Bài thơ “Chiều xuân” của tác giả Anh Thơ trích trong tập “Bức tranh quê” in năm 1941 là bức họa xinh đẹp về cảnh mùa xuân xứ Bắc đồng thời là tình yêu quê hương đất nước nồng nàn. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất đã được phongnguyet.info tổng hợp trong bài viết sau.
Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ số 1
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh ra tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
– Anh Thơ có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bà là nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại.
– Tác phẩm chính: Bức tranh quê ( thơ – 1941), Kể chuyện Vũ Lăng ( truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986), Tuyển tập Anh Thơ (1986).
2. Tác phẩm
Bài Chiều xuân được rút ra từ Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.
Bố cục: 3 phần:
– Phần 1 (khổ 1): Chiều xuân trên bến vắng
– Phần 2 (khổ 2): Chiều xuân trên đường đê
– Phần 3 (khổ 3): Chiều xuân trong đồng lúa
II. Hướng dẫn đọc thêm
Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Bức tranh quê chiều xuân hiện lên:
– Khổ 1: Bức tranh quê vào mùa xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất dịu dàng trong cơn mưa xuân dịu êm với các hình cảnh: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng.
– Khổ 2: Bức tranh sinh động nhẹ nhàng: đàn trâu gặm cỏ, những cánh bướm rập rờn. Đoạn thơ có sự tươi mát, thơ mộng, đầy ảo giác qua sự phát hiện mới mẻ và đầy kì thú của nhà thơ.
– Khổ 3: cảnh êm đềm, nhẹ nhàng. Đặc biệt đoạn thơ có sự xuất hiện của con người làm cho không gian hoạt động hơn, cảnh bớt vắng vẻ. Bài thơ có được cái ấm áp của cảnh đời thường:
+ Cánh đồng lúa xanh.
+ Lũ cò con chốc chốc bay.
+ Giật mình cô gái yếm thắm
→ Thủ pháp dùng cái động để nói cái tĩnh.
=> Ba khổ thơ khắc họa cảnh chiều xuân nơi đồng quê xứ Bắc đẹp nên thơ, thi vị, phảng phất cái buồn dìu dịu.
Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Không khí đồng quê yên lặng, nhịp sống vô cùng bình yên:
– Từ ngữ giàu giá trị tạo hình gợi cảm: êm, biếng lười, vắng lặng, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc.
– Danh từ chỉ sự vật: mưa, đò, quán, hoa xoan, trâu bò, cò con.
Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
– Những từ láy được sử dụng trong bài thơ: êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả.
– Tác dụng:
+ Các từ láy này đều là những từ láy có tính chất giảm nhẹ (trừ từ láy tơi bời).
+ Diễn tả trạng thái thụ động hoặc trạng thái đều đều của chủ thể.
Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ số 2
Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (khổ 1): cảnh ngày xuân trên bến vắng
– Phần 2 ( khổ 2): ngày xuân trên con đường đê
– Phần 3 (khổ 3): Cảnh xuân trong ruộng lúa
Câu 1 (trang 52 sgk ngữ văn 11 tập 2):
“Chiều xuân” qua ngòi bút của Anh Thơ hiện lên qua tranh: buổi chiều tà, cảnh xuân ở đồng quê miền Bắc nước ta
– Bài thơ thể hiện sự quan sát tinh tế, bao quát cảnh vật
– Bức tranh buổi chiều yên bình, êm ả, có phần vắng lặng
→ Nắm được linh hồn cảnh vật
– Buổi chiều xuân đặc trưng ở cảnh mưa: mưa bụi, mưa xuân thưa thớt bay
– Mưa gọi mầm non thức dậy
+ Cảnh đầu tiên được tác giả chú ý là cảnh bến đò
+ Con đò dường như cũng hòa với sự êm ả của buổi chiều khi con đò “biếng lười nằm mặc nước sông trôi”
+ Điểm xuyết liên tục thêm vào bức tranh là quán tranh vắng, là những chùm hoa xoan tím “rụng tơi bời”
– Cảnh được mở rộng, cao, xa hơn
– Nêu bật đặc trưng của mùa xuân miền Bắc: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn,…
Khổ thứ hai hình ảnh độc đáo, đẹp, nhưng đượm buồn bởi cảnh vật chìm vào tĩnh lặng
– Ba khổ thơ là thơ tả cảnh, tập hợp thành bức tranh quê giản dị, mộc mạc, thanh nhã, hơi gợi buồn vì cảnh thanh vắng, yên tĩnh
Câu 2 (trang 52 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Bài thơ vừa tả cảnh, vừa gợi được nhịp sống, không khí ở nông thôn nước ta thời trước, sự yên bình:
+ Con đò nằm biếng lười, quán vắng, cánh bướm rập rờn, đàn trâu thong thả có dáng khoan thai
+ Hai câu thơ cuối có hình ảnh con người xuất hiện
– Khoảnh khắc lao động của người thiếu nữ đi vào thơ
+ Cô thôn nữ chăm chỉ trong buổi chiều tĩnh lặng.
+ Câu thơ tả động nhưng để nói về cái tĩnh
+ Cái tĩnh để nhằm nhấn mạnh vào nhịp sống yên bình của vùng quê còn nguyên sơ
Câu 3 (trang 52 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Thi sĩ dùng nhiều từ láy để dựng cảnh, gợi ra tinh thần của cảnh:
+ Mưa êm đềm, quán tranh đứng im lìm
+ Hoa xoan rụng tơi bời
+ Đàn sáo mổ vu vơ
+ Mấy cánh bướm rập rờn
+ Những trâu bò thong thả
– Sử dụng các từ láy có tính chất, sắc thái giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả…
+ Diễn tả trạng thái thụ động hoặc đều đều của chủ thể.
+ Từ láy làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân,cũng như nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả
Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ số 3
Câu 1 (trang 52 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
– Bức tranh làng quê mộc mạc, êm dịu, thanh bình với những hình ảnh bình dị, quen thuộc, thơ mộng: mưa bụi, con đò, dòng sông, quán tranh, hoa xoan, con đê, đàn sáo, trâu bò, đồng lúa…
– Bức tranh tĩnh lặng, thanh nhã, tươi tắn, đượm buồn:
+ Các đối tượng được miêu tả trong trạng thái nhẹ nhàng, khoan thai: mưa đổ bụi êm êm, đàn sáo… vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả.
+ Không khí tĩnh lặng, bâng khuâng: quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng, trâu bò thong thả cúi ăn mưa,…
+ Màu sắc tươi tắn, giàu sức sống: màu tím hoa xoan, màu đen của đàn sáo, màu rực rỡ của cánh bướm, màu xanh rờn của đồng lúa, màu thắm đỏ của chiếc yếm.
+ Bức tranh có nhiều điểm nhấn độc đáo: mưa đổ bụi, trâu bò cúi ăn mưa; cô nàng yếm thắm đang lao động chợt giật mình bởi đàn cò con.
=> Sự độc đáo của bức tranh nằm ở việc tác giả thâu tóm rất thành công linh hồn của làng quê Bắc Bộ ngày xuân với những nét đẹp đặc trưng không thể nhầm lẫn.
Câu 2 (trang 52 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
– Không khí thơ mộng, êm đềm, tĩnh lặng thể hiện qua:
+ Hình ảnh dân dã, hài hòa, êm dịu trong tổng thể bức tranh làng quê thanh bình.
+ Từ ngữ gợi hình, gợi cảm: sử dụng hiệu quả biện pháp nhân hóa (đò biếng lười, quán tranh đứng im lìm…), cách diễn đạt độc đáo (cúi ăn mưa, cỏ non tràn biếc cỏ)…
+ Bút pháp lấy động tả tĩnh: cái giật mình của cô gái khi đàn cò bụt bay ra.
– Nhịp sống nhẹ nhàng, chậm rãi, khoan thai thể hiện qua:
+ Hệ thống từ láy gợi cảm diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, êm đềm của đối tượng.
+ Thiên nhiên và con người được miêu tả trong nhịp điệu chậm rãi, khoan thai.
Câu 3 (trang 52 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)
– Thống kê các từ láy: êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả.
– Tác dụng của các từ láy:
+ Đặc điểm: hầu hết các từ láy trên đều mang vần bằng và đều diễn tả đặc điểm giảm nhẹ của tính chất và hoạt động (trừ từ láy tơi bời).
+ Tác dụng:
> Diễn tả tinh tế và chính xác trạng thái của các đối tượng được miêu tả (mưa, quán tranh, hoa xoan, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò), đó là trạng thái nhẹ nhàng, đều đều, yên ắng rất hài hòa, êm dịu.
> Đem lại hiệu quả gợi hình, gợi cảm, gợi không khí bâng khuâng và nhịp điệu khoan thai, êm ả của cuộc sống yên bình nơi làng quê Bắc Bộ.
Bố cục: 3 phần
– Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bến vắng.
– Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.
– Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.
Nội dung chính
– Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
– Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ số 4
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Anh Thơ đi học từ năm lên bảy nhưng nghỉ học sớm (12 tuổi). Những năm tháng tuổi thơ, nhà thơ gắn bó với đồng ruộng quê hương. Là người ham thích văn chương từ nhỏ, lại lớn lên giữa lúc phong trào Thơ mới đang diễn ra sôi nổi, Anh Thơ đã tìm đến thơ ca như là một con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng, buồn tẻ và cũng là để khẳng định giá trị của người phụ nữ xưa.
Anh Thơ từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp rồi từng làm uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II).
2. Sáng tác của Anh Thơ gần gũi với cảnh thôn quê Việt Nam. Đó thường là những bức tranh quê xinh xắn, giản dị mà mê hồn. Hoài Thanh từng nhận xét về Anh Thơ: “Mỗi lần Anh Thơ chịu đi ra ngoài lối tù túng đó để nhìn cảnh vật một cách sâu sắc hơn, lời thơ bỗng trở nên rộng rãi không ngờ và ta thấy khoan khoái biết bao. Sau câu thơ ta mơ hồ thấy một cái gì: có lẽ là hồn thi nhân” (Thi nhân Việt Nam).
Bài thơ Chiều xuân được rút ra từ tập Bức tranh quê (1941), tập thơ đầu tay của Anh Thơ.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1
Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ số 5
Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Anh Thơ (1921- 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
– Tuổi thơ, Anh Thơ gắn bó với đồng ruộng quê hương.
– Vốn ham thích văn học từ nhỏ, phần nào chịu ảnh hưởng của gia đình bên ngoại (ông ngoại là cụ Phó bảng Kiều Oánh Mậu), lớn lên giữa lúc phong trào Thơ mới đang diễn ra sôi nổi, Anh Thơ đã tìm đến thơ ca như một con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng, buồn tẻ và tự khẳng định giá trị người phụ nữ trong xã hội đương thời.
– Từ năm 1937, Anh Thơ đã có thơ đăng báo Đông phương, Tiểu thuyết thứ năm, Ngày nay, Phụ nữ. Nhà thơ được tặng giải Khuyến khích của Tự lực văn đoàn năm 1939. Anh Thơ tham gia kháng chiến chống Pháp, từng là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I và II).
– Anh Thơ có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bà là nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại, Anh Thơ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2007).
– Tác phẩm chính: Bức tranh quê (thơ – 1941), Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986), Tuyển tập Anh Thơ (1986).
2. Tác phẩm
– Bài thơ Chiều xuân được rút từ Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.
– Nội dung chính: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc qua đó bày tỏ tình yêu quê hương của tác giả.
– Bố cục bài thơ chia làm 3 phần
+ Phần 1 (khổ 1): Cảnh ngày xuân trên bến vắng
+ Phần 2 (khổ 2): Ngày xuân trên con đường đê
+ Phần 3 (khổ 3): Cảnh xuân trong ruộng lúa
Gợi ý trả lời
Câu 1 – Trang 52 SGK
Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên như thế nào? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó.
Trả lời:
Bài thơ là một bức tranh mùa xuân vào buổi chiều – tiêu biểu cho cảnh xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bài thơ mạnh ở lối tả. Không tả tỉ mỉ chi tiết mà quan sát rộng, mặc dù thế vẫn muốn thâu tóm từ linh hồn của cảnh. Có thể nhận xét chung rằng bức tranh buổi chiều xuân khá yên ả. Thậm chí có phần hơi vắng lặng nữa.
Buổi chiều xuân rất đặc trưng trước hết chính là ở cảnh mưa: mưa bụi, mưa xuân thưa thớt bay. Mưa gọi những mầm non thức dậy. Cảnh đầu tiên lọt vào tầm quan sát của tác giả là cảnh bến đò. Nhưng như đã nói, bức tranh không được chụp vào lúc đông vui nhộn nhịp, nên như hoà vào cái yên ả của buổi chiều xuân kia, con đò cũng “biếng lười nằm mặc nước sông trôi”. Điểm xuyết liên tục thêm vào bức tranh ấy là quán tranh vắng, là những chùm hoa xoan tím “rụng tơi bời”.
Cảnh từ gần được mở rộng thêm, cao và xa hơn. Nhưng vẫn là những nét đặc trưng của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, những cánh bướm rập rờn,… Khổ thứ hai có một hình ảnh thơ thật độc đáo và xuất sắc:
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa
Ba khổ thơ gần như chỉ là những câu thơ tả cảnh. Có thể nói cả bài thơ hợp thành một bức tranh quê giản dị, mộc mạc, thanh nhã, hơi gợi buồn vì cảnh vắng quá, yên tĩnh quá.
Câu 2 – Trang 52 SGK
Anh (chị) có cảm nhận gì về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ? Không khí và nhịp sống ấy được gợi tả bằng những từ ngữ, chi tiết và bằng thủ pháp nghệ thuật nào ?
Trả lời:
Bài thơ tả cảnh nhưng lại gợi ra rất rõ cái không khí và nhịp sống muôn đời ở nông thôn ta thời trước, đó là sự bình yên. Con đò nằm biếng lười, quán vắng, những cánh bướm rập rờn, những đàn trâu thong thả,… tất cả đều có dáng khoan thai. Phải chờ đợi đến hai câu cuối của bài thơ, người đọc mới thấy xuất hiện hình ảnh con người. Nhưng con người sao cũng thụ động quá:
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
Câu thơ chụp được đúng cái thời khắc lao động của người thiếu nữ. Một cô thôn nữ chăm chỉ trong một buổi chiều quê tĩnh lặng. Câu thơ tả động nhưng thực ra là để nói cái tĩnh. Và nói cái tĩnh tất nhiên cũng lại để tiếp tục nhấn mạnh vào cái nhịp sống rất bình yên của một vùng quê mà dường như tất cả vẫn còn rất nguyên sơ vậy.
Câu 3 – Trang 52 SGK
Hãy thống kê những từ láy trong bài thơ và phân tích nét đặc sắc của những từ láy đó.
Trả lời:
Trong bài thơ, thi sĩ đã sử dụng rất nhiều từ láy để dựng cảnh, hay nói đúng hơn là để gợi cái trạng thái tinh thần của cảnh: mưa thì êm êm, quán tranh đứng im lìm, hoa xoan rụng tơi bời, đàn sáo mổ vu vơ, mấy cánh bướm rập rờn, những trâu bò thong thả,… Trong các từ láy đã nêu, trừ từ rơ/bời, các từ láy còn lại đều là những từ láy có tính chất giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả,… và hoặc thì diễn tả trạng thái thụ động hoặc thì diễn tả trạng thái đều đều của chủ thể. Rõ ràng trong tổng thể bài thơ, chính sự kết hợp của những từ láy này đã giúp thể hiện nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân cũng như của nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả.
Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ số 6
I. Tác giả
1. Tiểu sử – Cuộc đời
– Anh Thơ (1921 – 2005).
– Tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh .
– Quê: tỉnh Hải Dương, trong một gia đình viên chức nhỏ, xuất thân Nho học.
– Nhà thơ chưa học hết bậc tiểu học nhưng chịu khó đọc sách ham văn chương.
– Sống trong không khí gia đình buồn tẻ nặng nền nếp phong kiến, bà tìm đến thơ ca tự giải thoát và khẳng định mình như nhiều thanh niên thời đó.
-Tháng Tám 1945 hăng hái tham gia cách mạng kháng chiến và xây dựng đất nước bằng thơ ca, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Tác phẩm chính
– Tiểu thuyết “Răng đen”, thơ “Bức tranh quê”.
– Sau cách mạng tháng Tám: Kể chuyện Vũ Lăng, Theo cánh chim câu, Đảo ngọc, Hoa dứa trắng, Quê chồng.
b. Phong cách nghệ thuật
– Thơ thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc: bờ tre, con đò, bến sống, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của thơ mới.
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ – Hoàn cảnh ra đời
– Được rút từ tập “Bức tranh quê”, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.
2. Bố cục: 3 phần
– Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bến vắng.
– Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.
– Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.
3. Giá trị nội dung
– Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
– Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.
4. Giá trị nghệ thuật
– Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.
– Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.
Một số nhận định về tác giả, tác phẩm
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã viết: “Khi chị đến thì phong trào Thơ mới đã ổn định với các tên tuổi tiêu biểu của nó, nhưng chị vẫn có đóng góp riêng: những bức tranh thôn quê xứ Bắc. Cùng với Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân… Anh Thơ làm giàu thêm lòng yêu quê hương làng nước của người Việt Nam mình”.
III. Trả lời câu hỏi
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên phongnguyet.info.