Top 10 Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Lao xao” của Duy Khán hay nhất

Top 10 Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Lao xao” của Duy Khán hay nhất

Viết về tuổi thơ nơi làng quê Việt Nam thì có lẽ “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán vẫn vượt trội hơn cả về phong cách lẫn nội dung. Trong đó có đoạn trích “Lao xao” gây ấn tượng mạnh đối với người đọc về bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam gắn liền với những kí ức tuổi thơ không thể nào quên. Từng câu, từng chữ của Duy Khán như những nốt trầm bổng gieo vào lòng người đọc tình cảm yêu mến và trân trọng. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên làng quê trong đoạn trích “Lao xao” mà phongnguyet.info đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Lao xao” số 1

Bài văn Lao xao trích từ tập hồi kí Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, một trong những tác phẩm được dư luận đánh giá cao trong mảng văn học thiếu nhi từ sau năm 1975 trở lại đây. Qua những kỉ niệm thời niên thiếu của mình ở một làng quê thuộc tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã dựng lại bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt ở nông thôn thuở trước. Tuy đơn sơ, nghèo khó nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp tươi mát và ấm áp tình người.

Bằng đôi mắt quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến quê hương, nhà văn đã vẽ nên bức tranh sinh động, phong phú về thế giới các loài chim. Sau mấy câu mở đầu miêu tả khung cảnh làng quê lúc chớm vào hè, tác giả tả và kể về một số loài chim quen thuộc. Các loài chim được chia theo hai nhóm. Nhóm chim lành gần gũi với con người như bồ các, sáo sậu, tu hú… Nhóm chim ác như diều hâu, quạ, chim cắt… Đặc biệt là chèo bẻo dám đánh lại lũ chim ác. Tác giả đã chọn ở mỗi loài chim một vài nét nổi bật về tiếng kêu, màu sắc, hình dáng, hoặc tập tính của chúng để miêu tả.

Khung cảnh làng quê lúc sang hè với bao màu sắc và hương thơm của các loài hoa quen thuộc, cùng với vẻ rộn rịp, xôn xao, tất bật của bướm ong: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

Đây là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp thể hiện vốn sống, vốn hiểu biết khá phong phú của tác giả. Thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn trong sáng và trí tưởng tượng phong phú của tuổi thơ. Từng loài chim được miêu tả trong mối quan hệ với con người, theo cách đánh giá của dân gian và ít nhiều mang tính biểu tượng cho từng loại người trong xã hội: Con tu hú to nhất họ, nó kêu “tu hú” là mùa tu hú chín; không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết, nó bay đi đâu biệt. (Quả tu hú tức là quả vải).

Bầu trời cao rộng, những cánh chim thoả sức vẫy vùng: Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn. Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh… Các loài chim dữ như diều hâu, quạ, chim cắt… chủ yếu được miêu tả qua đặc điểm hoạt động của chúng như diều hâu hay bắt gà con, chèo bẻo hay đánh nhau với diều hâu và chim cắt… Tác giả kể chuyện con sáo nhà bác Vui tọ toẹ học nói, chuyện về sự tích con bìm bịp và tả những cuộc giao chiến giữa các loài chim: Ấy là nhũng con chèo bẻo. Chúng lao vào đánh con diều hâu túi bụi. Lông diều hâu bay vung tứ linh, miệng kêu la “chéc, chéc”, con mồi rời mỏ diều hâu rơi xuống như một quả rụng. Diều hâu biên mất. Con diều hâu được mẻ hú vía, lần sau cụ bảo cũng không dám đến. Nếu có đến lại là con khác!

Sự kết hợp khéo léo giữa miêu tả, kể chuyện và nhận xét, bình luận chứng tỏ vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho các loài chim – người bạn thân thiết nhất của tuổi thơ: Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già. Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”… Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm.

Đó là cách nhìn trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo quan niệm phổ biến lâu đời của dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như con người. Qua những kỉ niệm thời niên thiếu, nhà văn Duy Khán đã tái hiện bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở nông thôn. Hiện thực cuộc sống đã trở thành chất liệu nghệ thuật dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn. Có thể nói Duy Khán đã gửi cả tâm hồn mình vào những trang viết mộc mạc, hồn nhiên và đầy chất thơ như thế.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Lao xao” số 2

Lao xao là một lát cắt Bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt ở nông thôn thuở trước. Tuy đơn sơ, nghèo khó nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp tươi mát và ấm áp tình người. Bằng đôi mắt quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến quê hương, nhà văn đã vẽ nên bức tranh sinh động, phong phú về thế giới các loài chim.

Sau mấy câu mở đầu miêu tả khung cảnh làng quê lúc chớm vào hè, tác giả tả và kể về một số loài chim quen thuộc. Các loài chim được chia theo hai nhóm. Nhóm chim lành gần gũi với con người như bồ các, sáo sậu, tu hú… Nhóm chim ác như diều hâu, quạ, chim cắt… Đặc biệt là chèo bẻo dám đánh lại lũ chim ác. Tác giả đã chọn ở mỗi loài chim một vài nét nổi bật về tiếng kêu, màu sắc, hình dáng, hoặc tập tính của chúng để miêu tả.

Khung cảnh làng quê lúc sang hè với bao màu sắc và hương thơm của các loài hoa quen thuộc, cùng với vẻ rộn rịp, xôn xao, tất bật của bướm ong: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau Đề hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi. Đây là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp thể hiện vốn sống, vốn hiểu biết khá phong phú của tác giả.

Thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn trong sáng và trí tưởng tượng phong phú của tuổi thơ. Từng loài chim được miêu tả trong mối quan hệ với con người, theo cách đánh giá của dân gian và ít nhiều mang tính biểu tượng cho từng loại người trong xã hội: Con tu hú to nhất họ, nó kêu “tu hú” là mùa tu hú chín; không sai một tẹo nào. Cả làng có mỗi cây tu hú ở vườn ông Tấn. Tu hú đỗ ngọn cây tu hú mà kêu. Quả chín đỏ, đầy ụ như mâm xôi gấc. Tiếng tu hú hiếm hoi; quả hết, nó bay đi đâu biệt.(Quả tu hú tức là quả vải).

Bầu trời cao rộng, những cánh chim thoả sức vẫy vùng: Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lận. Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh… Các loài chim dữ như diều hâu, quạ, chim cắt… chủ yếu được miêu tả qua đặc điểm hoạt động của chúng như diều hâu hay bắt gà con, chèo bẻo hay đánh nhau với diều hâu và chim cắt…

Tác giả kể chuyện con sáo nhà bác Vui tọ toẹ học nói, chuyện về sự tích con bìm bịp và tả những cuộc giao chiến giữa các loài chim: Ấy là nhũng con chèo bẻo. Chúng lao vào đánh con diều hâu túi bụi. Lông diều hâu bay vung tứ linh, miệng kêu la “chéc, chéc”, con mồi rời mỏ diều hâu rơi xuống như một quả rụng. Diều hâu biên mất. Con diều hâu được mẻ hú vía, lần sau cụ bảo cũng không dám đến. Nếu có đến lại là con khác! Sự kết hợp khéo léo giữa miêu tả, kể chuyện và nhận xét, bình luận chứng tỏ vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho các loài chim – người bạn thân thiết nhất của tuổi thơ: Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già.

Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”… Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm. Đó là cách nhìn trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo quan niệm phổ biến lâu đời của dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như con người.

Qua những kỉ niệm thời niên thiếu, nhà văn Duy Khán đã tái hiện bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở nông thôn. Hiện thực cuộc sống đã trở thành chất liệu nghệ thuật dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn. Có thể nói Duy Khán đã gửi cả tâm hồn mình vào những trang viết mộc mạc, hồn nhiên và đầy chất thơ như thế.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Lao xao” số 3

Đánh giá một bài văn miêu tả nói riêng, một tác phẩm văn học nói chung, có hai quan niệm khác nhau. Quan niệm thứ nhất từ cái nhìn thấy. Còn quan niệm thứ hai: từ cái cảm thấy. Đọc đoạn trích Lao xao, nhiều người cho rằng ý nghĩa của nó là miêu tả loài vật, còn chúng tôi nghĩ: đằng sau thế giới loài vật là một cái gì khác. Cái khác ấy phải chăng là không khí yên ả, thanh bình cố hữu của làng quê người Việt và những triết lí dân gian, quan điểm thẩm mĩ dân gian?

Một bức tranh về không khí yên ả thanh bình của làng quê người Việt. Làng quê người Việt vốn có một không khí yên ả thanh bình cố hữu sau luỹ tre xanh. Ở đó tồn tại một nền văn minh nông nghiệp ngàn đời. Rất ít biên động, rất ít đổi thay đến mức người ta tưởng như sinh ra đất trời vốn thế. Trình độ sản xuất đã không cao, quan hệ giữa con người với nhau lại là quan hệ truyền thống (trong họ, ngoài làng). Đời sống vật chất và tinh thần ấy đã tạo nên một không khí làng quê thuần khiết. Không khí ấy đã biến đổi dần đi trong quá trình đô thị hoá. Và chính từ quá trình ấy, những gì một đi không trở lại mới được nhớ về như một hoài niệm xa xôi. Những ngày ấy, mùa hè là ngày hội của hoa thơm, bướm lượn. Hoa thì đủ các loài: hoa lan, hoa móng rồng, hoa dẻ. Mỗi thứ hoa mỗi sắc, mỗi hương: hoa lan nở trắng, hoa dẻ từng chùm, còn hoa móng rồng thì bụ bẫm và thơm mùi mít chín. Những loài hoa hào phóng ấy đem đến cho quê làng một không gian đặc quánh mùi thơm.

Nó có sức hấp dẫn với cả muôn loài, nhưng trước hết là với ong, với bướm. Cuộc giành giật để phân chia lãnh địa giữa chúng hết sức tự nhiên và chiến thắng bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh. Tính cách giống loài của chúng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ: ong vàng, ong vò vẽ, ong mật, chẳng cần biết phải trái ra sao, tất cả đều xông vào đấu lực, còn các cô bướm hiền lành thấm nhuần phương châm xử thế “tránh voi chẳng xấu mặt nào” lặng lẽ bay đi. Nhưng, dù sao đó chỉ là một khúc dạo đầu. Thế giới của loài chim xuất hiện trên bầu trời bằng tiếng kêu dõng dạc của con bồ các. Mỗi loài có một tập tính riêng, cả chim hiền và chim ác.

Chim hiền thì thân thiết với nhà nông, gần gũi với con người: sáo sậu, sáo đen đậu trên lưng trâu, riêng con sáo đen nhà bác Vui tọ toẹ học tiếng nói con người, biết tự bay đi kiếm ăn nhưng chiều chiều lại trở về với chủ. Con tu hú là bạn của mùa vải như vị thiên sứ báo tin vui, nó đến và đi bất chợt. Còn chim ác như những nhân vật phản diện trong truyện cổ tích. Chúng không những có hình dáng khó coi mà còn vô cùng hiểm độc. Như con diều mũi khoằm giả vờ bay liệng trên cao như một kẻ vô tâm nhưng khi đánh hơi được con mồi, nó lao như mũi tên xuống đất. Không cao đạo kiểu cách như diều hâu, quạ, dù là quạ đen hay quạ khoang đều là những kẻ phàm ăn, tục uống. Không bắt được gà con,, không ăn trộm được trứng, chẳng một chút nề hà, nó sà ngay vào chuồng lợn, không cần kén cá chọn canh. Nhưng quạ, diều hâu không đáng sợ bằng chim cắt.

Thân nhỏ nhưng bay nhanh, trở thành một thứ hung thần, một loại quỷ đen khủng khiếp, cắt là một nỗi kinh hoàng với một thứ vũ khí lợi hại vô song: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. Ám ảnh đối với trẻ thơ đã đành (bao nhiêu con bồ câu của nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết), mà tất cả loài chim đều chưa ai địch nổi. Như thế là xã hội loài chim dưới con mắt tò mò, ưa khám phá, tìm tòi luôn có vấn đề đặt ra với nó. Phải có một Thạch Sanh, phải có một chàng hiệp sĩ. Nhưng bất ngờ thay, chàng hiệp sĩ ấy vóc dáng mới nhỏ bé làm sao, lại bị nghi oan là kẻ cắp. Tên tội đồ chịu tiếng xấu, nhưng trước bất công đã không thể làm ngơ.

Chính nó đã lao vào đánh con diều hâu túi bụi. Chính nó đã tổ chức bủa vây làm cho quạ đổn không còn đường thoát phải “đến chết rũ xương”. Và lần này nữa, trước loài cắt dữ gian manh, những chú chèo bẻo đã dũng cảm lao vào thử sức. Việc mạo hiểm ấy vốn đã ấp ủ từ lâu nhưng chưa có cơ hội ra tay, lần này thì cơ hội kia đã đến, hơn thế lại có sự cổ vũ nhiệt tĩnh của đám khán giả vô tư. Cắt đã bị thua, có lẽ lần đầu tiên chịu thua, như những chiếc máy bay B52 “quay tròn xuống đồng Xóc” mà không biết vì sao. Còn đối với bọn trẻ trong xóm, chiến thắng của chèo bẻo hiển hách như một kì công.

Tính chất vô tư của bức tranh tả cảnh giúp ta hình dung: xã hội làng quê người Việt là một xã hội bằng phẳng, yên ả, thanh bình, cố hữu. Đã bao nhiêu đời như thế, tưởng không thể đổi thay. Không gian mà con người ưu ái dành cho các loài hoa bướm, loài chim là sự tĩnh mịch, êm dềm. Đó là nnững cảnh tượng quen thuộc đến mức cứ tưởng nhắm mắt lại là nó lập tức hiện ra: Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dầnVườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoTrời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào tầng không… (Tố Hữu – Khi con tu hú)

Những quan điểm thẩm mĩ dân gian và triết lí dân gian. Quan điểm thẩm mĩ dân gian trước hết là cái nhìn xã hội loài vật như xã hội loài người, con vật như con người. Khác với loại truyện ngụ ngôn, các con vật ở đây hiện ra như những nhân vật cụ thể và sinh động hết sức khách quan, chứ không để minh hoạ cho một bài học luân lí hay triết lí. Mỗi loài vật có một tính cách riêng. Vì vậy, có những con vật đáng ghét, con vật đáng thương. Nhưng sự đáng ghét hay đáng thương cũng ở nhiều cấp độ. Như ở loài chim ác, loài quạ đen, quạ khoang chẳng hạn: bắt gà con, trộm trứng gà là việc bất lương, nhưng không săn bắt được lại rơi vào thế đường cùng thì cũng có một cái gì thật tội.

Còn những con chim hiền lành, nhất là dũng cảm như chèo bẻo mà mang tiếng xấu suốt đời thì ai là kẻ minh oan? Riêng cuộc kịch chiến của gà mẹ với diều hâu, người đọc không khỏi nghĩ đến một tình cảm sâu nặng của con người: tình mẫu tử. Còn triết lí dân gian: đó là bài học về sức mạnh của sự đoàn kết:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Một con chèo bẻo đơn phương độc mã làm sao trị nổi diều hâu, quạ, cắt? Ba lần lập cồng là ba lần chứng thực sức mạnh của bầy đàn (mà con người gọi là đoàn kết). Đối lập với sự đoàn kết là cái cô độc của sự lẻ loi:

Nghèo ăn bắp, họp đông vui

Còn hơn giàu có mồ côi một mình

(Tục ngữ)

Con bìm bịp là tượng trưng cho sự cô đơn, sự lảng tránh xã hội. Suốt ngày, suốt đêm phải chui rúc trong bụi cây, có lẽ đó là sự trừng phạt tinh thần thích đáng nhất, dành cho nó và đối với nó cũng là sự ân hận, giày vò nhất của lương tâm. Bài học “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” cũng thể hiện sinh động ở đây. Người “ở hiền” là đám gà con, chú bồ câu và cả chim chèo bẻo nữa. Còn cái ác, chính nó lại tự đào hố chôn mình, kẻ “gieo gió phải gặt bão”.

Ngoài quan điểm thẩm mĩ dân gian, triết lí dân gian, còn có các yếu tố của nén văn hoá dân gian. Đó là những bài hát đồng dao (Bồ các là bác chim ri,…), các thành ngữ được sử dụng đúng lúc, đúng nơi (Dây mơ rễ má, kẻ cắp gặp bà già,…), các câu chuyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo,…), v.v. Những yếu tố văn hoá dân gian này làm cho bài văn có một không khí nửa hư nửa thực, vừa mới vừa cũ rất hay và đáng được nhớ, được sẻ chia, được đồng tình và trân trọng.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Lao xao” số 4

Viết về tuổi thơ nơi làng quê Việt Nam thì có lẽ “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán vẫn vượt trội hơn cả về phong cách lẫn nội dung. Trong đó có đoạn trích “Lao xao” gây ấn tượng mạnh đối với người đọc về bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam gắn liền với những kí ức tuổi thơ không thể nào quên. Từng câu, từng chữ của Duy Khán như những nốt trầm bổng gieo vào lòng người đọc tình cảm yêu mến và trân trọng

Bức tranh thiên nhiên làng quê hiện lên qua từng câu văn mượt mà, trong sáng thật bình yên và dịu êm. Đó thực sự là một cuộc sống mà nhiều người mơ ước, được hòa mình vào thiên nhiên, sống trọn từng phút giây với thiên nhiên.

Đoạn trích được mở đầu bằng một khung cảnh chớm hè sôi động và náo nhiệt. Những thanh âm của mùa hè tạo nên bản hòa ca độc đáo và mới lạ, mang đến cảm giác an lành cho mọi người. Đó la fhinhf ảnh “bướm, ong tìm đến hút mật” ở khu vườn mùa hạ. Âm thanh “lao xao” của tiếng ong đánh lộn để hút mật dường như tạo nên sự mê đắm đối với người đọc. Đó là một dư vị không phải nơi nào cũng có được, chỉ những vùng quê yên ả mới cảm nhận được những điều tinh tế như vậy.

Duy Khán đã miêu tả bức tranh mùa hè với những thanh âm của vô vàn tiếng chim ‘không biết cơ man nào là chim, tưởng như đây là khoảng trời của riêng chúng”. Chúng đủ các loài chim “từ con bồ các đến chim ri, rồi sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn. CHúng họp thành một thế giới hồn hậu….”. Những thanh âm nhộn nhịp ấy chỉ có thể tìm thấy ở những vùng quê yên bình, trong lành. Tiếng hót của các loài chim tạo thành bản hòa ca vui nhộn, làm rộn vang cả khu vườn. Có lẽ những thanh âm đó kéo người đọc trở về với tuổi thơ có biết bao hoài niệm về kí ức tuổi thơ.

Thanh âm của tiếng chim tu hú gợi nhiều kỉ niệm, đánh thức những điều tốt đẹp của tuổi thơ. Nó gợi nhắc mùa hè, gợi nhắc những mùa vải chín ngọt lành ở trên cây, lay động lòng người. Bằng cách tả tài tình, tinh tế, Duy Khán đã khiến người đọc như lạc vào một thế giới của tuổi thơ, nhiều thanh âm trong trẻo.

Người đọc còn được lắng nghe tiếng “chéc chéc” của mấy chú nhạn ở ngoài mây xanh, tung bay giữa bầu trời tự do, rồi cả tiếng “bìm bipk” của mấy con bìm bịp núp trong bụi cây. Những tiếng kêu đó có cả nỗi oan ức của một kiếp người, một kiếp người thấp cổ bé họng không thể thanh minh được cho bản thân mình.

Duy Khán thực sự rất yêu thiên nhiên của vùng quê Việt nam, dù những thanh âm không trong lành nhưng đối với ông nó lại gắn bó, tạo nên một phần tuổi thơ đáng nhớ nhất.

Đặc biệt hơn hết là bức tranh thiên nhiên làng quê còn có hình ảnh “diều hâu chỉ biết trộm gà” chỉ biết nhìn vào chuồng lợn, chuồng gà…Mặc dù chúng độc ác nhưng chúng cũng là loài chim, tạo nên sự đa dạng, đầy màu sắc của thế giới loài chim. Thật là một bức tranh sôi động, làm dậy vang cả mùa hẻ tuyệt vời.

Thật vậy, “lao xao” của Duy Khán thực sự đã khiến người đọc cảm nhận được bức tranh đồng quê xinh đẹp và bình yên nhất với những thanh âm trong lành. Bằng lối viết gần gũi, hình ảnh đẹp, tài năng quan sát Duy Khán đã vẽ nên bức tranh mê đắm lòng người.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Lao xao” số 5

Bức tranh thiên nhiên làng quê hiện lên trong đoạn trích Lao Xao của Duy Khán thật sinh động, gần gũi với mỗi chúng ta. Đọc văn bản ta như được hòa vào thế giới của các loài chim, của các bài đồng dao thấm đẫm chất dân gian,… và càng thêm yêu hơn phong cảnh làng quê Việt Nam.

Đoạn trích bắt đầu bằng không gian chớm hè, cái náo nhiệt, sôi động của mùa hạ đã tràn ngập khắp nơi: cây cối um tùm, tươi tốt, “cả làng thơm” , đó là mùi hương của “cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng… thơm như mùi mít chín….”. Những mùi vị vô cùng thân thuộc, gần gũi, dung dị, tự nhiên mà biết bao trìu mến với mỗi người. Nhưng đâu chỉ có hương thơm, bức tranh còn trở nên sinh động hơn khi có sự góp mặt của những con ong, cái bướm. Nào ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đang đánh nhau, tranh giành nhau để hút mật, những chú bướm hiền lành lặng lẽ rủ nhau bỏ đi. Từng hình ảnh đẹp đẽ, êm đềm của một vùng quê thanh bình hiện lên khiến người đọc chẳng thể nào quên được.

Ống kính máy quay di chuyển đến những đứa bé ngây thơ, hồn nhiên, chúng tụ đang tập ở góc sân, bàn tán, nói chuyện râm ran với nhau. Và cũng chính lúc ấy thế giới của các loài chim đa dang, phong phú hiện ra. Các loài chim được chia ra làm từng lớp từ chim hiền cho đến chim dữ, với tài năng quan sát và sự am hiểu thế giới loài chim Duy Khán còn chỉ ra những đặc điểm riêng biệt của chúng. Bắt đầu là những chú bồ các với tiếng kêu váng trời, và loài chim này cũng thật đáng yêu khi vừa bay vừa kêu cứ như có ai đang đuổi đánh. Qua lời chị Điệp nào chim ri, sáo sậu, sáo đen,…cũng lần lượt xuất hiện. Chúng đều là họ hàng của nhau và có cùng chung đặc điểm ấy là “hiền”, khi sáo sậu, sáo đen hót báo hiệu năm ấy được mùa; mỗi khi tu hú kêu là thông báo quả đã chín đỏ cây, quả không sai chút nào.

Len lỏi trong những âm vang vui tươi là tiếng kêu của những con bìm bịp. Để lí giải về tiếng kêu của loài chim này, Duy Khán đã kể lại ngắn gọn truyện Sự tích còn bìm bịp. Với sự đan xen hài hòa giữa truyện dân gian và mạch kể khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Mỗi khi bìm bịp kêu là những loài chim ác, chim xấu xuất hiện. Cách tác giả chuyển từ miêu tả các loài chim hiền qua các loài chim dữ cũng thật tinh tế, thông qua tiếng bìm bịp kêu là sự xuất hiện của con diều hâu hung ác.

Con diều hâu được tác giả mô tả các chi tiết về ngoại hình, đặc điểm: bay cao tít, mũi khoằm và đánh hơi rất tinh. Thêm vào đó là hình ảnh của những con quạ đen, quạ khoang chuyên đi ăn trộm trứng,… Tiếp đến là loài chim cắt, cánh nhọn như dao chọc tiết lợn, chúng được ví như loài quỷ đen vụt đến vụt đi. Nhưng chúng cũng phải kiếp sợ trước sự đoàn kết của loài chèo bẻo. Những hình ảnh so sánh thật sinh động, hấp dẫn, giúp người đọc hình dung được dáng vẻ bề ngoài, đặc điểm của các loài chim này.

Bức tranh các loài chim hiện lên thật phong phú, đa dạng về âm thanh và màu sắc. Tác giả đã rất tài hoa trong việc sử dụng các thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích đan xen vào tác phẩm khiến câu chuyện trở nên lí thú và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, Duy Khán cũng khéo léo kết hợp giữa miêu tả, kể chuyện và nhận xét, bình luận qua đó chứng tỏ vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho các loài chim – người bạn thân thiết nhất của tuổi thơ. Cùng với tài năng quan sát tỉ mỉ, ngôn từ giản dị, dân dã, tất cả các yếu tố đó đã hòa quyện vào nhau tạo nên sức hút cho tác phẩm.

Qua bức tranh nhiên thiên ở vùng quê, ta đã nhận thấy rõ tài năng quát sát tinh tường, sự am hiểu về thế giới các loài chim của Duy Khán. Đồng thời cũng thấy được tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết, sâu nặng của tác giả.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Lao xao” số 6

Đọc xong đoạn trích Lao Xao (Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán), gấp sách lại, trước mặt ta vẫn hiện lên một bức tranh làng quê Việt Nam xiết bao thân thương trìu mến, nồng ấm tình người.

Qua những trang viết hồn hậu của Duy Khán, làng quê Việt Nam hiện lên thật bình dị và êm ả. Chính cuộc sống yên ả ở làng quê đã trở thành sức thu hút của loài chim tụ họp về đây, sống chan hoà thân ái với con người. Mở đầu bài văn là một không gian làng quê lúc chớm hè. Nét đặc đã quyến rũ biết bao là bướm, là ong tìm đến hút mật. Âm thanh lao xao của tiếng ong bay, tiếng ong đánh lộn tranh nhau hút mật đem lại cho người đọc một rung cảm nhè nhẹ và dư vị man mác, khó quên.

Nổi bật trên bức tranh cảnh sắc mùa hè tươi đẹp là hình ảnh của các loài chim. Không biết cơ man nào là chim, tưởng như đây là khoảng trời của riêng chúng. Đầu tiên là những loài chim quen thuộc với làng quê và cũng rất gắn bó với cuộc sống của con người: chim, lành. Chúng gồm đủ các chủng loài khác nhau: Từ con bồ các đến chim ri, rồi sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn… Chúng họp thành một thế giới hồn hậu, đáng yêu với những âm thanh rộn rã, tưng bừng.

Ta giật mình trước tiếng kêu váng tai của chú bồ các “các… các… các…” , nhưng cũng cười thú vị trước sự hốt hoảng “vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh” của nó. Ta lâng lâng trước tiếng hót vui tai của chú sáo sậu, sáo đen, và thích thú trước âm thanh “tọc, tọc” học bắt trước tiếng người của con sáo nhà bác Vui. Rồi âm thanh náo động tưng bừng, da diết của tiếng chim tu hú như gọi về, như đánh thức trong ta bao hoài niệm, khiến lòng ta bồi hồi. Tiếng chim tu hú trong bài văn gợi cho người đọc nhớ tới những mùa vải chín ngọt, gợi nhớ tới cả tiếng chim tu hú trong bài thơ của Bằng Việt.

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế

Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa

Hoà vào những âm thanh rộn rã trên những ngọn cây, những đồng lúa, văng vẳng tiếng chao cánh của lũ chim ngói sạt qua, tiếng “chéc, chéc” của mấy chú nhạn vùng vẫy tít tận mây xanh. Rồi bỗng vang lên mấy tiếng “bìm bịp” của mấy con bìm bịp núp trong bụi cây. Những tiếng kêu thật não lòng. Có lẽ, bao nhiêu nỗi oan ức mà nhân gian gán cho nú không gột rửa được hoá thành nỗi niềm gửi vào cả mấy tiếng kêu u uất, nặng nề dó. Thật tội nghiệp cho con bìm bịp, nó cũng là một giống chim hiền mà suốt ngày đêm cứ phải âm thầm chui rúc trong mấy bụi cây, chẳng dám vui vầy cùng họ hàng nhà chim.

Gắn bó với cuộc sống của con người, những loài chim lành đã được nhà văn nhìn nhận bằng con mất đầy thiện cảm, và mối thiện cảm ấy của ông truyền rất nhanh vào người đọc, khiến họ thấy gắn bó với các loài chim, với thiên nhiên, với làng quê. Để tô thêm vào bức tranh thiên nhiên phong phú của làng quê, có hình ảnh của những con diều hâu đáng ghét chỉ biết rình trộm gà, hình ảnh của những con quạ xấu xí đáng khinh với cặp mắt “lia lia, láu láu” dòm ngó vào chuồng lợn, rồi lũ chim cắt ác độc đã xỉa chết bao nhiêu con bồ câu hiền lành.

Chúng là những loài chim ác nhưng chúng là một phần của thế giới các loài chim, một phần của sự sống. Mặc dù chúng hiện lên qua cái nhìn đầy ác cảm của nhà văn nhưng thiết nghĩ cũng không thể thiếu được chúng. Bởi thiếu chúng, làm sao có những cảnh tượng vui mắt của trận đánh của lũ Chèo Bẻo trị lại chim ác. Những cảnh tượng ấy làm cho bức tranh sinh hoạt của thế giới các loài chim thêm sống động, hấp dẫn.

Thế giới các loài chim khiến cho cuộc sống thêm hương vị, nồng ấm. “Lao Xao” là một bức tranh thiên nhiên đồng quê muôn màu sắc, một phần của cuộc sống làng quê được cảm nhận bằng một tâm hồn nhạy cảm, và được phác hoạ lại bằng ngòi bút nghệ thuật tinh tế, tài hoa.

Phải gắn bó sâu sắc với làng quê, với thiên nhiên làng quê đến thế nào, phải yêu mến và trân trọng thiên nhiên và cuộc sống làng quê đến nhường nào, Duy Khánh mới có thể viết được những trang văn đặc sắc như thế. Lao Xao sẽ mãi xao động trong tâm hồn người đọc!

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Lao xao” số 7

Bức tranh thiên nhiên làng quê qua “Lao xao” của Duy Khán gợi lên một nước Việt Nam thanh bình, êm dịu. Chính cuộc sống này đã hút các loài chim đến trú ngụ và sống chung với loài người.

Cảnh chớm hè vào một buổi sáng trên làng quê được tác giả mô tả đa dạng, phong phú. Từ sự quyến rũ của bướm, ong tìm mật ngọt đem đến cho người đọc cảm giác thoải mái, mê mệt. Không chỉ dừng lại ở đó, bức tranh còn nổi bật hơn khi có các loài chim góp phần. Đủ các loại chim từ quen thuộc, gần gũi đến lạ, hiền và ác: chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn,…. Tiếng kêu, tiếng hót của các loài chim đã tạo nên âm thanh nhộn nhịp phá vỡ nét yên tĩnh vốn có của làng quê. Đưa chúng ta về thời thơ ấu với cảnh cũ ngày xưa, bồi hồi da diết nhớ về những kỉ niệm ở miền quê thân thương.

Chim sáo: đậu trên lưng trâu hót, tọ tọe học nói rồi bay đi ăn mãi đến chiều mới về. Chim tu hú thì đứng trên ngọn cây mà gọi mùa tu hú chín. Gọi một mùa vải chín ngọt, tiếng kêu thật da diết lòng người. Những loại chim đặc trưng cho mùa hè cũng được nhắc đến kết hợp các từ lấy: các các, chéc chéc, bịp bịp,… Nghệ thuật nhân hóa cũng được dùng tới: em tu hú đã mang đến cho chúng ta một bức tranh sinh động thế giới loài chim hiền. Tác giả còn sử dụng thêm câu đồng dao quen thuộc. Tác giả còn kể thêm việc bìm bịp ghét sự dối trá, ác độc, gian giảo để nói rõ hơn đặc tính hiền lành của loài chim này.

Đâu đó có tiếng chéc chéc của những chú nhạn vùng vẫy tít tận chân mây. Ở những ngọn cây, đồng lúa thấp thoáng cánh của lũ chim ngói sạt qua. Tiếng kêu não lòng của chim bìm bịp núp trong lùm cây như chẳng dám vui vầy cùng họ nhà chim. Cái nhìn thiện cảm của ông đã được mọi người tiếp nhận nhanh chóng và thấy gần gũi hơn với thiên nhiên, làng quê và hiểu rõ hơn về các loài chim, biết được nỗi khổ cũng như công việc của chúng. Nhưng cái gì cũng có hai mặt thiện và ác, chánh và tà thì câu chuyện mới trở nên hấp dẫn, lôi cuốn người xem được, không gây nhàm chán. Chính vì thế mà tác giả đã tả thêm một số loại chim ác nữa.

Con diều hâu đáng ghét hay rình trộm gà. Tác giả tả ngoại hình của chúng để ta thấy được sự độc ác của chúng: cái mũi khoằm cứ đánh hơi là xà xuống bắt một chú gà con cho rồi vút lên không trung mà vừa bay vừa ăn được. Con quạ xấu xí, đáng khinh với cặp mắt lia lia, láu láu dòm ngó vào chuồng lợn, lén lút ăn trộm trứng, bắt gà con. Lũ chim cắt ác độc đã xỉa xói bao nhiêu con chim bồ câu hiền lành. Chim cắt: nhanh nhẹn, có cái cánh như con dao bầu chọc tiết lợn, khi giao chiến chúng thường thoắt ẩn thoắt hiện.

Chúng ta có thể thấy được từ hình dáng đến tính tình của chúng đều là những loài hung dữ, hung hăng, gây hại. Dù để lại nhiều ác cảm nhưng cuộc sống này cũng không thể thiếu chúng. Nếu không có chúng thì làm sao xuất hiện những loài chim tiêu diệt loài chim ác. Những cô nàng chèo bẻo, gan dạ chống lại những loài chim ác đó, giống như những mũi tên đen hình đuôi cá. Cheo bẻo đã lao vào đánh diều hâu túi bụi khiến diều hâu phải bỏ con mồi. Vây tứ phía đánh quạ bị rụt xương, cả đàn vây vào đánh cắt khiến cho cắt ngấp ngoái.

Tác giả miêu tả cực kì tinh tế về thế giới loài chim vào dịp hè về trên làng quê, đồng ruộng ở Việt Nam và nêu cao sự dũng cảm của chim chèo bẻo. Với sự trải nghiệm thời thơ ấu, sự nhạy cảm, tinh tế của tác giả đã đưa chúng ta về với thiên nhiên, biết hơn về các loài chim của đất nước. Thể hiện rõ bức tranh nhiều màu sắc quê hương, đậm chất dân gian. Chứng tỏ tác giả rất am hiểu về thiên nhiên làng quê Việt Nam.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Lao xao” số 8

Thiên nhiên ở những vùng quê bình yên qua “Lao xao” của Duy Khán cho chúng ta thấy một nước Việt bình yên, êm ái. Chính cuộc sống bình yên này đã thu hút rất nhiều các loài động vật tới định cư làm tổ như cá loài chim, thú quý hiếm.

Trong cảnh thiên nhiên đầu hè vào một buổi sáng trong veo trên làng quê được tác giả diễn tả vô cùng đặc sắc, phong phú. Từ những cánh bướm xinh đẹp quyến rũ khoe những màu sắc rực rỡ từ bộ cánh lung linh của mình. Rồi nhưng chú ông thợ, những cô ong chúa lang thang đi tìm hoa, làm mật dâng hương cho đời.

Rồi bày đàn các loài chim từ chim sáo sậu, chim ri, chim nhạn, chim ngói…những con vật thiện có ác có đều tụ hợp nhau về đây làm tổ tạo ra một bức tranh thiên nhiên tại vùng quê yên bình vô cùng đặc sắc thú vị. Những miêu tả của tác giả làm cho con người cảm thấy như mình đang được hòa mình với thiên nhiên, được sống chung trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đó. Bức tranh của tác giả Duy Khán làm cho nhiều người gợi nhớ về tuổi thơ của mình, những ai đã từng sinh ra từ những miền quê sẽ không bao giờ quên những ngày tháng bắn chim , thả diều, hái hoa bắt bướm….Một tuổi thơ trong veo những ước mơ và hồn nhiên như cây cỏ.

Qua những miêu tả của mình Duy Khán cho người đọc thấy những cảm nhận vô cùng tinh tế của mình với thiên nhiên. Phải vô cùng hiểu rõ về thiên nhiên, hiểu về làng quê Việt Nam thì mới có thể có những miêu tả sinh động, tinh tế tới như vậy. Những cái nhìn của ông miêu tả giữa cái thiện và cái ác, giữa chính và tà khiến cho câu chuyện trở nên bi kịch, hấp dẫn lôi cuốn người đọc người xem, không gây nhàm chán.

Những con diều hâu lúc nào cũng hay trộm gà. Duy Khán đã tả hình dạng bên ngoài của chúng rất rõ nét để người đọc thấy được sự độc ác của loài diều hâu như thế nào: Cái mũi khoằm xuống cứ đánh hơi được mùi thức ăn là xa ngay xuống cắp một chú gà rồi bay vút lên cao. Thể hiện sự nhanh nhẹn, nhưng cũng vô cùng gian xảo, độc ác của loài Diều Hâu. Những con quạ đen xấu xí, chuyên rình ăn xác thối, đáng ghê tởm với cặp mắt láu lâu dòm ngó vào chuồng lợn, rồi lén lút bắt trộm trứng gà. Những con chim cắt thì vô cùng nhanh nhẹn, loài bồ câu thì hiền lành, thủy chung.

Bọn chim cắt nhanh nhẹn ác độc lúc nào cũng bắt nạt những chú bồ câu hiền lành. Thông qua những miêu tả của mình tác giả Duy Khán cũng cho người đọc thấy bức tranh thiên nhiên về miền quê mà ông vẽ lên là một bức tranh vô cùng đẹp, nhưng cũng vô cùng chân thực. Nó chân thực như cuộc sống của con người vậy có những loài thiện và có những loài ác. Cái ác lúc nào cũng rình rập tìm cách hãm hại cái thiện.

Sự miêu tả của tác giả vô cùng tinh tế, khéo léo đi vào thế giới của loài chim trên cánh đồng Việt Nam trong những ngày hè oi ả. Thể hiện sự trải nghiệm vô cùng kỳ thú về những cảnh đẹp trên khắp non sông đất nước ta. Nó là một sự trải nghiệm quý báu. Một kỷ niệm đáng nhớ của tác giả, thông qua trải nghiệm của mình tác giả Duy Khán đã giúp cho những bạn trẻ không có dịp được trải nghiệm thiên nhiên đồng quê Việt Nam được mở rộng tầm mắt thông qua những trang viết của mình.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Lao xao” số 9

Quê hương thanh bình cùng những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ luôn là mảnh đất màu mỡ đối với mỗi nhà văn nhà thơ, để rồi đã có thật nhiều tác phẩm độc đáo và đặc sắc. Một trong số những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả đó chính là tập hồi kí tự truyện “Tuổi thơ im lặng” của tác giả Duy Khán. Tập hồi kí đã vẽ nên khung cảnh về cuộc sống làng quê yên bình, tuy nghèo khó, cơ cực nhưng giàu sức sống, mang trong mình bản sắc độc đáo. Và có thể nói văn bản “Lao xao” trích từ tập hồi kí đã giúp chúng ta cảm nhận được rõ nét bức tranh thiên nhiên làng quê gần gũi, muôn vàn sắc màu.

Trước hết, văn bản “Lao xao” đã mang đến một bức tranh về khung cảnh làng quê Việt Nam vào một buổi sáng chớm hè. Thời khắc chuyển mùa, bắt đầu một mùa mới luôn là thời điểm mà vạn vật đều có sự đổi thay, khoác lên mình những màu áo mới. Bức tranh thiên nhiên nơi làng quê Việt vào buổi sáng những ngày đầu hè đã được tác giả Duy Khán miêu tả thật chi tiết, cụ thể, sinh động và thật ấn tượng. Dường như, cả khu vườn đang náo nức, rộn rã, hứng khởi để đón chờ một mùa đang tới thật gần với tất cả những gì nó có, từ màu sắc, âm thanh cho đến hương thơm.

Đó là gam màu xanh tươi mới của “cây cối um tùm”, màu trắng xóa đến nao lòng của những bông hoa lan, màu vàng của hoa giẻ, hoa móng rồng và của ong bướm. Đó còn là hương thơm, “cả làng thơm”, mùi thơm ngào ngạt của các loài hoa. Và không dừng lại ở đó, khu vườn còn ngập tràn âm thanh của tiếng những chú ong đang “đánh lộn nhau”, những chú bướm “bỏ chỗ lao xao” và tiếng của lũ trẻ con trò chuyện lao xao. Tất cả, tất cả những màu sắc, âm thanh và hương vị ấy đã tạo nên một khung cảnh rất riêng vào buổi sáng chớm hè. Tác giả Duy Khán bằng những câu văn ngắn, kết cấu đơn giản cùng biện pháp so sánh, nhân hóa đã đưa người đọc về với thế giới của làng quê với tất cả những gì tinh khôi, bình yên và đẹp đẽ nhất.

Không dừng lại ở việc miêu tả khung cảnh làng quê vào buổi sáng chớm hè, tác giả Duy Khán còn đưa người đọc đến với thế giới, đến với câu chuyện độc đáo và thú vị về các loài chim. Dưới cái nhìn độc đáo của tác giả, mỗi loài chim đều có một câu chuyện nhỏ, rất riêng và đầy thú vị. Trước hết đó chính là câu chuyện về nhóm chim hiền. Mở đầu đó chính là chim bồ các với tiếng kêu đặc trưng “các…các…các…”. Để rồi, chị Điệp cũng nhanh nhảu đọc bài đồng dao về các loại chim. Từ bài đồng dao thú vị ấy, tác giả có dịp giới thiệu rõ hơn về các loài. Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú – chúng đều có quan hệ họ hàng với nhau cả. Chúng đều rất hiền và không làm hại bao giờ. Và hơn thế nữa, chúng đều có ích cho con người, mang đến niềm vui trong cuộc sống của con người – sáo sậu, sáo đen “hót mừng được mùa”, tu hú kêu để báo hiệu “mùa tu hú chín”.

Không dừng lại ở giống chim hiền, tác giả còn nhắc đến những loài chim trung gian như chim ngói, chim nhạn. Để rồi, từ đó, đi sâu khám phá thế giới của loài chim ác. Viết về loài chim ác, tác giả đặc biệt chú ý tới cách bắt mồi và sự đấu tranh sinh tồn của chúng, để rồi chúng ta nhận ra, mỗi loài lại có những đặc điểm riêng. Diều hâu bay cao và nhanh, chúng có khả năng đánh hơi rất tinh. Quạ đen, quạ khoang thì “lia lia, láu láu” để bắt gà con hoặc ăn trộm trứng. Chim cắt thì đúng như tên gọi của nó, lợi hại với “cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn”, khi đánh nhau chúng xỉa bằng đôi cánh lợi hại này. Với tác giả, những loài chim này là chim ác bởi chúng hay ăn cắp, ăn trộm và giết hại đến các loài khác.

Nhưng, có một loài chim ác mà tác giả lại giành cho nó tình cảm yêu quý, đó chính là chim chèo bẻo bởi lẽ dẫu là loài chim ác song chèo bẻo đã thay đổi, chúng thường đi trừng trị loài chim ác. Dưới cái nhìn của tác giả, chèo bẻo thật dũng cảm và đoàn kết – chèo bẻo “đánh diều hâu túi bụi”, “vây tứ phía đánh quạ” và đoàn kết cùng nhau để đánh lại cắt. Có thể thấy, với cái nhìn độc đáo và tràn đầy cảm xúc, Duy Khán đã đưa đến cho người đọc một câu chuyện độc đáo, thú vị và phong phú về thế giới của những loài chim.

Tóm lại, bằng những kí ức tuổi thơ và tình yêu, sự gắn bó với quê hương, tác giả Duy Khán qua văn bản “Lao xao” dã đưa đến cho người đọc những kí ức đẹp đẽ về khung cảnh làng quê Việt và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới các loài chim vốn phong phú, đa dạng và ngập tràn sắc màu.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích “Lao xao” số 10

Bức tranh thiên nhiên làng quê hiện lên trong đoạn trích Lao Xao của Duy Khán thật sinh động, gần gũi với mỗi chúng ta. Đọc văn bản ta như được hòa vào thế giới của các loài chim, của các bài đồng dao thấm đẫm chất dân gian,… và càng thêm yêu hơn phong cảnh làng quê Việt Nam.

Đoạn trích bắt đầu bằng không gian chớm hè, cái náo nhiệt, sôi động của mùa hạ đã tràn ngập khắp nơi: cây cối um tùm, tươi tốt, “cả làng thơm” , đó là mùi hương của “cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng… thơm như mùi mít chín….”. Những mùi vị vô cùng thân thuộc, gần gũi, dung dị, tự nhiên mà biết bao trìu mến với mỗi người. Nhưng đâu chỉ có hương thơm, bức tranh còn trở nên sinh động hơn khi có sự góp mặt của những con ong, cái bướm. Nào ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đang đánh nhau, tranh giành nhau để hút mật, những chú bướm hiền lành lặng lẽ rủ nhau bỏ đi. Từng hình ảnh đẹp đẽ, êm đềm của một vùng quê thanh bình hiện lên khiến người đọc chẳng thể nào quên được.

Ống kính máy quay di chuyển đến những đứa bé ngây thơ, hồn nhiên, chúng tụ đang tập ở góc sân, bàn tán, nói chuyện râm ran với nhau. Và cũng chính lúc ấy thế giới của các loài chim đa dạng, phong phú hiện ra. Các loài chim được chia ra làm từng lớp từ chim hiền cho đến chim dữ, với tài năng quan sát và sự am hiểu thế giới loài chim Duy Khán còn chỉ ra những đặc điểm riêng biệt của chúng. Bắt đầu là những chú bồ các với tiếng kêu vang trời, và loài chim này cũng thật đáng yêu khi vừa bay vừa kêu cứ như có ai đang đuổi đánh. Qua lời chị Điệp nào chim ri, sáo sậu, sáo đen,…cũng lần lượt xuất hiện. Chúng đều là họ hàng của nhau và có cùng chung đặc điểm ấy là “hiền”, khi sáo sậu, sáo đen hót báo hiệu năm ấy được mùa; mỗi khi tu hú kêu là thông báo quả đã chín đỏ cây, quả không sai chút nào.

Len lỏi trong những âm vang vui tươi là tiếng kêu của những con bìm bịp. Để lý giải về tiếng kêu của loài chim này, Duy Khán đã kể lại ngắn gọn truyện Sự tích con bìm bịp. Với sự đan xen hài hòa giữa truyện dân gian và mạch kể khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Mỗi khi bìm bịp kêu là những loài chim ác, chim xấu xuất hiện. Cách tác giả chuyển từ miêu tả các loài chim hiền qua các loài chim dữ cũng thật tinh tế, thông qua tiếng bìm bịp kêu là sự xuất hiện của con diều hâu hung ác.

Con diều hâu được tác giả mô tả các chi tiết về ngoại hình, đặc điểm: bay cao tít, mũi khoằm và đánh hơi rất tinh. Thêm vào đó là hình ảnh của những con quạ đen, quạ khoang chuyên đi ăn trộm trứng,… Tiếp đến là loài chim cắt, cánh nhọn như dao chọc tiết lợn, chúng được ví như loài quỷ đen vụt đến vụt đi. Nhưng chúng cũng phải kiếp sợ trước sự đoàn kết của loài chèo bẻo. Những hình ảnh so sánh thật sinh động, hấp dẫn, giúp người đọc hình dung được dáng vẻ bề ngoài, đặc điểm của các loài chim này.

Bức tranh các loài chim hiện lên thật phong phú, đa dạng về âm thanh và màu sắc. Tác giả đã rất tài hoa trong việc sử dụng các thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích đan xen vào tác phẩm khiến câu chuyện trở nên lý thú và hấp dẫn hơn. Ngoài ra, Duy Khán cũng khéo léo kết hợp giữa miêu tả, kể chuyện và nhận xét, bình luận qua đó chứng tỏ vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho các loài chim – người bạn thân thiết nhất của tuổi thơ. Cùng với tài năng quan sát tỉ mỉ, ngôn từ giản dị, dân dã, tất cả các yếu tố đó đã hòa quyện vào nhau tạo nên sức hút cho tác phẩm.

Qua bức tranh thiên thiên ở vùng quê, ta đã nhận thấy rõ tài năng quát sát tinh tường, sự am hiểu về thế giới các loài chim của Duy Khán. Đồng thời cũng thấy được tình yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết, sâu nặng của tác giả.

Thật vậy, “lao xao” của Duy Khán thực sự đã khiến người đọc cảm nhận được bức tranh đồng quê xinh đẹp và bình yên nhất với những thanh âm trong lành. Bằng lối viết gần gũi, hình ảnh đẹp, tài năng quan sát Duy Khán đã vẽ nên bức tranh mê đắm lòng người.

Top 10 Bài văn phân tích bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương

Top 10 Bài văn phân tích bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương

Hạ Tri Chương (659-744) đỗ tiến sĩ năm 695, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được Đường Huyền Tông vị nể. Sau đó, ông xin từ quan về làm đạo sĩ. Ông là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch, thích uống rượu, tính tình hào phóng. Đến nay, ông còn để lại 20 bài thơ. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” được viết nhân lần tác giả tình cờ về thăm quê vào năm 744, khi ông đã 86 tuổi. Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm đã được phongnguyet.info tổng hợp trong bài viết sau đây.

Bài văn phân tích bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” số 1

Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ hay gợi cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, gợi cho người đọc bao liên tưởng về nỗi lòng của khách li hương. Bài thơ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương, yêu quê hương tha thiết, thuỷ chung, thấm đẫm trên từng vần thơ.

Hạ Tri Chương một thi sĩ lớn đời Đường. Ông sinh (659 – 744) quê ở Cối Khê – Chiết Giang – Trung Quốc. Ông đậu tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường được nhà Vua và quần thần rất trọng vọng. Thơ ông chan chứa lòng yêu quê hương đất nước. Một trong những bài thơ đặc sắc về chủ đề này được người đời truyền tụng là Hồi hương ngẫu thư:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Cũng như Lý Bạch, Hạ Tri Chương xa quê từ lúc còn thơ bé. Quê hương với bao kỉ niệm thân thương, gần gũi với tuổi thơ ấu của mỗi người. Có lẽ chẳng mấy ai muốn xa quê, nơi đã gắn bó thành máu, thành hồn. Mở đầu bài thơ bằng thủ pháp tiểu đối đã nêu lên một cảnh ngộ: tác giả phải từ biệt gia đình từ lúc ấu thơ, từ nhỏ không được sống ở quê. Nơi đất khách quê người gợi bao buồn khổ. Rồi đến khi tóc đã pha sương mới có dịp được trở về:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

(Khi đi trẻ, lúc về già)

Xa quê từ ngày còn thơ bé, khi trở lại đã già rồi. Thời gian cách biệt không phải là 3 năm, 15 năm mà hơn nửa thế kỉ, gần một đời người sao lại không thương nhớ? Cảnh ngộ ấy là bi kịch của vị quan đời Đường trên con đường công danh. Cuộc đời đầy sóng gió, con người ta với một lần sinh ra và một lần vĩnh viễn ra đi vào cõi vĩnh hằng. Do vậy cuộc sống của họ luôn cố gắng phấn đấu cho được một chút công danh. Với Hạ Tri Chương công danh đã thành đạt nhưng phải li gia, xa quê nhà yêu dấu của mình. Có thế nói rằng đây chính là khối sầu, là một nỗi đau của bất cứ ai lâm vào cảnh ngộ này.

Ra đi từ lúc ấu thơ và khi trở lại

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Ở đây tác giả dùng phép tiểu đối để khẳng định tình cảm của tác giả với quê nhà. Quê hương trở thành máu thịt, tâm hồn đối với mỗi con người. Nó trở thành một phần cuộc đời của mỗi con người. Do vậy suốt một đời xa quê, mái tóc đã điểm sương, nhuốm màu của thời gian, gió sương cát bụi phong trần, nhưng hương âm (giọng quê) vẫn không thay đổi. Giọng quê chính là hơi thở, tiếng nói của quê hương. Trong giọng nói ấy mang hơi thở của đất mẹ, của quê cha đất tổ mà dẫu ở phương trời nào cũng không thay đổi. Chi tiết này cho thấy tình cảm của tác giả luôn gắn bó với quê hương, nơi dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền…Chỉ có những kẻ mất gốc thì mới thay đổi giọng quê, mới coi thường tiếng mẹ đẻ.

Trong cái biến đổi sương pha mái đầu và cái không đổi “giọng quê vẫn thế” thể hiện tấm lòng chung thuỷ, sắt son với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy thật đẹp, thật đáng tự hào với Hạ Tri Chương. Hơn nửa thế kỉ làm quan phục vụ triều đình tại Kinh đô Tràng An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong nhung lụa vàng son thế mà tình cố hương trong ông vẫn không thay đổi. Đó là điều đáng kính phục. Trở về nơi mà gần cả cuộc đời đã xa nó, đương nhiên sẽ gặp những nghịch lý.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Khi đi xa nay trở lại nhà đã trở thành khách lạ, khi đi cũng như lũ trẻ bây giờ, lúc này trở lại đã là bác, là ông. Thời gian xa quê đằng đẵng theo năm tháng. Bạn bè tuổi thơ ngày xưa ai còn ai mất? Có lẽ họ cũng đã “sương pha mái đầu” cả rồi. Ngoảnh lại thời gian ôi đã ngót gần hết một đời người. Thời gian trôi đến không ngờ.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?

Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại trong lòng tác giả nỗi buồn man mác bâng khuâng. Tuổi già sức yếu mới trở lại cố hương. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Trương đẹp đẽ biết bao. Ta còn nhớ Tố Hữu đã từng viết:

Ngày đi, tóc hãy còn xanh

Mai về, dù bạc tóc anh, cũng về!

(Nước non ngàn dặm)

Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ hay gợi cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, gợi cho người đọc bao liên tưởng về nỗi lòng của khách li hương. Bài thơ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương, yêu quê hương tha thiết, thuỷ chung, thấm đẫm trên từng vần thơ.

Bài văn phân tích bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” số 2

Cùng nói về chủ đề nhớ quê hương, Lí Bạch trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh với giọng văn nhẹ nhàng mà thấm thía cho người đọc thấy tình cảm của người con thấy trăng mà nhớ về quê hương. Còn trong bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương lại đem đến cho người đọc những cảm xúc, tình cảm mới mẻ, đặc sắc riêng.

Tác phẩm được ông viết sau hơn năm mươi năm xa cách quê hương, cho đến những ngày cuối đời, ông từ quan trở về quê nhà. Hồi hương ngẫu thư bao gồm hai bài thơ, bài được trích trong sách là bài thơ thứ nhất. Tác phẩm không chỉ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết mà còn thể hiện nỗi xót xa, ngậm ngùi khi trở về quê nhà.

Hai câu thơ đầu nêu lên hoàn cảnh về quê: “Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi/ Hương âm vô cải mấm mao tồi”. Câu thơ là kể mà thực chất là để bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng: khi đi tuổi trẻ, cống hiến hết sức mình cho đất nước, khi trở về đã là ông lão râu tóc bạc trắng. Nghệ thuật đối lập: thiếu tiểu – lão đại, li gia – hồi càng khiến nỗi xót xa trở nên đậm nét hơn. Nửa đời người ông đã xa quê hương, nay trở về thời gian được sống, được gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn còn lại vô cùng ngắn ngủi. Bởi vậy câu thơ vang lên như một lời thở than đầy ngậm ngùi.

Câu thơ thứ hai thể hiện rõ nhất tình yêu quê hương của ông. Câu thơ này ông tiếp tục sử dụng nghệ thuật đối: hương âm – mấm mao, vô cải – tồi. Bao trùm lên toàn bộ câu thơ là sự tương phản, đối lập giữa cái đổi thay và cái không đổi thay. Thời gian có thể làm thay đổi ngoại hình, diện mạo, sức khỏe, tuổi tác của một con người nhưng không thể làm mất đi hồn cốt quê hương trong con người ấy. Hạ Tri Chương cũng như vậy, dù nửa đời người phải xa cách quê hương, mái tóc đã pha sương nhưng có một thứ duy nhất không thay đổi, chính là giọng quê. Tác giả đã lấy cái thay đổi để làm nổi bật lên cái không thay đổi, từ đó khẳng định tình cảm gắn bó máu thịt, bền chặt cuả mình với quê hương. Hai câu thơ cuối tạo ra tình huống bi hài:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức

Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai

Xa quê đã lâu ngày, trẻ con nhìn thấy không chào cũng là điều dễ hiểu. Nhưng dù thế, rơi vào tình huống đó lòng ông cũng không khỏi ngậm ngùi, chua xót. Câu thơ phảng phất nỗi buồn sau nụ cười đùa vui, hóm hỉnh.

Ta có thể thấy sự chuyển đổi giọng điệu giữa hai câu đầu và hai câu sau khá rõ nét. Nếu như hai câu đầu chủ yếu mang giọng khách quan, cái ngậm ngùi chỉ được thể hiện ngầm ẩn. Dấu ấn thời gian in đậm nét trong các câu thơ, mọi thứ đều thay đổi duy chỉ có giọng quê là vẫn giữa nguyên. Trong hai câu sau hoàn cảnh trở nên ngang trái, trớ trêu: nhà thơ trở thành khách trên chính quê hương của mình. Sự tươi tỉnh, hồn nhiên, cùng câu hỏi của bọn trẻ đã làm rõ hơn sự thay đổi của con người, của quê hương. Như vậy, ẩn sau giọng điệu bi hài, hóm hỉnh là cảm giác buồn bã, ngậm ngùi của một người con luôn tha thiết yêu quê hương.

Bài thơ có kết cấu độc đáo, giữa hai phần tự nhiên, hợp lý, gây được bất ngờ cho người đọc. Tác giả vận dụng nghệ thuật đối tài tình cho thấy sự đổi thay của nhiều yếu tố song chỉ có tình yêu quê hương của tác giả là không đổi. Ngôn ngữ dồn nén, giàu sức biểu cảm.

Với lớp ngôn từ vừa đùa vui, hóm hỉnh vừa ngậm ngùi, buồn bã đã cho thấy tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của tác giả. Qua tác phẩm này ta cũng thấy được tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liên và đáng trân trọng.

Bài văn phân tích bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” số 3

Tha hương, xa xứ là nỗi bi kịch lớn trong đời của mỗi người, nhất là đối với các nhà thơ có tâm hồn nhạy cảm, họ càng thấm thía và đau xót hơn về nỗi đau ấy. Hạ Tri Trương là người từng trải qua nỗi sầu xa sứ, ông phải rời quê từ thuở trẻ để lên kinh đô lập nghiệp. Ở nơi đất khách quê người nỗi nhớ cố hương luôn thường trực canh cách trong lòng ông, chính vì thế được trở về quê hương lòng người trào dâng bao cảm xúc khôn tả. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, Hạ Tri Trương đã thể hiện sâu sắc khoảnh khắc vừa chân thực vừa xúc động nghẹn ngào của một người con xa quê lâu ngày trở về.

Bao năm xa quê sống ở nơi đất khách với cuộc sống mới có vinh hoa phú quý, có công danh sự nghiệp những quê hương vẫn là bến đỗ bình yên mà nhà thơ luôn hướng về: “Thiếu tiểu lí gia lão đại hồi”. Câu thơ thoáng qua ngỡ chỉ là lời kể đơn thuần chân thực những phải cảm nhận kĩ mới thấy được nó chất chứa bao nghịch cảnh buồn thương, đau xót. Những cặp từ đối lập thiếu – lão, tiểu – đại mở ra vòng xoay của thời gian, đó cũng là thước đo độ dài quãng thời gian xa quê của tác giả.

Khoảng cách từ thuở trẻ đến khi đã già thực sự rất dài, nó đằng đẵng, mênh mông triền miên gần một kiếp người. Câu thơ đã cho thấy sự đau xót, tiếc nuối về khoảng thời gian đã qua với những điều còn chưa trọn vẹn. Tuổi trẻ rời quê ra đi, mải miết chạy theo con đường công danh, khi công thành danh toại cũng là lúc tuổi trẻ đã tàn phai, trong phút giây lắng lại của cuộc đời, quê hương vẫn là nơi duy nhất nhà thơ tìm về, điều này cho thấy trái tim ông chưa bao giờ thôi hướng về cội nguồn, gốc rễ của mình.

Chính những tình cảm sâu nặng đối với quê hương đã khiến ông luôn trân quý và giữ gìn những gì thuộc về bản sắc quê nhà, trong đó tiêu biểu nhất là giọng quê. “Hương âm vô cải mấn mao tồi”. Thời gian lạnh lùng trôi làm tàn phai tuổi trẻ của con người, sóng gió cuộc đời xô bồ làm bạc đi mái tóc của con người nhưng tất cả những điều đó không bao giờ làm phái mờ dấu ấn của quê hương đó là giọng quê. Sắc điệu giọng nói của con người chính là sự biểu hiện cụ thể của chất quê, hồn quê. Câu thơ với thủ pháp đối đã cho thấy cái đổi thay và điều bất biến của con người tác qua đó nhấn mạnh sự bền bỉ, nguyên vẹn của tình cảm quê hương trong tâm hồn tác giả.

Hạ Tri Trương ở nơi kinh đô, được nhà vua trọng dụng, cuộc sống nơi phồn hoa hoàn toàn cho phép ông có thế quay lưng với quê hương, thay đổi tất cả để trở thành con người đô thị quyền quý, sang trọng. Thế nhưng ông vẫn giữ được giọng quê, giữ được những cốt cách, gốc gác của quê nhà, điều này thực sự rất đáng trân trọng. Bao năm xa quê nhưng tình quê không đổi, câu thơ đã cho thấy tấm lòng thủy chung, son sắt một lòng hướng về quê hương của nhà thơ.

Yêu quê hương tha thiết, gắn bó thủy chung với cội nguồn của mình, cho nên Hạ Tri Trương luôn mong muốn một ngày được trở về, gặp lại người thân bạn bè, gặp lại những kí ức của một thời đã qua trong niềm hân hoan, chào đón. Vậy mà chính khoảnh khắc trở về quê cũ, ông đã phải trải qua bi kịch trở thành người khách lạ trên chính quê hương của mình.

“Nhi đồng tương kiến bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai”

Vẫn là cảnh cũ, là những hồi ức một thời nhưng người xưa nay đã không còn. Hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ bắt gặp đó chính là lũ trẻ con, ngày ông ra đi khỏi chốn quê cũ có khi bố mẹ chúng còn chưa ra đời, nay ông trở về lũ trẻ hồn nhiên xem ông là người xa lạ. Dù biết đó là lẽ thường nhưng nhà thơ vẫn không khỏi chạnh lòng. Không một ai nhận ra ông, không một người đón tiếp ông, ông trở nên bơ vơ lạc lõng ngay trên mảnh đất quê hương mình. Trẻ con vô tư, hiếu khách chào hỏi “khách ở nơi nào đến chơi” càng kiến ông trở nên nhói lòng. Tiếng “khách” được thốt lên một cách thực sự hồn nhiên nhưng khiến Hạ Tri Trương vừa bất ngờ vừa buồn tủi, xót xa. Ông phải đón nhận nghịch lí trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Nỗi bi kịch của Hạ Tri Trương thật đáng cảm động và thương xót

Với những hình ảnh đối lập, từ ngữ trong sáng, giản dị, hàm súc bài thơ đã thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc tình yêu quê hương tha thiết, thủy chung của người con xa sứ. Bài thơ khép lại nhưng nó lại mở ra những ý nghĩa lớn lao trong lòng người. Quê hương là mảnh đất thiêng liêng của mỗi con người, vì thế ta hãy biết trân trọng và hướng về nó.

Bài văn phân tích bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” số 4

Hạ Tri Chương (659 – 744), tự Quý Chân, quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiên Sơn, tình Chiết Giang, Trung Quốc). Ông đậu tiến sĩ năm 695, làm quan trên 50 năm ở thủ đô Trường An. Tài và đức của ông khiến cho vua Đường Huyền Tông vị nể. Đến năm 85 tuổi, Hạ Tri Chương mới về quê sống và chưa đầy một năm sau thì qua đời. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê được sáng tác khi ông vừa đặt chân lên mảnh đất cố hương.

Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)

Bài thơ phản ánh chân thực tâm trạng xúc động, buồn vui lẫn lộn của một người xa nhà đã lâu trong khoảnh khắc vừa mới trở về quê cũ, qua đó thể hiện tình cảm quê hương tha thiết, sâu nặng của nhà thơ.

Tên chữ Hán của bài thơ là Hồi hương ngẫu thư. Ngẫu thư nghĩa là ngẫu nhiên mà viết ra. Ngẫu nhiên vì tác giả không có chủ định làm thơ. Còn tại sao không chủ định viết mà lại viết thì đọc xong bài thơ ta mới rõ. Tác giả rằng, khi về đến làng, ông không gặp bạn bè hay những người thân trong gia đình ra đón mà gặp đám trẻ con đang chơi đùa. Đó chính là duyên cớ – mà duyên cớ thì bao giờ cũng có tính chất ngẫu nhiên, khiến tác giả cũng ngẫu nhiên nổi lên thi hứng mà viết nên bài thơ này.

Nhưng nếu chỉ vì duyên cớ ngẫu nhiên thì bài thơ không thể hay, không thể rung đọng lòng người mà đằng sau nó là tình cảm quê hương của nhà thơ dồn né bao năm giờ đây cần được thổ lộ. Tình cảm ấy như một sợi dây đàn đã căng hết mức, chỉ cần khẽ chạm vào là rung động, ngân vang, thổn thức. Phép đối ở hai câu đầu thể hiện tài thơ sắc sảo của tác giả:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

(Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.)

Trong câu mở đầu, tác giả kể vắn tắt về cuộc đời sống xa quê đi làm quan của mình và bước đầu hé lộ tình cảm đối với cố hương. Câu thứ hia là câu tác giả miêu tả chính mình: Hương âm vô cải, mấn mao tồi. Nhà thơ lấy một chi tiết đã thay đổi là mái tóc (mấn mao tồi) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi là giọng nói quê hương (hương âm vô cải) để nhấn mạnh ý: Dù hình thức bên ngoài có bị thời gian và cuộc sống lâu dài ở kinh thành làm cho thay đổi nhiều nhưng bản chất bên trong vẫn nguyên vẹn là con người của quê hương. Hai câu cuối:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vẫn: khách tòng hà xứ lai?

(Trẻ con nhìn lạ không chào,

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?) Sau năm mươi năm xa quê đằng đẵng, nay trở về làng cũ, nhà thơ chỉ thấy lũ trẻ con đang tung tăng nô đùa, chạy nhảy. Điều đó chứng tỏ lớp người cùng tuổi với ông chắc chẳng còn mấy. Thời bấy giờ, ái sống được đến bảy mươi là đã được liệt vào hạng “cổ lai hi” (xưa nay hiếm – từ dùng của Đỗ Phủ). Giá như vài người vẫn còn sốn thì liệu có ai nhận ra nhà thơ không?! Điều trớ trêu là sau bao nhiêu năm xa cách, nay trở về nơi chôn nhau cắt rốn mà nhà thơ lại “bị” xem như khách lạ! Tình huống ấy đã tạo nên cảm xúc bi hài thấp thoáng sau lời kể cố giữ vẻ khách quan, trầm tĩnh của nhà thơ.

Nói về lẽ sống chết, Khuất Nguyên có hai câu thơ nổi tiếng: Hồ tử tất thủ khâu, Quyện điểu quy cựu lâm. (Cáo chết tất quay đầu về phía núi gò, Chim mỏi tất bay về rùng cũ). Muông thú còn thế, huống chi con người! Khuất Nguyên dùng ẩn dụ để khẳng định một quy luật tâm lí muôn đời. Giản dị và dễ hiều hơn, người xưa nói: Lá rụng về cội. Lúc trưởng thành, vì hoàn cảnh khó khăn mà người ta phải xa quê kiêm sống khắp nơi. Khi già yếu, ai cũng mong được sống những ngày còn lại ở quê nhà vì không ở đâu tình người lại ấm áp như ở nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Dẫu làm tới một chức quan rất lớn ở triều đình thì Hạ Tri Chương cũng không nằm ngoài quy luật tâm lí ấy.

Bài văn phân tích bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” số 5

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn của Trung Quốc ở thời Đường. Những vần thơ của ông chứa chan lòng yêu quê hương đất nước. Một trong những bài thơ hay nhất, đặc sắc nhất về chủ đề này là bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Hạ Tri Chương xa quê từ lúc ông còn bé. Mở đầu bài thơ, với thủ pháp nghệ thuật tiểu đối, tác giả đã nêu ra một hoàn cảnh của mình: phải từ biệt gia đình từ thuở thơ ấu, từ nhỏ đã phải xa quê, sống nơi đất khách với bao nhiêu buồn khổ. Mãi đến khi tóc đã pha sương mới có dịp trở về quê hương: “ Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi”

Xa quê từ khi còn bé xíu, khi trở lại thì đã già mất rồi. Thời gian ấy chẳng hề ngắn ngủi, đó không phải là 3 năm, 10 năm mà đó là cả hơn nửa thế kỉ, gần bằng một đời người. Sao mà không nhớ , không thương cho được? Cảnh ngộ ấy chính là bi kịch của vị quan đời Đường trên con đường theo đuổi công danh sự nghiệp. Với nhà thơ, cái giá phải trả để có được công danh đó là phải li gia, xa quê nhà yêu dấu. Đó là một khối sầu, một nỗi đau dai dẳng, khôn nguôi. Dù xa quê nhiều năm nhưng có những thứ vẫn không thay đổi trong nhà thơ: “Hương âm vô cải, mấn mao tồi”

.

Tác giả tiếp tục sử dụng phép đối để khẳng định tình cảm thủy chung son sắt với quê hương. Đối với con người, quê hương là máu thịt, là tâm hồn. Và với Hạ Tri Chương cũng thế. Hơn nửa thế kỉ xa quê, mái tóc đã điểm sương, nhuốm màu của thời gian nhưng “hương âm” chẳng hề thay đổi. Giọng quê chính là hơi thở, là tiếng nói và là cái hồn của quê hương. Chi tiết này cho thấy tình cảm gắn bó, thủy chung son sắt của tác giả với quê hương – nơi chôn rau cắt rốn, nơi có tình yêu thương của gia đình. Hơn nửa thế kỉ làm quan, sống trong vinh hoa phú quý, đứng trên đỉnh cao danh vọng, ấy thế mà tình cố hương trong Hạ Tri Chương vẫn không đổi. Đó là một điều đáng trân quý, đáng tự hào.Trở về nơi mà gần cả cuộc đời đã xa, tác giả đã gặp phải nghịch lí:

“Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?”

Câu thơ với sự bùi ngùi, chua xót. Khi đi xa giờ trở về đã là khách lạ, chẳng còn ai quen biết, chẳng còn họ hàng, thân thích. Một câu hỏi hồn nhiên ngây ngô của trẻ con để lại trong lòng tác giả nỗi buồn man mác. Sinh ra tại chính mảnh đất quê hương, đứng trên mảnh đất quê hương mình, ấy thế lại bị coi là “khách”. Thật là chua xót biết bao!

“Hồi hương ngẫu thư” mang đến cho người đọc nhiều xúc động. Nghệ thuật tiểu đối được sử dụng thành công tạo nên những vần thơ hàm súc. Bài thơ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương, yêu quê hương tha thiết, thủy chung và gắn bó sâu sắc.

Bài văn phân tích bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” số 6

Sinh ra và lớn lên trong gia đình truyền thống có học, Hạ Tri Chương được đánh giá là người có tâm và có tầm. Sớm xa quê hương từ khi còn rất nhỏ, cuộc đời bôn ba, làm nhiều chức quan to trong triều đình, đến cuối đời lại gặp khó khăn, về quê an hưởng tuổi già. Trong chính tình huống trở về nơi chôn rau cắt rốn sau năm mươi năm xa cách đã khiến tác giả viết bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” – “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”, thể hiện nỗi nhớ quê hương sâu nặng và cả sự buồn bã, tâm trạng đau thương của một người con xa xứ.

Xa quê khi mới chỉ là một cậu bé, cả cuộc đời cống hiến và phụng sự triều đình, đến khi về già, từ bỏ mũ cao áo dài về quê an dưỡng, tác giả hết sức bàng hoàng khi không còn ai nhận ra mình nữa. Với dòng cảm xúc vừa bồi hồi sau ngần ấy năm xa cách nay đã được hồi hương, vừa đau đớn, xót xa vì lại trở thành người lạ ngay trên mảnh đất mình sinh thành, nhà thơ viết “Hồi hương ngẫu thư”, gửi gắm vào đó những tâm sự, cảm xúc của một lão niên tuổi cao sức yếu. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bốn câu thơ thể hiện tình yêu quê hương nồng nàn, cùng sự ngậm ngùi, tiếc thương cho thân phận của mình khi trở về quê hương. Hai câu thơ đầu, tác giả kể lại câu chuyện hồi hương sau năm mươi năm xa cách:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải mấm mao tồi

Tác giả sử dụng hàng loạt tính từ đối lập: “thiếu tiểu – lão đại”, “li gia – hồi”, cả một đời người, khi đi chỉ là cậu thiếu niên thơ bé, khi trở về, mái tóc đã bạc phơ, thân đã là một “lão đại” dạn dày sương gió. Người đọc còn nhận thấy cả chút tự trách, tự vấn lương tâm rằng tại sao bản thân không về thăm nhà lấy một lần trong ngần ấy năm. Câu thơ tuy không có lời nào thể hiện hàm ý buồn thương, nhưng cách viết nhấn mạnh sự đối lập khoảng thời gian cho người đọc thấy được nỗi tự trách, bận rộn một đời cho đến tận khi không còn nơi để đi mới ngậm ngùi trở về. Đến câu thơ thứ hai, dòng xúc cảm nồng nàn với quê hương được bộc lộ một cách cảm động, chân thực:

Hương âm vô cải, mấn mao tồi. Một lần nữa, nghệ thuật đối lập được sử dụng liên tiếp “hương âm – mấn mao”, “vô cải – tồi”. “Hương âm” được dịch là “giọng quê”, giọng nói đặc trưng của quê hương qua năm tháng dãi dầu, bôn ba vẫn không hề phai nhạt. Thời gian có thể bào mòn con người, ngoại hình có thể cằn cỗi, tư tưởng có thể chuyển dời, nhưng cái chất thôn quê thuần túy không bao giờ có thể đổi thay. “Mấn mao tồi”, cái thay đổi ở đây chính là bản thân nhà thơ, thay đổi về hình dáng, về tuổi tác. Tuy vẫn là người con của quê hương, nhưng mái đầu xanh nay đã bạc, tuổi tác nay đã già, sức khỏe cũng đã suy yếu. Hai hình ảnh đối lập trong cùng câu thơ cốt để khẳng định rằng, dù cho có phải xa cách về thời gian hay địa lý, bản chất quê hương trong máu thịt vẫn không bao giờ thay đổi, khẳng định sự gắn kết, bền bỉ và tình yêu quê lớn lao, da diết.

Hai câu thơ vỏn vẹn mười bốn tiếng nhưng đã bao quát lại cả một đời người với bao thăng trầm sóng gió, nhưng dù vật đổi sao dời, tuổi đời có xế chiều, chức vị có thay đổi thì quê hương vẫn là nơi ta sinh ra và trở về, vẫn dang rộng vòng tay chào đón. Cả đời người xa quê hương xứ sở, tuổi già trở về an hưởng thái bình, vui thú điền viên là mong ước.Trong dòng cảm xúc bùi ngùi thương nhớ làng quê, tác giả lại gặp phải tình huống dở khóc dở cười khiến bản thân trằn trọc, suy tư. Xa quê lâu ngày, khi trở về, không còn ai nhận ra Hạ Tri Chương ngày nào. Đặt mình vào hoàn cảnh éo le, tác giả vừa bộc lộ cảm xúc, vừa đưa ra bài học triết lý sâu sắc:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức

(Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai)

Lựa chọn nhân vật là “nhi đồng”, “trẻ con”, để cho đám trẻ cùng quê không nhận ra mình, không biết mình là ai nhằm nhấn mạnh sự xa cách về mặt thời gian. Rời quê từ khi còn nhỏ tuổi, nay trở về gặp đám trẻ cũng trạc tuổi mình hồi ấy, nhưng chúng chẳng nhận ra, chẳng biết mình là ai khiến thi sĩ không khỏi chạnh lòng. Cùng đồng hương đấy, cùng độ tuổi đấy, nhưng mọi thứ đều bị chia cắt bởi thời gian. Bản thân trở thành kẻ xa lạ từ đâu tới ngay trên chính mảnh đất quê hương. Để cho trẻ con lên tiếng, tác giả muốn tự trách mình đã vì cá nhân, vì thỏa chí tang bồng mà quên đi mất nguồn cội.

Con nít hồn nhiên lại làm đau lòng người lớn, ẩn sau câu hỏi của lũ trẻ là bài học quý báu về tình cảm quê hương, nhớ về nguồn cội, gốc gác. Tác giả đã nêu ra một triết lý sống sâu sắc rằng, dù có đi đâu, làm gì, dù có quyền cao chức trọng đến mấy, quan trọng nhất vẫn là giữ trọn được nguồn gốc của mình, không bị lai tạp, mất gốc, không quên nơi chôn rau cắt rốn.

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt phổ biến thời Đường, ngôn từ ngắn gọn, hàm ý với nghệ thuật đối lập tương phản, bài thơ gói gọn những hỉ nộ ái ố của tác giả khi về quê an hưởng tuổi già.

Trong niềm vui được đoàn tụ là nỗi buồn man mác vì cô đơn, buồn tủi, cuối cùng là tự vấn, tự trách bản thân đã lãng quên nơi sinh thành. Với ngôn từ nhẹ nhàng mà sâu sắc, Hạ Tri Chương đã bộc lộ tình cảm sâu nặng từ tận tâm can đối với quê hương xứ sở cùng dòng cảm xúc buồn vui xen lẫn, để lại cho bạn đọc nỗi băn khoăn, khắc khoải với chính bản thân mình.

Bài văn phân tích bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” số 7

Hạ Tri Chương là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào đời Đường. Ông là bạn vong niên với Lý Bạch. Hầu hết các sáng tác của ông đều thể hiện tình cảm yêu thương sâu nặng với quê hương. Một trong những bài thơ mang cảm hứng chủ đạo về nỗi niềm nhớ quê hương của tác giả là Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hồi hương ngẫu thư):

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Ngay nhan đề bài thơ đã thể hiện niềm xúc động dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình mà gần hết cuộc đời nay mới trở lại. Tình cảm nhớ quê luôn thường trực trong lòng tác giả, nhưng phải đến khi đứng trên mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn, tình cảm ấy không thể nén được và trào dâng

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
(Khi đi trẻ, lúc về già)

Quê hương chính là cội nguồn của mỗi cá nhân, gia đình, thậm chí cả dòng họ. Được sinh ra nhưng tuổi ấu thơ đã phải rời gia đình, quê hương sống nơi đất khách quê người. Vậy là tác giả ngay từ nhỏ đã phải làm quen với phong tục tập quán và kể cả lũ bạn hoàn toàn mới lạ. Sự hoà đồng có lẽ cũng nhanh, nhưng nó vẫn không phải là quê nhà, là sinh khí âm dương hội tụ của mẹ cha để sinh ra mình. Điều đó có ảnh hưởng rất nhiều đến nhận thức của nhà thơ. Nỗi niềm nhớ quê đã trở thành thường trực đau đáu trong lòng.

Quê hương trong bài thơ là cố hương. Tác giả xa cách không phải là 3 năm, 15 năm mà là hơn nửa thế kỷ, gần một đời người. Đành rằng cuộc sống chốn Tràng An náo nhiệt, ồn ào, sung túc. Công danh có thành đạt đến mức nào, cái chất quê, cái máu, cái hồn trong ông vẫn không hề thay đổi. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau “li gia”. Tuy vậy, ta thấy rằng với tác giả, vui sướng vô cùng là cuối đời còn được hồi hương.

Cuộc đời đầy sóng gió và cát bụi, mái tóc còn xanh mướt ngày nào khi xa quê thì nay, chính trên mảnh đất này mái tóc ấy đã bạc phơ. Dẫu cho tóc bạc, da mồi, địa vị công danh thay đổi. Nhưng cái cốt cách, cái linh hồn của đất mẹ quê cha vẫn nguvên đó.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi
(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Lời nói, giọng quê vẫn không thay đổi, ấy chẳng phải là sự gắn bó với quê hương đó sao. Thật vậy truyền thống văn hoá của gia đình, dân tộc quê hương không dễ gì thay đổi được. Nó được ăn sâu trong máu, trong tâm hồn tác giả. Lý Bạch trên bước đường chống kiếm lãng du xa quê từ nhỏ nhưng ánh trăng nơi quán trọ đã gợi trong ông những kỷ niệm thân thương nhất về quê hương, ánh trăng làm sống dậy một thời gắn bó từ thuở nằm nôi. Hạ Tri Chương cũng vậy, ông sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương hết mực của cha mẹ, của quê hương, chỉ có những kẻ bạc tình mới nỡ nhắm mắt quên đi nguồn cội.

Càng cảm động nhường nào khi trên đỉnh danh vọng cao sang mà hình ảnh quê hương không hề phai nhạt. Ta hiểu rằng về với quê có lẽ là ước nguyện lớn nhất của đời ông. Ước nguyện ấy đã biến thành hiện thực, bao năm ly biệt nay trở về với quê hương, trong lòng sao tránh khỏi cảm xúc dâng trào. Có lẽ ngay từ đầu ngõ tác giả đã thốt lên con đã về đây hỡi người mẹ hiền quê hương, ông như muốn ôm trọn cả quê hương vào lòng với những dòng nước mắt sung sướng. Nhưng về tới quê hương một nghịch lý đã xảy ra:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Thời gian xa quê dài dằng dặc, bạn bè cùng trang lứa ngày xưa ai còn ai mất. Quê hương đã có thay đổi gì chưa. Đời sống cùa bà con như thế nào? Bao nhiêu câu hỏi cứ dội về hiện hữu. Sau tiếng cười nói ồn ào của lũ trẻ, lòng tác giả không khỏi man mác. Trong con mắt lũ trẻ thì mình là khách lạ, đó là một thực tế bởi khi ông từ giã quê hương thì làm gì đã có chúng. Sau nụ cười tinh nghịch của trẻ thơ là những giọt nước mắt chua cay và sung sướng. Ta là khách lạ! xa quê gần một đời người nay mới trở lại, ta dù lạ với lũ trẻ thơ như quá đỗi thân thuộc với mảnh đất quê hương. Sung sướng hơn bao giờ hết nhà thơ đang đứng trên mảnh đất quê hương, ông đã thực hiện được.tâm nguyện của mình “sống chết với quê hương”. Tình cảm ấy đẹp quá, thiêng liêng quá!.

Cảm ơn nhà thơ Hạ Tri Chương, chính ông đã đánh thức trong lòng độc giả những tình cảm gắn bó với quê hương. Nó làm thức tỉnh bao kẻ đang muốn từ bỏ quê hương. Đồng thời củng cố, khắc sâu hơn niềm tin yêu quê hương gia đình của mỗi con người. Và dĩ nhiên không có tình cảm gắn bó với quê hương sẽ không lớn nổi thành người.

Bài văn phân tích bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” số 8

Hạ Tri Chương (659-744) tự QuýChân, hiệu “Tứ Minh cuồng khách”, người Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang). Năm 695 ông đậu tiến sĩ, làm quan trên 50 năm ở Trường An. Ông thích uống rượu, kết thân với Lý Bạch, là một trong “Ngô trung tứ sĩ”, tự xưng “Tứ minh cuồng khách”. Tính tình phóng khoáng, thích đàm tiếu, làm quan lâu năm vì “hoảng sợ bệnh tật” và “muốn về làng” nên sau hơn 50 năm xa quê năm 86 tuổi ông trở về thăm quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang). Từ biệt rất lâu nay đến tuổi già lão Hạ Tri Chương mới về quê thăm nên có nhiều cảm xúc ngỡ ngàng và xa lạ. Ông đã làm hai bài thơ nhan đề Hồi hương ngẫu thư (ngẫu nhiên về làng viết). Bài thứ nhất như sau:

Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi,
Hương âm vô cải mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến bất tương thức,
Tiếu vấn: “Khách tòng hà xứ lai?”

Dịch thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng: “Khách ở chốn nào lại chơi?”
(Phạm Sĩ Vĩ)

Đầu đề bài thơ có 4 chữ (từ), chữ “ngẫu” được hiểu là tác giả trở về làng lúc đã quá già nên chỉ có ý định về làng thăm quê sau hơn nửa thế kỷ xa cách mà không có ý sáng tác. Đây là lần trở về quê đầu tiên và cũng có thể là lần cuối. Nhưng vừa đặt chân đến quê thì cảm xúc dâng trào nên tác giả “ngẫu hứng” mà sáng tác bài thơ này. Bài thơ theo thể thất ngôn tuyệt cú, lời lẽ đơn giản, dễ hiểu nhưng trở nên bất hủ và rất được truyền tụng xưa nay, và nó đều được đưa vào chương trình ngữ văn ở nhà trường phổ thông Trung Quốc (sơ trung), Việt Nam (THCS).

Bài thơ có 4 câu, hai câu đầu (1, 2) tác giả nói về sự thay đổi của bản thân và hai câu sau (3, 4) diễn tả cảm nghĩ của mình về sự thay đổi của quê sau bao năm dài xa cách. Ở hai câu đầu tác giả tự đặt mình vào hoàn cảnh vừa quen thân vừa xa lạ đối với quê hương khi trên đường trở về. Tâm tình của tác giả lúc này là “không bình tĩnh” với tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Nguyên nhân của sự “không bình tĩnh” ấy là lời “tự thuật” khi từ biệt quê nhà ra đi tác giả còn ấu thơ (thiếu tiểu) và khi trở về thì đã quá già lão (lão đại).

Câu thơ chỉ có 7 chữ mà đối từng chữ (thiếu tiểu – lão đại; ly – hồi). Ở câu 1 xuất hiện chữ “gia” (nhà) rất gần gũi và thân quen. Cái nơi gần gũi, thân quen “chôn nhau cắt rốn”, “cất tiếng chào đời” ấy trở nên nghẹn ngào làm sao khi tác giả nhớ lại phải “ly gia” (xa cách ngôi nhà) để ra đi từ lúc còn quá bé nhỏ (thiếu tiểu). Xót xa, ngậm ngùi hơn là chính con người ấy nay lại trở về nhà vào lúc tuổi xế chiều “gần đất xa trời”. Một câu thơ có hai vế đối: “Thiếu tiểu ly gia” đối với “lão đại hồi” vừa chỉnh vừa hay. Câu thơ 1 được chuyển tiếp và làm rõ hơn ở câu 2.

Nếu câu 1 là sự thay đổi về thời gian năm tháng thì ở câu 2 tác giả làm nổi bật sự thay đổi rất lớn của bản thân ở hai khía cạnh là tâm hồn bên trong và hình dạng bên ngoài. Trong khi hình dáng bên ngoài sau bao năm ra đi và xa cách nay trở về râu và tóc của tác giả đã bạc phơ và thưa rụng đi rất nhiều (mấn mao tồi). Cái mà tác giả rất tự hào và có thể nói “hành trang” trở về rất quí giá của mình, đó là tấm lòng, tình cảm được thể hiện qua giọng nói của quê nhà vẫn không thể thay đổi (hương âm vô cải).

Nếu câu 1 tác giả gọi “gia” (nhà) là của riêng mình thì ở câu 2 nhà thơ lại dùng chữ “hương” (làng) rộng lớn, bao quát, thân thiết và gắn bó hơn. Câu 2 cũng có hai vế đối. Chữ “hương âm” (giọng quê) không thay đổi (vô cải) cho dù “mấn mao” (râu tóc) đã thay đổi (tồi). Câu thơ này ngụ ý tác giả muốn nói rằng “tôi không quên quê hương nhưng quê hương còn nhớ tôi không?” (Ngã bất vong cố hương, cố hương khả hoàn nhận đắc ngã ma?).

2. Câu 3, 4 miêu tả sự thay đổi của quê hương từ bức tự họa tràn đầy cảm khái tác giả chuyển sang câu chuyện giàu kịch tính mà trọng tâm là sự xuất hiện hình ảnh đứa trẻ (nhi đồng). Hai câu đầu nhân vật chính là tác giả (thiếu tiểu – lão đại), hai câu sau có hai nhân vật, một già (lão đại) và một đứa trẻ của làng (nhi đồng). Nếu như ở hai câu thơ đầu tác giả háo hức và mơ ước được nhanh chóng trở về quê lúc tuổi già sức yếu thì ở hai câu thơ sau nhà thơ cảm thấy bị hụt hẫng, ngỡ ngàng vì quê hương mà mình khắc khoải mong trở về trở nên xa lạ.

Đứa trẻ làng (ở tuổi chắt) nhìn thấy một ông lão rất già nhưng nó dửng dưng, xa lạ, không quen biết và không hề chào hỏi một câu (nhi đồng tương kiến bất tương thức). Câu thơ chỉ có 7 chữ với hai từ lặp (tương – nhìn thấy nhau và không quen biết nhau). Kịch tính của bài thơ được mở ra từ đây. Câu thơ không nói nhưng tác giả tỏ ra không vui và trách giận một đứa trẻ làng gặp ông, nhìn thấy ông mà xa lạ, không lễ phép đối với người già đáng tuổi cụ. Từ thái độ giận trách tác giả chuyển sang thái độ là tự trách mình, tự hỏi mình. Ông chợt nghĩ rằng đứa trẻ không có lỗi, thái độ “xử sự” của nó là đúng. Ông đã trở nên xa lạ trên quê hương mình.

Bài học rút ra ở ông lúc này chính là cách “xử sự” của đứa trẻ đối với những ai xa quê lại hờ hững mà ít gắn bó với quê bao nhiêu năm xa cách nay mới trở về. Tác giả – một nhà thơ lớn – làm quan lớn rời bỏ quê hương ra đi nay trở về với “tinh chất” là “Hương âm vô cải” nhưng lại trở nên xa lạ ngay trên quê hương thân yêu của mình mà người “chỉ ra” sự xa cách, xa lạ đó là đứa trẻ làng đáng yêu.

Câu thơ cuối (câu kết) rất hay, kịch tính được “thắt” (câu 3) và được “mở” với hình ảnh thân thiện hồn nhiên và lễ phép của đứa trẻ. Từ chỗ nhìn thấy (tương kiến) mà không quen biết (bất tương thức) đứa trẻ có một thái độ cởi mở, niềm nở với ông già (tiếu vấn). Sau nụ cười là một câu hỏi cũng phát ra từ miệng của đứa trẻ thơ: “Ông là khách từ nơi đâu đến?” (Khách tòng hà xứ lai?). Câu thơ có một lời thoại – một lời hỏi của đứa trẻ mà người đáp là ông già (tác giả) – không có trả lời. Chữ “khách” tác giả sử dụng ở đây thật tài tình được coi là “thi nhãn” của bài thơ này.

Tác giả là chủ làng, già làng ra đi nay trở về là “khách” còn đứa trẻ làng là kẻ hậu bối mấy đời nay trở nên là “chủ”. Nó sẽ rất tự hào và hãnh diện là “chủ” của quê hương trong hiện tại và tương lai. Với những ai từng là “con em” và “chủ” của làng ra đi lâu ngày không còn thân thiết, gắn bó nữa nếu không có ý thức về quê hương sẽ trở nên là “khách” xa lạ ngay trên nơi chôn nhau cắt rốn và cất tiếng chào đời. Nhà thơ không trả lời được câu hỏi đơn giản của đứa trẻ và tác giả cũng nhận thức ra rằng không thể trả lời! Sau câu hỏi này chắc chắn tác giả sẽ lại phải ra đi vì mình là “khách” của quê hương rồi.

Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương tuy ngắn mà hay, sâu xa, ý tứ ít có thi phẩm nào sánh kịp. Bài thơ có không gian, thời gian, con người và sự việc. Bài thơ có hai nhân vật, một lời thoại, có kịch tính dâng trào và có sự hài hước. Yếu tố tự vấn, tự trách, giận mà thương thể hiện khá rõ trong bài thơ. Bài thơ như một màn kịch có bối cảnh, nhân vật đọc lên ai nấy cũng có cảm giác là “xem” một vở hài kịch thân thương.

Cảm xúc trước bài thơ này sinh thời nhà thơ Chế Lan Viên sau mấy mươi năm xa quê thuở trai trẻ một thời ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định sau ngày giải phóng trở về thăm lại, nhân nhớ đến bài Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương ông đã làm bài thơ Trở lại An Nhơn.

Trở lại An Nhơn tuổi đã lớn rồi,
Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai?
Nền nhà cũ xây cơ quan mới,
Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.

Bài văn phân tích bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” số 9

Người ta thường hay nói “Sinh ra ở đâu thì mãi thuộc về nơi ấy”, ai cũng có cho mình một quê hương để thuộc về nhưng đôi khi vì sự xa cách, không biết tự lúc nào mà bản thân đã không còn được mảnh đất mình sinh ra công nhận. Đó là một nỗi đâu đớn ngậm ngùi không nói lên lời mà Hạ Tri Chương đã cảm nhận khi sau nhiều năm quay trở về quê của mình, ông trở thành khách lạ ngay trên quê hương mình. Và bao nhiêu đó đã gửi gắm qua những dòng thơ: “Hồi hương ngẫu thư”.Bài thơ thất ngôn tư tuyệt cô đọng mà để lại bao nhiêu dư vang;

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi

Hương âm vô cải mấn mao tồi

Dịch thơ:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Câu thơ chia làm hai vế đó là về thời gian cũng như hành động của con người, khi xa quê, tác giả còn thanh niên, như cánh chim bằng muốn dang rộng đôi cánh bay lên bầu trời cao rộng, đến khi nhìn lại muốn quay trở lại quê hương thì đã già. Có lẽ sau bao nhiêu năm lăn lộn chốn quan trường, đã đến lúc, ông muốn về quê hương nơi mình sinh ra an dưỡng những năm tháng tuổi già trong thanh bình.

Xa quê lâu như thế nhưng “Hương âm vô cải” thật là một điều đáng quý. Giọng nói quê là một cái gì đó vô cùng đặc trưng mà dường như mỗi vùng miền đều có những chất giọng khác nhau và chỉ có người ở nơi đó mới có giọng ấy. Nhưng giọng quê cũng không phải là một đặc điểm dễ giữ nguyên vẹn nhất là khi người ta đi xa, đến và sinh sống lâu dài ở một nơi khác, tiếp xúc với giọng nói, nền văn hóa khác, nhiều người bị biến đổi giọng nói.

Thế nhưng tác giả còn rất tự tin mình vẫn giữ được giọng nói quê hương, giữ nguyên cái bản sắc quê hương và là sự thể hiện của một tấm lòng không bao giờ quên quê hương mình. Làm sao ông có thể quên quê hương khi mà mỗi ngày ông đều nói giọng quê mình, mỗi âm thanh phát ra hẳn còn hằn lại một nỗi nhớ quê da diết, một quê hương luôn trong trái tim tác giả. Nhưng hình ảnh đối lập ngay sau đó: “mấn mao tồi” cho thấy dấu hiệu của thời gian đã làm cho con người đổi khác, mái đầu bạc là biểu thị cho tuổi tác cao, tuổi già đã bao phủ.

Thế nhưng cũng vì thế mà nổi bật lên một tình cảm thủy chung từ ngày đi lúc còn trẻ cho đến ngày trở về tuy ã già bao nhiêu thì quê hương vãn thường trực trong trái tim tác giả. Quê hương ấy hiện lên trong giọng nói không thể đổi khác mà ông tự hào. Thế nhưng, nhà thơ không khỏi ngạc nhiên xen lẫn ngậm ngùi khi mà:Nhi đồng tương kiến bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai
Dịch thơ:Trẻ con thấy lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi

Dân gian ta có câu: “Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ”. Trẻ con thì ngây thơ, thật thà, cũng chính vì vậy mà câu hỏi của chúng khiến cho nhà thơ không khỏi đau lòng. Chúng vì lần đầu nhìn thấy ông bởi đã nhiều năm ông không về quê hương, bạn bè cũ hẳn còn nhớ nữa là trẻ con chưa bao giờ gặp mặt. Ông trở thành người “lạ” với những đứa trẻ, cũng chính là với thế hệ sau của dân làng, với chính mảnh đất quê hương mình. Còn nỗi đau nào lại xót xa hơn nỗi đau quay trở lại quê hương của mình mà lại bị coi là “khách”? Ông ở đất khách bao nhiêu năm luôn mong về quê hương, tức là chưa khi nào ông coi nơi mình đang sống là quê cả, ấy vậy mà khi trở về quê lại bị coi là khách, vậy rốt cuộc quê hương ông là ở đâu?

Bài thơ là niềm ngậm ngùi xót xa của một người khát khao về với quê hương mà lại hụt hẫng ngày trở về. Qua đó ta thấy rằng thời gian trôi đi, mọi thứ đều có thể đổi khác, không ai khống chế được, nên khi có thể, đừng trì hoãn lần về với quê hương để mà hối hận xót xa khi không còn được tha thiết như ngày nào.

Bài văn phân tích bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” số 10

Con người xưa nay luôn mang một nỗi niềm thiên cổ, mang mang thiên cổ sầu, ấy là cảm thấy sự nhỏ bé, hữu hạn của mình trước không gian, thời gian vô cùng. Thời gian tuyến tính, một đi không trở lại, bởi vậy ngoảnh mặt đã thấy già đi. Xa quê, bôn ba khắp bốn phương, trở lại quê nhà, nơi chôn rau cắt rốn, bỗng thấy mình như xa lạ. cảm giác ấy thật xa xót biết bao. Với cảm hứng ấy bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương đã làm bâng khuâng nhiều thế hệ bạn đọc.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?

Ngay nhan đề bài thơ đã thể hiện niềm xúc động dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình mà gần hết cuộc đời nay mới trở lại. Tình cảm nhớ quê luôn thường trực trong lòng tác giả, nhưng phải đến khi đứng trên mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn, tình cảm ấy không thể nén được và trào dâng:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
(Khi đi trẻ, lúc về già)

Có ai sinh ra và lớ lên mà không mang trong mình nỗi niềm thương nhớ về mảnh đất quê hương. Tưởng như đó đã trở thành mùi riêng của đất, của quê hương này, ăn sâu vào tiềm thức và tâm thức của mỗi người. Chỉ tiếc lắm khi, xa quê, vì mưu sinh, vì sự nghiệp con người ta dần già rời xa bến đỗ ấy. Đến khi ngoảnh lại bỗng thấy mình như vị khách, đứng trên quê hương mà vẫn thấy nhớ quê hương. Và cảm xúc bâng khuâng, nghẹn ngào thiên liêng như một lười khấn khứa trở đi trở lại rất nhiều trong thơ. ở đây, với Hạ Tri Chương cũng không là ngoại lệ. Nỗi niềm nhớ quê đã trở thành thường trực đau đáu trong lòng. Quê hương trong bài thơ là cố hương.

Tác giả xa cách không phải là 3 năm, 15 năm mà là hơn nửa thế kỉ, gần một đời người. Đành rằng cuộc sống chốn Tràng An náo nhiệt, ồn ào, sung túc. Công danh có thành đạt đến mức nào, cái chất quê, cái máu, cái hồn trong ông vẫn không hề thay đổi. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau “li gia”. Tuy vậy, ta thấy rằng với tác giả, vui sướng vô cùng là cuối đời còn được hồi hương.Tuổi trẻ một đi không trở lại. tác giả ở đây, xa quê khi còn trẻ, khi trở về tóc đã bạc mái đầu. Dường như cả một khối ngậm ngùi chau xót biết bao khi ta sinh ra và phải rời bỏ nơi này đến một vùng đất mới. Nhưng dẫu cho dòng thời gian vô thủy, vô chúng có chảy trôi mãi mãi, khiến cho tóc bạc, da mồi, địa vị công danh thay đổi. Nhưng cái cốt cách, cái linh hồn của đất mẹ quê cha vẫn nguyên đó.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi
(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

Lời nói, giọng quê vẫn không thay đổi, ấy chẳng phải là sự gắn bó với quê hương đó sao. Thật vậy truyền thống văn hoá của gia đình, dân tộc quê hương không dễ gì thay đổi được. Nó được ăn sâu trong máu, trong tâm hồn tác giả. Lý Bạch trên bước đường chống kiếm lãng du xa quê từ nhỏ nhưng ánh trăng nơi quán trọ đã gợi trong ông những kỉ niệm thân thương nhất về quê hương, ánh trăng làm sống dậy một thời gắn bó từ thuở nằm nôi. Hạ Tri Chương cũng vậy, ông sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương hết mực của cha mẹ, của quê hương, chỉ có những kẻ bạc tình mới nỡ nhắm mắt quên đi nguồn cội.Nhưng về tới quê hương một nghịch lý đã xảy ra:

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Một quãng thời gian đủ để cho quên nhớ đời người. Và ở đây vẫn còn thấy một con người son sắt, thủy chung, nặng lòng với mối tình quê. Sau tiếng cười nói ồn ào của lũ trẻ, lòng tác giả không khỏi man mác. Trong con mắt lũ trẻ thì mình là khách lạ, đó là một thực tế bởi khi ông từ giã quê hương thì làm gì đã có chúng. Sau nụ cười tinh nghịch của trẻ thơ là những giọt nước mắt chua cay và sung sướng. Ta là khách lạ! Xa quê gần một đời người nay mới trở lại, ta dù lạ với lũ trẻ thơ như quá đỗi thân thuộc với mảnh đất quê hương.

Sung sướng hơn bao giờ hết nhà thơ đang đứng trên mảnh đất quê hương, ông đã thực hiện được tâm nguyện của mình “sống chết với quê hương”. Tình cảm ấy đẹp quá, thiêng liêng quá! Chỉ khi một người yêu quê tha thiết, mới xa xót trước cảnh tượng như vậy. Giọt nước mắt chảy vào trong, trào dâng và âm ỉ trong lòng người con xa quê.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, nghệ thuật đối, kết hợp tự sự và biểu cảm… bài thơ đã khắc họa thành công tình yêu quê hương tha thiết của một người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới trở về.