Top 6 Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ lớp 11 hay nhất

Bài thơ “Chiều xuân” của tác giả Anh Thơ trích trong tập “Bức tranh quê” in năm 1941 là bức họa xinh đẹp về cảnh mùa xuân xứ Bắc đồng thời là tình yêu quê hương đất nước nồng nàn. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn hay nhất đã được phongnguyet.info tổng hợp trong bài viết sau.

Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ số 1

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh ra tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

– Anh Thơ có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bà là nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại.

– Tác phẩm chính: Bức tranh quê ( thơ – 1941), Kể chuyện Vũ Lăng ( truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986), Tuyển tập Anh Thơ (1986).

2. Tác phẩm

Bài Chiều xuân được rút ra từ Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.

Bố cục: 3 phần:

– Phần 1 (khổ 1): Chiều xuân trên bến vắng

– Phần 2 (khổ 2): Chiều xuân trên đường đê

– Phần 3 (khổ 3): Chiều xuân trong đồng lúa

II. Hướng dẫn đọc thêm

Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Bức tranh quê chiều xuân hiện lên:

– Khổ 1: Bức tranh quê vào mùa xuân tĩnh lặng, êm đềm, thơ mộng, buồn phảng phất dịu dàng trong cơn mưa xuân dịu êm với các hình cảnh: con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng.

– Khổ 2: Bức tranh sinh động nhẹ nhàng: đàn trâu gặm cỏ, những cánh bướm rập rờn. Đoạn thơ có sự tươi mát, thơ mộng, đầy ảo giác qua sự phát hiện mới mẻ và đầy kì thú của nhà thơ.

– Khổ 3: cảnh êm đềm, nhẹ nhàng. Đặc biệt đoạn thơ có sự xuất hiện của con người làm cho không gian hoạt động hơn, cảnh bớt vắng vẻ. Bài thơ có được cái ấm áp của cảnh đời thường:

+ Cánh đồng lúa xanh.

+ Lũ cò con chốc chốc bay.

+ Giật mình cô gái yếm thắm

→ Thủ pháp dùng cái động để nói cái tĩnh.

=> Ba khổ thơ khắc họa cảnh chiều xuân nơi đồng quê xứ Bắc đẹp nên thơ, thi vị, phảng phất cái buồn dìu dịu.

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Không khí đồng quê yên lặng, nhịp sống vô cùng bình yên:

– Từ ngữ giàu giá trị tạo hình gợi cảm: êm, biếng lười, vắng lặng, vu vơ, rập rờn, thong thả, chốc chốc.

– Danh từ chỉ sự vật: mưa, đò, quán, hoa xoan, trâu bò, cò con.

Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

– Những từ láy được sử dụng trong bài thơ: êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả.

– Tác dụng:

+ Các từ láy này đều là những từ láy có tính chất giảm nhẹ (trừ từ láy tơi bời).

+ Diễn tả trạng thái thụ động hoặc trạng thái đều đều của chủ thể.

Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ số 2

Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (khổ 1): cảnh ngày xuân trên bến vắng

– Phần 2 ( khổ 2): ngày xuân trên con đường đê

– Phần 3 (khổ 3): Cảnh xuân trong ruộng lúa

Câu 1 (trang 52 sgk ngữ văn 11 tập 2):

“Chiều xuân” qua ngòi bút của Anh Thơ hiện lên qua tranh: buổi chiều tà, cảnh xuân ở đồng quê miền Bắc nước ta

– Bài thơ thể hiện sự quan sát tinh tế, bao quát cảnh vật

– Bức tranh buổi chiều yên bình, êm ả, có phần vắng lặng

→ Nắm được linh hồn cảnh vật

– Buổi chiều xuân đặc trưng ở cảnh mưa: mưa bụi, mưa xuân thưa thớt bay

– Mưa gọi mầm non thức dậy

+ Cảnh đầu tiên được tác giả chú ý là cảnh bến đò

+ Con đò dường như cũng hòa với sự êm ả của buổi chiều khi con đò “biếng lười nằm mặc nước sông trôi”

+ Điểm xuyết liên tục thêm vào bức tranh là quán tranh vắng, là những chùm hoa xoan tím “rụng tơi bời”

– Cảnh được mở rộng, cao, xa hơn

– Nêu bật đặc trưng của mùa xuân miền Bắc: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, cánh bướm rập rờn,…

Khổ thứ hai hình ảnh độc đáo, đẹp, nhưng đượm buồn bởi cảnh vật chìm vào tĩnh lặng

– Ba khổ thơ là thơ tả cảnh, tập hợp thành bức tranh quê giản dị, mộc mạc, thanh nhã, hơi gợi buồn vì cảnh thanh vắng, yên tĩnh

Câu 2 (trang 52 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Bài thơ vừa tả cảnh, vừa gợi được nhịp sống, không khí ở nông thôn nước ta thời trước, sự yên bình:

+ Con đò nằm biếng lười, quán vắng, cánh bướm rập rờn, đàn trâu thong thả có dáng khoan thai

+ Hai câu thơ cuối có hình ảnh con người xuất hiện

– Khoảnh khắc lao động của người thiếu nữ đi vào thơ

+ Cô thôn nữ chăm chỉ trong buổi chiều tĩnh lặng.

+ Câu thơ tả động nhưng để nói về cái tĩnh

+ Cái tĩnh để nhằm nhấn mạnh vào nhịp sống yên bình của vùng quê còn nguyên sơ

Câu 3 (trang 52 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Thi sĩ dùng nhiều từ láy để dựng cảnh, gợi ra tinh thần của cảnh:

+ Mưa êm đềm, quán tranh đứng im lìm

+ Hoa xoan rụng tơi bời

+ Đàn sáo mổ vu vơ

+ Mấy cánh bướm rập rờn

+ Những trâu bò thong thả

– Sử dụng các từ láy có tính chất, sắc thái giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả…

+ Diễn tả trạng thái thụ động hoặc đều đều của chủ thể.

+ Từ láy làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân,cũng như nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả

Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ số 3

Câu 1 (trang 52 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

– Bức tranh làng quê mộc mạc, êm dịu, thanh bình với những hình ảnh bình dị, quen thuộc, thơ mộng: mưa bụi, con đò, dòng sông, quán tranh, hoa xoan, con đê, đàn sáo, trâu bò, đồng lúa…

– Bức tranh tĩnh lặng, thanh nhã, tươi tắn, đượm buồn:

+ Các đối tượng được miêu tả trong trạng thái nhẹ nhàng, khoan thai: mưa đổ bụi êm êm, đàn sáo… vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả.

+ Không khí tĩnh lặng, bâng khuâng: quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng, trâu bò thong thả cúi ăn mưa,…

+ Màu sắc tươi tắn, giàu sức sống: màu tím hoa xoan, màu đen của đàn sáo, màu rực rỡ của cánh bướm, màu xanh rờn của đồng lúa, màu thắm đỏ của chiếc yếm.

+ Bức tranh có nhiều điểm nhấn độc đáo: mưa đổ bụi, trâu bò cúi ăn mưa; cô nàng yếm thắm đang lao động chợt giật mình bởi đàn cò con.

=> Sự độc đáo của bức tranh nằm ở việc tác giả thâu tóm rất thành công linh hồn của làng quê Bắc Bộ ngày xuân với những nét đẹp đặc trưng không thể nhầm lẫn.


Câu 2 (trang 52 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

– Không khí thơ mộng, êm đềm, tĩnh lặng thể hiện qua:

+ Hình ảnh dân dã, hài hòa, êm dịu trong tổng thể bức tranh làng quê thanh bình.

+ Từ ngữ gợi hình, gợi cảm: sử dụng hiệu quả biện pháp nhân hóa (đò biếng lười, quán tranh đứng im lìm…), cách diễn đạt độc đáo (cúi ăn mưa, cỏ non tràn biếc cỏ)…

+ Bút pháp lấy động tả tĩnh: cái giật mình của cô gái khi đàn cò bụt bay ra.

– Nhịp sống nhẹ nhàng, chậm rãi, khoan thai thể hiện qua:

+ Hệ thống từ láy gợi cảm diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, êm đềm của đối tượng.

+ Thiên nhiên và con người được miêu tả trong nhịp điệu chậm rãi, khoan thai.


Câu 3 (trang 52 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

– Thống kê các từ láy: êm êm, im lìm, tơi bời, vu vơ, rập rờn, thong thả.

– Tác dụng của các từ láy:

+ Đặc điểm: hầu hết các từ láy trên đều mang vần bằng và đều diễn tả đặc điểm giảm nhẹ của tính chất và hoạt động (trừ từ láy tơi bời).

+ Tác dụng:

> Diễn tả tinh tế và chính xác trạng thái của các đối tượng được miêu tả (mưa, quán tranh, hoa xoan, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò), đó là trạng thái nhẹ nhàng, đều đều, yên ắng rất hài hòa, êm dịu.

> Đem lại hiệu quả gợi hình, gợi cảm, gợi không khí bâng khuâng và nhịp điệu khoan thai, êm ả của cuộc sống yên bình nơi làng quê Bắc Bộ.


Bố cục: 3 phần

– Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bến vắng.

– Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.

– Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.

Nội dung chính

– Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.

– Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ số 4

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Anh Thơ đi học từ năm lên bảy nhưng nghỉ học sớm (12 tuổi). Những năm tháng tuổi thơ, nhà thơ gắn bó với đồng ruộng quê hương. Là người ham thích văn chương từ nhỏ, lại lớn lên giữa lúc phong trào Thơ mới đang diễn ra sôi nổi, Anh Thơ đã tìm đến thơ ca như là một con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng, buồn tẻ và cũng là để khẳng định giá trị của người phụ nữ xưa.

Anh Thơ từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp rồi từng làm uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II).

2. Sáng tác của Anh Thơ gần gũi với cảnh thôn quê Việt Nam. Đó thường là những bức tranh quê xinh xắn, giản dị mà mê hồn. Hoài Thanh từng nhận xét về Anh Thơ: “Mỗi lần Anh Thơ chịu đi ra ngoài lối tù túng đó để nhìn cảnh vật một cách sâu sắc hơn, lời thơ bỗng trở nên rộng rãi không ngờ và ta thấy khoan khoái biết bao. Sau câu thơ ta mơ hồ thấy một cái gì: có lẽ là hồn thi nhân” (Thi nhân Việt Nam).

Bài thơ Chiều xuân được rút ra từ tập Bức tranh quê (1941), tập thơ đầu tay của Anh Thơ.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1

Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ số 5

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– Anh Thơ (1921- 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân, sinh tại thị trấn Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

– Tuổi thơ, Anh Thơ gắn bó với đồng ruộng quê hương.

– Vốn ham thích văn học từ nhỏ, phần nào chịu ảnh hưởng của gia đình bên ngoại (ông ngoại là cụ Phó bảng Kiều Oánh Mậu), lớn lên giữa lúc phong trào Thơ mới đang diễn ra sôi nổi, Anh Thơ đã tìm đến thơ ca như một con đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng, buồn tẻ và tự khẳng định giá trị người phụ nữ trong xã hội đương thời.

– Từ năm 1937, Anh Thơ đã có thơ đăng báo Đông phương, Tiểu thuyết thứ năm, Ngày nay, Phụ nữ. Nhà thơ được tặng giải Khuyến khích của Tự lực văn đoàn năm 1939. Anh Thơ tham gia kháng chiến chống Pháp, từng là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I và II).

– Anh Thơ có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bà là nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại, Anh Thơ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2007).

– Tác phẩm chính: Bức tranh quê (thơ – 1941), Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ – 1957), Từ bến sông Thương (hồi kí – 1986), Tuyển tập Anh Thơ (1986).

2. Tác phẩm

– Bài thơ Chiều xuân được rút từ Bức tranh quê, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.

– Nội dung chính: Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc qua đó bày tỏ tình yêu quê hương của tác giả.

– Bố cục bài thơ chia làm 3 phần

+ Phần 1 (khổ 1): Cảnh ngày xuân trên bến vắng

+ Phần 2 (khổ 2): Ngày xuân trên con đường đê

+ Phần 3 (khổ 3): Cảnh xuân trong ruộng lúa


Gợi ý trả lời

Câu 1 – Trang 52 SGK

Bức tranh “chiều xuân” qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên như thế nào? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó.

Trả lời:

Bài thơ là một bức tranh mùa xuân vào buổi chiều – tiêu biểu cho cảnh xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bài thơ mạnh ở lối tả. Không tả tỉ mỉ chi tiết mà quan sát rộng, mặc dù thế vẫn muốn thâu tóm từ linh hồn của cảnh. Có thể nhận xét chung rằng bức tranh buổi chiều xuân khá yên ả. Thậm chí có phần hơi vắng lặng nữa.

Buổi chiều xuân rất đặc trưng trước hết chính là ở cảnh mưa: mưa bụi, mưa xuân thưa thớt bay. Mưa gọi những mầm non thức dậy. Cảnh đầu tiên lọt vào tầm quan sát của tác giả là cảnh bến đò. Nhưng như đã nói, bức tranh không được chụp vào lúc đông vui nhộn nhịp, nên như hoà vào cái yên ả của buổi chiều xuân kia, con đò cũng “biếng lười nằm mặc nước sông trôi”. Điểm xuyết liên tục thêm vào bức tranh ấy là quán tranh vắng, là những chùm hoa xoan tím “rụng tơi bời”.

Cảnh từ gần được mở rộng thêm, cao và xa hơn. Nhưng vẫn là những nét đặc trưng của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, những cánh bướm rập rờn,… Khổ thứ hai có một hình ảnh thơ thật độc đáo và xuất sắc:

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa

Ba khổ thơ gần như chỉ là những câu thơ tả cảnh. Có thể nói cả bài thơ hợp thành một bức tranh quê giản dị, mộc mạc, thanh nhã, hơi gợi buồn vì cảnh vắng quá, yên tĩnh quá.


Câu 2 – Trang 52 SGK

Anh (chị) có cảm nhận gì về không khí và nhịp sống thôn quê trong bài thơ? Không khí và nhịp sống ấy được gợi tả bằng những từ ngữ, chi tiết và bằng thủ pháp nghệ thuật nào ?

Trả lời:

Bài thơ tả cảnh nhưng lại gợi ra rất rõ cái không khí và nhịp sống muôn đời ở nông thôn ta thời trước, đó là sự bình yên. Con đò nằm biếng lười, quán vắng, những cánh bướm rập rờn, những đàn trâu thong thả,… tất cả đều có dáng khoan thai. Phải chờ đợi đến hai câu cuối của bài thơ, người đọc mới thấy xuất hiện hình ảnh con người. Nhưng con người sao cũng thụ động quá:

Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,

Làm giật mình một cô nàng yếm thắm

Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

Câu thơ chụp được đúng cái thời khắc lao động của người thiếu nữ. Một cô thôn nữ chăm chỉ trong một buổi chiều quê tĩnh lặng. Câu thơ tả động nhưng thực ra là để nói cái tĩnh. Và nói cái tĩnh tất nhiên cũng lại để tiếp tục nhấn mạnh vào cái nhịp sống rất bình yên của một vùng quê mà dường như tất cả vẫn còn rất nguyên sơ vậy.


Câu 3 – Trang 52 SGK

Hãy thống kê những từ láy trong bài thơ và phân tích nét đặc sắc của những từ láy đó.

Trả lời:

Trong bài thơ, thi sĩ đã sử dụng rất nhiều từ láy để dựng cảnh, hay nói đúng hơn là để gợi cái trạng thái tinh thần của cảnh: mưa thì êm êm, quán tranh đứng im lìm, hoa xoan rụng tơi bời, đàn sáo mổ vu vơ, mấy cánh bướm rập rờn, những trâu bò thong thả,… Trong các từ láy đã nêu, trừ từ rơ/bời, các từ láy còn lại đều là những từ láy có tính chất giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả,… và hoặc thì diễn tả trạng thái thụ động hoặc thì diễn tả trạng thái đều đều của chủ thể. Rõ ràng trong tổng thể bài thơ, chính sự kết hợp của những từ láy này đã giúp thể hiện nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân cũng như của nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả.

Bài soạn “Chiều xuân” của Anh Thơ số 6

I. Tác giả
1. Tiểu sử – Cuộc đời
– Anh Thơ (1921 – 2005).
– Tên khai sinh là Vương Kiều Ân, bút hiệu Tuyết Anh .
– Quê: tỉnh Hải Dương, trong một gia đình viên chức nhỏ, xuất thân Nho học.
– Nhà thơ chưa học hết bậc tiểu học nhưng chịu khó đọc sách ham văn chương.
– Sống trong không khí gia đình buồn tẻ nặng nền nếp phong kiến, bà tìm đến thơ ca tự giải thoát và khẳng định mình như nhiều thanh niên thời đó.
-Tháng Tám 1945 hăng hái tham gia cách mạng kháng chiến và xây dựng đất nước bằng thơ ca, là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam

2. Sự nghiệp sáng tác
a. Tác phẩm chính
– Tiểu thuyết “Răng đen”, thơ “Bức tranh quê”.
– Sau cách mạng tháng Tám: Kể chuyện Vũ Lăng, Theo cánh chim câu, Đảo ngọc, Hoa dứa trắng, Quê chồng.
b. Phong cách nghệ thuật
– Thơ thiên về tả cảnh bình dị quen thuộc: bờ tre, con đò, bến sống, với những nét vẽ chân thực, tinh tế thấm đượm một chút tình quê đằm thắm pha chút bâng khuâng buồn của thơ mới.

II. Tác phẩm
1. Xuất xứ – Hoàn cảnh ra đời
– Được rút từ tập “Bức tranh quê”, tập thơ đầu tay của Anh Thơ.

2. Bố cục: 3 phần
– Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bến vắng.
– Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê.
– Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng.

3. Giá trị nội dung
– Vẻ đẹp chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ.
– Tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha.

4. Giá trị nghệ thuật
– Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy.
– Thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh.

Một số nhận định về tác giả, tác phẩm
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã viết: “Khi chị đến thì phong trào Thơ mới đã ổn định với các tên tuổi tiêu biểu của nó, nhưng chị vẫn có đóng góp riêng: những bức tranh thôn quê xứ Bắc. Cùng với Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân… Anh Thơ làm giàu thêm lòng yêu quê hương làng nước của người Việt Nam mình”.

III. Trả lời câu hỏi

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên phongnguyet.info.

Top 10 Bài thơ hay của nhà thơ Anh Thơ

Nữ sĩ Anh Thơ (1919-2005) tên thật là Vương Kiều Ân (Vuơng là họ cha, Kiều họ mẹ). Sinh năm 1919 tại Ninh Giang (Bắc Việt). Ông thân sinh là nhà nho, đậu tú tài, làm trợ tá. Vì ông là công chức, thuyên chuyển nay đây mai đó nên con cái thường phải đổi trường luôn. Do đó, Anh Thơ thay đổi tới ba trường (Hải Dương, Thái Bình, Bắc Giang) mà vẫn chưa qua bậc tiểu học.

Dù lười học, nhưng rất thích văn chương, tập làm thơ từ nhỏ. Thoạt đầu, lấy bút hiệu Hồng Anh, sau mới đổi thành Anh Thơ.

Từng đăng thơ trên các tuần báo: Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ năm, Ngày nay, Phụ nữ, Bạn đường. Được giải thưởng khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn năm 1939 với thi phẩm Bức tranh quê.

Bà đã xuất bản: Bức tranh quê (Đời nay, 1941), Xưa (hợp tác với Bàng Bá Lân, Sông Thuơng, 1941), Răng đen (tiểu thuyết, Nguyễn Du, 1942), Kể chuyện Vũ Lăng (1957), Theo cánh chim câu (1960), Đảo ngọc (1963), Hoa dứa trắng (1967), Mùa xuân màu xanh (1974), Quê chồng (1977). Bà đã đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật. phongnguyet.info xin giới thiệu những bài thơ hay của bà.

Bài thơ: Chiều xuân

Chiều Xuân

Tác giả: Anh Thơ

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

Nguồn:
1. Bức tranh quê, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995
2. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004

Bài thơ: Trưa hè

Trưa hè

Tác giả: Anh Thơ

Trời trong biếc không qua mây gợn trắng,
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa.
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng,
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.

Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy,
Các bà già đưa võng hát, thiu thiu…
Những đĩ con ngồi buồn lê bắt chấy
Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu.

Ngoài đê thẳm, không người đi vắng vẻ
Lũ chuồn chuồn giỡn nắng, đuổi nhau bay.
Nhưng thỉnh thoảng tiếng nhạc đồng buồn tẻ
Của vài người cỡi ngựa đến xua ngay.

Nguồn: Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007

Bài thơ: Bến đò ngày mưa

Bến đò ngày mưa

Tác giả: Anh Thơ

Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ.

Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo
Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.

Ngoài đường lội họa hoằn người đến chợ
Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
Và họa hoằn một con thuyền ghé chở
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.

Nguồn: Hoài Thanh, Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, 2007

Bài thơ: Rằm tháng tám

Rằm tháng tám

Tác giả: Anh Thơ

Trời trong sáng, trăng tròn lơ lửng gió
Đồng mờ sương khóm chuối lặng mơ màng
Những ao biếc ngâm sao đầy nước tỏ
Bụi tre ngà lơi lả uốn lưng cong.

Trong đường xóm trống chiêng chung nhịp nổi
Trẻ con theo sư tử rước vang ầm.
Ngoài đình sáng tiếng cười chen tiếng nói
Gái trai làng ra họp hát trống quân.

Trong khi ấy phất phơ khăn với áo
Các bà đồng ra điện lễ, cười vui.
Nghiêm lặng nhất có vài ba ông lão
Thả con thuyền uống rượu với trăng trôi.

Bài thơ: Sang thu

Sang thu

Tác giả: Anh Thơ

Gió may nổi bờ tre buồn xao xác!
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây;
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay.

Trên đê cỏ dựt diều sa đứt sợi,
Gã mục đồng chán nản lắng tai nghe
Trong thôn xóm hóa vàng nghi ngút khói
Gió vang âm tiếng trống cúng ra hè.

Bên bến nước đò ngang chưa ghé tới,
Khói lam chiều đã thoảng tiếng chuông vương.
Bọn chờ thuyền nhìn nhau đang sợ tối
Bỗng rùng mình như cảm thấy hơi sương.

Bài thơ: Ngày tết

Ngày tết

Tác giả: Anh Thơ

Trước cổng làng chòm nêu vừa thức gió
Bụi mưa phùn đã đổ xuống sân vôi,
Tràng pháo chuột đua nhau đì đạch nổ
Xác giấy hồng bắn cả cánh hoa rơi.

Trong nhà đỏ bàn thờ nghi ngút khói,
Những đàn bà tíu tít chạy bưng mâm,
Lũ con trẻ vui mừng thay áo mới
Bên ông già hương nến quá chuyên tâm.

Ngoài đường ngõ bùn lầy theo nước chảy
Thằng cu con quần đỏ cưỡi lưng bà.
Các cô gái đội vàng hương ôm váy
Miệng tươi cười mừng tuổi những người qua.

Bài thơ: Chớp mắt

Chớp mắt

Tác giả: Anh Thơ

Có những ngày buồn chả ước mơ
Bỏ ăn, quên ngủ, biếng làm thơ.
Cứ ngồi ngơ ngẩn bên song cửa
Nhìn liễu rơi vàng lá báo thu.

Thương thay cây liễu sống cùng ta
Đã sáu năm rồi bóng thướt tha.
Chiều mát, vợ chồng ngồi dưới gốc,
Nhìn liễu mền đưa tơ lướt la…

Thấy cả mùa hè biếc, mát tươi
Bóng anh đăm đắm dõi chân trời
“Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Anh sợ thu về lá lại rơi…”

– Lá rơi rồi lá lại xanh!
– Nhưng thương thân liễu dứt tơ mành!
Ai hay tiền định lời tiên đoán
Mùa lá rơi vàng em mất anh!

Giờ một mình em ngắm liễu đây!
Thu chưa se sắt đã thân gầy.
Anh đi buổi mới mù mây nước
Chớp mắt hai mùa sương trắng bay!

(Thu 1996)

Bài thơ: Chiếc nón quai thao

Chiếc nón quai thao

Tác giả: Anh Thơ

Tua óng tơ ngà tha thướt gió,
Vành vàng lá lụa nắng tươi xinh.
Khuôn hoa e lệ trong khuôn nón,
Si mắt chàng trai liếc gửi tình.

Nhưng dép cong nghiêm bước thẳng đường,
Ðâu ngờ tơ nón gió vương vương,
Chàng về, mắt đắm sầu xa vắng…
– Cả một trời xuân nhạt nắng hường!

Bài thơ: Thương em

Thương em

Tác giả: Anh Thơ

Trong tiếng rên của anh, em thiếp ngủ
Không biết tự lúc nào?
Đêm đã tàn canh
Chợt choàng dậy, giật mình!
Nhưng tự nhủ!
Chợp mắt chút rồi, thêm tăng sức trông anh

Nhưng nhìn lại, anh vẫn nằm bất động
Miệng trắng khô, không dứt tiếng kêu rên
Em vội lấy mật ong lau cho ướt giọng
Rồi xoa mảng ngực gầy, dỗ anh cố ngủ yên

Giờ nhớ lại, xót xa, vì sự thật
Anh gắng nằm im, bởi quá thương em
Nhưng bệnh đau, lệ vẫn dàn khoé mắt
Một phút lặng ngừng.
Như cả đất, trời nghiêng!

4 giờ ngày 4-11-1994
Nguồn: Lệ sương (thơ), Anh Thơ, NXB Hội nhà văn, 1996

bài thơ: Về nhà

Về nhà

Tác giả: Anh Thơ

Về nhà! Về nhà! Về nhà! Về nhà!
Tiếng anh da diết suốt đêm qua
Biết mình bệnh nặng không qua khỏi
Nghe thắt lòng? “Ước muốn xót xa”.

Anh biết rồi đây tổ ấm êm
Mình em một bóng, một tim đèn
Anh thương vợ, thương căn nhà vắng
Ước một lần thôi sống với em!

Nhưng bệnh đang cơn thiếu ốc-xy
Tay chân bại liệt sao mà đi?
Chung quanh bác sĩ rồi y tá
Rối rít truyền thêm thuốc cứu nguy!

Về nhà! Về nhà! Về nhà! Về nhà!
Hôm nay rước ảnh với hương hoa
Em đưa anh về lại nơi mong muốn
Ấp ủ tình riêng giữa chúng ta!

Con, cháu, bạn bè theo bước em
Màn xô loá trắng ánh hoa đèn
Thắp hương ba nén, ba lần vái
Hồn linh anh hãy ở cùng em!

Trưa 11-11-1994
Nguồn: Lệ sương (thơ), Anh Thơ, NXB Hội nhà văn, 1996

Đọc thơ của nữ sĩ anh thơ ta càng thấm sự tài hoa trong ngôn từ của bà. Bà mãi là cây đại thụ trong làng thơ ca Việt nam.