Жил был художник один,
Домик имел и холсты,
Но он актрису любил,
Ту, что любила цветы.
Он тогда продал свой дом,
Продал картины и кров,
И на все деньги купил
Целое море цветов.
Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна, из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.
Утром ты встанешь у окна,
Может, сошла ты с ума?
Как продолжение сна,
Площадь цветами полна.
Похолодеет душа,
Что за богач здесь чудит?
А под окном, чуть дыша,
Бедный художник стоит.
Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна, из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.
Встреча была коротка,
В ночь ее поезд увез,
Но в её жизни была
Песня безумная роз.
Прожил художник один,
Много он бед перенес,
Но в его жизни была
Целая площадь цветов!
Миллион, миллион, миллион алых роз
Из окна, из окна, из окна видишь ты,
Кто влюблен, кто влюблен, кто влюблен, и всерьез,
Свою жизнь для тебя превратит в цветы.
Dịch
Xưa một chàng hoạ sĩ
Có tranh và có nhà
Bỗng đem lòng yêu quý
Một nàng rất mê hoa
Và chiều lòng người đẹp
Để lấy tiền mua hoa
Chàng đã đem bán hết
Cả tranh và cả nhà
Chàng đã mua hàng triệu bông hồng
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy
Rằng người yêu có yêu thật hay không
Khi bán nhà để mua hoa như vậy
Sáng hôm sau thức dậy
Nàng nhìn ra lặng người
Tưởng đang mơ vì thấy
Cả một rừng hoa tươi
Nàng ngạc nhiên, đang nghĩ
Ai đây chắc rất giàu
Thì thấy chàng hoạ sĩ
Đang tội nghiệp, cúi đầu
Họ gặp nhau chỉ vậy
Rồi đêm nàng đi xa
Nhưng đời nàng từ đấy
Có bài hát về hoa
Có chàng hoạ sĩ nọ
Vẫn vợ không, tiền không
Nhưng đời chàng từng có
Cả một triệu bông hồng
Chàng đã mua hàng triệu bông hồng
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy
Rằng người yêu có yêu thật hay không
Khi bán nhà để mua hoa như vậy.
Nếu quý độc giả muốn hiểu thêm về bài thơ nổi tiếng Triệu Đóa Hồng thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu câu chuyện đằng sau bài thơ này nhé!
“Một ngôi nhà xinh anh họa sĩ
Gửi trong tranh vẽ những vui buồn
Lòng anh thầm yêu nàng ca sĩ
Cô gái rất yêu bông hoa hồng…”
Đó là những lời thơ tha thiết của thi sĩ người Nga Andrei Andreevich Voznhesenski vẫn vang lên trong bản tình ca quen thuộc đối với hầu hết các thế hệ người Việt Nam “Triệu bông hồng” (do nhạc sĩ, NSND Latvia Raimond Pauls phổ nhạc).
Một bài thơ, một khúc hát ra đời luôn luôn có xuất xứ sâu xa của nó. Bài “Triệu bông hồng” này mang theo mình một câu chuyện tình đầy cảm động, lãng mạn và cả chua xót nữa của Niko Pirosmani (Nikolai Aslanovich Pirosmanashvili, 1862-1918), danh họa tự học người Gruzia, người chiếm một vị trí đặc biệt trong nền văn hóa, xã hội và hội họa xứ này.
Niko Pirosmani cả đời sống trong cảnh nghèo hèn và khốn khổ, chỉ đến gần cuối đời, những sáng tác của ông mới được nhắc đến trên báo chí và sau khi qua đời, những họa phẩm của ông mới được thu thập và đáng giá đúng mức. Hiện, đa phần của gia tài nghệ thuật của Niko Pirosmani đã có vị trí rất trang trọng trong Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Gruzia.
Niko Pirosmani còn được nhớ đến bởi câu chuyện tình động lòng và huyền thoại với Margarita, một nữ ca sĩ – vũ nữ gốc Pháp, sang Gruzia năm 1905. Tình yêu (đơn phương) của chàng họa sĩ nghèo khó và cô ca sĩ hồi ấy ở tâm điểm của sự chú ý tại các phòng trà, tiệm cà phê Tiflis, đã là đề tài của vô số huyền thoại lãng mạn về tình yêu, cũng như, của những vần thơ, mà đáng kể nhất là “Triệu bông hồng” của thi sĩ Nga Andrei Voznesensky (1933-), về sau được nhạc sĩ, NSND Latvia Raimond Pauls (1936-) phổ nhạc (năm 1983), để trở thành một ca khúc đỉnh cao của nữ danh ca Nga, “người đàn bà hát” Alla Pugacheva (1949-). Bản thân nhà danh họa cũng dành cho người mình yêu một họa phẩm mang tựa đề “Nữ ca sĩ Margaria”, hiện được bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Gruzia.
Tuy nhiên, chắp cánh cho những huyền thoại, những lời thơ và những bản nhạc, là câu chuyện về cuộc đời và tình yêu của nhà họa sĩ “không nhà, không cửa, không gia đình, chỉ có một tình yêu” (lời của thân nhân Niko Pirosmani và người đương thời quen biết ông), được nhà văn Konstantin Pautovsky chấp bút trong quyển thứ năm “Về phương Nam”, trong loạt “Tiểu thuyết cuộc đời” (năm 1960). Mang tựa đề “Tấm vải sơn tầm thường” (loại vải rẻ tiền, không thấm nước mà Niko Pirosmani phải khó nhọc mới thỉnh thoảng có để vẽ), mối tình tuyệt vọng của người họa sĩ bần hàn đã thăng hoa dưới ngòi bút tài hoa của Paustovsky.
Qua đời trong cảnh khốn cùng và mối tình duy nhất không được đáp trả, nhưng Niko Pirosmani đã có một khoảnh khắc chói sáng trong cuộc đời: cô ca sĩ vốn quen với ánh dèn sân khấu, nhìn ra ngoài cửa sổ, ngạc nhiên và ngây ngất hạnh phúc trước rừng hoa rực rỡ và hiểu rằng chàng họa sĩ nghèo lại chính là người đàn ông duy nhất, yêu cô với tình yêu thánh thiện đến mức biến cả đời anh thành đại dương hoa để tặng cô!
Trích đoạn sau sẽ cho chúng ta mường tượng được khung cảnh ấy, tại một hẻm phố nghèo ở Tiflis (nay là Tbilisi, thủ đô Gruzia), cách đây một thế kỷ! (Tựa đề do ND tạm đặt)
Triệu Bông Hồng là một bài thơ hay chứa đựng tình cảm mạnh mẽ của thi sĩ người Nga Andrei Andreevich Voznhesenski. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bằng những vần thơ thiết tha, chân thành. Qua bài viết này, chúng ta cảm nhận thêm được phong cách sáng tác thơ của ông. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!