đành đạch nhảy
nằm trong khoang mát rượi muốn ăn tươi
Ba anh em phấn khởi ngó nhau cười
nghĩ thương cho cuộc đời thuở ấy
cá đầy biển mà mình không cái vẩy!
đồng tiền trơn chẳng chịu dính tay chai
đời đánh cá thuê như tấm lưới rách dân chài

Tưng bừng quá những khi thuyền cập bến
rừng tay vẫy. Dương mơ màng nghĩ đến
ông ngày xưa hay kể chuyện thần tiên
có rồng bay phụng múa quanh thuyền
Dương thường mơ được làm hoàng tử
xuống thuỷ cung kết duyên cùng long nữ
trong lâu đài tráng lệ của long vương
những ngọc trai lấp lánh rải trên đường
Bây giờ không có rồng có phụng
nhưng Đảng đã đem về sự sống
cho nhân dân tay lưới tay mành
cả một vùng nước biếc trời xanh…
Khi chia cá Dương nhận phần ít nhất!
cá thu này cho con Lâm
cá sòng này cho bà Cát
trán dô thêm anh cất tiếng cười ròn:
mới ngày nào cá chẳng có một con
nay mình nắm trong bàn tay cả biển

***

Hai mùa gió nam qua
Quân giặc đến
bóng đen sầm trên biển sáng quê hương
những chiếc tàu ăn cướp chắn ngang đường
muốn vây riết xóm làng trong đói khổ
Lưới cháy. Thuyền chìm. Máu đổ
khắp bến yên vui, khắp bãi hiền lành
mối căm thù như biển lớn mông mênh
Dân chài lưới quyết không lìa cuộc sống
bám biển giữ làng
đổi khơi thành lộng
ngày thành đêm
Ta quyết ngẩng cao đầu
sóng điên cuồng không vật nổi ta đâu!
Mùa mưa gió, mùa ở nhà sửa lưới
có tổ vẫn đi làm

Một chiều đông giục tối
càng rõ thêm tiếng sóng dội quanh nhà
tổ anh Dương rẽ sóng đẩy thuyền ra
lưới mới đan, chiếc thuyền mới đóng
ngọn đèn nhỏ lung linh điểm sống
giữa biển trời thăm thẳm một màu đen
gió rít từng cơn muốn nuốt ngọn đèn
hơi lạnh cắn da cắn thịt
Những đợt sóng từ ngoài khơi xa tít
rầm rồ vào như núi chụp thuyền con
chiếc thuyền khi chót vót đầu non
khi tụt xuống tận cùng đáy vực
biển thét, biển gầm trăm ngàn bực tức
xé không gian ra trăm mảnh rùng mình…
Tổ ba anh trong sóng gió vẫn lặng thinh
người kéo lưới người xúc lên từng vợt cá
Bỗng sóng gió bốn bề im lặng cả
biển và trời như chết giữa không gian
chiếc thuyền im mảnh gỗ đóng trên sàn
Dương vội nói: “Coi chừng! bão tới!
hạ buồm xuống! tiến gần hòn Dọi!
nếu thuyền chìm, ôm ván bơi vào…”

Cắt lời anh những trận gió ào ào
như tất cả rừng cây đổ xuống
biển muốn vỡ, bốn phương trời sấm động
tia chớp loè rạch mặt đêm đen
và cơn mưa trận lụt thuỷ triều lên
những ngọn sóng như trăm ngàn thác đổ
nhận chìm thuyền…

Khi mặt trời vừa ló
cơn bão qua cùng bóng tối ban đêm
thuyền bà con lo lắng đổ đi tìm
chiếc buồm rách lênh bênh trên sóng nổi
Bỗng tiếng kêu từ hang sâu hòn Dọi
thuyền ghé vào
còn lại chỉ mình Dương
khắp thân mình rớm máu những vết thương

***

Trời lại xanh. Như một niềm mong đợi
ánh sáng nhảy trên mái nhà rạ mới
vết thương lành kéo một lớp da non
bạn mất đi nhưng tình bạn vẫn còn
Dương lại xin chi bộ
cho anh vào một tổ
chiếc thuyền thơm gỗ mới ánh mặt trời
chờ một ngày từ lộng lại ra khơi

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Ngoài Khơi Trong Lộng” của tác giả Trần Tế Hanh. Thuộc tập Tiếng Sóng (1960), danh mục Thơ Tế Hanh trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Cứu Cấp Sự Sợ Vợ

Cứu Cấp Sự Sợ Vợ

Cứu Cấp Sự Sợ Vợ (Tản Đà)

Văn dẫn

Vợ chồng lấy nhau có tình, tình sinh ái, ái sinh uý. Uý là sợ. Vợ vẫn là một vật đáng sợ, nhưng sợ đó là một nhẽ chính. Còn như vợ giầu mà sợ; vợ thần thế mà sợ; vợ hung hãn mà sợ, thời sợ đó là ba nhẽ biến. Sợ một nhẽ chính, thời là ông chồng; sợ một chính một biến, thời là anh chồng; sợ một chính hai biến, thời xuống thằng chồng; sợ cả đến ba biến, thời nguy. Nguy thời phải cứu cấp. Tớ vốn là một kẻ sợ vợ, nhưng chưa có mà sợ, nhưng có cũng tất sợ; có cũng tất sợ, nhưng chưa biết sợ vào hạng nào. Nay hẵng vì chúng bạn, ai sợ đến 3 biến, thảo một thiên cứu cấp như sau này. Tụng được trăm lượt, tất có độ ách một đôi phần.

Văn rằng:

Thằng cuội ngồi trong cung nguyệt
Chim khôn mắc phải lưới hồng
Là mình với ta
Chẳng duyên thời nợ
Cơ giời tác hợp, sợi tơ mành xe chặt lấy nhau
Bể ái đầy vơi, nén hương nguyện cho tròn một kiếp
Như mỗ nay
Con nhà gia giáo
Cũng mạch thư hương
Mặt vuông chữ điền
Điền vô nhất thốn
Lưng dài vải tốn, mình lính nhi tính quan
Mặt nạc đóm dầy, khôn nhà mà dại chợ
Tuổi mới độ đôi chín ba mươi dĩ lý, đã rượu sớm chè trưa
Học chưa xong tam hoàng ngũ đế chi thư, lại a tròn b méo
Chồng con thế ấy
Ai dễ người ưa
Thế mà
Nệm ủ chăn lồng, nghĩa cũ bấy lâu êm ái
Cơm hầu canh dẫn, lòng riêng riêng cũng kính yêu
Cũng mong cho một bước một hay, được như ai ông cống ông nghè, có danh có giá
Không ngờ lại mỗi ngày mỗi đốn, để đến nỗi con tiều con khỉ, mang tiếng mang tai
Trăm năm lâu dài
Một phen giận dữ
Sự thế thế nào phải thế, bao quản mình lươn
Phận đành chi dám kêu oan, còn nhờ lượng bể
Nam vô phật ngồi trên tam bảo, phổ cứu cho chúng sinh
A gi men lạy đức chúa giời, tôi là kẻ có tội

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Cứu Cấp Sự Sợ Vợ” của tác giả Nguyễn Khắc Hiếu. Thuộc tập Khối Tình Con > Quyển II (1918), danh mục Thơ Tản Đà trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Những câu nói đáng suy ngẫm nhất về tình bạn trong cuộc sống

Trong mỗi chúng ta ai cũng luôn có một người bạn kề vai sát cánh bên cạnh mình. Tình bạn chính là một món quà quý giá mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta, do vậy hãy biết trân trọng cũng như giữ gìn món quà đó bạn nhé. Những câu nói hay về tình bạn đẹp giúp ta nhận ra những người bạn tốt ở xung quanh ta và giúp ta cảm nhận hương vị của tình bạn ngọt ngào và sâu lắng như thế nào. Cùng phongnguyet.info tham khảo Những câu nói đáng suy ngẫm nhất về tình bạn trong cuộc sống sau đây nhé:

Những câu nói đáng suy ngẫm nhất về tình bạn trong cuộc sống

– Một người bạn trong cuộc đời là nhiều, hai là quá nhiều, ba là hầu như không thể được. Tình bạn cần sự tương đồng nhất định trong cuộc sống, điểm chung trong suy nghĩ và sự ganh đua trong mục đích.

tinh-ban-dep-4
– Một trong những bằng chứng rõ nét nhất cho tình bạn mà một người có thể dành cho người khác là nhẹ nhàng nói với bạn mình khuyết điểm của anh ta. Nếu có thứ gì hơn thế thì đấy chính là lắng nghe với sự biết ơn và sửa chữa sai lầm đó.

tinh-ban-dep-

– Bản thân là bạn tốt sẽ có được bạn bè tốt.
– Một trong những hạnh phúc lớn lao nhất trên đời là tình bạn; và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có người để thổ lộ tâm sự riêng tư.

tinh-ban-dep-

– Bạn là người ta cảm thấy thoải mái khi ở cùng, ta sẵn lòng trung thành, đem lại cho ta lời chúc phúc và ta cảm thấy biết ơn vì có họ trong đời.

– Tình bạn đến với nhau trong lúc khó khăn mới thật là tình bạn

tinh-ban-dep-

– Đừng âu sầu khi nói lời tạm biệt, lời tạm biệt là cần thiết trước khi ta có thể gặp lại nhau, và gặp lại nhau, cho dù sau khoảng thời gian ngắn ngủi hay sau cả một đời, là điều chắc chắn sẽ xảy ra với những người bạn hữu.

tinh-ban-dep-

– Tôi không thể bảo vệ con tim bạn thoát khỏi những đổ vỡ và đau thương, nhưng tôi có thể cùng bạn rơi lệ, gom nhặt những mảnh vỡ và hàn gắn chúng lại với nhau.Tôi không thể bắt bạn trở thành ai đó, tôi chỉ có thể yêu thương bạn và nguyện là “BẠN CỦA BẠN”

Những câu nói đáng suy ngẫm nhất về tình bạn trong cuộc sống
– Tôi không thể giải quyết giùm bạn tất cả những rắc rối, nghi ngờ hay lo sợ, nhưng tôi có thể nghe những điều bạn giãi bày và cùng bạn đi tìm lời giải đáp.

Những câu nói hay về tình bạn càng làm cho ta cảm thấy tình bạn đáng trân trọng, hãy gửi gắm những nỗi niềm, tình cảm và sự thầm kín với người bạn thân và đừng lo sợ gì nhé. Vì khi bạn đã coi là bạn thân thì có nghĩa bạn tin tưởng và sẻ chia cùng người đó.

Cảm nhận lời dạy của Bác qua câu thơ Trẻ em như búp trên cành

Cảm nhận lời dạy của Bác qua câu thơ Trẻ em như búp trên cành

Trẻ em như búp trên cành là một trong những bài thơ hay của Hồ Chí Minh viết cho trẻ em. Suốt quãng đời của mình người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để viết cho trẻ em. Đó cũng chính là tình cảm mà người dành cho lứa tuổi măng non của đất nước. Và sâu xa hơn cũng chính là những trăn trở, suy tư và răn dạy của Hồ Chí Minh với lớp trẻ này. Hãy cùng cảm nhận những lời dạy của Bác thông qua bài thơ Trẻ em như búp trên cành bạn nhé!

Nội Dung

Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan,
Chẳng may vận nước gian nan,
Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng.
Học hành, giáo dục đã không,
Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa.
Sức còn yếu, tuổi còn thơ,
Mà đã khó nhọc cũng như người già!
Có khi lìa mẹ, lìa cha,
Đi ăn ở với người ta bên ngoài.
Vì ai mà đến thế này?
Vì giặc Nhật với giặc Tây bạo tàn!
Khiến ta nước mất, nhà tan,
Trẻ em cũng phải cơ hàn xót xa.
Vậy nên con trẻ nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh!
Kẻ lớn cứu quốc đã đành,
Trẻ em cũng phải ra dành một vai.
Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây,
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.

Cảm nhận lời dạy của Bác qua câu thơ Trẻ em như búp trên cành

Trẻ em như búp trên cành là một bài thơ được đăng tải trên báo Việt Nam độc lập số 106 năm 1941. Đây cũng chính là tình cảm mà Bác Hồ dành cho các em bé mầm non của tương lai đất nước.

Khi cuộc sống của con người ta được nâng lên thì đó cũng chính là lúc con người ta có điều kiện để chăm lo cho cuộc sống của trẻ em mình hơn. Đó là cho các em được sống trong hòa bình, lớn lên bình yên với đời sống tinh thần và vật chất ngày một tốt hơn. Đó cũng là lý do Bác Hồ ví Trẻ em như búp trên cành bởi búp non là phần dễ bị tổn thương nhất nhưng cũng chính là phần sáng và đẹp giàu súc sống nhất. Bởi cây có xanh tươi vạm vỡ thì cũng nhờ từ búp mà ra.

Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan,
Chẳng may vận nước gian nan,
Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng.

Đó cũng chính là lý do trong các chính sách, đạo lý chúng ta luôn dành cho trẻ em những sự ưu tiên để che chở và bảo về các em được tốt nhất. Đó chính là lúc đất nước còn chiên tranh thiếu cơn ăn áo mặc thì khi ấy chúng ta đề cao việc phụ nữa ba đảm đang vừa chăm lo cho gia đình vừa tăng gia sản xuất. còn ngày nay thì trẻ em được vui chơi học tập, đến trường. Nhiều chính sách, các quỹ đã hỗ trợ trẻ em để giảm tỷ lệ đói nghèo, suy dinh dưỡng, bảo vệ quyền trẻ em.

Cảm nhận lời dạy của Bác qua câu thơ Trẻ em như búp trên cành

Không phải bởi những thành tựu mà chúng ta quên đi những yếu kém đang còn tồn tai trong cuộc sống này. Bao trù lên tất cả chính là khi nước ta còn nghèo thì trẻ em cũng đang phải sống trong những bất cập, gian khổ. Và cũng nhiều nguy cơ còn tiềm tàng, một trong những điều mà nhiều người cần quan tâm chính là bóc lột, lạm dụng tình dục, lạm dụng sức lao động của trẻ em.

Vậy nên con trẻ nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh!
Kẻ lớn cứu quốc đã đành,
Trẻ em cũng phải ra dành một vai.
Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây,

Bởi trẻ em là mầm non của đất nước cũng như là tương lai của đất nước này nên cần phải được chăm lo trong một môi trường và điều kiện tốt nhất. Có nhưu vậy mới có thể góp phần vào công cuộc cứu nước. Phần này phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của nước ta lúc bấy giờ có chiến tranh.

Trên đây là bài thơ Trẻ em như búp trên cành hay đặc sắc mà chúng tôi muốn chia sẻ và giới thiệu với bạn. Thông qua bài thơ này bạn có thể cảm nhận sâu sắc được tình cảm mà Bác dành cho thiếu nhi cũng như những lời răn dạy. Đó cũng chính là niềm tin vào một tương lai tươi sáng của lớp trẻ này. Hãy đừng quên đón đọc những bài thơ tiếp theo của chúng tôi để cùng tìm hiểu những bài thơ hay bạn nhé!