Top 6 Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” lớp 9 hay nhất

Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là tác giả của công trình nghiên cứu La- phông- ten và thơ ngụ ngôn của ông (1853). Văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” trích từ chương II, phần thứ hai công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng đó. Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phong-ten” hay nhất mà phongnguyet.info đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để hiểu và chuẩn bị tốt nội dung tiết học.

Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” số 1

Bố cục

+ Phần 1 (từ đầu… tốt bụng như thế): hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

+ Phần 2 ( còn lại): hình tượng con sói trong thơ La-phông-ten

Câu 1 (Trang 41 sgk ngư văn 9 tập 2)

Bố cục của bài

+ Phần 1 (từ đầu… tốt bụng như thế): hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

+ Phần 2 (còn lại): hình tượng con sói trong thơ La-phông-ten

Trong cả hai đoạn nhằm làm nổi bật hình tượng con cừu và con sói trong thơ ca, tác giả dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông

– Mạch nghị luận trong hai phần tương đối giống nhau, theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La- phông-ten, Buy-phông

– Cách viết làm bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn hơn

Câu 2 (trang 41 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Buy- phông viết về loài cừu và chó sói từ quan điểm của nhà khoa học, vì vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực.

+ Ông không nói tới sự thân thương của loài cừu cũng như ” nối bất hạnh của loài sói” – bởi đó không phải những đặc điểm tiêu biểu của chúng

+ Đặc điểm đó do con người gán cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học

Câu 3 (trang 41 sgk ngữ văn 9 tập 2)

– Xây dựng hình tượng con cừu, đặt con cừu trong hoàn cảnh đối mặt với sói ở bên dòng suối

+ Tác giả lựa chọn đặc điểm về tập tính của loài cừu, loài sói để thể hiện

+ Làm nổi bật tính hiền lành, nhút nhát → Đặc điểm tiêu biểu tính nết loài cừu

+ Tác giả nhân cách hóa nhân vật con cừu, để chó sói và cừu trở thành người cụ thể

Câu 4 (trang 41 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, là săn mồi

– Tác giả nêu ra hai luận điểm:

+ Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo)

+ Chó sói còn là kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác

+ Con sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non..)

+ Con chó sói được nhân cách hóa như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ

+ Thể hiện được đặc trưng của thể loại ngụ ngôn

– Con sói đáng thương:

+ Trông như tên trộm cướp, khốn khổ bất hạnh, lấm lét, lo lắng, cơ thể gầy giơ xương

+ Chỉ là gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn

Ý nghĩa – Giá trị

Sau bài học, học sinh:

– Cảm nhận được đặc sắc trong việc xây dựng hình ảnh chó sói và cừu của La Phông-ten.

– Nắm được một trong những đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học: tác phẩm văn học luôn in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” số 2

Trả lời câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten.

+ Phần 2: (còn lại) : Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten.

– Sự giống nhau trong biện pháp lập luận giữa hai phần: Để làm nổi bật hình tượng hai con vật (cừu và chó sói) trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những lời viết về hai con vật ấy của Buy –phông để so sánh.

– Cách triển khai khác nhau trong lập luận: “Bài nghị luận Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten vận dụng thành công thủ pháp nghệ thuật so sánh. Hai phần của bài viết như hai vế của một thế đối sánh tương phản: cừu – sói.


Trả lời câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đặc tính trong cuộc sống bầy đàn và đời sống riêng theo quan điểm một nhà khoa học.

– Ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói, bởi nó không phải đặc tính cơ bản của chúng.


Trả lời câu 3 (trang 41 SGK Ngữ văn 9, tập 2):

– La Phông-ten nhìn theo cách nhìn của một người nghệ sĩ, theo quan điểm thẩm mĩ nhân văn của nghệ thuật.

– Khía cạnh chân thực của loài vật: Để xây dựng hình tượng con cừu, nhà thơ La Phông-ten đã dựa trên đặc điểm vốn có của loài vật này.

– Khía cạnh sáng tạo của nhà thơ: nhà thơ đã nhân cách hóa con cừu làm cho nó cũng biết nói năng và suy nghĩ như con người và đặc biệt rất nhanh nhạy trong đối đáp.


Câu 4

Chó sói trong Chó sói và cừu non cụ thể, đáng cười trong hình ảnh đói meo, gầy giơ xương kiếm mồi. Nhưng cũng đáng ghét khi muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa, kiếm cớ bắt tội để trừng phạt chú cừu tội nghiệp.

Bố cục

Bố cục: 2 phần

– Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten.

– Phần 2: (còn lại) : Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten.

Nội dung chính

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” số 3

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten. Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trình La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, in năm 1853.

2. Thể loại: Ngụ ngôn

Ngụ ngôn vốn là một thể loại văn học dân gian, thường dựng chuyện về loài vật để nói về con người. Các câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, chính vì vậy mà một số nhà văn cũng thường sáng tác theo thể loại này, tiêu biểu như E-dốp, La-phông-ten…

3. Nội dung:

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông – Ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- Phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Bài làm:
Bố cục:
Phần một (từ đầu đến “tốt bụng như thế”): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
So sánh các biện pháp lập luận và cách triển khai:
Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten.
Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.

Câu 2: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói?
Bài làm:
Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chán thực.
Ông không nhắc đến “sự thân thương” của loài cừu, cũng không nhắc đến “nỗi bất hạnh” của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người “gán” cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

Câu 3: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói vù cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?
Bài làm:
Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó – loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối.
Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát – cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.

Câu 4: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói vù cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).
Bài làm:
Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng “đói meo”, “gầy giơ xương”, đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” số 4

* Tóm tắt văn bản:
Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-phông, hình ảnh chó sói và cừu hiện lên chính xác, chân thực với những đặc tính cơ bản của chúng. Còn dưới ngòi bút của nhà thơ La Phông-ten, hình ảnh chó sói và cừu đã được nhân hóa rõ nét. Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, tác giả Hi-pô-lít Ten đã nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.


* Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (Từ đầu đến tốt bụng như thế): Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten.
– Phần 2 (còn lại): Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten.

Đọc – Hiểu văn bản

Câu 1 – Trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 2: Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Trả lời

Tiêu đề cho hai phần của văn bản:

– Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten.

– Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten.Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trình tự ba phần:- dưới ngòi bút của La Phông-ten- dưới ngòi bút của Buy-phông- dưới ngòi bút của La Phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu trong thơ La Phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết như vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.


Câu 2 – Trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 2: Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của chó sói?

Trả lời

Buy- phông viết về loài cừu và chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực.

Câu 3 – Trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 2: Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

Trả lời

Khi xây dựng hình tượng con cừu, trước hết, La Phông-ten đã đặt một chú cừu con trong một hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối. Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát- cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Vì sáng tác theo thể loại ngụ ngôn nên La Phông-ten đã nhân cách hóa con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.


Câu 4 – Trang 41 SGK ngữ văn 9 tập 2: Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

Trả lời

Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La Phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm: – Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).- Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác. Hình tượng chó sói ở đây là một con chó sói cụ thể. Nhà thơ chọn một con chó sói đói meo, gầy giơ xương đi kiếm mồi, bắt gặp chú cừu non đang uống nước phía dưới dòng suối chỗ hắn đang đứng. Hắn muốn ăn thịt cừu non nhưng che giấu tâm địa của mình, kiếm cớ bắt tội để gọi là “trừng phạt” chú cừu tội nghiệp.Nhận định của H. Ten về hình tượng chó sói là đúng vì ông bao quát tất cả những bài ấy, chứ không phải chỉ bài “Chó sói và cừu non”. Riêng ở bài này, chó sói có mặt đáng cười nếu ta suy diễn vì nó ngu ngốc, chẳng kiếm ra được cái gì ăn nên mới đói meo (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây, nó là con vật đáng ghét, gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác).

Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” số 5

Kiến thức cơ bản

– Hi-pô-lit Ten ( Hippolyte Taine ) sinh năm 1828 và mất năm 1893. Ông là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ viện Hàn lâm Pháp, tác giả công trình nghiên cứu “La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông” (1853).

– Văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” trích từ chương II, phần thứ hai của công trình trên.

Đại ý bài văn:

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng nhà bác học Buy- Phông (Buffon) viết về hai con vạt ấy. Tác giả H.Ten nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật là hình tượng văn học nghệ thuật.


Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 – Trang 41 SGK

Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các tác phẩm ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Trả lời

Bài văn gồm hai đoạn: • “Giọng chú cừu non tội nghiệp… với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế…”: Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.

• “Con chó sói… còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc”: Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.

– Trong cả hai đoạn, H.Ten đều phân tích hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với lập luận: dẫn ra vài dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông để so sánh.Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La Phông-ten – dưới ngòi bút của Buy-phông – dưới ngòi bút của La Phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết như vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.


Câu 2 – Trang 41 SGK

Nhà khoa học Buy – phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói.

Trả lời

Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy, các chi tiết giống như trong đời thực. Ông không nói đến “sự thân thương của loài cừu” cũng như “nỗi bất hạnh của loài sói” bởi vì đó không phải là đặc điểm tiêu biểu của chúng. Những đặc điểm đó do con người “gán” cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.


Câu 3 – Trang 41 SGK

Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông – ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

Trả lời

– Con cừu ở đây là một con cừu non. Tác giả chọn một chú cừu non (con Chiên) và nhân cách hoá nó.

– Khi khắc hoạ tính cách của cừu non, tác giả cũng căn cứ vào một trong những đặc tính vốn có của loài cừu: hiền lành, nhát sợ, không biết trốn tránh nội nguy hiểm…

– Biện pháp nhân hóa được sử dụng, con cừu non có suy nghĩ, nói năng như Con người:

• Nơi tôi uống nước quả làHơn hai chục bước cách xa dưới này.• Khi tôi còn chưa ra đời?•Quả thật tôi chẳng có anh em

– Hình tượng con cừu trong thơ của La Phông-ten còn được sáng tạo bằng nghệ thuật nhân cách hoá. Nhà thơ cảm nhận được tình cảm thân thương và tốt bụng, nhất là tình mẫu tử: Thật cảm động thấy con cừu mẹ chạy tới… cho đến khi con đã bú xong.


Câu 4 – Trang 41 SGK

Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông – ten. Chứng mỉnh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

Trả lời

Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La Phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm:

– Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).

– Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác.

Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten theo những gợi ý sau:

+ Con sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non…).

+ Con chó sói được nhân cách hoả như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

– Biện pháp nhân hoá được sử dụng, con chó sói độc ác như một tên bạo chúa khát máu, khi đói muốn bắt con mồi thì đủ lời lẽ ngụy biện vô lí, vu cáo để buộc tội đối phương như con người:

• Mày còn nói xấu ta năm ngoái…• Không phải mày thì anh mày đó!• Quân bay có đứa nào kiềng sói đâu!• Họ mách ta, ta phải báo thù.

– Hình tượng con chó sói trong thơ La Phông-ten còn được sáng tạo bằng những nét mới. Đó là một tên cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh. Chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten (…) chỉ là một gã vô lại luôn luôn đói dài.

– Chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten đáng cười, nếu ta suy ra rằng vì nó ngu ngốc, chẳng kiếm được cái gì để ăn nên mới đói meo (hài kịch của sự ngu ngốc) nhưng chủ yếu là một con vật đáng ghét vì nó gian xảo, độc ác, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác).

Ghi nhớ

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngu ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

Bài soạn “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten” số 6

I. Vài nét về tác giả
– Hi-pô-lít Ten sinh năm 1828, mất năm 1893
– Quê quán: Ông sinh ra tại Vouziers, Pháp
– Cuộc đời và sự nghiệp:
+ Năm ông 13 tuổi, 1841, cha ông mất
+ Ông được biết đến là một sinh viên xuất sắc ở cả hai ngành tự nhiên và xã hội, ông đã lấy được hai bằng khi ông chưa 20
+ Năm 1853, ông hoàn thành bằng tiến sĩ
+ Ông được biết đến là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Pháp
+ Tác phẩm tiêu biểu: Ông là tác giả của công trình nghiên cứu La- phông- ten và thơ ngụ ngộ của ông (1853)

II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Văn bản trích từ chương II, phần thứ hai công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn” của ông, xuất bản lần đầu năm 1853, đã tái bản nhiều lần.
2. Bố cục
– Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten
– Phần 2: (còn lại) : Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten
3. Giá trị nội dung
– Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật
4. Giá trị nghệ thuật
– Cách trình bày và sắp xếp luận điểm chặt chẽ giàu thuyết phục, dẫn chứng khoa học, lối viết hấp dẫn

Câu 1. Để làm nổi bật tính cách của con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, H. Ten đã :

a) Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

b) Lập luận ra sao ?

c) Làm cách nào để bố cục khỏi đơn điệu ?

d) Dẫn đến những kết luận gì ?

Trả lời:

Bài tập nhằm giúp em nắm vững bài nghị luận văn chương của H. Ten. Chỉ cần làm miệng và ghi những ý chính vào sổ tay.

Để làm được bài này, cần đọc kĩ văn bản nghị luận, ôn tập những câu hỏi Đọc – hiểu văn bản trong SGK và lời giảng trên lớp.

Trả lời lần lượt theo từng mục (a), (b), (c), (d) một cách ngắn gọn, có chọn lọc, chứ không nhắc lại nguyên như trong bài.


Câu 2. Chứng minh nghệ thuật nhân cách hoá của La Phông-ten (mà H. Ten chưa đề cập đến ở văn bản nghị luận này) qua đoạn trích thơ ngụ ngôn Chó sói và chiên con, trên cơ sở xem xét :

a) Cách đặt tên các con vật (tên riêng hay tên chung của loài).

b) Những ý nghĩ, lập luận của các con vật (có thật hay không).

c) Cách diễn đạt bằng ngôn từ của các con vật (có thật hay không).

d) Hành động của các con vật (có thật hay không).

e) Tính chất ngụ ý (nói chuyện con vật hay con người).

Trả lời:

Bài tập này mở rộng ra ngoài khuôn khổ văn bản nghị luận văn chương của H. Ten nhằm giúp em hiểu thêm nghệ thuật nhân cách hoá của La Phông-ten khi xây dựng nhân vật là các con vật. H. Ten đề cập đến vấn đề này ở một chỗ khác.

Cần suy nghĩ, làm miệng, lần lượt theo các mục (a), (b), (c), (d), (e) và ghi chép những ý chính vào sổ tay.

Để làm được bài này, cần đọc kĩ đoạn trích Chó sói và chiên con trong văn bản nghị luận. Có thể tìm đọc toàn văn bài thơ ngụ ngôn ấy của La Phông-ten trong SGK.

Câu 3. Học thuộc lòng bài thơ ngụ ngôn Chó sói và chiên con của La Phông-ten ở phần Đọc thêm, trang 41 – 42, SGK.

Trả lời:

Để làm tốt bài tập này :

– Cần rà soát những câu thơ nào là lời người kể chuyện, là lời chó sói, là lời chiên con.

– Đọc diễn cảm nhiều lần với ba giọng phân biệt.

– Sau đó mới học và đọc thuộc lòng có diễn cảm.

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về tác phẩm trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên phongnguyet.info.

Viết một bình luận