Top 8 Bài văn phân tích bài thơ “Vận nước” (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận lớp 10 hay nhất

Thiền sư Pháp Thuận (915-990) là một nhà sư thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam phương do Thiền sư người Thiên Trúc Tì-ni-đa-lưu-chi đến nước ta năm 580 lập ra. Ông từng giữ công việc cố vấn quan trọng dưới triều Tiền Lê. Tác phẩm của ông hiện còn một bài thơ trả lời Lê Đại Hành hỏi về vận nước. Bài thơ “Quốc tộ” (Vận nước) được viết theo thể ngũ ngôn tuyệt cú Đường luật, cân đối với hình ảnh và hệ thống ngôn ngữ hàm súc biểu hiện lòng yêu nước, khát vọng sống hòa bình và sự quan tâm tới vận nước của tác giả. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích hay nhất mà phongnguyet.info đã tổng hợp trong bài viết dưới đây để thấy rõ hơn điều đó.

Bài văn phân tích bài thơ “Vận nước” (Quốc tộ) số 1

Bài Vận nước của thiền sư Pháp Thuận (915 – 990) được coi là tác phẩm xuất hiện sớm nhất trong bộ phận văn học viết dân tộc. Bài thơ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về thời điểm xuất hiện sớm nhất, có tên tuổi tác giả rõ ràng, có hoàn cảnh sáng tác cụ thể, có tinh thần dân tộc và thực sự có ý nghĩa đóng vai trò đặt nền móng cho một thời đại văn học.

Trên thực tế, bài thơ vốn không có tên. Nguyên gốc chỉ là một cách trả lời của thiền sư Pháp Thuận khi được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước bằng bốn câu thơ được chép trong sách Thiền uyển tập anh. Sách này xuất hiện vào thời nhà Trần, nửa đầu thế kỉ XIV. Nhan đề bài thơ Quốc tộ (Vận nước) là do học giả thời nay đặt, căn cứ vào hai chữ mở đầu.

Thiền sư Pháp Thuận vốn họ Đỗ, không rõ quê quán ở đâu, chỉ biết là người học rộng, hiểu rõ thế cuộc đương thời, có tài phò vua giúp nước. Trong buổi đầu, khi nhà Tiền Lê mới sáng nghiệp, Sư có công bàn định sách lược. Khi thiên hạ thái bình, Sư không nhận chức tước của triều đình phong thưởng. Vua Lê Đại Hành lại càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Đỗ pháp sư và uỷ thác cho việc soạn thảo văn thư. Có lần vua sai ông cải trang làm người lái đò đón tiếp sứ nhà Tống là Lí Giác. Tài năng đối đáp của ông khiến sứ Lí Giác cảm phục bèn tặng thơ, trong đó có câu : Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu (Ngoài trời còn có trời soi rạng), ngụ ý nói ngoài trời phương Bắc còn có trời nước Nam nữa.

Đặt trong bối cảnh đất nước vừa trải qua nửa thế kỉ giành lại được quyền tự chủ và độc lập dân tộc, bài thơ của sư Pháp Thuận có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn về hoà bình, về kế sách dựng nước lâu dài và có màu sắc chính luận thâm thuý. Ngay từ câu thơ mở đầu đã đề cập, khẳng định và nhấn mạnh được vấn đề Vận nước vốn là mối quan tâm của nhà vua và cũng chính là cội nguồn sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc. Trước hết, hai chữ Quốc tộ có ý nghĩa là vận nước, vận mệnh của đất nước ; đồng thời còn có nghĩa chỉ “đế vị”, ngôi vua. Dưới thời phong kiến, chữ “quốc” (nước) thường được hiểu gắn liền với chữ “đế” (vua), vận nước gắn liền với ngôi vua. Đây cũng là mối quan tâm theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, đặc biệt ở những giai đoạn củng cố và phát triển nền độc lập hoặc khi có giặc ngoại xâm, quyền tự chủ bị vi phạm.

Mối quan hệ quốc – đế (nước – vua) này đặc biệt thể hiện rõ trong bài thơ thần Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ở). Điều quan trọng hơn, vận nước ở đây được đặt trong tương quan với thế nước và hiện tình đất nước là hình ảnh tượng trưng “đằng lạc” (dây mây kết nối). Có thể hiểu nghĩa cả câu thơ gắn với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ mới chiến thắng quân xâm lược Tống năm 981 nên nguy cơ chiến tranh vẫn còn, chưa thật sự ổn định, giống như dây mây kết nối, ràng buộc rất phức tạp. Câu thơ đưa đến sự thức tỉnh, cảm nhận về vận nước, nếu khẻo giữ thì được lâu bền, không khéo giữ thì dẫn đến rối ren, nguy biến, về hình thức, câu thơ thể hiện bằng tiểu đối giữa “vận nước” và “dây mây kết nối”, được nối với nhau bằng ỉiên từ “như”, qua đó tạo nên sự đăng đối và mối liên tưởng, liên hệ giữa Vận nước / như / dây mây kết nối; và ngược lại là hình ảnh dây mây kết nối cũng giống như vận nước vậy. Cách thức đặt tiểu đối so sánh như thế giúp câu thơ trở nên có hình ảnh, sinh động, rõ nghĩa, dễ đi vào tâm trí-người đọc.

Nếu như câu thơ mở đầu thiên về khơi gợi, nêu vấn đề về hiện tình đất nước thì câu thơ tiếp theo “Nam thiên lí thái bình” (Trời Nam mở mang nền thái bình) nhằm xác lập yêu cầu, biện pháp, cách thức giữ nước, thiên về sự khẳng định, mở đường chỉ lối. Riêng chữ lí có nghĩa ỉà lo liệu, điều hành, mở mang chính sự để đất nước được yên bình, chúng dân no đủ. Việc xác định “Trời Nam mở mang nền thái bình” là cách nói thẳng thắn, đầy tinh thần trách nhiệm của nhà sư trước hiện trạng đất nước đang như dây mây kết nối, phức tạp. Đó cũng là sự tiếp nối, hô ứng với nội dung đã được nêu ra từ câu thơ trên. Rõ ràng lòi thơ còn có ý nghĩa rộng lớn, vượt thời gian của một thời để thành bài học cho muôn đời, bởi lẽ triều đại nào cũng rất cần thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, cần sự điều hành, mở mang, vun đắp cho quốc gia được thái bình, thịnh trị. Ở đây, lời thơ dịch cũng đã theo sát được cả phần nội dung, ý nghĩa và vần điệu của nguyên tác :

Vận nước như mây quấn,

Trời Nam mỏ thái bình.

Trong hai câu thơ sau, nhà sư nhấn mạnh phương hướng, xác định thể thức và biện pháp trị nước cho chính nhà vua. Câu thơ “Vô vi cư điện các” (ơ cung điện dùng đường lối “vô vi”) mang sắc thái như một lời khuyến cáo, khuyên bảo, cụ thể hoá được cách thức giữ thái bình cho đất nước. Hai chữ ”vô vi” theo học thuyết Đạo giáo có nghĩa là không làm những việc trái tự nhiên. Theo sách Đạo đức kinh của Lão Tử thì “đạo” vốn là vô vi, thuận theo lẽ tự nhiên, con người không nên can thiệp và đi ngược lại quy luật đời sống. Trong phép trị nước và hoạt động xã hội, bậc vua hiền tài vẫn có thể “vô vi nhi trị”, đặt ra chính sách thuận lòng dân, trông coi bốn phương nhẹ nhàng tưởng như không làm gì cả mà đất nước vẫn yên bình, thịnh trị. Nho giáo cũng đề cao vai trò “Đại thiên hành hoá”, “Thế thiên hành hoá”, thay trời trị nước của nhà vua. Nếu nhà vua có đức sáng, có phẩm chất tốt đẹp thì trăm họ chúng dân sẽ tự nguyện theo về. Khổng Tử đã nói trong thiên Vi chính, sách Luận ngữ : “Vi chính đĩ đức thí như Bắc Thần cư kỳ sở nhi chúng tinh củng chi” (Thi hành chính sự nhờ vào đức cũng giống như sao Bắc Đẩu đứng yên một chỗ mà các vì sao khác đều châu tuần về).

Một mặt khác, vì Pháp Thuận là một vị thiền sư cho nên cần hiểu hai chữ “vô vi” theo cả nghĩa “vô vi pháp” của nhà Phật nữa mới thật đầy đủ. về thực chất thì đây cũng chỉ là một cách hiểu, một cách hình dung và cách diễn đạt khác về kế sách trị nước thuận theo quy luật tự nhiên mà thôi. Bởi lẽ thuật ngữ “vô vi pháp” có nghĩa là “Pháp xa lìa nhân duyên tạo tác”, hướng con người tới chân như, yên bình, tự tại. Vận dụng vào việc trị nước, tinh thần “vô vi” của nhà Phật đề cao việc thuận theo nhân duyên, từ bi bác ái, dẫn tới giải thoát về nơi an lạc, cuộc sống thanh bình, không tạo tác nên những điều sai trái, gây phiền nhiễu cho dân, đi ngược lại xu thế chung.

Như vậy, theo Pháp Thuận thì nhà vua ở nơi cung điện giữ vai trò người điều hành chính sự cần có biện pháp phù hợp với mục đích trị nước an dân, không làm những việc tàn ngược, trái với lẽ thường. Chỉ có cách điều hành chính sự thuận theo tự nhiên như thế thì nhà vua mới hoà thuận với chúng dân, khéo léo xây dựng đất nước yên bình mà nhàn nhã như là không phải làm gì cả. Đó cũng là yêu cầu cao đối với bậc “vua sáng tôi hiền” và hướng tới mục đích cao cả nhất: “Xứ xứ tức đao binh” (Khắp nơi dứt nạn đao binh). Phần dịch thơ hai câu sau này cũng cho thấy sự liền mạch, hô ứng, tiếp nối nhau giữa hành động và mục đích, biện pháp và kết quả :

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.

Có thể nói bài thơ Vận nước được viết bằng chữ Hán theo thể ngũ ngôn tuyệt cú Đường luật chỉ có hai mươi chữ, hết sức súc tích, ngắn gọn nhưng đã bộc lộ đầy đủ tình cảm, ý thức trách nhiệm của sư Pháp Thuận trước nhà vua và hiện tình đất nước. Câu kết của bài thơ “Chốn chốn dứt đao binh” thực chất cũng chính là câu trả lời cho vấn đề “vận nước”, khẳng định cơ sở vững bền của vận nước trước sau cũng phải dựa trên nền tảng hoà bình, ổn định, thống nhất đất nước. Bài thơ mang tính chính luận mà vẫn có sức sống lâu bền chính bởi đã đề cập đến vấn đề lớn lao của cả một dân tộc, khơi gợi hứng thú và mối quan tâm cho mọi người dân nước Việt.

Bài văn phân tích bài thơ “Vận nước” (Quốc tộ) số 2

Đỗ Pháp Thuận là nhà thơ đi đầu trong phong trào yêu nước và khát vọng giành độc lập của dân tộc tiêu biểu cho những nguồn cảm hứng đó là bài thơ Quốc Tộ.

Vận nước được tác giả viết ngay sau khi tác giả trả lời kế sách bình thiên hạ với Lê Đại thành sau năm 981. Mở đầu tác giả dùng lối nghệ thuật so sánh: “Quốc tộ như đằng lạc”. “Quốc tộ” là việc nước. Nói đến đất nước là bàn về “việc nước” lúc đó chúng ta thường nghĩ đến những kế sách dựng nước bảo vệ đất nước, nó được những vị hiền tài của đất nước đưa ra những trí tuệ sáng tạo, câu thơ tác giả dung để so sánh làm tăng độ cứng rắn và chất thép trong câu thơ. Việc nước có ý nghĩa khái quát như đối nhân xử thế, đối nội, đối ngoại với các nước láng giềng, chăm sóc muôn dân cho “sâu rễ bền gốc”, củng cố quốc phòng… Ý nghĩa của nó chẳng phải chỉ sự vững bền, sự dài lâu, phát triển thịnh vượng. Tâm trạng của tác giả là tiếng nói của mọi người mọi thời. Yêu nước, mong muốn đất nước luôn sống trong cảnh thái bình:

Quốc tộ như đằng lạc

Nam thiên lí thái bình

(Vận nước như mây quấn

Trời Nam mở thái bình)

Tuyên ngôn của hai câu thơ đầu là mục đích, là khát vọng hòa bình của tác giả đối với vận mệnh của đất nước, tiếp theo tác giả đã nói về quá trình đánh tan giặc ngoại xâm để giành được độc lập cho dân tộc muốn cho đất nước được thịnh vượng, phát triển, thái bình:

Giặc tan muôn thuở thăng bình

Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao

Đây có lẽ là bài ca hòa bình, muốn đánh đổ giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc, muốn cho dân chúng được an bình, có cuộc sống hòa bình đất nước được tự do không có chiến tranh bi thương tàn phá vì vậy vua quan cần có những giải pháp, và hành động thể hiện trách nhiệm của nhà vua với muôn dân:

“Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh”.

Đây là thái độ sống phù hợp với tự nhiên, không trái với qui luật tự nhiên. Trong bài thơ này tác giả đã sử dụng từ “vô vi” nó còn mang ý nghĩa khuyên con người hành động hợp với lẽ tự nhiên. Trách nhiệm của nhà vua là phải tu nhân tích đức, phải có sức cảm hóa dân mới được nhân dân khâm phục, noi gương làm theo. Câu thơ muốn nói đến trách nhiệm cao cả của nhà vua đối với muôn dân. Đức sáng, tâm trong mới quy tụ được sức dân. Vô vi do vậy là không nhũng nhiễu đời sống nhân dân, tự mình gây hấn… để cho nhân dân yên hưởng thái bình. Nhà vua phải hiểu được dân, ứng xử với dân hợp lí với qui luật tự nhiên ấy chẳng phải là kế sách trị nước lâu dài trong quan hệ nhân quả đó.

Điều mà tác giả muốn thể hiện trong bài thơ này đó là khát vọng giành độc lập dân tộc cho nhân dân. Nếu muốn cho đất nước được tự do dân chúng cần đoàn kết với nhau để chống lại giặc ngoại xâm, muốn cho đất nước được tự do hòa bình, nhân dân sống trong cảnh đất nước thái bình, nhưng để đạt được điều đó vua quan phải là tấm gương sáng đi đầu trong phong trào yêu nước và có những hành động đi đầu cho nhân dân học tập.

Bài thơ đã giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn về sự tự do của đất nước, cho ta niềm tin vững chắc vào kế trị nước lấy hòa bình, yên dân làm trọng.

Bài văn phân tích bài thơ “Vận nước” (Quốc tộ) số 3

Thiền sư Pháp Thuận tên đầy đủ là Đỗ Pháp Thuận (915 – 990), không rõ quê quán, sống vào thời tiền Lê. Ông được xem là một vị cao tăng đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc trị bình thời vua Đinh Tiên Hoàng. Ông cũng là một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam thời trung đại. Bài thơ Vận nước (Quốc tộ) của ông được xếp vào vị trí khai sáng cho nền văn học viết bằng chữ Hán của dân tộc ta. Đây cũng có thể xem là bài thơ có tên tác giả rõ ràng và sớm nhất của văn học Việt Nam.

Vận nước như mây quấn,

Trời nam mở thái bình.

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.

Bài thơ Vận nước được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với đặc trưng cơ bản là cô đọng, hàm súc, thường dùng hình tượng tự nhiên để biểu đạt tư tưởng. Theo các tài liệu lịch sử, bài thơ này là lời đáp của Thiền sư Pháp Thuận khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước đương thời bởi nhà sư vốn rất được nhà vua tin cậy, tôn kính. Tương truyền khi nhà sư đắc pháp, lời của ông thường ứng với lời sấm, rất được người lãnh đạo quốc gia và nhân dân tin phục.

Vận nước vốn là một khái niệm trừu tượng và biện pháp so sánh trong hai câu thơ đầu đã giúp cho hình tượng được cụ thể, sinh động hơn. Ban đầu bài thơ vốn không được tác giả đặt nhan đề mà chỉ bám vào câu hỏi của nhà vua để trả lời.

Vận nước như mây quấn,

Trời Nam mở thái bình.

Mượn hình ảnh dây mây quấn quýt để miêu tả vận nước vừa dễ hình dung vừa thể hiện được lòng tin, niềm tự hào của tác giả về đất nước. Dây mây vốn dẻo dai, bền chắc và khi đã quấn quýt với nhau thì sẽ càng thêm bền chắc. Trong cái thế quấn quýt ấy còn gợi ra sự vươn cao, vươn xa trong một xu thế không ngừng lớn mạnh. Nếu như câu thơ thứ nhất gợi ra chiều cao thì câu thơ thứ hai gợi ra chiều rộng “Trời Nam mở thái bình”. Câu thơ dịch khá sát nghĩa với nguyên tác nhưng âm hưởng thì không thể gợi ra được cái khoáng đạt, mênh mông của câu thơ nguyên tác “Nam thiên lí thái bình”. Đó có thể là thế mạnh của từ Hán Việt, cụm từ “Nam thiên lí” có cái rộng lớn, mênh mông như tầm vóc giang san gấm vóc. Một câu thơ năm chữ vừa trình bày vừa miêu tả vừa hàm ẩn một niềm tự hào sâu thẳm của nhà thơ về đất nước mình. Cả một dải giang san đang trong cảnh thái bình quả thật là bức tranh đẹp, một vẻ đẹp bình yên mà bao thế hệ người Việt hằng đắp xây và gìn giữ. Sau này ba thế kỉ, thượng tướng Trần Quang Khải cũng hùng hồn tuyên bố:

Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san.

Đó là tư tưởng của một vị danh tướng vừa bước ra khỏi cuộc chiến chống ngoại xâm còn tư tưởng của một Thiền sư như Pháp Thuận thì lại có điểm rất đặc biệt:

Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.

Trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm vô vi, một khái niệm khá xa lạ với con người hiện đại nhưng rất quen thuộc với con người thời trung đại. “Vô vi” trước hết là khái niệm của Đạo giáo với chủ trương sống tự nhiên hài hòa, không quá ràng buộc bởi các quy luật xã hội. Pháp Thuận là một Thiền sư nên chữ vô vi của ông dùng cũng có thể là vô vi pháp của Phật giáo có nghĩa là từ bi, bác ái, vị tha. Còn với tư cách một người tham gia chính sự thời phong kiến thì vô vi của ông lại thiên về vô vi nhi trị của Nho gia có nghĩa là ung dung, tĩnh tại, không làm gì chỉ lấy đức mà trị dân.

Vậy “vô vi” có thể được xem là nhãn tự của bài thơ và dù hiểu theo góc nhìn tôn giáo nào thì cũng toát lên một tinh thần nhân ái trong đạo trị quốc, bình thiên hạ. Hai câu thơ là lời khuyên của nhà sư trước hết dành cho vị vua đang trị vì đất nước sau đó là lời nhắn nhủ cho hậu thế. Đó cũng là chân lí của muôn đời nếu hiểu theo nghĩa tích cực, đúng đắn. Người lãnh đạo quốc gia nếu không tham vọng bá quyền, không hiếu chiến thì nền thái bình sẽ ngự trị trên thế giới đẹp đẽ này. Hình ảnh chốn chốn dứt đao binh quả thật là một viễn cảnh đáng mơ ước cho mọi người, mọi dân tộc.

Bài thơ Vận nước ra đời từ buổi sơ khai của nền văn học viết. Trải bao thăng trầm của lịch sử, bao cuộc binh đao đến hôm nay đất nước thái bình no ấm, bài thơ vẫn còn nguyên giá trị. Một áng thơ ngũ ngôn hàm súc, cô đọng với một tầm tư tưởng cao thâm. Hơn thế, bài thơ đi vào lòng người bởi một tình yêu, niềm tự hào sâu sắc dành cho đất nước, bởi ước mơ và niềm tin vào tương lai của đất nước. Có ý kiến cho rằng nếu Nam quốc sơn hà là một bản tuyên ngôn độc lập thì Quốc tộ là bản tuyên ngôn hòa bình ra đời sớm nhất của dân tộc ta. Thế hệ chúng ta cần tự hào và tiếp nối truyền thống yêu chuộng hòa bình của ông cha mình bên cạnh việc gắng sức dựng xây cho đất nước mãi đẹp, mãi yên bình.

Bài văn phân tích bài thơ “Vận nước” (Quốc tộ) số 4

Nguyễn Pháp Thuận là nhà thơ nổi tiếng của thời Hán, tác phẩm ông viết ra đã mang những dấu ấn rất sâu sắc và nó có tầm ảnh hưởng rất lớn lao đến sự nghiệp văn chương và công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của tổ quốc, tiêu biểu trong những tác phẩm đó là bài Quốc Tộ của Nguyễn Pháp Thuận.

Nguyễn Pháp Thuận là một nhà nho yêu nước, tư tưởng của ông đã thấm nhuần trong nền văn học và có sức ảnh hưởng rất lớn lao nó mang đậm giá trị cốt lõi và những giá trị lịch sử sâu sắc bài quốc tộ nói về vận mệnh của một đất nước, đó là một đất nước hào hùng và cũng có những ảnh hưởng tới sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước, hình ảnh đất nước đã được tác giả thể hiện rất sâu sắc trong bài viết của mình đó là một hình ảnh đất nước hào hùng và bi tráng vận mệnh của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng nó mang những âm thanh rất đặc sắc và mang đậm hình ảnh về một đất nước thái bình. Vận mệnh đất nước được tác giả miêu tả và so sánh như mây leo, ở đây có sự so sánh như vậy là do hình ảnh vận nước có ảnh hưởng lớn tới dân chúng, nhân dân có đủ cơm ăn áo mặc không thì đều phụ thuộc vào vận mệnh đất nước thịnh hay suy, hàng loạt những hình ảnh đó đã ảnh hưởng sâu sắc tới vận mệnh đất nước hào hùng này:

Vận nước như dây mây leo quấn quýt,

Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình.

Vô vi ở nơi cung điện,

Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.

Vận nước ở đây được hiểu là tình hình đất nước thịnh hay suy, nó được sử dụng như những sợi mấy leo quấn quýt bởi nó có ảnh hưởng lớn tới nhiều yếu tố khác, vận nước ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân, nhân dân có thịnh hay suy hay không đều là do vận nước quy định, nó có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình của nhân dân, nhân dân ấm no hạnh phúc khi được sống trong cảnh thái bình, nhân dân được tự do hạnh phúc, trong khi ở cõi trời Nam đang mở ra một cảnh thái bình nhân dân có cơm ăn áo mặc có được cuộc sống sung túc và giàu tình yêu thương giữa con người với con người.

Cuộc sống của nhân dân có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của đất nước đó là một hình ảnh đất nước thái bình nhân dân có đủ cơm ăn áo mặc, vận mệnh đất nước chi phối những điều đó và nó có sức ảnh hưởng rất lớn, tác giả đang lo cho vận mệnh của đất nước vì đang có những cảm xúc đặc biệt trong một xã hội thái bình, nhân dân có đầy đủ cơm ăn và có đủ điều kiện để lo cho chính bản thân mình. Vận nước được tác giả nêu lên ở đây là đang trong cảnh thái bình, nhân dân được sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc, nhân dân có đủ điều kiện để mưu sinh và nó gắn với đó là tác giả đang mong muốn cho đất nước được thái bình đất nước thịnh vượng và nhân dân có đủ điều kiện để phát triển, mong muốn cho nhân dân có cuộc sống hạnh phúc ấm no, nó ảnh hưởng lớn đến đất nước và cũng chi phối nhiều điều đến vận mệnh của đất nước.

Xuất phát là một nhà nho yêu nước, ông luôn có tinh thần cởi mở và mở rộng được tầm nhìn cũng như suy nghĩ của mình, với tấm lòng yêu nước thương dân của mình ông luôn để lại những ảnh hưởng lớn đến người đọc và những chi tiết trong bài viết mà ông viết ra nó mang một sức ảnh hưởng và tầm nhìn lớn, khi tác giả có tài nhìn xa trông rộng, nhìn ra vận mệnh của một đất nước của mình, một hình ảnh đất nước anh hùng thái bình nhân dân không phải sống trong cảnh lầm than, một cuộc sống hào hoa tráng lệ đã diễn ra khi vận nước mãi được bình yên, nhân dân sẽ có đủ điều kiện để phát triển bản thân mình trong một xã hội công bằng tự do không có sự áp bức bóc lột nữa. Tác giả luôn mong ước và có khát vọng lớn lao về một đất nước anh hùng hào hùng và có sự ảnh hưởng lớn đến nhân dân. Hình ảnh về một đất nước thái bình đã được tác giả thể hiện sâu sắc trong bài thơ nó mang một âm hưởng rất sâu sắc, trong khi nhân dân được sống trong cảnh thái bình thì ở điện vô vi những cung điện, không còn chiến tranh không còn chết chóc và mở ra một thời kì tươi sáng cho nhân dân, ở đâu cũng hết đao binh không còn giết chém nữa. Nhân dân được sống trong cảnh bình an.

Từ vô vi ở đây có ý nghĩa rất sâu sắc nó khuyên ngăn con người trở thành một người tài đức và có sự ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật xây dựng hình tượng của tác giả đó là một hình ảnh về một đất nước hào hùng, trong hai cau thơ đâu đó là tình yêu mến đối với đất nước những mong ước của tác giả về một thời kì thịnh vượng, tác giả đang có những cảm xúc lớn lao đối với nó và cũng ảnh hưởng sâu rộng tới hình ảnh về một đất nước anh hùng hòa bình, nhân dân được sống một cuộc sống hết sức anh hùng và hào hùng, chúng đã tạo nên một âm điệu và cả những cảm hứng rất lớn và sâu sắc trong lòng người đọc, khát khao hòa bình, đó là những tình cảm đặc biệt mà tác giả thể hiện trong bài thơ này, đó là niềm tin tươi sáng và mở ra cho mỗi chúng ta những hình tượng thơ đặc sắc.

Hai câu thơ cuối tác giả đã nói về quá trình đấu tranh để đạt được độc lập tự do và nó mang một âm hưởng nhẹ nhàng và có sức lay chuyển mạnh mẽ tới người đọc, và những điều đó đã tạo nên trong con người của tác giả những cảm xúc đặc biệt và mang những điều thật lạ lung, sự đấu tranh đó diễn ra trong một quá trình không phải một ngày hai ngày mà nó là cả một quá trình, quá trình hành động và phát triển trong nhân dân, cho dân chúng, nó mang những âm hưởng của đời sống và có sức gợi tả sâu sắc, trong cung điện hào hoa đó sẽ xuất hiện những hình ảnh anh hùng không còn là chết chóc hay những đổ máu tang thương nữa, tác giả đang hình dung về một đất nước không có chiến tranh nó tạo ra cho mỗi con người niềm tin và những ảnh hưởng đó có tác động lớn đến nhân dân và mang đậm những phong vị của quê hương đất nước, tình yêu mến của tác giả đã và đang diễn ra rất sôi động và nó có ảnh hưởng lớn đến niềm tin và những tác động đó cũng ảnh hưởng lớn đến tâm trạng thời thế cũng như vận mệnh về một đất nước mến thương.

Khắp mọi nơi trên trái đất đã không còn hình ảnh đao binh nữa tất cả bị dập tắt không còn chiến tranh chết chóc bi thương nữa, nó có ảnh hưởng lớn đến những điều lớn lao và có sức gợi tả những điều đáng quý trong tâm hồn của tác giả, mỗi tác giả đều có những ảnh hưởng và sức ảnh hưởng tới cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước, sự mong ước và khát vọng lớn lao xuất hiện trong tâm hồn của tác giả vì vậy nó ảnh hưởng lớn tới thơ ca và những lời văn mà ông đang thể hiện trong bài viết của mình, trong cung điện đó có những hình ảnh mang những dấu ấn của những hình ảnh đặc biệt và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Những vần thơ mà ông viết ra đã mang đậm tình yêu đối với quê hương đất nước, mong ước về một đất nước thái bình, một đất nước không còn chiến tranh nhân dân sống trong cảnh thái bình nhân dân không phải chịu nhiều khó khăn cực khổ nữa, điều đó có ảnh hưởng lớn đến hình ảnh về quê hương đất nước và mang những âm điệu sâu sắc.

Khắp nơi trên cung điện này đều đã thể hiện những điều vô cùng lớn lao và trong khoảng không gian rộng lớn này vận mệnh đất nước đã đang tác động đến cuộc sống của nhân dân, nhân dân có điều kiện phát triển mạnh mẽ và ngày càng có những ảnh hưởng lớn tới cộng đồng và những điều đó tạo nên một không gian văn hóa rộng lớn và có sức ảnh hưởng sâu sắc tới mỗi người và tới một đất nước mến thương của dân tộc Việt Nam.

Tình yêu quê hương đất nước của tác giả đã và đang được thể hiện sâu sắc trong bài viết này, nó tạo nên một âm điệu nhẹ nhàng và thể hiện được tấm lòng cao cả và đầy chất nhân văn trong tâm hồn của tác giả, thể hiện những điều nhẹ nhàng và có sức ảnh hưởng lớn lao trong công cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước, một đất nước đã hào nhoáng và in đậm chất thái bình thịnh vượng mang dấu ấn sâu sắc về một hình ảnh đất nước an bình và nhân dân được sống trong cảnh bình an thịnh vượng.

Bài văn phân tích bài thơ “Vận nước” (Quốc tộ) số 5

Bài thơ Vận nước của thiền sư Pháp Thuận được coi là tác phẩm xuất hiện sớm nhất trong bộ phận văn học viết dân tộc. Đỗ Pháp Thuận (915-990) là nhà sư, từng giữ chức vụ cố vấn trong triều đình tiền Lê. Thơ ông thường lời ít nhưng ý nhiều, hàm súc, cô đọng. Bài thơ Vận nước là một trong những bài thơ xuất sắc của nhà sư.

Bài thơ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về thời điểm xuất hiện sớm nhất của văn học viết, có tên tuổi tác giả rõ ràng, có hoàn cảnh sáng tác cụ thể, có tinh thần dân tộc và thực sự có ý nghĩa đóng vai trò đặt nền móng cho một thời đại văn học. Trên thực tế, bài thơ vốn không có tên. Nguyên gốc chỉ là một cách trả lời của thiền sư Pháp Thuận khi được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước bằng bốn câu thơ được chép trong sách Thiền uyển tập anh. Sách này xuất hiện vào thời nhà Trần, nửa đầu thế kỉ XIV. Nhan đề bài thơ Quốc tộ (Vận nước) là do học giả thời nay đặt, căn cứ vào hai chữ mở đầu.

Ngay trong phần mở đầu của bài thơ, tác giả Đỗ Pháp Thuận đã có sự so sánh đầy độc đáo:

Quốc tộ như đằng lạc,

(Vận nước như mây quấn,)

Nhà sư so sánh vận nước như mây quấn. So sánh như vậy nhằm diễn tả rằng vận nước phụ thuộc vào nhiều quan hệ ràng buộc. Vận nước không thể tồn tại của một lực lượng có tính độc lập. Vận nước không chỉ dựa vào một yếu tố mà thành. Nó là quan hệ của nhiều yếu tố để giữ được vận nước phát triển dài lâu, thịnh vượng. Tuy pháp sư không nói ra nhưng ta hiểu: một nước, một quốc gia phải có đường lối trị quốc tốt, phù hợp; có quan hệ ngoại giao và các nước láng giềng tốt; có tiềm năng về quân sự, kinh tế; có sự nhất trí cao giữa người cầm đầu với muôn dân. Có như vậy, thì đâts nước mới thái bình:

Nam thiên lý thái bình.

(Ở cõi trời Nam (mở ra) cảnh thái bình.)

Việc xác định “Trời Nam mở mang nền thái bình” là cách nói thẳng thắn, đầy tinh thần trách nhiệm của nhà sư trước hiện trạng đất nước đang như dây mây kết nối, phức tạp. Đó cũng là sự tiếp nối, hô ứng với nội dung đã được nêu ra từ câu thơ trên. Rõ ràng lời thơ còn có ý nghĩa rộng lớn vượt thời gian của một thời để thành bài học cho muôn đời. Bởi lẽ, triều đại nào cũng rất cần thái độ dám nhìn thẳng vào sự thật, cần sự điều hành, mở mang, vun đắp cho quốc gia được thái bình, thịnh trị. Với câu thơ này, tác giả muốn đem hiểu biết của mình về tư tưởng trị nước bày tỏ với nhà vua (người đứng đầu) làm thế nào để giữ được đất nước yên tĩnh, dân được an cư lập nghiệp.

Vậy, biện pháp nào để đem lại thái bình, an yên cho nhân dân. Ở những câu thơ tiếp nhà sư Pháp Thuận đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề. Đó là:

Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh.

(Vô vi trên điện các,

Chốn chốn dứt đao binh.)

Vô vi là vô vi pháp của nhà Phật, Nghĩa là từ bi bác ái. Điện các là chỉ triều đình, chỉ nhà vua. Cả câu thơ nên hiểu muốn giữ yên vận nước và để vận nước phát triển thịnh vượng nhà vua phải vô vi, phải làm những gì thuận theo lẽ tự nhiên với lòng người. Theo nghĩa nhà Phật làm cho mọi chúng sinh được yên vui, phải lo cho dân.

Câu thơ cuối bài: “Xứ xứ tức đao binh” thực chất cũng chính là câu trả lời cho vấn đề “vận nước”, khẳng định cơ sở vững bền của vận nước trước sau cũng phải dựa trên nền tảng hòa bình, ổn định, thống nhất đất nước. Đây là câu thơ phản ánh truyền thống yêu nước khát khao hoà bình, nhân đạo là nét đẹp của người Việt Nam. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh rằng Việt Nam là một đất nước yêu hòa bình, ghét chiến tranh. Nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu hết mình vì nền hòa bình độc lập ấy. Mọi nơi đều hòa bình, không có chiến tranh, lúc đó muôn dân mới được thái bình, ấm no hạnh phúc. Điều mà nhà sư nói trong bài thơ chính là chân lí cho muôn đời nay.

Bài thơ Vận nước bộc lộ tư tưởng trị nước, cách nhìn xa trông rộng của tác giả. Và trên hết, bài thơ thể hiện tình yêu nước, yêu dân của nhà sư Pháp Thuận. Bài thơ mang tính chính luận, có sức sống lâu bền chính bởi đã đề cập đến vấn đề lớn lao của dân tộc, khơi gợi hứng thú và mối quan tâm cho mọi người dân Việt Nam.

Bài văn phân tích bài thơ “Vận nước” (Quốc tộ) số 6

Theo Thiền uyển tập anh ngữ lục, vua Lê Hoàn thường hỏi thiền sư: “Vận nước ngắn dài thế nào?”. Nhà sư đáp lại bằng bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú để trả lời vua. Nhà sư ở đây không ai khác chính là Thiền sư Đỗ Pháp Thuận ông chính là tác giả của bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú nói trên, đó là bài “Quốc Tộ”( Quốc Tộ). Thiền sư Pháp Thuận (915-990) họ Đỗ, không rõ tên thật và quê quán, là người “học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ thế cuộc đương thời”- Thiền uyển tập anh). Ông là một nhà nho yêu nước, tư tưởng của ông đã thấm nhuần được thể hiện ở trong văn chương, hay là trong những hành xử của ông đối với đất nước, nhất mực trung thành phò vua giúp nước. Nhà sư tham gia đắc lực vào triều chính thời Tiền Lê, có vị trí vai trò rất quan trọng được vua Lê Hoàn rất mực kính trọng và tin cậy.

Vua Lê Hoàn thường hay tâm sự hỏi han ông về các việc triều chính, ông không chỉ là một nhà chính trị mà còn là một nhà thơ xuất sắc. Những tác phẩm của ông viết ra có tầm ảnh hưởng lớn lao đến sự nghiệp văn chương và công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Tiêu biểu là tác phẩm “Quốc Tộ”, bài thơ được làm sau năm 981-982, khi vua Lê Hoàn đích thân đi chinh chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ dân tộc và kết quả toàn thắng. Bài thơ “Quốc Tộ” được coi như là một trong những bài thơ sớm nhất có tên tác giả của Việt Nam. Bài thơ chính là lời tiên tri của Pháp sư khi trả lời câu hỏi về vận nước của nhà vua.

Đây là một trong những tác phẩm mở đầu văn học viết Việt Nam. Bài thơ bắt đầu bằng hai chữ “Quốc Tộ” đã tạo nên sự mở đầu ý nghĩa: ngôi nước được tôn cao ( tộ có nghĩa là ngôi), phúc nước được trường thịnh ( tộ còn có một nghĩa nữa là phúc- lành, may). Bài thơ này là lời đáp của Thiền sư Pháp Thuận khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, cô đọng ngắn gọn, vẻn vẹn hai mươi chữ mà ý nghĩa thật sâu xa.

Ở câu thơ đầu tiên,tác giả mượn hình tượng thiên nhiên để nói về vận may của đất nước:

“Vận nước như mấy quấn

(Quốc tộ như đằng lạc)

Nghệ thuật so sánh vận nước như dây mây leo quấn quýt vừa gợi sự bền chặt, vừa gợi sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng. Cả câu ý nói vận may của nước nhà bền chặt. Tiếp theo câu thơ thứ hai là cách nói trực tiếp:

Trời Nam mở thái bình

(Nam thiên lí thái bình)

Hai câu thơ đầu đã phản ảnh một tâm trạng phơi phới niềm vui, niềm tự hào, lạc quan của tác giả đồng thời củng cố niềm tin của nhà vua vào vận nước. Cái hay ở đây đó là hai chữ “thái bình”, vì hai chữ này vừa kết hai câu thơ đầu vừa mở đầu vừa mở vào hai câu cuối. Vận nước xoay quanh hai chữ “thái bình” mà đường lối trị nước cũng hướng tới hai chữ “thái bình”. Tuyên ngôn của hai câu đầu vang lên là mục đích, là khát vọng hòa bình, no ấm, sống trong sự thái bình của tác giả đối với vận mệnh của đất nước. Ở hai câu thơ đầu này thì tác giả sử dụng những hình ảnh sinh động như: “dây mây leo quấn quýt” tượng trưng cho sự bền chặt, chắc chắn của vận mệnh đất nước. Câu thứ hai ở từ “trời Nam”( Nam thiên) nhắc tới “Nam quốc sơn hà” đó là niềm tự hào và khẳng định chủ quyền của nước ta độc lập. Đường lối trị nước, cô đọng lại trong hai chữ “vô vi”:

Vô vi trên điện các

Chốn chốn dứt đao binh

(Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh)

“Vô vi” theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật tự nhiên. Vô vi theo Nho gia là phương sách đức trị: “trị nước bằng đức thì vô vi mà thiên hạ theo về”. Vô vi khi vào Phật có Pháp vô vi đề cao từ bi, bác ái, lấy đức hóa dân, không cần dùng đến các biện pháp bạo lực. Như trong bài thơ này tác giả sử dụng từ “vô vi” còn mang ý nghĩa khuyên con người hãy sống thật sống hợp với lẽ tự nhiên. Trách nhiệm cao cả của một nhà vua đó là là tu nhân tích đức, sống có đạo đức thì mới cảm hóa được lòng dân, nhân dân mới tin tưởng, khâm phục, theo đó làm gương. Nhà vua phải hiểu được lòng dân muốn gì, hành xử với nhân dân ra sao hợp lí với quy luật tự nhiên, đó là kế sách trị nước lâu dài trong quan hệ nhân quả luân hồi.

Vậy ý của Thiền sư đó là muốn khuyên nhà vua hãy dùng phương pháp lấy đức trị quốc, lấy cái đức mà giáo hóa nhân dân. Tiếp theo đó là chữ “cư” trong “cư điện các” nếu hiểu theo nghĩa đơn thuần đó là “ở nơi điện gác”, những ở đây tác giả lại muốn nói đến cách cư xử, điều hành. Còn “điện các” là để chỉ cung điện nơi bàn việc chính sự. Như vậy thì “cư điện các” là muốn nói tới nơi triều chính điều hành chính sự. Có thể nói rằng ở hai câu thơ cuối là kế dựng nước mà Thiền sư Đỗ Pháp Thuận muốn tâu lên nhà vua. Lời thơ như một tấm chân tình mà Thiền sư muốn nói lên ước nguyện của dân ta đó là muốn đất nước thịnh trị, nhân dân được sống trong no ấm thái bình.

Chúng ta đặt bài thơ vào hoàn cảnh đất nước thời bấy giờ mới thấy được sự tài giỏi, tầm nhìn rộng lớn sâu sắc của Thiền sư và cũng cho chúng ta thấy ý thức trách nhiệm của đại sư đối với đất nước. Sau nhiều năm bảo vệ, giữ gìn, nhưng cũng rất nhiều năm chiến tranh loạn lạc do nội chiến- loạn Mười hai sứ quân và được Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn thống nhất đất nước, do chiến tranh xâm lược, sự nổi dậy của những thế lực muốn tạo phản lật đổ vua để cướp vương vị, thì vào năm 981 với cuộc chiến tranh xâm lược của quân Tống, Lê Hoàn đã đánh bại quân Tống thì đất nước ta bước vào thời kì tương đối ổn định.

Tuy vậy nhưng những phần tử vẫn luôn muốn mưu toan nổi dậy, những tập tục hung hãn thời bấy giờ vẫn còn, nhưng nguyện vọng của con người bấy giờ chính là sự “thái bình”, nhân dân vẫn luôn ước vọng sẽ sống trong sự yên ổn, không có sự đổ máu, đất nước sống trong sự đoàn kết không chém giết lẫn nhau. Vậy chúng ta thấy được sự sáng suốt và nhanh nhạy trong suy nghĩ của Thiền sư khuyên nhà vua trị nước bằng đường lối “vô vi”, hãy lấy đức để cảm hóa lòng dân và đó cũng chính là ước nguyện của nhân dân muốn.

Bài thơ được viết ra dưới tình yêu quê hương đất nước, yêu con người của tác giả, vì vậy khi đọc bài thơ mang một âm hưởng nhẹ nhàng, trầm ấm thể hiện tấm lòng cao cả và đầy chất nhân văn trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ góp phần vào công cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước bằng thơ ca, còn cho thấy cái tầm nhìn xa trông rộng về chính sách dựng nước.Không chỉ có thể đây còn là một bài ca, ca ngợi đất nước, một niềm tin về đất nước vững bền thịnh vượng dài lâu.

Đã hơn một nghìn năm trôi qua vậy mà bài thơ “Quốc Tộ” của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận vẫn còn giữ nguyên giá trị đến tận bây giờ và mãi về sau này. Vận nước dưới thời Tiền Lê là thái bình, là tắt đao binh, nhân dân được sống trong no ấm. Vậy ở thời hiện nay chúng ta phải cố gắng hết sức để bảo vệ đất nước, đổi mới đất nước để đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. Là thế hệ trẻ chúng ta hãy học và thực hành tốt tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ để áp dụng vào đời sống.

Bài văn phân tích bài thơ “Vận nước” (Quốc tộ) số 7

Đỗ Pháp Thuận là một trong những nhà thơ đi đầu trong phong trào yêu nước, khát vọng giành độc lập tiêu biểu của dân tộc. Tiêu biểu trong đó có bài thơ Quốc Tộ được tác giả viết vào năm 981 sau khi trả lời kế sách bình thiên hạ cùng với Lê Đại thành.

Mở đầu bài thơ của mình, tác giả đã dùng lối nghệ thuật so sánh với câu: “Quốc tộ như đằng lạc”, từ “Quốc tộ” ở đây chính là việc nước, lúc đó chúng ta thường nghĩ đến những kế sách để dựng nước, bảo vệ tổ quốc của mình. Những trí tuệ sáng tạo được đưa ra bởi những người được xem là hiền tài của đất nước, tác giả đã sử dụng những câu thơ để so sánh làm tăng thêm độ cứng cũng như chất thép cho câu thơ tác giả muốn nói đến.

Việc nước mang một ý nghĩa khái quát như là cái cách mà chúng ta vẫn thường đối nhân xử thế, hay cái cách mà chúng ta dùng để trong đối nội đối ngoại với các nước láng giềng. Để có thể chăm sóc cho những người dân khi mà đất nước đang còn có một nền tảng về quốc phòng, quân sự còn quá non yếu.

Nó chẳng phải chỉ có ý nghĩa cho sự vững bền, dài lâu hay phát triển một cách thịnh vượng. Tâm trạng của tác giả chính là tiếng nói của từng con người trong từng thời đại khác nhau. Mang một tấm lòng yêu nước với khát khao làm cho đất nước cùng dân chúng luôn được sống trong cảnh ấm no thịnh vượng:

“Quốc lộ như đằng lạc

Nam thiên lí thái bình”

Tạm dịch:

“Vận nước như dây mây leo quấn quýt

Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình.”

Đây như là một lời tuyên ngôn mục đích, là khát vọng cho hòa bình của tác giả đối với vận mệnh chung của đất nước, nói đến quá trình đánh cho giặc tan rã và giành độc lập dân tộc đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới, đất nước thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc:

“Giặc than muôn thủa thăng bình

Bởi đâu đất hiểm cốt hình đức cao“

Có lẽ rằng đây chính là bài ca của sự hòa bình, những mong muốn có thể đánh đuổi được bọn giặc ngoại xâm để giành độc lập về cho dân tộc, muốn cho dân chúng có thể chung sống và được hưởng thái bình, có cuộc sống bình yên, đất nước được tự do sẽ không có cảnh tang thương, nước mất nhà tan sự bi thương của những lần tàn phá. Vì vậy, các vua quan cần đưa ra những giải pháp cũng như những hành động cụ thể để thể hiện lên những trách nhiệm và vai trò của vua tôi đối với dân chúng của một đất nước đang trong thời kì loạn lạc.

“Vô vi cư điện các

Xứ xứ tức đao binh”

Qua câu thơ trên tác giả muốn tỏ rõ là một thái độ sống phù hợp với tự nhiên, không làm trái với những quy luật của tự nhiên và xã hội. Từ “vô vi” ở đây có nghĩa là không làm gì cả mà nó có nghĩa sâu hơn đó là thuận theo tự nhiên và không làm trái ý nó.

Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa là khuyên răn dạy bảo cho những con người về cách sống hợp với quy luật của tự nhiên, trách nhiệm của người làm vua là phải không ngừng tu nhân tích đức, phải có sức cảm hóa thì mới làm cho dân chúng phục và lấy làm noi theo.

Đức sáng thì tâm mới quy, phải có một tâm hồn thánh thiện và đức tính tốt đẹp cao cả thì dân chúng mới có thể quy phục, mới thu hút và chiếm được lòng dân, nhà vua phải là người luôn hiểu được lòng dân, phải lấy dân làm gốc rễ phát triển đất nước. Phải có một thái độ ứng xử với dân hợp lý, hợp tình, thường xuyên bám sát vào đời sống nhân dân thì mới hiểu được những mong muốn cũng như những khó khăn mà người dân đang từng ngày phải gánh chịu.

Những điều trên phải là chân lý để nhà vua lấy làm tiền đề để cai trị đất nước, có như thế thì đất nước mới phát triển, vua tôi mới có thể đồng lòng cùng chung tay để xây dựng và cai trị đất nước theo một quy luật nhân quả đó. Điều mà tác giả đang muốn nhắc tới trong câu thơ này đó chính là khát vọng giành độc lập, tự do cho nhân dân, điều này sẽ thực sự khả thi khi mà dân chúng đoàn kết và cùng nhau chung sức để đánh đuổi giặc ngoại xâm và vua luôn phải là một tấm gương sáng và đi đầu trong phong trào chống giặc ngoại xâm giải phóng đất nước.

Bài thơ là tấm gương sáng để chúng ta có thể nhận thức được sự đúng đắn cũng như tầm quan trọng của tự do với một đất nước là niềm tin vững chắc lấy kế sách lấy sự hòa bình, bảo toàn lãnh thổ và làm yên lòng dân làm trọng yếu để bảo vệ tổ quốc.

Bài văn phân tích bài thơ “Vận nước” (Quốc tộ) số 8

Năm 980, Lê Đại Hành được tướng sĩ và triều đình tôn lên làm vua, mở đầu triều đại nhà Tiền Lê. Năm 981, Lê Đại Hành đại phá giặc Tống xâm lược, năm sau đánh dẹp Chiêm Thành, mở ra một thời kì mới: thái bình cho đất nước.Bài thơ “Quốc tộ” có lẽ đã được ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử như thế. Đỗ Pháp Thuận không chỉ nói về vận nước mà còn nhắc khẽ nhà vua phải làm gì, làm như thế nào để mở ra cảnh thái bình, thịnh trị cho đất nước.

Nguyên tác bằng chữ Hán, viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ nhẹ nhàng, trầm ngâm:

“Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lí thái bình.

Vô vi nơi điện các,

Xứ xứ tức đao binh.”

Câu thơ đầu là một so sánh: “Quốc tộ như đằng lạc”. Vận nước như dây leo quấn quýt gợi tả sự vững bền của một đất nước; trăm họ muôn dân một lòng hướng về nhà vua. Vận nước có lúc suy vong, có lúc hưng thịnh. So sánh vận nước như mây quấn, như dây leo, một lời nói cụ thể ngợi ca đất nước bền vững.

Câu thơ nói rõ vận nước bền vững như thế nào? Đó là cảnh tượng: “Nam thiên lí thái bình”, đất nước Nam được thái bình. Giặc ngoại xâm đã bị đánh tan, giặc dã trong nước đã bị đánh dẹp, khắp mọi nơi của trời Nam được yên vui thái bình.

“Vận nước như mây quấn,

Trời Nam mở thái bình”.

Câu thơ thứ hai chữ Hán cất lên, vang lên như một lời ca: “Nam Thiên lí thái bình”. Nam Thiên được nói tới chính là “Nam quốc sơn hà” của nhân dân ta. Vần thơ như nén chặt lại, cảm xúc như lắng xuống sâu sắc, thâm trầm. Hai câu 3, 4 kết cấu theo quan hệ điều kiện – kết quả. Nơi điện các phải vô vi là điều kiện. Khắp mọi nơi tắt hết đao binh là kết quả:

“Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh”.

(Vô vi trên điện gác,

Chốn chốn tắt đao binh).

“Vô vi” nghĩa đen là không làm gì cả. Ở nơi cung điện, nhà vua nhẹ sưu thuế, giám bớt việc binh dịch, quan tâm đến sản xuất, mở mang việc học hành, đem lại no ấm yên vui cho trăm họ… thì đó là “vô vi”. Trái lại, nơi cung điện vua chúa sống xa xỉ, hoang dâm vô độ… thì không phải là “vô vi”. Bậc thánh đế, minh quân trị nước mới biết “vô vi”. Có vô vi nơi điện gác thì khắp chốn cùng quê, nơi thôn cùng ngõ vắng mới không còn tiếng sầu muộn oán hờn, không còn cảnh loạn lạc nữa, việc binh đao được chấm dứt.

Có thể nói hai câu cuối bài thơ là kế dựng nước mà Đỗ Pháp Thuận tâu lên vua Lê Đại Hành. Lời thơ thể hiện ước vọng, nguyện vọng sâu xa của nhân dân ta thời bấy giờ: muốn đất nước thịnh trị, nhân dân được sống yên vui, thái bình. Bài thơ biểu lộ một cái tầm cao về chính trị trong sách lược dựng nước, giãi bày một tấm lòng yêu nước, thương dân, một niềm khao khát hoà bình, một niềm tin về vận nước vững bền, thịnh vượng.

Hơn một nghìn năm trôi qua, bài thơ “Quốc tộ” của Đỗ Pháp Thuận vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa. Vận nước thời Tiền Lê là thái bình, là tắt đao binh. Vận nước ngày nay là đổi mới, dân giàu nước mạnh, hiện đại hoá, công nghiệp hóa đất nước.

Hi vọng bài văn trên giúp bạn hiểu và biết cách phân tích tác phẩm. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên phongnguyet.info

Viết một bình luận