Quel color che viltà di fuor mi pinse
veggendo il duca mio tornare in volta,
più tosto dentro il suo novo ristrinse.
Attento si fermò com’uom ch’ascolta;
ché l’occhio nol potea menare a lunga
per l’aere nero e per la nebbia folta.
«Pur a noi converrà vincer la punga»,
cominciò el, «se non… Tal ne s’offerse.
Oh quanto tarda a me ch’altri qui giunga!».
I’ vidi ben sì com’ei ricoperse
lo cominciar con l’altro che poi venne,
che fur parole a le prime diverse;
ma nondimen paura il suo dir dienne,
perch’io traeva la parola tronca
forse a peggior sentenzia che non tenne.
«In questo fondo de la trista conca
discende mai alcun del primo grado,
che sol per pena ha la speranza cionca?».
Questa question fec’io; e quei «Di rado
incontra», mi rispuose, «che di noi
faccia il cammino alcun per qual io vado.
Ver è ch’altra fiata qua giù fui,
congiurato da quella Eritón cruda
che richiamava l’ombre a’ corpi sui.
Di poco era di me la carne nuda,
ch’ella mi fece intrar dentr’a quel muro,
per trarne un spirto del cerchio di Giuda.
Quell’è ‘l più basso loco e ‘l più oscuro,
e ‘l più lontan dal ciel che tutto gira:
ben so ‘l cammin; però ti fa sicuro.
Questa palude che ‘l gran puzzo spira
cigne dintorno la città dolente,
u’ non potemo intrare omai sanz’ira».
E altro disse, ma non l’ho a mente;
però che l’occhio m’avea tutto tratto
ver’ l’alta torre a la cima rovente,
dove in un punto furon dritte ratto
tre furie infernal di sangue tinte,
che membra feminine avieno e atto,
e con idre verdissime eran cinte;
serpentelli e ceraste avien per crine,
onde le fiere tempie erano avvinte.
E quei, che ben conobbe le meschine
de la regina de l’etterno pianto,
«Guarda», mi disse, «le feroci Erine.
Quest’è Megera dal sinistro canto;
quella che piange dal destro è Aletto;
Tesifón è nel mezzo»; e tacque a tanto.
Con l’unghie si fendea ciascuna il petto;
battiensi a palme, e gridavan sì alto,
ch’i’ mi strinsi al poeta per sospetto.
«Vegna Medusa: sì ‘l farem di smalto»,
dicevan tutte riguardando in giuso;
«mal non vengiammo in Teseo l’assalto».
«Volgiti ‘n dietro e tien lo viso chiuso;
ché se ‘l Gorgón si mostra e tu ‘l vedessi,
nulla sarebbe di tornar mai suso».
Così disse ‘l maestro; ed elli stessi
mi volse, e non si tenne a le mie mani,
che con le sue ancor non mi chiudessi.
O voi ch’avete li ‘ntelletti sani,
mirate la dottrina che s’asconde
sotto ‘l velame de li versi strani.
E già venia su per le torbide onde
un fracasso d’un suon, pien di spavento,
per cui tremavano amendue le sponde,
non altrimenti fatto che d’un vento
impetuoso per li avversi ardori,
che fier la selva e sanz’alcun rattento
li rami schianta, abbatte e porta fori;
dinanzi polveroso va superbo,
e fa fuggir le fiere e li pastori.
i occhi mi sciolse e disse: «Or drizza il nerbo
del viso su per quella schiuma antica
per indi ove quel fummo è più acerbo».
Come le rane innanzi a la nimica
biscia per l’acqua si dileguan tutte,
fin ch’a la terra ciascuna s’abbica,
vid’io più di mille anime distrutte
fuggir così dinanzi ad un ch’al passo
passava Stige con le piante asciutte.
Dal volto rimovea quell’aere grasso,
menando la sinistra innanzi spesso;
e sol di quell’angoscia parea lasso.
Ben m’accorsi ch’elli era da ciel messo,
e volsimi al maestro; e quei fé segno
ch’i’ stessi queto ed inchinassi ad esso.
Ahi quanto mi parea pien di disdegno!
Venne a la porta, e con una verghetta
l’aperse, che non v’ebbe alcun ritegno.
«O cacciati del ciel, gente dispetta»,
cominciò elli in su l’orribil soglia,
«ond’esta oltracotanza in voi s’alletta?
Perché recalcitrate a quella voglia
a cui non puote il fin mai esser mozzo,
e che più volte v’ha cresciuta doglia?
Che giova ne le fata dar di cozzo?
Cerbero vostro, se ben vi ricorda,
ne porta ancor pelato il mento e ‘l gozzo».
Poi si rivolse per la strada lorda,
e non fé motto a noi, ma fé sembiante
d’omo cui altra cura stringa e morda
che quella di colui che li è davante;
e noi movemmo i piedi inver’ la terra,
sicuri appresso le parole sante.
Dentro li ‘ntrammo sanz’alcuna guerra;
e io, ch’avea di riguardar disio
la condizion che tal fortezza serra,
com’io fui dentro, l’occhio intorno invio;
e veggio ad ogne man grande campagna
piena di duolo e di tormento rio.
Sì come ad Arli, ove Rodano stagna,
sì com’a Pola, presso del Carnaro
ch’Italia chiude e suoi termini bagna,
fanno i sepulcri tutt’il loco varo,
così facevan quivi d’ogne parte,
salvo che ‘l modo v’era più amaro;
ché tra gli avelli fiamme erano sparte,
per le quali eran sì del tutto accesi,
che ferro più non chiede verun’arte.
Tutti li lor coperchi eran sospesi,
e fuor n’uscivan sì duri lamenti,
che ben parean di miseri e d’offesi.
E io: «Maestro, quai son quelle genti
che, seppellite dentro da quell’arche,
si fan sentir coi sospiri dolenti?».
Ed elli a me: «Qui son li eresiarche
con lor seguaci, d’ogne setta, e molto
più che non credi son le tombe carche.
Simile qui con simile è sepolto,
e i monimenti son più e men caldi».
E poi ch’a la man destra si fu vòlto,
passammo tra i martiri e li alti spaldi.
Dịch
Mặt tôi biến sắc vì lo sợ,
Khi thấy thầy quay lại,
Vội giấu đi nỗi lo sợ của mình.
Thấy dừng lại, vẻ căng thẳng và như nghe ngóng,
Vì mắt không thể nhìn xa
Trong đêm tối sương sa mù mịt.
“Chúng ta cần thắng trận này,
Thầy nói tiếp: – “Nếu không… nàng đã thân hành…
Ta nóng lòng chờ đợi một người sẽ đến”.
Tôi nhận thấy thầy có ý chữa lại
Câu nói đầu bằng câu nói sau,
Và câu trước, câu sau không thống nhất.
Lời lẽ của thầy làm tôi lo ngại,
Vì nhận ra qua những câu đứt đoạn,
Một ý gì, có thể tồi tệ hơn.
“Có bao giờ một người từ vòng đầu Địa Ngục
Xuống tận đáy của lòng chảo thảm sầu
Chỉ để nhận được một điều: mọi hi vọng tiêu tan!”
Tôi hỏi thế và thầy liền đáp:
“Thật hiếm người như chúng ta,
Dám làm một hành trình như đã trải qua.
Hồi xưa có lần ta đã đến đây,
Theo khẩn cầu của Ẻriton độc ác,
Người chuyên việc gọi hồn về nhập xác.
Không lâu sau khi hồn ta lìa xác,
Mụ sai ta vào sau dãy thành này,
Để cứu một linh hồn thoát khỏi ngục Giuda.
Đó là nơi thẳm sâu và tăm tối nhất,
Xa mặt trời và muôn vật vần xoay,
Nhưng con cứ yên tâm, ta thông tỏ mọi đường đi.
Vùng đẫm lầy hơi bốc lên nồng nặc,
Bao bọc quanh thành phố thảm sầu,
Không thể vào, nếu không dùng vũ lực.”
Thầy nói nhiều nhưng tôi đều quên hết,
Vì mắt tôi bị thu hút hoàn toàn,
Bởi đỉnh tháp cao, sáng ngời ánh lửa.
Nơi đó bỗng thình lình xuất hiện,
Ba hung thần be bét máu me,
Có cử chỉ và dáng dấp nữ giới.
Thắt lưng toàn bằng rắn bảy màu xanh lét,
Rắn rừng, rắn giun làm tóc trên đầu,
Vấn quanh thái dương, ôi khủng khiếp!
Còn thầy thì đã biết tất cả,
Đó là tùy tùng của nữ hoàng xứ vĩnh viễn đau thương,
Thầy nói với tôi: – “Trông kìa, bầy Erine hung dữ.
Bên trái là Megiera,
Aletto đang khóc than bên phải,
Còn ở giữa là Tesifon”. Rồi thầy ngừng lại.
Lũ hung thần dùng ngón tay sắc tự cào mình
Tay đấm ngực miệng gào lên ầm ĩ,
Tôi khiếp sợ, tôi vội ôm chầm lấy nhà thơ.
“Medusa, lại đây, hãy biến nó thành đá”
Cả bọn cùng hét lên và cùng nhìn xuống dưới.
“Chúng tao chưa báo đủ mối thù Texeo ngày trước!”
Thầy bảo: – “Hãy quay lưng và nhắm nghiền mắt lại,
Vì nếu Googon hiện ra mà con nhìn nó,
Thì vĩnh viễn không còn được trở lại trên kia!”
Thầy bảo thế rồi tự xoay tôi lại,
Và ý chừng chưa hẳn tin tôi,
Thầy lấy tay mình bịt kín mắt tôi!
Hỡi độc giả trí thông minh lành mạnh,
Hãy tìm xem ý nghĩa ẩn tàng,
Dưới lớp màn những câu thơ kỳ lạ.
Bỗng có tiếng động ầm ầm khủng khiếp,
Rồi ập đến một dòng nước đục ngầu,
Khiến cả đôi bờ cùng run rẩy.
Chẳng khác gì một trận cuồng phong dữ dội,
Sinh ra từ những luồng khí ngược chiều,
Táp vào rừng, không có gì ngăn được.
Vặt cành cây, quật nát, rồi cuốn đi,
Xốc tới trước, bui tung mù, hỗn loạn,
Cả thú dữ lẫn mục đồng đều chạy trốn.
Thầy bỏ tay bịt mắt tôi và nói:
“Trụ vững tinh thần mà xem cơn điên của dòng sông cổ đại,
Nơi thoát ra làn khói màu đen kịt.
Như gặp phải kẻ thù rắn ráo,
Lũ nhái táo tác chạy trên mặt nước,
Cho đến khi giấu mình được dưới bùn.
Tôi thấy hàng nghìn âm hồn tàn tạ,
Cùng chạy trốn trước một người đang sải bước,
Vượt qua dòng sông Stigie nhưng mà nước chẳng ướt chân.
Người ấy như muốn tránh làn uế khí,
Thường dùng tay trái phẩy ngang trước mặt,
Có vẻ việc đó khiến người không thoải mái.
Tôi biết đó là sứ giả Thiên đình,
Vội nhìn thầy và thầy ra hiệu cho tôi
Đứng lặng im và cúi đầu trước người đó,
Tôi cảm thấy người đó sao cao ngạo,
Tiến đến cửa, lấy đũa con gõ nhẹ,
Cửa mở toang, không chút gì cưỡng lại!
Đứng trên bậc cửa kinh hoàng, người đó quát:
“Hỡi bọn đày biệt xứ, bọn thối tha ngu ngốc,
Sao chúng bay lại hỗn xược thế kia?
Dám chống lại một lệnh chỉ từ trời cao?
Mà kết cục thì không thể nào khác được,
Chỉ làm nặng thêm tội trạng chúng bay.
Có ích gì đối đầu với số phận,
Chuyện Sebero hẳn các ngươi còn nhớ,
Đến nay cổ và cằm hắn vẫn còn trơ trụi.
Rồi người quay lại con đường lầy lội,
Không nói với chúng tôi lấy một lời,
Có vẻ như đang bận tâm điều khác.
Nhưng không phải cho những người vừa gặp trên đường,
Còn chúng tôi tiến về phía đô tành,
Rất yên tâm vì bấy nhiêu lời thánh thiện.
Chúng tôi đi vào, không còn bị ai sinh sự,
Còn tôi, chỉ mong sao được thấy,
Số phận những người bị giam giữ nơi đây.
Vừa bước vào, tôi đảo mắt nhìn quanh,
Và thấy… mông mênh là đồng ruộng,
Rộn tiếng khóc than và cực hình tàn khốc.
Giống như ở Acli nơi dòng sông Rodano chảy chậm,
Hay như ở Pola gần vịnh Carnano,
Miền biên cương nước Ý tắm mình trong biển cả.
Mặt đất nhấp nhô toàn mồ mả,
Cao thấp lổn nhổn khắp nơi,
Và quang cảnh thì muôn phần buồn bã!
Lửa rải khắp, cháy quanh các mộ,
Trùm lên chúng cực kỳ gay gắt,
Tưởng không sắt nào nung được đỏ hơn.
Mọi nấm mồ, nắp đều bật mở,
Từ bên trong thoát ra mọi tiếng khóc than,
Chắc của người âm hồn đang bị khảo tra khốn khổ.
Tôi hỏi: – “Thưa thầy, họ là ai?
Mà bị trôn vùi trong những mộ này,
Phát lên tiếng khóc sao não nùng đau đớn?”
Thầy đáp: – “Đây toàn những tên dị giáo,
Đủ mọi giới cùng môn đồ của chúng,
Mồ ở đây chứa nhiều người hơn con tưởng.
Những tội phạm giống nhau được nhét cùng một hố,
Những nấm mồ ít nhiều đều bị nung đỏ,”
Rồi người rẽ qua bên phải,
Chúng tôi đi giữa những nhục hình và tường thành cao ngất.
Ora sen va per un secreto calle,
tra ‘l muro de la terra e li martìri,
lo mio maestro, e io dopo le spalle.
«O virtù somma, che per li empi giri
mi volvi», cominciai, «com’a te piace,
parlami, e sodisfammi a’ miei disiri.
La gente che per li sepolcri giace
potrebbesi veder? già son levati
tutt’i coperchi, e nessun guardia face».
E quelli a me: «Tutti saran serrati
quando di Iosafàt qui torneranno
coi corpi che là sù hanno lasciati.
Suo cimitero da questa parte hanno
con Epicuro tutti suoi seguaci,
che l’anima col corpo morta fanno.
Però a la dimanda che mi faci
quinc’entro satisfatto sarà tosto,
e al disio ancor che tu mi taci».
E io: «Buon duca, non tegno riposto
a te mio cuor se non per dicer poco,
e tu m’hai non pur mo a ciò disposto».
«O Tosco che per la città del foco
vivo ten vai così parlando onesto,
piacciati di restare in questo loco.
La tua loquela ti fa manifesto
di quella nobil patria natio
a la qual forse fui troppo molesto».
Subitamente questo suono uscìo
d’una de l’arche; però m’accostai,
temendo, un poco più al duca mio.
Ed el mi disse: «Volgiti! Che fai?
Vedi là Farinata che s’è dritto:
da la cintola in sù tutto ‘l vedrai».
Io avea già il mio viso nel suo fitto;
ed el s’ergea col petto e con la fronte
com’avesse l’inferno a gran dispitto.
E l’animose man del duca e pronte
mi pinser tra le sepulture a lui,
dicendo: «Le parole tue sien conte».
Com’io al piè de la sua tomba fui,
guardommi un poco, e poi, quasi sdegnoso,
mi dimandò: «Chi fuor li maggior tui?».
Io ch’era d’ubidir disideroso,
non gliel celai, ma tutto gliel’apersi;
ond’ei levò le ciglia un poco in suso;
poi disse: «Fieramente furo avversi
a me e a miei primi e a mia parte,
sì che per due fiate li dispersi».
«S’ei fur cacciati, ei tornar d’ogne parte»,
rispuos’io lui, «l’una e l’altra fiata;
ma i vostri non appreser ben quell’arte».
Allor surse a la vista scoperchiata
un’ombra, lungo questa, infino al mento:
credo che s’era in ginocchie levata.
Dintorno mi guardò, come talento
avesse di veder s’altri era meco;
e poi che ‘l sospecciar fu tutto spento,
piangendo disse: «Se per questo cieco
carcere vai per altezza d’ingegno,
mio figlio ov’è? e perché non è teco?».
E io a lui: «Da me stesso non vegno:
colui ch’attende là, per qui mi mena
forse cui Guido vostro ebbe a disdegno».
Le sue parole e ‘l modo de la pena
m’avean di costui già letto il nome;
però fu la risposta così piena.
Di subito drizzato gridò: «Come?
dicesti “elli ebbe”? non viv’elli ancora?
non fiere li occhi suoi lo dolce lume?».
Quando s’accorse d’alcuna dimora
ch’io facea dinanzi a la risposta,
supin ricadde e più non parve fora.
Ma quell’altro magnanimo, a cui posta
restato m’era, non mutò aspetto,
né mosse collo, né piegò sua costa:
e sé continuando al primo detto,
«S’elli han quell’arte», disse, «male appresa,
ciò mi tormenta più che questo letto.
Ma non cinquanta volte fia raccesa
la faccia de la donna che qui regge,
che tu saprai quanto quell’arte pesa.
E se tu mai nel dolce mondo regge,
dimmi: perché quel popolo è sì empio
incontr’a’ miei in ciascuna sua legge?».
Ond’io a lui: «Lo strazio e ‘l grande scempio
che fece l’Arbia colorata in rosso,
tal orazion fa far nel nostro tempio».
Poi ch’ebbe sospirando il capo mosso,
«A ciò non fu’ io sol», disse, «né certo
sanza cagion con li altri sarei mosso.
Ma fu’ io solo, là dove sofferto
fu per ciascun di tòrre via Fiorenza,
colui che la difesi a viso aperto».
«Deh, se riposi mai vostra semenza»,
prega’ io lui, «solvetemi quel nodo
che qui ha ‘nviluppata mia sentenza.
El par che voi veggiate, se ben odo,
dinanzi quel che ‘l tempo seco adduce,
e nel presente tenete altro modo».
«Noi veggiam, come quei c’ha mala luce,
le cose», disse, «che ne son lontano;
cotanto ancor ne splende il sommo duce.
Quando s’appressano o son, tutto è vano
nostro intelletto; e s’altri non ci apporta,
nulla sapem di vostro stato umano.
Però comprender puoi che tutta morta
fia nostra conoscenza da quel punto
che del futuro fia chiusa la porta».
Allor, come di mia colpa compunto,
dissi: «Or direte dunque a quel caduto
che ‘l suo nato è co’vivi ancor congiunto;
e s’i’ fui, dianzi, a la risposta muto,
fate i saper che ‘l fei perché pensava
già ne l’error che m’avete soluto».
E già ‘l maestro mio mi richiamava;
per ch’i’ pregai lo spirto più avaccio
che mi dicesse chi con lu’ istava.
Dissemi: «Qui con più di mille giaccio:
qua dentro è ‘l secondo Federico,
e ‘l Cardinale; e de li altri mi taccio».
Indi s’ascose; e io inver’ l’antico
poeta volsi i passi, ripensando
a quel parlar che mi parea nemico.
Elli si mosse; e poi, così andando,
mi disse: «Perché se’ tu sì smarrito?».
E io li sodisfeci al suo dimando.
«La mente tua conservi quel ch’udito
hai contra te», mi comandò quel saggio.
«E ora attendi qui», e drizzò ‘l dito:
«quando sarai dinanzi al dolce raggio
di quella il cui bell’occhio tutto vede,
da lei saprai di tua vita il viaggio».
Appresso mosse a man sinistra il piede:
lasciammo il muro e gimmo inver’ lo mezzo
per un sentier ch’a una valle fiede,
che ‘nfin là sù facea spiacer suo lezzo.
Dịch
Giờ đây theo một lối đi bí mật,
Giữa những tường thành và những cực hình,
Thầy tôi đi và tôi theo áp gót.
Tôi nói: “Hỡi người thầy đức độ cao siêu,
Đã khiến con vâng ý Người, trở lại những miền vô đạo,
Xin người chỉ giáo cho điều con muốn biết.
Những hồn ma trong các mộ kia.
Chúng ta có thể đến xem không?
Vì nắp mộ đã mở, họ đã bật dậy và không ai canh giữ?”
Thầy đáp: – “Rồi sẽ đóng lại tất cả,
Khi bọn chúng trở về từ Iosapha,
Cùng với thân xác đã bỏ lại phàm trần.
Nghĩa địa của chúng ở phía bên này,
Gồm Epicuro và các môn đồ,
Mà linh hồn đã chết cùng thể xác,
Về câu hỏi con vừa đặt ra
Sẽ có trả lời tức khắc, ngay tại đây
Cả những điều mà với ta, con còn giấu giếm,
“Thưa thầy hướng đạo từ tâm, với Người con đâu có gì giấu giếm!
Có chăng chỉ vì sợ quá nhiều lời,
Đã từ lâu, Người luôn vì con chỉ bảo”.
“Hỡi người Toscana cung cách nói năng thánh thiện.
Còn sống mà dám đến thành phố lửa thiêu này,
Xin vui lòng tạm dừng bước nơi đây,
Với ngôn từ thanh tao trong sáng,
Chắc hẳn người đc sinh ra từ đất nước cao sang,
Với người, có thể tôi đã có phần nghiêm khắc?”
Lời nói đó phát ra đột ngột,
Từ một trong những nấm mồ,
Khiến tôi run sợ tiến sát thầy tôi hơn nữa!
Thầy liền bảo: – “Quay lại đi con sao thế?
Hãy nhìn kìa, Farinata đã đứng dậy,
Con sẽ thấy nó, từ thắt lưng đến đỉnh đầu.”
Tôi hướng mắt nhìn về phía đó,
Hắn đứng, ngực ưỡn thẳng, trán ngẩng cao,
Như thể rất coi thường Địa Ngục!
Với bàn tay dũng cảm và cương quyết,
Thầy đẩy tôi về phía hắn, giữa các phần mộ,
Và bảo: “Hãy nói năng cho thận trọng!”
Khi tôi đã đến bên chân mộ hắn,
Hồn nhìn tôi với vẻ khinh khi,
Và hỏi: – “Ai là tổ tiên của ngươi?”
Còn tôi, vì muốn chiều theo ý muốn của hồn,
Đã thổ lộ tất cả không một điều giấu giếm,
Hồn nghe xong hơi nhíu cặp lông mày.
Rồi nói: – “Họ là bọn đã chống ta kịch liệt.
Chống ta, chống cả họ hàng, phe đảng nhà ta.
Bởi vậy, hai lần ta đã đẩy họ đi phiêu tán!”
Tôi đáp: – “Hai lần bị đuổi đi,
Hai lần từ khắp nơi họ đã trở về,
Nghệ thuật này, phe đảng ông không học được bao nhiêu!”
Đúng lúc đó ở nấm mồ bên cạnh,
Một hồn khác nhô lên, nhưng chỉ đến cằm,
Tôi đoán là hồn chỉ nhỏm dậy bằng đầu gối.
Hồn đảo mắt nhìn quanh quan sát,
Như muốn biết xem còn ai đi cùng,
Và khi điều nghi ngại đã tiêu tan.
Hồn vừa khóc vừa nói: – “Nếu nhờ tài siêu việt,
Mà ngươi xuống được nơi tù ngục tối tăm này,
Thì con trai ta đâu? Sao nó không xuống với ngươi?”
Tôi đáp: – “Nếu đi một mình thì tôi đâu xuống được.
Người đợi đằng kia đã dẫn dắt tôi.
Mà có thể Guydo của người trước đây không coi trọng”
Ngôn từ và hình thức bị trừng phạt,
Đã khiến tôi đoán được ông ta,
Nên đã trả lời hết sức chu đáo!
Nhưng hồn đứng phắt dậy và la lớn: – “Tại sao,
Tại sao ngươi lại nói trước đấy
Phải chăng nó không còn sống, không còn được thấy ánh nắng dịu dàng?”
Rồi thấy tôi hơi nấn ná,
Cần chút thời gian để tìm câu trả lời,
Hồn đã ngã lăn và biến mất!
Còn cái hồn cao lớn kia thì vẫn đứng yên,
Lưng vẫn thẳng, cổ không hề động đậy,
Sắc mặt không đổi thay khi tôi tạm ngừng câu chuyện.
Rồi nối lại cuộc trò chuyện lúc đầu:
“Nghệ thuật kia nếu quả phe ta không học được gì.
Người ngươi nói, thì với ta, điều đó còn đau hơn cực hình này.
Nhưng cách đây năm mươi lần chiếu sáng,
Của nữ thần mặt trăng ngự trị nơi đây,
Ngươi sẽ hiểu, nghệ thuật kia khó khăn biết mấy!
Cầu mong cho ngươi được thấy lại cõi trần êm ái,
Nhưng hãy nói ta nghe tại sao thiên hạ quá ư tàn ác,
Từng điều luật một đều chống lại họ hàng ta?”
Tôi trả lời: – “Cuộc tàn sát và sự kinh hoàng,
Đã nhuộm đỏ dòng sông Acbia,
Làm vang lên lời cầu nguyện trong thánh đường”.
Vừa lắc đầu, vừa thở dài hồn nói:
“Không phải chỉ mình ta có mặt ngày hôm đó,
Cũng không phải vô cớ mà ta tham gia cuộc chiến.
Nhưng cũng đúng là chỉ có một mình ta,
Khi mọi người chủ trương triệt phá Firenze,
Ta là người duy nhất công khai bảo vệ nó”.
“Cầu cho con cháu ngươi sẽ được yên hàn”,
Tôi nói: – “Nhưng xin gỡ hộ tôi thắc mắc này,
Đang làm rối điều tôi suy luận.
Nếu tôi không lầm thì ngươi có khả năng nhìn thấy.
Mọi việc tương lai mà thời gian sẽ mang tới,
Nhưng với việc hiện tại thì hình như hơi khác!”
Hồn đáp: – “Chúng tôi như những người kém mắt,
Nhìn rõ được những cái cách xa,
Nhờ Thượng đế ban cho ánh sáng.
Trí tuệ chúng tôi bất lực với những gì gần gũi,
Với cả hiện tại, nếu không có ai mách bảo,
Thì cũng mù mịt như về trần giới của ngươi.
Như vậy ngươi có thể hiểu rằng,
Tri giác của ta tất cả sẽ tiêu tan,
Khi cánh cửa tương lai đóng lại”.
Bấy giờ, hơi hối hận với lỗi lầm đã mắc,
Tôi nói: – “Nhờ người báo lại với hồn vừa biến mất,
Rằng con trai của hồn còn sống ở dương gian,
Nếu tôi ngập ngừng trong việc trả lời,
Chỉ vì đầu óc còn vướng điều thắc mắc,
Mà vừa rồi người đã giải đáp cho tôi”.
Tôi nghe tiếng thầy tôi nhắc nhở,
Hãy hỏi hồn nói thêm cho rõ,
Họ tên những người đang ở cùng với hồn?
Hồn đáp: – “Tôi ở đây với hơn nghìn hồn khác,
Có vua Federico đệ nhị và Hồng y giáo chủ,
Và nhiều người khác nữa không cần kể tên”.
Nói xong hồn biến mất,
Còn tôi quay trở lại với nhà thờ cổ đại,
Vừa suy nghĩ về những lời nói như hình thù địch.
Bóng thầy lay động rồi vừa đi vừa hỏi:
“Sao con có vẻ vô cùng bối rối?”
Và tôi vội trả lời thấy.
“Hãy nhớ lấy bấy nhiêu điều vừa nghe được,
Những lời chống lại con – Nhà hiền triết của tôi chỉ thị.
Giơ một ngón tay người bảo: Còn bây giờ hãy chú ý điều này:
Khi đến trước ánh mắt hiền dịu,
Của đôi mắt đen nhìn thấu mọi điều,
Hãy hỏi, hành trình cuộc đời con và sẽ được tỏ tường”.
Rồi thầy đổi hướng đi về phía trái,
Rời các tường thành trở lại khu trung tâm,
Theo một lối hẻm chạy thẳng xuống lòng thung lũng.
Từ đó nồng nặc xông lên mùi hôi thối.
In su l’estremità d’un’alta ripa
che facevan gran pietre rotte in cerchio
venimmo sopra più crudele stipa;
e quivi, per l’orribile soperchio
del puzzo che ‘l profondo abisso gitta,
ci raccostammo, in dietro, ad un coperchio
d’un grand’avello, ov’io vidi una scritta
che dicea: “Anastasio papa guardo,
lo qual trasse Fotin de la via dritta”.
«Lo nostro scender conviene esser tardo,
ś che s’ausi un poco in prima il senso
al tristo fiato; e poi no i fia riguardo».
Coś ‘l maestro; e io «Alcun compenso»,
dissi lui, «trova che ‘l tempo non passi
perduto». Ed elli: «Vedi ch’a cị penso».
«Figliuol mio, dentro da cotesti sassi»,
comincị poi a dir, «son tre cerchietti
di grado in grado, come que’ che lassi.
Tutti son pien di spirti maladetti;
ma perché poi ti basti pur la vista,
intendi come e perché son costretti.
D’ogne malizia, ch’odio in cielo acquista,
ingiuria è ‘l fine, ed ogne fin cotale
o con forza o con frode altrui contrista.
Ma perché frode è de l’uom proprio male,
più spiace a Dio; e peṛ stan di sotto
li frodolenti, e più dolor li assale.
Di violenti il primo cerchio è tutto;
ma perché si fa forza a tre persone,
in tre gironi è distinto e costrutto.
A Dio, a sé, al prossimo si p̣ne
far forza, dico in loro e in lor cose,
come udirai con aperta ragione.
Morte per forza e ferute dogliose
nel prossimo si danno, e nel suo avere
ruine, incendi e tollette dannose;
onde omicide e ciascun che mal fiere,
guastatori e predon, tutti tormenta
lo giron primo per diverse schiere.
Puote omo avere in sé man violenta
e ne’ suoi beni; e peṛ nel secondo
giron convien che sanza pro si penta
qualunque priva sé del vostro mondo,
biscazza e fonde la sua facultade,
e piange là dov’esser de’ giocondo.
Puossi far forza nella deitade,
col cor negando e bestemmiando quella,
e spregiando natura e sua bontade;
e peṛ lo minor giron suggella
del segno suo e Soddoma e Caorsa
e chi, spregiando Dio col cor, favella.
La frode, ond’ogne coscienza è morsa,
pụ l’omo usare in colui che ‘n lui fida
e in quel che fidanza non imborsa.
Questo modo di retro par ch’incida
pur lo vinco d’amor che fa natura;
onde nel cerchio secondo s’annida
ipocresia, lusinghe e chi affattura,
falsità, ladroneccio e simonia,
ruffian, baratti e simile lordura.
Per l’altro modo quell’amor s’oblia
che fa natura, e quel ch’è poi aggiunto,
di che la fede spezial si cria;
onde nel cerchio minore, ov’è ‘l punto
de l’universo in su che Dite siede,
qualunque trade in etterno è consunto».
E io: «Maestro, assai chiara procede
la tua ragione, e assai ben distingue
questo baràtro e ‘l popol ch’e’ possiede.
Ma dimmi: quei de la palude pingue,
che mena il vento, e che batte la pioggia,
e che s’incontran con ś aspre lingue,
perché non dentro da la città roggia
sono ei puniti, se Dio li ha in ira?
e se non li ha, perché sono a tal foggia?».
Ed elli a me «Perché tanto delira»,
disse «lo ‘ngegno tuo da quel che ṣle?
o ver la mente dove altrove mira?
Non ti rimembra di quelle parole
con le quai la tua Etica pertratta
le tre disposizion che ‘l ciel non vole,
incontenenza, malizia e la matta
bestialitade? e come incontenenza
men Dio offende e men biasimo accatta?
Se tu riguardi ben questa sentenza,
e rechiti a la mente chi son quelli
che sù di fuor sostegnon penitenza,
tu vedrai ben perché da questi felli
sien dipartiti, e perché men crucciata
la divina vendetta li martelli».
«O sol che sani ogni vista turbata,
tu mi contenti ś quando tu solvi,
che, non men che saver, dubbiar m’aggrata.
Ancora in dietro un poco ti rivolvi»,
diss’io, «là dove di’ ch’usura offende
la divina bontade, e ‘l groppo solvi».
«Filosofia», mi disse, «a chi la ‘ntende,
nota, non pure in una sola parte,
come natura lo suo corso prende
dal divino ‘ntelletto e da sua arte;
e se tu ben la tua Fisica note,
tu troverai, non dopo molte carte,
che l’arte vostra quella, quanto pote,
segue, come ‘l maestro fa ‘l discente;
ś che vostr’arte a Dio quasi è nepote.
Da queste due, se tu ti rechi a mente
lo Geneś dal principio, convene
prender sua vita e avanzar la gente;
e perché l’usuriere altra via tene,
per sé natura e per la sua seguace
dispregia, poi ch’in altro pon la spene.
Ma seguimi oramai, che ‘l gir mi piace;
ché i Pesci guizzan su per l’orizzonta,
e ‘l Carro tutto sovra ‘l Coro giace,
e ‘l balzo via là oltra si dismonta».
Dịch
Từ mép một bờ vách dựng đứng,
Do những tảng đá lớn xếp vòng tròn,
Chúng tôi nhìn thấy bao nhiêu điều đáng sợ.
Trước cảnh tượng khủng khiếp,
Và mùi thối sộc lên từ vực thẳm,
Chúng tôi đến núp sau một ngôi mộ.
Ngôi mộ đó có ghi dòng chữ:
Nơi giam Giáo hoàng Annatasio,
Mà Fotanh đã lái chệch đường chính thống.
“Dừng một lát rồi hẵng xuống,
Cho quen dần mùi hôi thối,
Và cũng để thêm phần cẩn trọng!”
Thầy bảo thế và tôi thưa lại:
“Ta nên tranh thủ cho khỏi phí thời gian!”
Thầy lại bảo: – “Con sẽ thấy là ta đã nghĩ đến”.
Hãy nhìn kia, sau những tảng đá,
Là ba tầng ngục nhỏ,
Và hẹp hơn những tầng con đã qua.
Nhưng cả ba đều chật ních những tâm hồn tội lỗi,
Để con hiểu được những điều sẽ thấy,
Ta sẽ nói tại sao, thế nào chúng bị buộc ở đây.
Trong các tội mà trời xanh căm ghét,
Tội bất công là tội cuối cùng,
Xúc phạm kẻ khác bằng bạo lực hay gian lận.
Gian lận là tội riêng của con người
Nên Thượng đế càng thêm căm ghét,
Ném chúng xuống tận đáy sâu và gia tăng hình phạt.
Vòng thứ nhất giành cho các tội đồ bạo lực,
Được xây dựng và chia thành ba vòng ngục,
Vì bạo lực có thể xúc phạm đến ba ngôi:
Thượng đế, bản thân và đồng loại,
Xúc phạm đến hình hài hay của cải,
Con có thể hiểu nhờ một suy luận đơn giản.
Người ta có thể gây trọng thương hay chết chóc.
Xúc phạm đến người khác hoặc tài sản,
Phá hoại, đốt nhà hay cướp bóc.
Vì vậy, những hung đồ sát nhân gây thương tích cho người khác.
Cùng bọn côn đồ, trộm cướp đều bị cực hình,
Theo từng nhóm ở vòng ngục thứ nhất.
Con người cũng có thể xúc phạm bản thân mình,
Xúc phạm đến tài sản của mình,
Trong vòng ngục thứ hai họ hối hận trong niềm vô vọng.
Những ai tự xóa sổ thân mình,
Chơi trò đỏ đen và vung tiền phung phí,
Rồi khóc than khi lẽ ra sẽ được hài lòng.
Người ta cũng có thể xúc phạm đến Chúa,
Bằng sự phủ nhận hay lời nguyền rủa,
Khinh miệt thiên nhiên và thành quả của Trời.
Chính vì vậy vòng ngục trật hẹp nhất,
In dấu ấn lên bọn Sodoma và Caootsa,
Cả những ai từ trong tim khinh miệt Chúa Trời.
Tội gian lận làm thương tổn mọi lương tâm,
Có thể gây ra cho chính kẻ tin mình,
Hay với kẻ đối với mình không tin cậy.
Thói tật sau này chỉ cắt đứt,
Mọi liên hệ tình thương mà Tạo hóa đã sinh ra,
Vì vậy chỗ của chúng là ở vòng hai tù ngục.
Bọn đạo đức giả, bọn phù thủy cùng quân xu nịnh,
Bọn dối trá, trộm cắp, bọn buôn thần bán thánh,
Bọn ma cô, cờ gian bạc lận và mọi rác rưởi cùng loại.
Thói tật kia đã làm lãng quên,
Tình yêu từ tự nhiên đem lại và tình yêu tiếp tục,
Từ đó tạo ra lòng tin đặc biệt.
Vì lẽ đó, vòng ngục hẹp nhất,
Là điểm trung tâm của vũ trụ, nơi ngự trị của Dite,
Bọn phản bội bị chôn vùi vĩnh viễn”.
Tôi thốt lên: – “Ôi tôn sư!
Lập luận bao sáng tỏ, đã giảng giải cho con cặn kẽ,
Cái vực thẳm này và bọn tội nhân bị cầm giữ.
Nhưng hãy nói cho con hay: Bọn người trong đầm lầy hôi thối,
Đang bị gió mưa hành hạ,
Và chịu đựng bao lời gay gắt.
Sao họ không phải thụ hình trong đô thành lửa cháy,
Nếu Thượng đế cực kỳ căm giận họ.
Nếu không, sao họ lại bị cực hình?”
“Tại sao ư? Người đáp, sao hôm nay con lầm lạc thế?
Khác với tính cách thường ngày,
Hay đầu óc con còn mục đích nào khác?
Sao con không nhớ những lời này,
Từng được diễn giải trong sách Đạo đức,
Về ba điều mà Thượng đế không ưa.
Thói buông tuồng, hiểm độc và thú tính điên cuồng.
Và hình như thói buông tuồng,
Xúc phạm Thượng đế ít hơn nên hình phạt có phần nào giảm nhẹ.
Nếu con ôn lại lời nói đó,
Rồi điểm lại trong trí nhớ xem họ là ai,
Mà đang phải chịu cực hình ngoài thành lửa.
Con sẽ hiểu tại sao những tên độc ác này,
Bị tách ra nhưng tại sao vẫn bị trừng phạt,
Tuy làm Thượng đế ít căm giận hơn.”
“Ôi, Mặt trời đã chỉnh lại cái nhìn con bối rối,
Khiến con hài lòng khi được giải đáp mọi nghi ngờ
Nhưng với con nghi ngờ cũng ngang bằng hiểu biết.
Xin thầy hãy trở lại một chút,
Thầy vừa nói nghề cho vay nặng lãi,
Xúc phạm lòng nhân từ thần thánh – xin giảng cho con thắc mắc này”.
Người đáp: – “Triết học với những ai nghiên cứu.
Đã giảng rõ không phải chỉ một lần,
Rằng tự nhiên có trước.
Tri thức thần thánh và Nghệ thuật,
Và nếu ngươi xem kỹ sách vật lý,
Người sẽ thấy ngay trong mấy trang đầu.
Rằng nghệ thuật của con người trong chừng mực có thể
Vẫn đi theo tự nhiên như đồ đệ đi theo sư phụ,
Như thể nghệ thuật là con cháu của Thượng đế,
Cả hai, nghệ thuật và tự nhiên nếu con còn nhớ.
Ngay những câu mở đầu chương Sáng thế,
Rằng loài người kiếm sống và tiến lên,
Còn kẻ cho vay nặng lãi lại theo đường khác.
Khinh miệt tự nhiên và nghệ thuật,
Vì niềm hi vọng chúng đặt ở nơi khác,
Nhưng bây giờ hãy theo ta, ta muốn lên đường.”
Chòm ngư tinh đã lấp lánh ở chân trời,
Và chòm Đại hùng tinh trải theo luồng gió Tây – Bắc,
Và xa xa vách đá hạ thấp dần.
Era lo loco ov’a scender la riva
venimmo, alpestro e, per quel che v’er’anco,
tal, ch’ogne vista ne sarebbe schiva.
Qual è quella ruina che nel fianco
di qua da Trento l’Adice percosse,
o per tremoto o per sostegno manco,
che da cima del monte, onde si mosse,
al piano è sì la roccia discoscesa,
ch’alcuna via darebbe a chi sù fosse:
cotal di quel burrato era la scesa;
e ‘n su la punta de la rotta lacca
l’infamia di Creti era distesa
che fu concetta ne la falsa vacca;
e quando vide noi, sé stesso morse,
sì come quei cui l’ira dentro fiacca.
Lo savio mio inver’ lui gridò: «Forse
tu credi che qui sia ‘l duca d’Atene,
che sù nel mondo la morte ti porse?
Pàrtiti, bestia: ché questi non vene
ammaestrato da la tua sorella,
ma vassi per veder le vostre pene».
Qual è quel toro che si slaccia in quella
c’ha ricevuto già ‘l colpo mortale,
che gir non sa, ma qua e là saltella,
vid’io lo Minotauro far cotale;
e quello accorto gridò: «Corri al varco:
mentre ch’e’ ‘nfuria, è buon che tu ti cale».
Così prendemmo via giù per lo scarco
di quelle pietre, che spesso moviensi
sotto i miei piedi per lo novo carco.
Io gia pensando; e quei disse: «Tu pensi
forse a questa ruina ch’è guardata
da quell’ira bestial ch’i’ ora spensi.
Or vo’ che sappi che l’altra fiata
ch’i’ discesi qua giù nel basso inferno,
questa roccia non era ancor cascata.
Ma certo poco pria, se ben discerno,
che venisse colui che la gran preda
levò a Dite del cerchio superno,
da tutte parti l’alta valle feda
tremò sì, ch’i’ pensai che l’universo
sentisse amor, per lo qual è chi creda
più volte il mondo in caòsso converso;
e in quel punto questa vecchia roccia
qui e altrove, tal fece riverso.
Ma ficca li occhi a valle, ché s’approccia
la riviera del sangue in la qual bolle
qual che per violenza in altrui noccia».
Oh cieca cupidigia e ira folle,
che sì ci sproni ne la vita corta,
e ne l’etterna poi sì mal c’immolle!
Io vidi un’ampia fossa in arco torta,
come quella che tutto ‘l piano abbraccia,
secondo ch’avea detto la mia scorta;
e tra ‘l piè de la ripa ed essa, in traccia
corrien centauri, armati di saette,
come solien nel mondo andare a caccia.
Veggendoci calar, ciascun ristette,
e de la schiera tre si dipartiro
con archi e asticciuole prima elette;
e l’un gridò da lungi: «A qual martiro
venite voi che scendete la costa?
Ditel costinci; se non, l’arco tiro».
Lo mio maestro disse: «La risposta
farem noi a Chirón costà di presso:
mal fu la voglia tua sempre sì tosta».
Poi mi tentò, e disse: «Quelli è Nesso,
che morì per la bella Deianira
e fé di sé la vendetta elli stesso.
E quel di mezzo, ch’al petto si mira,
è il gran Chirón, il qual nodrì Achille;
quell’altro è Folo, che fu sì pien d’ira.
Dintorno al fosso vanno a mille a mille,
saettando qual anima si svelle
del sangue più che sua colpa sortille».
Noi ci appressammo a quelle fiere isnelle:
Chirón prese uno strale, e con la cocca
fece la barba in dietro a le mascelle.
Quando s’ebbe scoperta la gran bocca,
disse a’ compagni: «Siete voi accorti
che quel di retro move ciò ch’el tocca?
Così non soglion far li piè d’i morti».
E ‘l mio buon duca, che già li er’al petto,
dove le due nature son consorti,
rispuose: «Ben è vivo, e sì soletto
mostrar li mi convien la valle buia;
necessità ‘l ci ‘nduce, e non diletto.
Tal si partì da cantare alleluia
che mi commise quest’officio novo:
non è ladron, né io anima fuia.
Ma per quella virtù per cu’ io movo
li passi miei per sì selvaggia strada,
danne un de’ tuoi, a cui noi siamo a provo,
e che ne mostri là dove si guada
e che porti costui in su la groppa,
ché non è spirto che per l’aere vada».
Chirón si volse in su la destra poppa,
e disse a Nesso: «Torna, e sì li guida,
e fa cansar s’altra schiera v’intoppa».
Or ci movemmo con la scorta fida
lungo la proda del bollor vermiglio,
dove i bolliti facieno alte strida.
Io vidi gente sotto infino al ciglio;
e ‘l gran centauro disse: «E’ son tiranni
che dier nel sangue e ne l’aver di piglio.
Quivi si piangon li spietati danni;
quivi è Alessandro, e Dionisio fero,
che fé Cicilia aver dolorosi anni.
E quella fronte c’ha ‘l pel così nero,
è Azzolino; e quell’altro ch’è biondo,
è Opizzo da Esti, il qual per vero
fu spento dal figliastro sù nel mondo».
Allor mi volsi al poeta, e quei disse:
«Questi ti sia or primo, e io secondo».
Poco più oltre il centauro s’affisse
sovr’una gente che ‘nfino a la gola
parea che di quel bulicame uscisse.
Mostrocci un’ombra da l’un canto sola,
dicendo: «Colui fesse in grembo a Dio
lo cor che ‘n su Tamisi ancor si cola».
Poi vidi gente che di fuor del rio
tenean la testa e ancor tutto ‘l casso;
e di costoro assai riconobb’io.
Così a più a più si facea basso
quel sangue, sì che cocea pur li piedi;
e quindi fu del fosso il nostro passo.
«Sì come tu da questa parte vedi
lo bulicame che sempre si scema»,
disse ‘l centauro, «voglio che tu credi
che da quest’altra a più a più giù prema
lo fondo suo, infin ch’el si raggiunge
ove la tirannia convien che gema.
La divina giustizia di qua punge
quell’Attila che fu flagello in terra
e Pirro e Sesto; e in etterno munge
le lagrime, che col bollor diserra,
a Rinier da Corneto, a Rinier Pazzo,
che fecero a le strade tanta guerra».
Dịch
Đường đi xuống một bờ dốc đứng,
Có con quái vật đứng canh,
Khiến mọi ánh mắt đều nhìn sang hướng khác.
Đó là do tai nạn lở đất năm xưa,
Từ sườn núi Trento giáng xuống Adise,
Vì động đất hay vì núi non thiếu điểm tựa.
Từ đỉnh núi, đất đá đổ ầm ầm,
Tất cả ập xuống cánh đồng,
Tạo nên đường dốc từ trên cao đi xuống.
Đó là đường dốc dẫn xuống vực thẳm,
Trên sườn núi đá sụp đổ,
Phơi bày nỗi ô nhục của Corratti.
Nó được thai nghén trong tượng con bò,
Thoạt thấy chúng tôi, nó tự cắn xé mình,
Bị kích động bởi lòng căm giận.
Nhà thông thái của tôi liền quát:
“Có lẽ mày nhầm người này là quận công Atene
Đã tặng mày cái chết trên trần thế?
Hãy cút đi đồ súc sinh!
Người này đến đây, đâu phải do chị mày chỉ dẫn,
Mà đến, chỉ để xem những hình phạt của chúng bay”.
Như con bò đực bị tử thương,
Giận giữ đứt tung dây buộc,
Không còn đi được mà chỉ nhảy điên cuồng.
Tôi thấy Minotoro lồng lên,
Đúng lúc đó thầy tôi quát lớn: – “Hãy chạy qua lỗ hổng,
Nó đang phát cuồng, chớ bỏ lỡ thời cơ!”
Thế là chúng tôi đi xuống,
Đất đá lạo xạo dưới chân,
Do tác động của sức nặng khác thường.
Thấy tôi nặng trĩu trầm tư, thầy hỏi:
“Chắc con đang nghĩ về đường đất lở và con quái vật.
Mà ta vừa dẹp yên cơn điên của nó,
Nhưng ta muốn con hay,
Lần trước khi ta xuống địa ngục này,
Thì lèn đá đó vẫn chưa sụp đổ.
Nhưng nếu ta không lầm thì không lâu,
Trước khi Ngài hạ cố xuống đây,
Cướp của Dite mấy mồi to ở tầng thứ nhất.
Khắp bốn phía của vực sâu thăm thẳm
Chuyển động cực kỳ dữ dội đến nỗi ta lầm tưởng
Vũ trụ xúc động vì tình yêu nên quay trở lại thời hồng hoang.
Thế giới đôi khi vẫn thành hỗn loạn,
Chính lúc đó lèn đá cổ này,
Ở đây và xa hơn sụp đổ.
Nhưng con hãy nhìn xuống dưới,
Đã tới gần dòng sông máu đang sôi,
Nơi đây luộc những kẻ hại người bằng bạo lực.
Ôi, thói hám của mù quáng và cơn giận điên cuồng,
Kích động chúng ta trong cuộc đời ngắn ngủi.
Để rồi bị chìm đắm trong vĩnh viễn khốn cùng.
Tôi thấy một vực lớn hình vòng cung”,
Chiếm trọn một cánh đồng ruộng,
Đúng như thầy hộ tống tôi đã nói.
Giữa dòng sông và vách đá,
Bọn quỷ sứ nửa người, nửa ngựa nối đuôi nhau đi,
Lăm lăm cung tên như thợ săn trên trần thế
Vừa thấy chúng tôi, chúng liền dừng lại,
Ba đứa tách ngay khỏi hàng,
Và cung tên, chuẩn bị sẵn sàng.
Một đứa gầm lên: Bay chịu cực hình gì?
Hỡi hai tên đang từ dốc đi xuống
“Trả lời ngay, nếu không tao bắn!
Thầy tôi đáp: – “Câu trả lời khi tới gần,
Chúng ta sẽ nói với Kiron,
Còn ngươi, sao vẫn bị thói vũ phu sai khiến?”
Rồi quay lại tôi, thầy khẽ bảo: – “Đó là Nesso,
Đã chết vì nàng Dejanira kiều diễm,
Nhưng cuối cùng, cũng trả được thù.
Kẻ đứng giữa, mắt nhìn xuống ngực,
Là Kiron vĩ đại đã nuôi dưỡng Akile
Còn đứa kia là Folo luôn điên cuồng giận dữ”,
Chúng đi, hàng nghìn, hàng nghìn quanh bờ vực.
Dùng tên bắn hạ những hồn định ngoi lên,
Khỏi sông máu khi chưa đền xong tội lỗi.
Chúng tôi tiến đến gần đám quái vật tinh nhanh,
Kiron lấy một mũi tên và dùng đuôi tên,
Gạt râu sang hai bên mép.
Khi đã lộ ra cái mồm rộng hoác,
Nó rỉ tai đồng nghiệp: – “Chúng bay có nhận thấy không,
Cái gã đi sau có thể làm động đậy mọi thứ,
Vậy thì không phải là bước chân của người đã chết!”
Thầy hướng đạo của tôi đã đến bên cạnh,
Con quái vật nửa người nửa ngựa.
Thầy nói: – “Đúng là anh ta còn sống, và chỉ anh ta thôi.
Nên tôi phải dẫn anh ta đi thăm thung lũng thảm sầu.
Anh ta đến vì cần thiết, chứ không phải vì thích thú.
Một vị đã phải bỏ dở cả bài thánh ca hoan hỉ,
Đến giao cho tôi sứ mệnh này,
Anh ta không phải kẻ cướp, còn tôi không phải dân trộm cắp.
Chính Bậc Đức hạnh đó đã khiến tôi cất bước,
Qua đường đi quá đỗi hiểm nghèo,
Hãy cho người của ngươi dẫn chúng tôi đi.
Chỉ cho tôi chỗ nào nông có thể lội qua,
Và dùng lưng cõng giùm anh bạn này,
Anh không phải âm hồn nên không đi được trên không”.
Kiron quay sang phải và bảo Nesso:
“Ngươi quay lại và dẫn họ đi,
Gặp toán canh nào thì bảo tránh ra!”
Chúng tôi lại lên đường với kẻ tháp tùng tin cậy.
Đi dọc bờ sông sục sôi máu đỏ.
Từ đó vang lên tiếng kêu của bọn người bị luộc.
Tôi thấy nhiều kẻ ngập sâu tận mắt,
Quỷ nhân mã bảo tôi: – “Đây là bọn bạo chúa,
Đã cướp máu và của cải người khác.
Đây là nơi chúng khóc than những tội ác bất nhân,
Kìa Alessandro và Dionisio hung dữ,
Đã nhấn chìm Sixilia nhiều năm dài đau khổ.
Và cái trán có bộ tóc đen kịt,
Là Atdolino; còn đứa tóc hung,
Chính là Opitso xứ Etti.
Trên trần thế tên này bị đứa con riêng giết chết”.
Tôi quay sang nhà thơ, nhưng người bảo”
“Kẻ này, người hướng dẫn thứ nhất, còn ta, thứ hai”.
Đi một quãng nữa xa hơn, con nhân mã dừng lại,
Trước một đám tội đồ dường như đang muốn thoát ra,
Khỏi dòng máu sôi ngập sâu tới cổ!
Hắn chỉ một âm hồn đứng riêng một xó,
“Kẻ này trước bàn thờ Chúa,
Đã đâm thủng trái tim, đến nay còn được thờ trên sông Tamasi”.
Tôi thấy nhiều kẻ nhô đầu,
Hoặc nhô nửa người khỏi dòng suối đỏ,
Trong số đó tôi nhận ra nhiều người.
Dòng sông máu càng lâu càng cạn,
Rồi chỉ còn lấp xấp bàn chân,
Đó là nơi chúng tôi vượt qua vực thẳm,
Con nhân mã nói: – “Khi thấy ở mé này,
Dòng sông máu cạn dần,
Thì ngươi phải hiểu rằng:
Ở mé kia dòng sông sẽ dần sâu thêm mãi,
Cho đến khi tiếp nối,
Với nơi mà sự bạo tàn đang rên rỉ.
Đó là nơi công lý thần thánh xử phạt,
Attila, kẻ đã gặp tai ương trên trái đất,
Rồi Piaro cùng Setto
Công lý liên tục làm tuôn nước mắt, bằng lửa đốt,
Của Rinie xứ Coocneto và Rinie dòng họ Passo,
Đã gây bao chiến tranh trên các nẻo đường”.
Nói xong, Nesso quay lại và vượt qua suối đỏ.
Non era ancor di là Nesso arrivato,
quando noi ci mettemmo per un bosco
che da neun sentiero era segnato.
Non fronda verde, ma di color fosco;
non rami schietti, ma nodosi e ‘nvolti;
non pomi v’eran, ma stecchi con ṭsco:
non han ś aspri sterpi né ś folti
quelle fiere selvagge che ‘n odio hanno
tra Cecina e Corneto i luoghi cólti.
Quivi le brutte Arpie lor nidi fanno,
che cacciar de le Strofade i Troiani
con tristo annunzio di futuro danno.
Ali hanno late, e colli e visi umani,
piè con artigli, e pennuto ‘l gran ventre;
fanno lamenti in su li alberi strani.
E ‘l buon maestro «Prima che più entre,
sappi che se’ nel secondo girone»,
mi comincị a dire, «e sarai mentre
che tu verrai ne l’orribil sabbione.
Peṛ riguarda ben; ś vederai
cose che torrien fede al mio sermone».
Io sentia d’ogne parte trarre guai,
e non vedea persona che ‘l facesse;
per ch’io tutto smarrito m’arrestai.
Cred’io ch’ei credette ch’io credesse
che tante voci uscisser, tra quei bronchi
da gente che per noi si nascondesse.
Peṛ disse ‘l maestro: «Se tu tronchi
qualche fraschetta d’una d’este piante,
li pensier c’hai si faran tutti monchi».
Allor porsi la mano un poco avante,
e colsi un ramicel da un gran pruno;
e ‘l tronco suo griḍ: «Perché mi schiante?».
Da che fatto fu poi di sangue bruno,
ricomincị a dir: «Perché mi scerpi?
non hai tu spirto di pietade alcuno?
Uomini fummo, e or siam fatti sterpi:
ben dovrebb’esser la tua man più pia,
se state fossimo anime di serpi».
Come d’un stizzo verde ch’arso sia
da l’un de’capi, che da l’altro geme
e cigola per vento che va via,
ś de la scheggia rotta usciva insieme
parole e sangue; ond’io lasciai la cima
cadere, e stetti come l’uom che teme.
«S’elli avesse potuto creder prima»,
rispuose ‘l savio mio, «anima lesa,
cị c’ha veduto pur con la mia rima,
non averebbe in te la man distesa;
ma la cosa incredibile mi fece
indurlo ad ovra ch’a me stesso pesa.
Ma dilli chi tu fosti, ś che ‘n vece
d’alcun’ammenda tua fama rinfreschi
nel mondo sù, dove tornar li lece».
E ‘l tronco: «Ś col dolce dir m’adeschi,
ch’i’ non posso tacere; e voi non gravi
perch’io un poco a ragionar m’inveschi.
Io son colui che tenni ambo le chiavi
del cor di Federigo, e che le volsi,
serrando e diserrando, ś soavi,
che dal secreto suo quasi ogn’uom tolsi:
fede portai al glorioso offizio,
tanto ch’i’ ne perde’ li sonni e ‘ polsi.
La meretrice che mai da l’ospizio
di Cesare non torse li occhi putti,
morte comune e de le corti vizio,
infiamṃ contra me li animi tutti;
e li ‘nfiammati infiammar ś Augusto,
che ‘ lieti onor tornaro in tristi lutti.
L’animo mio, per disdegnoso gusto,
credendo col morir fuggir disdegno,
ingiusto fece me contra me giusto.
Per le nove radici d’esto legno
vi giuro che già mai non ruppi fede
al mio segnor, che fu d’onor ś degno.
E se di voi alcun nel mondo riede,
conforti la memoria mia, che giace
ancor del colpo che ‘nvidia le diede».
Un poco attese, e poi «Da ch’el si tace»,
disse ‘l poeta a me, «non perder l’ora;
ma parla, e chiedi a lui, se più ti piace».
Ond’io a lui: «Domandal tu ancora
di quel che credi ch’a me satisfaccia;
ch’i’ non potrei, tanta pietà m’accora».
Percị ricomincị: «Se l’om ti faccia
liberamente cị che ‘l tuo dir priega,
spirito incarcerato, ancor ti piaccia
di dirne come l’anima si lega
in questi nocchi; e dinne, se tu puoi,
s’alcuna mai di tai membra si spiega».
Allor soffị il tronco forte, e poi
si convert́ quel vento in cotal voce:
«Brievemente sarà risposto a voi.
Quando si parte l’anima feroce
dal corpo ond’ella stessa s’è disvelta,
Miṇs la manda a la settima foce.
Cade in la selva, e non l’è parte scelta;
ma là dove fortuna la balestra,
quivi germoglia come gran di spelta.
Surge in vermena e in pianta silvestra:
l’Arpie, pascendo poi de le sue foglie,
fanno dolore, e al dolor fenestra.
Come l’altre verrem per nostre spoglie,
ma non peṛ ch’alcuna sen rivesta,
ché non è giusto aver cị ch’om si toglie.
Qui le trascineremo, e per la mesta
selva saranno i nostri corpi appesi,
ciascuno al prun de l’ombra sua molesta».
Noi eravamo ancora al tronco attesi,
credendo ch’altro ne volesse dire,
quando noi fummo d’un romor sorpresi,
similemente a colui che venire
sente ‘l porco e la caccia a la sua posta,
ch’ode le bestie, e le frasche stormire.
Ed ecco due da la sinistra costa,
nudi e graffiati, fuggendo ś forte,
che de la selva rompieno ogni rosta.
Quel dinanzi: «Or accorri, accorri, morte!».
E l’altro, cui pareva tardar troppo,
gridava: «Lano, ś non furo accorte
le gambe tue a le giostre dal Toppo!».
E poi che forse li fallia la lena,
di sé e d’un cespuglio fece un groppo.
Di rietro a loro era la selva piena
di nere cagne, bramose e correnti
come veltri ch’uscisser di catena.
In quel che s’appiatṭ miser li denti,
e quel dilaceraro a brano a brano;
poi sen portar quelle membra dolenti.
Presemi allor la mia scorta per mano,
e menommi al cespuglio che piangea,
per le rotture sanguinenti in vano.
«O Iacopo», dicea, «da Santo Andrea,
che t’è giovato di me fare schermo?
che colpa ho io de la tua vita rea?».
Quando ‘l maestro fu sovr’esso fermo,
disse «Chi fosti, che per tante punte
soffi con sangue doloroso sermo?».
Ed elli a noi: «O anime che giunte
siete a veder lo strazio disonesto
c’ha le mie fronde ś da me disgiunte,
raccoglietele al piè del tristo cesto.
I’ fui de la città che nel Batista
muṭ il primo padrone; ond’ei per questo
sempre con l’arte sua la farà trista;
e se non fosse che ‘n sul passo d’Arno
rimane ancor di lui alcuna vista,
que’ cittadin che poi la rifondarno
sovra ‘l cener che d’Attila rimase,
avrebber fatto lavorare indarno.
Io fei gibbetto a me de le mie case».
Dịch
Nesso chưa sang đến bờ bên kia,
Thì chúng tôi đã vào một khu rừng,
Chưa từng có dấu vết của lối mòn đi lại!
Lá cây không xanh mà một màu xám xịt,
Cành không thẳng mà vặn vẹo xù xì,
Quả không có mà chỉ toàn gai độc!
Thú rừng xa lánh cả những vùng trồng tỉa,
Từ sông Serina đến tận Coocneto,
Không rừng nào rậm rạp và dữ dằn như thế!
Đây là nơi loài ác điểu Acpi làm tổ,
Đã đuổi dân Troy chạy khỏi thành Strofade,
Vì lời báo trước về một tương lai thê thảm.
Chúng có cánh chim nhưng cổ và mặt người,
Chân có vuốt cong, bụng lớn đầy lông lá,
Và rền rĩ trên những cành cây kỳ lạ.
Thầy tôi bảo: – “Trước khi tiến vào sâu hơn,
Con nên ghi nhớ, con đang ở ngục thứ hai,
Và vẫn ở đó cho tới khi
Đi vào bãi cát rùng rợn,
Hãy nhìn cho kỹ và con sẽ thấy,
Bao sự việc có thể xóa hết lòng tin vào những điều ta nói”.
Khắp nơi nghe tiếng người than khóc,
Nhưng tuyệt nhiên không thấy một bóng người,
Quá sửng sốt tôi vội dừng chân.
Tôi đoán chừng thầy đã nghĩ tôi tin rằng,
Lời than khóc là của những người đang ẩn nấp,
Ở đâu đó sau các lùm cây.
Nên thầy bảo: – “Nếu con bẻ vài cành,
Của một cây nào đó,
Thì thắc mắc của con sẽ lập tức sáng tỏ”.
Tôi bèn giơ tay ra phía trước,
Bẻ một cành của cây ngái gần bên,
Cây bỗng kêu lên: – “Sao lại hành hạ ta như thế?”
Từ chỗ cành gãy máu đen túa chảy,
Cây lại bảo: – “Sao lại tàn hại ta như vậy?
Hay là ngươi không còn chút nhân tình?
Chúng ta, xưa cũng là người, nay là cây,
Bàn tay ngươi nên sẽ sàng mới phải,
Dù chúng ta đã là những linh hồn rắn rết.”
Như một mẩu củi tươi đã cháy một đầu,
Những đầu kia vẫn nghiến răng, rên rỉ…
Tiếng thoát ra ấy là nhờ có gió.
Vậy là từ cành gãy cùng phát ra,
Lời nói và cả máu khiến tôi vô cùng kinh hãi,
Buông rơi cành cây và đứng im tại chỗ.
Bậc hiền giả của tôi lên tiếng: – “Hỡi linh hồn bị xúc phạm
Nếu từ đầu nó đã có thể tin,
Những gì đọc được trong thơ ta.
Thì với ngươi tay nó đã không chạm tới,
Nhưng sự việc quá khó tin khiến ta cũng dính líu,
Hành động đó, làm nặng trĩu hồn ta!
Xin cho biết ngươi là ai nếu có thể,
Để sửa sai nó sẽ làm sống lại ký ức của ngươi,
Nơi trần thế, mà nó còn có quyền trở lại!”
Cây đáp: – “Người đã thuyết phục được tôi với lời lẽ dịu dàng,
Khiến tôi không thể im lặng, nhưng xin chớ phiền,
Nếu tôi có điểm tô chút nào câu chuyện kể.
Tôi là người giữ hai chìa khóa,
Của trái tim hoàng đế Federicgo,
Khóa, mở lẹ làng, một tay tôi quán xuyến.
Bí mật của Đức Vua tôi giữ kín,
Cực trung thành với chức vụ vinh quang,
Đến quên cả ngủ và coi thường sinh lực.
Thói đố kỵ không hề rời mắt,
Trơ tráo nhòm ngó cung điện Cesra
Cái chết thì chung, còn tật xấu, riêng của cung đình.
Nó nhen dần ngọn lửa chống tôi trong các linh hồn.
Lửa bén dần đến cả hoàng đế Augusto,
Địa vị sướng vui biến thành tang tóc đau buồn.
Tâm hồn tôi, trong tột cùng phẫn uất,
Nghĩ rằng, bằng cái chết, sẽ trốn được sự khinh thường,
Chống lại mình, một người chính trực, tôi đã bất công!
Với gốc rễ mới của thân phận cây cối,
Tôi xin thề chẳng bao giờ phụ lòng tin,
Của Chúa tôi, niềm vinh quang xứng đáng.
Nếu một trong hai người có thể trở về dương thế
Xin bảo vệ giùm ký ức về tôi,
Đang bẹp dí dưới những đòn đố kỵ”
Chờ một lát nhà thơ liền bảo:
“Hắn đã ngừng đừng bỏ phí thời gian,
Để hỏi thêm, nếu con còn muốn biết”.
Thầy liền tiếp: – “Nếu người ta hết lòng đáp ứng,
Cài điều mà ngươi cầu khẩn,
Thì hỡi hồn đang bị cầm tù xin hãy nói thêm.
Vì sao hồn lại nhập được vào cây,
Và nếu có thể cũng xin cho biết,
Có bao giờ hồn thoát khỏi thân cây?”
Bấy giờ cây thở dài một tiếng thật to,
Rồi gió đồi thành tiếng nói:
“Chỉ xin trả lời vắn tắt.
Khi một linh hồn dữ dằn,
Tách khỏi xác do chính mình mong muốn,
Thì Miniot sẽ quẳng xuống tầng thứ bảy.
Xuống rừng này, nhưng nào được chọn lựa!
Rơi xuống đâu là tùy sự rủi may!
Ở đó nảy mầm như một hạt mì nâu.
Rồi đâm trồi và biến thành cây hoang dại,
Ác điểu Acpi đến mổ lá ăn,
Gây đau đớn cho cây và tạo cửa cho niềm đau đớn.
Chúng tôi rất muốn trở lại hình hài cũ,
Như mọi người, nhưng chẳng còn cái gì… để nhập,
Thực không đúng, nếu lại được cái chính mình đã vứt đi!
Chúng tôi sẽ kéo xác tới đây,
Chúng sẽ treo trong khu rừng buồn thảm.
Mỗi cái trên cây của oan hồn hung hãn.”
Đang chú ý lắng nghe lời cây nói,
Vì nghĩ rằng cây còn nhiều điều khác nữa,
Bỗng sửng sốt nghe tiếng động ầm ầm.
Tưởng như đang tiến đến phía mình,
Con lợn rừng và cả đoàn thợ săn,
Nghe rầm rĩ tiếng cành cây và thú vật.
Đây rồi, có hai người từ sườn đồi bên trái,
Trần truồng, tơi tả, đang chạy trốn rất nhanh,
Làm gãy bao cành cây, rừng núi.
Người thứ nhất kêu lên: – “Cứu tôi với, cứu tôi với! Ôi Thần Chết!”
Người thứ hai như thấy mình còn quá chậm
Gào lên: – “Lano, chân mày đâu có nhanh như thế.
Khi ở chiến trận Toppo!”
Và như đã hết hơi kiệt sức,
Hắn lao vào, cùng bụi cây kết thành một khổi.
Phía sau chúng kín cả khu rừng,
Một bầy chó đen đói khát đuổi theo,
Như thể chúng vừa được tuột xích!
Chúng ngoạm răng vào người nấp trong bụi,
Xé ra từng mảnh, từng mảnh,
Rồi tha đi những tứ chi thê thảm.
Người bạn đường nắm lấy tay tôi,
Dắt tôi đến bên cây đang than khóc,
Những vết thương đang ròng ròng chảy máu.
“Ôi, Jacopo Da Santo Andrea,
Nào có ích gì đâu, anh dùng tôi làm nơi ẩn nấp,
Tôi có lỗi gì với cuộc đời anh tội lỗi?”
Thầy tôi dừng lại trước bụi cây,
Và hỏi: – “Ngươi là ai mà xum xuê cành lá,
Máu tuôn trào và lời than đau đớn?”
Cây nói: – “Hỡi những linh hồn mới tới,
Để chứng kiến nỗi đau khổ dã man,
Đã vặt trụi của tôi bao cành lá.
Xin hãy nhặt dùm và gom lại dưới gốc cây sầu thảm.
Tôi là dân của đô thành đã vì thánh Batista,
Mà đuổi đi vị chủ nhà thứ nhất.
Với tài nghệ của mình, Ngài đã làm cho điêu đứng.
Và nay chỉ trên cầu sông Arno
Còn sót lại ít dấu tích của Người.
Thì sau đó, những công dân của đô thành,
Trên đống tro tàn do Attila để lại,
Đã xây dựng lại một cách vô ích,
Và tôi đã biến nhà mình thành giàn treo cổ!”
Tập thơ Thần Khúc được nhiều bạn đọc yêu thích và chào đón. Qua bài thơ chúng ta có thể cảm nhận được một cây bút đặc sắc với những tư tưởng khác lạ gây sự thích thú cho độc giả. Mời quý độc giả đón xem phần 4 với những thi phẩm đặc sắc vào một ngày không xa. Xin cảm ơn!
Xem Thêm: