Câu thơ tài hoa được nhiều người tìm đọc nhất hôm nay 12/07/2025

Tôi giấu em một cao nguyên cực nhọc
Một miền chiều tưởng nắng vỗ không tan
Chẳng là cánh chim bay cho thỏa sức
Chẳng là gió trời bạt mạng phóng lao
Chẳng là em biết tìm sau mỗi bước
Một điều gì trong đất đá nhói đau

Đi bộ trên cao nguyên - Lê Thanh Xuân

Top 20 bài thơ có tổng lượt xem nhiều nhất hôm nay 12/07/2025

Bài thơ Một Mình được yêu thích nhất của nhà thơ Bùi Giáng

Một mình lặng lẽ buớc đi
Âm thầm ước nguyện lâm li lạ lùng
Chút riêng thử chọn đá vàng
Biết đâu vàng đá điêu tàn vàng thau
Mà toan gửi gắm vào đâu
Can tràng rách rưới hồng đào rách bươm
Cậy em máu mủ ngọn nguồn
Thay lời non nước u buồn giấn thân

Nếu lấy năm 1975 làm ranh giới thì Bùi Giáng là một trong những nhà thơ đã sống và sáng tác ở cả 2 giai đoạn lịch sử đất nước: trước 1975, ở miền Nam – thời kỳ văn hoá nô dịch của đế quốc Mỹ và Nguỵ quyền Sài Gòn và sau 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất. Do vậy, dựa trên những quan điểm, tư tưởng khác nhau mà thơ Bùi Giáng được nói đến ở 2 thời kỳ cũng có những điểm khác nhau.

1.Giai đoạn trước 1975

Sự xuất hiện của một loạt các tập thơ như “Mưa nguồn” (1962), “Màu hoa trên ngàn”(1963), “Ngàn thu rớt hột”(1963)… gắn cùng cái tên Bùi Giáng đã thu hút sự chú ý của độc giả và ngay sau đó bắt đầu có những bài viết về thơ và cả con người nhà thơ. Nam Chữ trong “Bùi Giáng, về cố quận” khen ngôn ngữ thơ Bùi Giáng là thứ “ngôn từ tài tử” đã góp phần “đánh dấu một bước chuyển mình của thi ca hôm nay”, bởi “những dung từ khó khăn nhất, những âm vận ngắn củn nhất…trở nên linh hoạt dị thường, đều trở nên nhẹ nhàng và âm điệu réo rắt”. Trần Tuấn Kiệt trong “Chung quanh vấn đề Bùi Giáng” khẳng
định rằng: “Chúng ta muốn nói về thơ của Bùi Giáng chúng ta phải viết lại cả khu rừng văn học từ cổ chí kim” . Hay như Trần Hữu Cư với “Bùi Giáng, trên đường về cố hương” đã lưu ý đến yếu tố hồn quê trong thơ Bùi Giáng, tác giả này cho rằng: “Tất cả những gì ông đang làm… là làm một cuộc lên đường tìm lại một “màu hoa trên ngàn”, “một tinh thể quê hương”cho thời hiện đại…hoài vọng một “cõi” nào đó của xưa kia” …

Các đề tài về tình yêu và người đẹp đã trở thành một nội dung nổi bật trong thơ Bùi Giáng giai đoạn này, theo đó, các nhà ngiên cứu cũng đã dành cho nó sự lưu tâm đặc biệt. Cao Huy Khanh là một trong nhiều người quan tâm đến mảng đề tài này, ông cho rằng: “Mê gái là một vấn đề siêu hình ác liệt (gái chiêm bao ” trong thơ Bùi Giáng. Ngoài ra tác giả này cũng bước đầu nhận ra triết lý về cuộc sống của Bùi Giáng: “Văn chương Bùi Giáng là một nỗ lực giải quyết và thực hiện tư tưởng triết lí sinh tồn một cách sống động và thơ mộng (phố thị)”. Bên cạnh đó, việc xác định tư tưởng trong thơ Bùi Giáng cũng là một trong những vấn đề thu hút sự khám phá của nhiều người, với nhiều ý kiến khác nhau. Nam Chữ cho rằng thơ Bùi Giáng không “chịu ảnh hưởng của nền triết học u mặc phương Tây hay một thứ căn để mọi chủ thuyết siêu hình, càng không phải là một loại triết học hư vô nào đó, không có những yếu tố thần bí hoá hay phục dịch cho một thứ đường hướng rõ rệt, đứng ngoài hết mọi phái siêu hình, tượng trưng, phiếm thần hay thần bí” .Trên phương diện hình thức nghệ thuật, nhiều tác giả thể hiện rõ sự tâm đắc đối với cách sử dụng ngôn ngữ bình dân và thể loại lục bát của Bùi Giáng. Cao Huy Khanh nhận định rằng “Nhà thơ Bùi Giáng cốt yếu là một hiện tượng ngôn ngữ độc đáo, ngôn ngữ thành tựu từ mối đam mê nguồn thơ lục bát (đặc biệt là Truyện Kiều) phối hợp với âm điệu ca dao thuần túy dân tộc Nguyễn Đình Tuyển trong “Những nhà thơ hôm nay” khen “lời thơ thâm trầm, trang nhã mà không xa lời ca nơi đồng ruộng, thôn trang: bình dị mà tân kỳ

Tóm lại, thời kỳ này đã có nhiều bài phê bình về thơ Bùi Giáng, trong đó không ít tác giả đã thể hiện sự tìm tòi, phát hiện khá chính xác các giá trị thơ của Trung niên thi sĩ trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều bài viết cũng thể hiện thái độ khen, chê nhưng còn khá chung chung. Những lời khen thường ít đi kèm với các dẫn chứng cụ thể, mang đậm tính chủ quan của người nhận xét nên tính thuyết phục chưa cao. Không phủ nhận thơ Bùi Giáng hay nhưng vẫn còn không ít hạn chế mà các tác giả hoặc chưa nhận ra hoặc không muốn thừa nhận. Điều này, một phần xuất phát từ cách nhìn nhận của người đánh giá, mặt khác do độ lùi thời gian chưa đủ giúp các tác giả có
cách nhìn nhận sâu sắc, thấu đáo về thơ Bùi Giáng.

2.Giai đoạn sau 1975

Đất nước thống nhất và văn chương cũng được “thu về một mối”, được tạo cơ hội để phát triển sâu rộng hơn. Các giá trị văn chương trong quá khứ lẫn hiện tại bắt đầu được chú ý tìm hiểu, nghiên cứu kĩ càng hơn. Bộ phận văn học đô thị miền Nam 1945 – 1975 theo đó cũng thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Với việc cho xuất bản lại một số tác phẩm thơ, khảo luận, dịch thuật (năm 1993) Bùi Giáng là một trong những nhà thơ bắt đầu được nhìn nhận một cách tổng thể cả về thơ ca và con người. Nhiều nhà phê bình, nghiên cứu đã “gặp nhau” khi khẳng định Bùi Giáng là một “hiện tượng thơ” của văn học đô thị miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. NXB Trẻ (tháng 11/1997) giới thiệu tập “Đêm ngắm trăng” của thi sĩ này như sau: “những cái “không ổn” kết hợp hài hoà với những cái gọi là “ổn” trong tác phẩm Bùi Giáng để làm thành một hiện tượng lạ lùng, đặc dị: chính là hiện tượng Bùi Giáng đã được nói đến rất nhiều trong sinh hoạt văn nghệ ở miền Nam với nhiều mỹ cảm. Có thể nói Bùi Giáng là một hiện tượng “siêu quậy” trong sáng tác ”. Các tác giả đã dành nhiều công sức để khai thác các giá trị nghệ thuật thơ Bùi Giáng, làm nổi bật các hình ảnh ruộng đồng, thiên nhiên và người nữ. Huỳnh văn Hoa trong “Đi tìm xuân qua “Mưa nguồn” của Bùi Giáng” đã nhận định rằng: “Ông thổi vào “Mưa nguồn” một hơi thở rất nhiều hương đồng gió nội. Phải chăng ông mượn điển tích Tô Vũ… từng chăn dê gửi tình yêu đến với bát ngát thiên nhiên…Xuân như suối nguồn chảy ra từ một cõi uyên nguyên nào, không cụ thể. Đó là thứ xuân đầu chứa đầy chiêm bao, huyền thoại, hư ảo quyện với cuộc đời thực nhiều mơ mộng. Sau “Mưa nguồn” cánh cửa thơ ông uyên áo quá, khó đi vào .Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những nhận xét mang tính suy diễn, khó chấp nhận về hình ảnh thiên nhiên trong thơ Bùi Giáng. Chẳng hạn: “Bùi Giáng xót xa, đau đớn có thể chết đi được (chứ điên nhằm nhò gì) khi thấy người ta thản nhiên phung phí lòng bao dung của bà mẹ thiên nhiên… Bùi Giáng mong muốn người ta khẩn trương ý thức bảo tồn cái mầm sống vốn rất mong manh…

Qua bài thơ Một Mình chúng ta cảm nhận được ngòi bút đặc sắc và đầy phong phú của nhà thơ Bùi Giáng. Ông có một phong cách thơ độc đáo khiến bạn đọc thích thú và muốn khám phá chúng. Hãy tìm hiểu về nhà thơ này các bạn nhé, sẽ có rất nhiều điều bí mật chưa được giải đáp đấy! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nắng Đào

Nắng Đào (Huy Cận)

Nắng đào mặt chị khéo tươi
Thong dong em lá đưa cười khắp thôn
Mậm hồng thắp với chồi son
Tưởng đâu sắc thắm dậy hồn thu xưa
Ngợ ngàng là bước người thơ
Xóm quen đã lạc đường mơ lối nào

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Nắng Đào” của tác giả Cù Huy Cận. Thuộc tập Vũ Trụ Ca, danh mục Thơ Huy Cận trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

VẾT THƯƠNG KHÔNG LÀNH

Xa em có vui không?
Chắc trong lòng thoải mái
Chẳng có gì trở ngại
Đâu phải thuộc về nhau

Chắc gì đã nhói đau
Bỏ đằng sau tất cả
Anh bước đi vội vã
Dường như đã thành quen

Phố thị đã lên đèn
Tâm tư len lỏi nhớ
Chỉ là em không nỡ
Vứt bỏ những niềm yêu

Trao hạnh phúc thật nhiều
Cùng bao nhiêu cay đắng
Cảm giác giờ trống vắng
Khoảng lặng chẳng còn anh

Có lẽ sự chân thành
Em đổi thành nước mắt
Có lẽ điều góp nhặt
Em đổi cắt vào tim

Bây giờ mãi lặng im
Khi buộc ghìm kỉ niệm
Có gì em giấu giếm
Trải nghiệm vết thương đời

Không khóc lệ vẫn rơi
Nghẹn lời trong cổ họng
Em rơi vào lạc lõng
Mà ngỡ một giấc mơ

Mọi thứ quá bất ngờ
Hững hờ rồi phai nhạt
Tâm hồn thêm xơ xác
Thể xác mệt nhoài hơn

Không còn buổi giận hờn
Không còn yêu nhau nữa
Không còn ôm lời hứa
Của một thuở mặn nồng

Cố gắng cũng bằng không
Đành lòng buông tay hết
Cho cuộc tình đã chết
Một cái kết không vui .

Tác giả: Thu Thảo

 

 

Đậm Nhạt

Đậm Nhạt (Vũ Hoàng Chương)

Da thịt đìu hiu rợp bóng mây.
Sương lam mờ cỏ gió vàng cây
Song sa nắng xế dần ân ái,
Lạnh cả mùa xưa nguyệt mái Tây.

Nẻo ngắt chiêm bao: nhịp rụng đều:
Tâm tư ngờ chạm bước hài thêu,
Tiền thân nửa gối, vường mưa lá,
Vết cũ phong sầu đậm nhạt rêu.

Tình chủng bơ vơ, độc viễn hành.
Nàng Thôi thôi đã…! Hết Oanh Oanh!
Gót sen chùa cổ đêm trăng ấy
Vọng thấu luân hồi nhạc mỏng manh.

Mùa nhớ thương sang, mộng nõn nà,
Tình anh nghìn kiếp thoáng dư ba,
Hồn ai xác mới nghe thoi thóp
Vang bóng hài xiêm chuyển thớ da.

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Đậm Nhạt” của tác giả Vũ Hoàng Chương. Thuộc tập Mây (1943), danh mục Thơ Vũ Hoàng Chương trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Top 11 Bài thơ về tình yêu hay nhất của Xuân Diệu

Xuân Diệu được Hoài Thanh ưu ái gọi là ” Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Kết luận này được đúc kết qua những ý thơ dạt dào xúc cảm của Xuân Diệu về cuộc đời, đặc biệt là về tình yêu. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là khu vườn đủ mọi hương sắc, là khúc ca đủ mọi thanh âm, khiến vấn vương tâm hồn bạn đọc bao thế hệ. Lần này, phongnguyet.info xin mến thương gửi đến bạn những bài thơ hay nhất về tình yêu mà ” ông hoàng thơ tình” đã sáng tác.

Xa cách

Lời bài thơ:


Có một bận em ngồi xa anh quá

Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn

Em xích gần thêm một chút: anh hờn.

Em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa.

Anh sắp giận. Em mỉm cười, vội vã

Đến kề anh, và mơn trớn: “em đây!”

Anh vui liền, nhưng bỗng lại buồn ngay.

Vì anh nghĩ: thế vẫn còn xa lắm.

Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm!

Ôi trời xa, vừng trán của người yêu!

Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều

Mà ta riết giữa đôi tay thất vọng.

Dầu tin tưởng: chung một đời, một mộng.

Em là em, anh vẫn cứ là anh.

Có thể nào qua Vạn Lí Trường Thành

Của hai vũ trụ chứa đầy bí mật.

Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất

Quá khứ anh, anh không nhắc cùng em.

Linh hồn ta u ẩn tựa ban đêm,

Ta chưa thấu, nữa là ai thấu rõ.

Kiếm mãi, nghi hoài, hay ghen bóng gió

Anh muốn vào dò xét giấc em mơ.

Nhưng anh giấu em những mộng không ngờ

Cũng như em giấu những điều quá thực…

Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!

Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!

Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!

Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!

Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt

Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng;

Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng:

“Gần thêm nữa! Thế vẫn còn xa lắm!”.

Một nét đẹp trong thơ tình Xuân Diệu là sự trăn trở về sự gắn kết lâu dài của đôi trai gái, ông luôn sợ phải xa cách với người mình yêu.Trong quan niệm của mình, Xuân Diệu khát khao sự hòa quyện tuyệt đối. Ông không có niềm tin vào sự hữu hạn của một mối tình, dù cho đã gần ngay bên cạnh ông vẫn e ngại một ngày xa cách nhau.

Thông tin tác phẩm:

Tương tư chiều

Lời bài thơ:


Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm;

Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em

Không gì buồn bằng những buổi chiều êm.

Mà ánh sáng đều hoà cùng bóng tối.

Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối;

Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành;

Mây theo chim về dãy núi xa xanh

Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ

Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ

Thôi hết rồi! Còn chi nữa đâu em!

Thôi hết rồi, gió gác với trăng thềm.

Với sương lá rụng trên đầu gần gũi,

Thôi đã hết hờn ghen và giận tủi.

(Được giận hờn nhau! Sung sướng bao nhiêu!)

Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều

Vào chậm chậm ở trong hồn hiu quạnh

Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi

Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,

Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.

Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm!

Gió bao lần từng trận gió thương đi,

– Mà kỷ niệm, ôi, còn gọi ta chi…

Nỗi nhớ là một gia vị đặc trưng của tình yêu. Người ta viết nhiều về tình yêu và cũng từ đó mà nỗi nhớ hiển hiện đủ mọi cung bậc qua từng trang thi ca. Tiếp nhận phong trào Thơ mới, Xuân Diệu đã mạnh dạn thể hiện nỗi tương tư mãnh liệt của mình trong tác phẩm này.Từng câu thơ như tiếng lòng réo gọi, thiết tha mong chờ được gặp người thương. Với cách bộc lộ trực tiếp này đã đem phong cách thơ của ông trở nên khác biệt với những người cùng thời. Viết cùng đề tài này đã từng có một Nguyễn Bính mộc mạc, ngại ngùng nép sau bóng dáng thôn Đoài gửi nỗi niềm thương nhớ, từ cách so sánh này sự mạnh dạn của ”ông hoàng thơ tình” càng để lại ấn tượng mạnh trong lòng bạn đọc.

Thông tin tác phẩm:

Tình thứ nhất

Lời bài thơ:

Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất

Đem cho em kèm với một lá thư

Em không lấy là tình anh đã mất

Tình đã cho không lấy lại bao giờ

Thư thì mỏng như suốt đời mộng ảo

Tình thì buồn như tất cả chia ly

Xếp khuôn giấy để hoài trong túi áo

Mãi trăm lần mới gấp lại đưa đi

Em xé như lòng non cùng giấy mới

Mây dần trôi hôm ấy phủ sơn khê

Thôi thôi nhé, hoa đã sầu dưới đất

Cười trên cành sao được nữa em ơi!

Anh chỉ có một tình yêu thứ nhất

Đem cho em là đã mất đi rồi!

Là một trong những tác phẩm viết hay và đặc sắc về tình yêu lứa đôi. ” Một tình yêu” là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong lòng người yêu thơ Xuân Diệu. Vì sao vậy? Có chăng tình yêu hết lòng hết dạ là mẫu số chung cho những ai đang yêu cuồng say, có chăng lời thơ như nói hộ lòng người!

Thông tin tác phẩm:

Yêu

Lời bài thơ:

Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu

Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt

Tưởng trăng tàn, hoa tạ với hồn tiêu,

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu!

– Yêu là chết ở trong lòng một ít

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt

Những người si theo dõi dấu chân yêu

Và cảnh đời là sa mạc cô liêu

Và tình ái là sợi dây vấn vít

Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Khi đọc bài thơ của ông chúng ta thấy nhà thơ thật tinh tế khi phát hiện quy luật chi phối thế giới tinh thần vô cùng phong phú, phức tạp của con người: Yêu là hạnh phúc vô biên và yêu cũng là đau khổ tột cùng.

Thông tin tác phẩm:

Phải nói

Lời bài thơ:

Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ?

Anh tham lam, anh đòi hỏi quá nhiều,..

Anh biết rồi , em đã nói em yêu;..

Sao vẫn muốn nhắc một lời đã cũ?

-Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ

,Nếu em yêu mà chỉ để trong lòng;

Không tỏ hay, yêu mến cũng là không .

Và sắc đẹp chỉ làm bằng cẩm thạch

Anh thèm muốn vô biên và tuyệt đích

Em biết không? Anh tìm kiếm em hoài

Sự thật ngày nay, không thạt đến ngày mai .

Thì ân ái có bao giờ lại cũ?

Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ

Phải nói yêu, trăm bận đến nghìn lần

Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân

Đem chim bướm thả trong vườn tình ái

Em phải nói, phải nói và phải nói

Bằng lời riêng nơi cuối mắt, đầu mày

Bằng nét vui, bằng vẻ thẹn, chiều say

Bằng đầu ngả, bằng miệng cười, tay riết

Bằng im lặng, bằng chi anh có biết

Cốt nhất là em chớ lạnh như đông.

Chớ thản nhiên bên một kẻ cháy lòng

Chớ yên ổn như mặt hồ nước ngủ

Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ.

Xưa nay tình yêu nam nữ vốn luôn hiện hữu với rất nhiều cung bậc: Lãng mạn, mơ mộng, thiêng liêng, cao thượng, phàm tục, nhục thể, bi đát, đắm đuối, si mê, lỗi lầm… như một nhận thức tất yếu về đời sống, thơ Xuân Diệu cũng cắt nghĩa về tình yêu trên nhiều phương diện. Đối với thi sĩ yêu là nguồn sống. Thi sĩ nâng niu những cảm xúc tình yêu vừa hé nở như nâng niu những gì quý giá nhất nhưng mong manh, dễ vỡ, dễ tan. Thái độ sống tích cực ấy của Xuân Diệu cho thấy ông không chỉ rất có ý thức gìn giữ tình yêu mà còn tôn thờ tình yêu như một chân giá trị, một khát vọng mà cuộc đời hướng tới. Ông trân quý tình yêu như trân quý cuộc sống của chính mình, và tình yêu đẹp bao giờ cũng là mục đích để con người dấn thân và hy sinh mà không hề nuối tiếc.

Thông tin tác phẩm:

Đứa con của tình yêu

Lời bài thơ:

Anh ước đôi ta có con

Con giống em đẹp nhìn không chán

Giống đôi mắt, giống hình gương trán

Con mang tình xán lạn đôi ta

Con giống em, con cũng giống cha

Giống cái mũi thật thà thẳng sống

Nhìn gần giống trông xa cũng giống

Cũng mái đầu dợn sóng Quy Nhơn

Nhưng con ta nó giống em hơn

Giống đi đứng, nghĩ suy, ăn nói

Duy chẳng giốngcái nư khi dỗi

Lúc em hờn, trời cũng phải thua

Muốn hoà kẽ tóc với chân tơ

Muốn thịt xương ta nở vạn mùa

Em hỡi! Đứa con tình ái ấy

“Tình yêu chưa đã, mến chưa bưa”

Thi phẩm này được sáng tác vào năm 1966, là kết tinh của một trái tim cháy lên ngọn lửa tình yêu. Xuân Diệu thèm yêu khát sống và cũng từ khát vọng nồng nhiệt ấy ông còn muốn có một chứng nhân tình ái. Quả thật, đọc thơ ông ta có thể cảm nhận được tất thảy những dư vị của tình yêu.

Thông tin tác phẩm:

Đứng chờ em

Lời bài thơ:

Trong buổi chiều hôm bóng nhá nhem

Anh ra trước cổng đứng chờ em

Nhận từng vóc dáng từ xa tới

Lọc lấy một hình anh thuộc quen

Anh thấy ai ai cũng vội vàng

Như chim hôm thoi thót về rừng

Người đi xe đạp đăm chiêu lắm

Nghĩ bếp nhà đang lửa bập bùng.

Anh cũng chăm xong cái bếp nhà

Tâm thành cơm nước dọn bưng ra

Một tuần mong đến hôm nay tiếp

Vào bát cho em vị đậm đà

Nhưng bóng hoàng hôn đặc lại rồi

Hình em anh thuộc thế mà – ôi!

Mấy phen suýt nữa reo

“Em đến”Lại ủi an lòng:

“Hãy đợi thôi!”

Anh đứng như trồng, chẳng chịu đi

Nhớ nhung vun được đức kiên trì

Anh nhìn nét mặt người qua vội

Thông cảm muôn đời những biệt li

Nếu thức ăn kia gắp một mình

Tủi lòng, anh vẫn vững lòng tin.

Thương em vất vả, anh quên hết

Nỗi khổ mong chờ cháy dạ.

Một cảnh tượng nên thơ được ghi dấu trên khung cảnh ý vị. Những lần chờ người thương như đẹp đẽ và tự nhiên hơn qua từng dòng suy tư của nhà thơ. Có lẽ, nhà thơ Xuân Diệu của chúng ta đã góp phần hiện hữu hóa những khoảnh khắc duyên dáng của tình yêu qua từng câu, từng từ. Có bao giờ bạn đứng chờ người ta chưa? Có phải bạn cũng có những nỗi niềm như chàng trai ấy không?

Thông tin tác phẩm:

Vội Vàng

Lời bài thơ:


Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng.
Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi!
Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi!
Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, nhưng đằng sau đó là cả một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống.
Bài thơ là một quan niệm sống mới mẻ và táo bạo mà trước đó chưa từng có. Lối sống ở đây biết hưởng thụ một cách chính đáng, biết khẩn trương sống cho ra sống. Tuy nhiên ở Vội vàng, tác giả chỉ đề cập đến lối sống thiên về hưởng thụ chạy theo thời gian. Ông kêu gọi mọi người hãy biết yêu và tận hưởng những thứ cuộc sống ban tặng, hãy tranh thủ thời gian, tuổi trẻ để sống đủ đầy nhất. Ông đã quên đi nghĩa vụ kêu mọi người phải cống hiến cho cuộc đời. Và trong cuộc đời nhà ông, ông vội vàng cống hiến chứ không phải vội vàng hưởng thụ.

Thông tin tác phẩm:

Xuân không mùa

Lời bài thơ:

Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,

Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêuThế là xuân.

Tôi không hỏi chi nhiều.

Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.

Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng;

Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ,

Chim trên cành há mỏ hót ra thơ;

Xuân là lúc gió về không định trước.

Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược,

Mây bay đi để hở một khung trời

Thế là xuân.

Ngày chỉ ấm hơi hơi,

Như được nắm một bàn tay son trẻ…

Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé;

Giữa mùa hè khi trời biếc sau mưa;

Giữa mùa thu khi gió sáng bay vừa

Lùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng.

Nếu lá úa trên cành bàng không rụng,

Mà hoa thưa ửng máu quá ngày thường;

Nếu vườn nào cây nhãn bỗng ra hương,

Là xuân đó.

Tôi đợi chờ chi nữa?

Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa,

Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta

Khi những em gặp gỡ giữa đường qua

Ngừng mắt lại, để trao cười, bỡ ngỡ.

Ấy là máu báo tin lòng sắp nở

Thêm một phen, tuy đã mấy lần tàn.

Ấy là hồn giăng rộng khắp không gian

Để đánh lưới những duyên hờ mới mẻ?

Ấy những cánh chuyển trong lòng nhẹ nhẹ

Nghe xôn xao rờn rợn đến hay hay…

Ấy là thư hồi hộp đón trong tay;

Ấy dư âm giọng nói đã lâu ngày

Một sớm tim bỗng dịu dàng đồng vọng…

Miễn trời sáng, mà lòng ta dợn sóng,

Thế là xuân.

Hà tất đủ chim, hoa?

Kể chi mùa, thời tiết, với niên hoa,

Tình không tuổi, và xuân không ngày tháng.

Hơi thở và cảm xúc của tác giả được thể hiện rất thật, rất rõ nét, đó là tiếng lòng của rất nhiều độc giả ở thời đại nào đi nữa mặc dù thời gian và không gian cách nhau ngót ngét hơn 80 năm. Dù có cách gần 1 thế kỷ nhưng tình cảm và tinh thần dành cho mùa Xuân thời nào cũng thế …, vội vã ,mãnh liệt và …bất lực trước thời gian.

Thông tin tác phẩm:

Biển

Lời bài thơ:

Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng

Bờ cát dài phẳng lặng

Soi ánh nắng pha lê…

Bờ đẹp đẽ cát vàng-

Thoai thoải hàng thông đứng

Như lặng lẽ mơ màng

Suốt ngàn năm bên sóng…

Anh xin làm sóng biếc

Hôn mãi cát vàng em

Hôn thật khẽ, thật êm

Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại

Cho đến mãi muôn đời

Đến tan cả đất trời

Anh mới thôi dào dạt…

Cũng có khi ào ạt

Như nghiến nát bờ em

Là lúc triều yêu mến

Ngập bến của ngày đêm

Anh không xứng là biển xanh

Nhưng cũng xin làm bể biếc

Để hát mãi bên gành

Một tình chung không hết

Để những khi bọt tung trắng xoá

Và gió về bay toả nơi nơi

Như hôn mãi ngàn năm không thoả,

Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!

Biển của Xuân Diệu là một trong những bài thơ hay nhất của ông hoàng thơ tình. Với những vần thơ giản dị này mà ta có thể cảm nhận được sâu sắc một tình yêu được lồng vào khung trời biển khơi. Chính sự mênh mông vô hạn ấy đã mang khung trời biển hòa vào cái tha thiết của tình yêu. Ở đây ta cảm nhận được những điều cao lớn hơn và cũng rất đậm chất hóm hỉnh của Xuân Diệu. Biển xanh hay bể biếc chỉ là những cách nói khác nhau về một đối tượng mà thôi. Đó là sự vòng vo để làm duyên và cũng là một cách để lấy lòng người mình yêu đó mà. Có làm biển biếc thì khi đó người mình yêu mới có thể là bờ để thầm vỗ. Hay đơn giản là một cách nói tình yêu của anh dành cho em mênh mông như biển và cũng chính là sự vĩnh hằng. Và tình yêu ấy luôn bồi hồi tha thiết như sóng trùng đại dương.

Thông tin tác phẩm:

Trăng

Trong vườn đêm ấy nhiều trăng quá,

Ánh sáng tuôn đầy các lối đi.

Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ…

Im lìm, không dám nói năng chi.

Bâng khuâng chân tiếc giậm lên vàng,

Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang,

Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá,

Và làm sai lỡ nhịp trăng đang.

Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh,

Cho gió du dương điệu múa cành;

Cho gió đượm buồn, thôi náo động

Linh hồn yểu điệu của đêm thanh.

Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ,

Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ.

Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!

Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ.

Xuân diệu là một nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ tình lai lãng bay bổng, thơ của ông rất cuốn hút người nghe. Những bài thơ tình nghe thôi cũng đã thấy vấn vương lưu luyến rồi. Trăng cũng là nguồn cảm hững bất tận để ông gửi tâm tư lòng mình, những bài thơ về trăng đều là thơ tình yêu có lãng mạn, có đau khổ, có nhơ nhung, có luyến tiếc…

Thông tin tác phẩm:

Nhà thơ Xuân Diệu đã góp vào nền văn học Việt Nam những bài thơ đặc sắc và dạt dào cảm xúc. Bạn đã biết đên báo nhiêu bài thơ trong số trên? Mong rằng,phongnguyet.info lần này đã mang đến cho bạn một lượng kiến thức bổ ích. Còn chờ gì nữa mà không pha một tách trà và ngồi ngẫm nghĩ những ý thơ thiết tha ấy!

Sáng Hè

Sáng Hè (Anh Thơ)

Gió man mát bờ tre rung tiếng sẻ,
Trời hồng hồng đáy nước lắng son mây.
Làn khói xám từ nóc nhà lặng lẽ
Vươn mình lên như tỉnh giấc mơ say.

Người dậy cả, bà già lần thổi bếp
Thằng cu con rụi mắt quét quàng sân.
Cùng trong lúc gà lồng kêu chiếp chiếp,
Và lợn chuồng ủn ỉn giục cho ăn.

Bên ao nước bèo chen rau muống nổi,
Mẹ rồi con xắn váy cúi khom, và
Người vớt bèo, người khều rau hái vội,
Vì trên đường lên chợ đã người qua.

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Sáng Hè” của tác giả Vương Kiều Ân. Thuộc tập Bức Tranh Quê (1941), danh mục Thơ Anh Thơ trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Ánh mắt tựu trường

Tác giả: Đoàn Vị Thượng

Sáng nay áo trắng tựu trường
Gót chân cuống quýt cả hương cúc vàng
Vòng tay ôm cặp hiền ngoan
Em ôm tuổi mộng bước ngang dòng đời

Sân trường rực nắng vàng phơi
Hân hoan thức dậy bao lời cỏ hoa
Mắt cô mắt bạn hiền hoà
Mắt người ấy… vẻ như là… nghiêm trang

Nghe hồi trống mới điểm vang
Những bông phượng sót bàng hoàng rụng rơi
Tiếng cười trong trẻo tinh khôi
Râm ran sáng dậy một trời thu xanh

Ô kìa người ấy loanh quanh
Một mình đứng lại dãy hành lang xưa
Nghe lòng có chút đong đưa
Khi đôi ánh mắt lại vừa chạm nhau

SẦU (TNT_Ndt_BVDA_TVN)

Đời gieo uẩn khúc nghĩ thêm sầu
Đời dệt ưu phiền chẳng biết đâu
Đời vẫn âm thầm mong hiểu thấu
Đời luôn khắc khoải đợi cung cầu
Đời cho nghĩa ái thuyền neo đậu
Đời thả duyên hờ mộng chốn sâu
Đời mở men tình như tán gẫu
Đời gieo uẩn khúc nghĩ thêm sầu.

bài này dùng bốn bộ luật :
Thủ nhất thanh
Ngũ độ thanh
Bát vận đồng âm
Thủ vĩ ngâm

Tác giả: Thu Thảo

 

 

Sắt

Sắt (Xuân Diệu)

Ngày muốn hết buồn như đời muốn hết;
Chiều bị thương ráng sức kéo mình đi.
Lũ mây già, nghìn vạn khối lâm ly,
Đứng giữ lưới bủa vây trời nhỏ hẹp.

Vài chiếc quạ, mình than, cong mỏ thép,
Quạ vừa kêu, đến tự xự đêm nào;
Những cây bàng là những bộ xương cao,
Nét ngớ ngẩn đã rèn bằng sắt cũ.

Tét cắn lá – lá nằm trên đất ủ,
Màu lặng yên không còn mộng xa bay;
Đất đen kêu như sắt dưới chân giày,
Tiếng rắn rỏi có pha màu mực đậm.

Chân đi nặng như mang xiềng; giam cấm
Trong cũi to, hồn không thể vượt lên;
Muốn rụng rơi, trái tim nặng ưu phiền,
– Trái tim giữa một cái kềm bằng sắt.

Bài thơ tình các bạn vừa xem là bài “Sắt” của tác giả Ngô Xuân Diệu. Thuộc tập Thơ Thơ (1938), danh mục Thơ Xuân Diệu trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Mùa Vu Lan

“Tháng Bảy mùa Thu lá rụng vàng/ Ấy mùa nhân loại đón Vu Lan.” Những ngày tháng Bảy Âm lịch, trên khắp nước Việt, các gia đình tin theo Phật giáo đều thành kính bước vào mùa Vu Lan, mùa báo hiếu. Vu Lan đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt.

Mùa vu lan sắp đến rồi

Lòng con lại thấy bồi hồi nhớ thương

Ba – mẹ dãi nắng dầm sương

Cho con vững chãi nẻo đường hôm nay

Thu về xao xác heo may

Lá vàng oằn lại – Chiều lay lắt chiều!

Cả đời chiu chắt thương yêu

Cả đời thầm lặng bao điều vì con

Chăm lo giấc ngủ cho tròn

Đến khi khôn lớn dìu con vào đời

Mỗi mùa Thu – lại chơi vơi

Lá vàng tàn úa để chồi non lên

Ba mẹ ngày một già thêm

Góp gom những thứ ngọt mềm trao đi

Trầm lòng nghĩ cõi vô vi

Mai về cát bụi còn gì hay không?

Chạm vào thôi – lại rưng rưng

Còn ba còn mẹ con còn yêu thương

Chúng con đây đó tha hương

Ấm lòng nghĩ đến tình thương dịu hiền

Xin đời hai chữ Bình YênỞ bên

Ba Mẹ giữa miền nhân gian

Dù nhiều vất vả gian nan

Nghĩ về Ba Mẹ ngập tràn tin yêu.

NƠI CON TÌM VỀ

Nếu một ngày trên bước đường con đi

Gặp sóng cả, hay bão bùng giông tố

Con hãy nhớ về ngôi nhà bé nhỏ

Có mẹ chờ ,con sẽ thấy bình yên.

Trái tim con nếu đau nhói, muộn phiền

Đừng khóc nhé! Có một miền hạnh phúc

Là gia đình- nơi thẳm sâu trong ngực

Gió mưa nào, cha vẫn dõi theo con…

Xã hội lọc lừa và lắm bon chen

Về với quê, là nơi bình yên nhất

Dòng sông tuổi thơ, con đò thường nhật

Trong nhọc nhằn, chở mãi những yêu thương…

Gia đình mình là điệu ví quê hương

Đi muôn phương vẫn ngọt ngào khúc hát

Như hương lúa, nặng ân tình dào dạt

Đợi con về, nơi ấy ….ánh trăng buông…

VỀ QUÊ

Kiếp phù du theo dòng đời phiêu bạt

Chốn phồn hoa nơi cát bụi nhân gian

Sông rộng núi cao, vực thẳm đại ngàn

Ngày đầu hạ ta trở về quê mẹ.

Ngói thâm nâu tíu tít bầy chim sẻ

Bức tường vôi lay lắt bóng hình cha

Cơn gió tây tiêu điều dáng của bà

Mơ tiếng mẹ bên thềm rêu đá cũ.

Tiếng à ơi ru hời trẻ gắt ngủ

Kí ức ùa về ngỡ một giấc mơ

Cánh cò trắng rập rờn câu ca xưa

Góc sân đình lựu lập lòe thắp lửa.

Chiều buông nắng cài then trên khung cửa

Phiên chợ nghèo hiu hắt, mái liêu xiêu

Đám trẻ trâu say sưa tiếng sáo diều

Vết thời gian bạc màu quai nón chị.

Lũy tre già bao năm vẫn thủ thỉ

Lời bà xưa dạy lẽ phải điều hay

Cây có cội, người cõi nhân gian này

Không lớn nổi nếu quê nhà không nhớ.