Top 16 bài thơ hay nhất trong tập thơ Nhật ký trong tù

Nhật ký trong tù là một tập thơ nổi tiếng của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Tháng 8 năm 1942, Người sang Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của anh em bạn bè quốc tế cho Cách mạng Việt Nam. Sau 15 ngày đi bộ, khi vừa tới thị trấn Túc Vinh tỉnh Quảng Tây thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vì tình nghi là gián điệp.Từ đó Người bị cầm tù trong gần 30 nhà lao thuộc 13 huyện tỉnh Quảng Tây. Đến tháng 9.1943, Người được thả tự do. 14 tháng trong tù Người đã sáng tác tập thơ Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). Tập thơ gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi lại chặng đường đấu tranh gian khổ nhưng rất đỗi lạc quan của người tù Hồ Chí Minh. phongnguyet.info xin được liệt kê một số bài thơ tiêu biểu nhất, hay nhất trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.

Người bạn tù thổi sáo

Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu,
Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu,
Muôn dặm quan hà, khôn xiết nỗi
Lên lầu, ai đó ngóng trông nhau

Đại ý bài thơ:
Bài thơ Người bạn tù thổi sáo miêu tả cảnh Bác Hồ đang bị giam cầm nơi đất khách quê người, tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc bỗng tình cờ được nghe một người bạn tù thổi sáo. Những khúc nhạc quê hương man mác buồn, gợi nhớ đến quê hương, gợi nhớ đến những ngày thơ ấu, những ngày tháng vô tư lự nơi quê nhà. Khúc nhạc quê hương mà người bạn tù thổi sáo lại được nghe ở khung cảnh trong tù, nỗi nhớ lại dài hơn, da diết hơn đến vô hạn.

Tiếng sáo là âm thanh gợi nhớ về quê hương nơi đất khách quê người
Tiếng sáo là âm thanh gợi nhớ về quê hương nơi đất khách quê người

Cái cùm

Nghĩ việc trên đời kỳ lạ thật
Cùm chân sau trước cũng tranh nhau
Được cùm chân mới yên bề ngủ
Không được cùm chân biết ngủ đâu

Đại ý bài thơ:
Hơn bao giờ hết, trong bài thơ Cái cùm toát lên một tinh thần lạc quan, một cái nhìn dí dỏm. Bị cùm chân lại là đau đớn, là giam cầm, là khổ nhục nhưng Người lại nói rằng như thế mới có thể yên bề ngủ, mới có chỗ để ngủ. Hoàn cảnh tù đày có thể khiến con người ta bi quan và trở nên trôi dạt, nhưng với Hồ Chí Minh, mọi thứ trở nên thật nhẹ nhàng. VỚi cái nhìn dí dỏm đó, không có nghĩa là bài thơ không toát lên được một quy luật sâu cay ở đời “cùm chân trước sau cũng tranh nhau”, việc cùm chân, việc chịu khổ nhưng vẫn có sự tranh giành, huống chi là cao sang chức quý.

Cái cùm - thứ đã khóa lại những ước vọng tự do
Cái cùm – thứ đã khóa lại những ước vọng tự do

Trung thu

Trung thu vành vạch mảnh gương thu
Sáng khắp nhân gian bạc một màu
Sum họp nhà ai ăn Tết đó
Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu

Trung thu ta cũng Tết trong tù
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu

Đại ý bài thơ:
Trong bài thơ Trung thu, ta thấy Người đón trung thu trong chốn ngục tù, nơi mà chỉ có giam cầm, đau khổ và sự chờ mong không biết khi nào mới có thể tự do. Bên ngoài, trăng vẫn tròn vành vạnh, nhà nhà vẫn đang đón tết trung thu. Một nỗi buồn, một “kẻ ăn sầu” như chợt lắng lại, bùi ngùi trước cảnh đoàn viên của mọi nhà. Nhưng Người vẫn luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vẫn đón Tết tù. Một cái tết trung thu đón bằng sự lạc quan ngay trong tâm hồn nhưng vẫn phảng phất nỗi buồn, phảng phất sự mong ngóng ngày tự do.

Nỗi buồn trước cảnh trung thu
Nỗi buồn trước cảnh trung thu

Chiều tối

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây nhè nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng

Đại ý bài thơ:
Bài thơ miêu tả một khung cảnh thiên nhiên có xen lẫn hoạt động của con người vào làm toát lên sự yên bình, nhẹ nhàng đến lạ. Cánh chim của sự mệt mỏi lúc chiều tà, cánh chim bị đè nặng bởi một ngày làm việc mệt mỏi lại đối lập với sự nhẹ nhàng trôi, lướt băng qua mọi nẻo của tầng mây, Thật mộc mạc và giản dị làm sao! Hoạt động xay ngô tối của cô em xóm núi như là một điểm nhấn cho bức tranh để nó không vì quá yên lặng mà buồn, không vì quá thanh bình mà lặng lẽ. Thêm vào đó, một đốm lửa thôi nhưng nó lại như thắp sáng cả bức tranh với gam màu lạnh và trầm. Bài thơ vẫn toát lên cho thấy một nỗi buồn hiu quạnh, man mác của người con xa xứ, của một tâm hồn mong mỏi tự do và của một vĩ nhân yêu thiên nhiên, thiết tha được hòa mình vào đó

Cảnh chiều tối
Cảnh chiều tối

Tự khuyên mình

Ví không có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian tuân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng

Đại ý bài thơ:
Bài thơ như là một lời khuyên, một lời răn dạy dành cho mỗi chúng ta về tinh thần lạc quan, tinh thần rèn luyện để trở thành một người tốt, một người vượt qua được những khó khăn thử thách. Mọi thứ huy hoàng đều xuất phát từ những khổ đau, đau thương của ngày hôm nay. Nhờ những thất bại, đắng cay mà con người mới trở nên kiên cường và mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Gian nan rèn luyện rồi sẽ có một ngày bạn bước lên đỉnh cao
Gian nan rèn luyện rồi sẽ có một ngày bạn bước lên đỉnh cao

Rụng mất một chiếc răng

Cứng rắn như anh khác thói thường
Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương
Ngọt bùi cay đắng từng chia sẻ
Nay phải xa nhau, kẻ một đường

Đại ý bài thơ:
Chiếc răng cũng trở thành một đề tài để Hồ Chí Minh sáng tác một bài thơ. Bài thơ nói về sự mất mát, chia lý giữa chiếc răng và lưỡi. đã từng chia sẻ cùng nhau những ngọt bùi, cay đắng nhưng nay lại phải giã từ, phải ly biệt đôi đường. Bài thơ làm cho người ta liên tưởng đến những khung cảnh chia ly sầu thương, đầy mất mát và đau đớn

Hồ Chí Minh - Người luôn lạc quan đến lạ kỳ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào
Hồ Chí Minh – Người luôn lạc quan đến lạ kỳ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào

Buồn bực

Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận
Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh
Trong ngục người nhàn nhàn quá đỗi
Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh

Đại ý bài thơ:
Trong bài thơ Buồn bực, Hồ Chí Minh liên tưởng đến các vị tráng sỹ ngày xưa xuất trận với khí thế ngất trời, họ đi bảo vệ quê hương, bảo vệ đất nước. Còn bây giờ, bực tức vì ở trong ngục không có cơ hội xuất trận, bảo vệ quê hương đất nước, không được thỏa chí làm trai.

Sự buồn bực xuất phát từ tấm lòng vì nước vì dân
Sự buồn bực xuất phát từ tấm lòng vì nước vì dân

Hoàng hôn

Gió sắc tựa gươm mài đá núi
Rét như dùi nhọn chích cành cây
Chùa xa chuông giục người nhanh bước
Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay

Đại ý bài thơ:
Hồ Chí Minh miêu tả về cảnh hoàng hôn nơi rừng núi heo hút với gió sắc tựa gươm, với cái rét được ví như dùi nhọn chích cành cây. Sự khắc nghiệt ở nơi rừng núi làm nổi bật hơn những ngày tháng gian khổ, đầy khó khăn nguy hiểm mà Người đã phải chịu khi bị giam cầm ở đây. Nhưng hơn hết, Người vẫn chú ý đến tiếng chuông buổi hoàng hôn, vẫn thơ thẩn với tiếng sáo bay và trẻ dắt trâu về. Những cảnh tượng chỉ có trong trí tưởng tượng mà Người đã tự hình dung, nó yên bình, nó gắn với năm tháng tuổi thơ, gắn với tự do.

Cảnh hoàng hôn lúc chiều muộn
Cảnh hoàng hôn lúc chiều muộn

Không ngủ được

Một canh…hai canh…lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn bay.

Đại ý bài thơ:
Bài thơ miêu tả lại cảnh đêm trằn trọc không ngủ của Người. Thời gian cứ trôi dần mà vẫn không thể chợp mắt cho yên giấc. Khi ngủ được, trong giấc mơ Người nhìn thấy sao vàng 5 cánh – một biểu tượng của tự do, của con đường chủ nghĩa xã hội. Nó là biểu tượng cho con đường mà dân tộc ta đang hướng đi theo, đang đấu tranh để giải phóng cho chính mình, cho quê hương cho đất nước

Không ngủ vì lo nỗi nước nhà
Không ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nghe tiếng chày giã gạo

Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công

Đại ý bài thơ:
Bài thơ nói về ý chí, sự kiên nhẫn của con người trước mọi hoàn cảnh khó khăn, thử thách của cuộc sống. Lúc gặp những khó khăn, ta sẽ trải qua những ngày tưởng chừng như không thể vươn dậy được, ta sẽ ngã gục và cảm thấy thế giới sụp đổ ngay chính trước mắt. Mọi con đường chẳng thể có lối ra, mọi cánh cửa tưởng chừng như khép lại. Nhưng ta đứng dậy, kiên nhẫn bước tiếp rồi mọi sự khó khăn sẽ được đền đáp xứng đáng, mọi cánh cửa sẽ lại mở ra và ta lại có lối đi riêng cho mình.

Tiếng chày giã gạo gợi cho ta cảm giác nhộn nhịp, yên bình
Tiếng chày giã gạo gợi cho ta cảm giác nhộn nhịp, yên bình

Bốn tháng rồi

Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh (1890-1969)

“Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài”
Lời nói người xưa đâu có sai
Sống khác loài người vừa bốn tháng
Tiều tụy còn hơn mười năm trời

Bởi vì :
Bốn tháng cơm không no
Bốn tháng đêm thiếu ngủ
Bốn tháng áo không thay
Bốn tháng không giặt giũ

Cho nên :
Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân

May mà :
Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lui một phân
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.

Lời bình: Bài thơ “Bốn tháng rồi” đã tổng kết một chặng đường đấu tranh lâu dài, khốc liệt của Bác ơ trong tù. Chứng kiến những nổi đau khổ đè nặng lên con người Bác, huỷ hoại thân thể Bác chúng ta cảm thấy hết sức đau lòng và càng kính yêu Bác. Chúng ta cũng vô cùng sung sướng tự hào trước chiến thắng của tinh thần Bác, tinh thần của một chiến sỹ công sản vĩ đại đã bất chấp cả bạo lực của kẻ thù. Bằng sức mạnh của nghệ thuật, Người đã truyền cho chúng ta một bài học của một tâm hồn sáng chói, bất diệt.

Ảnh bác Hồ
Ảnh bác Hồ

Đi đường

“Đi đường mới biết gian lao,

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;

Núi cao lên đến tận cùng,

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Lời bình: “Đi đường” là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong “Nhật kí trong tù”. Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà tù trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua bao cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của minh vào bài thơ “Tẩu lộ” này. Bài thơ mang hàm nghĩa. Tác giả mượn chuyện đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, nguy hiểm; phải có quyết tâm cao, nghị lực mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.

Ảnh bác Hồ
Ảnh bác Hồ

NỬA ĐÊM

Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh (1890-1969)

Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên

DẠ BÁN
Thụy thì độ tượng thuần lương hán
Tỉnh hậu tài phân thiện ác nhân
Thiện, ác nguyên lai vô định tính
Đa do giáo dục đích nguyên nhân.

Lời bình: Dạ bán – nửa đêm khi những tù cờ bạc, rượu chè, cướp giật, những “nạn hữu” nơi tù ngục của người ngủ thì chỉ mình Người thức. Thức trắng đêm. Một mình ngắm ngía những kẻ tội lỗi kia và bổng từ khuôn mặt của những kẻ xấu đó gợi dậy trong Người một xót xa cay đắng, cao hơn một hy vọng, một quyết tâm cứu vớt chúng sinh.

Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi
Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi

Nắng sớm

Triêu dương xuyên quá lung toàn bộ,

Thiêu tận u yên dữ ám mai;

Sinh khí đốn thì sung vũ trụ,

Phạm nhân cá cá tiếu nhan khai.

Bản dịch của Huệ Chi:

Nắng sớm xuyên qua nơi ngục thất,

Đốt tan khói đặc với sương dày;

Đất trời phút chốc tràn sinh khí,

Tù phạm cười tươi nở mặt mày.

Lời bình: Không phải cuộc sống ngoài nhà tù Bác nói vui mà ngay trong nhà tù, kẻ thù cũng không sao cướp hết cái vui hồn nhiên trong cuộc sống được. Quý làm sao cái vui trên nét mặt những người đang sống cảnh tù tội. Sáng sớm vui, trưa cũng rất vui. Cái vui của một con người làm chủ được mọi hoàn cảnh và biến hiện thực đen tối thành ánh sáng.

Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi
Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi

Xế chiều

Cơm xong bóng đã xuống trầm trầm
Vang tiếng đàn ca rộn tiếng ngân
Nhà ngục Tĩnh tây mờ mịt tối
Bổng thành nhạc quán viện hàm lâm

Lời bình: Sống là một niềm vui. Sự thật đơn giản và hiển nhiên là như vậy. Nhưng chúng ta còn nhớ biết bao nhiêu tiếng kêu khóc thảm thiết đã vút lên trong văn thơ ngày trước. Trong lòng phải có sẵn một tâm hồn lớn, một niềm tin tưởng vô biên mới nhìn ra được cái sự thật đơn giản và hiển nhiên ấy.

Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi
Bác Hồ cùng các cháu thiếu nhi

Gia quyến người bị bắt lính

Biền biệt anh đi không trở lại
Buồng the, trơ trọi, thiếp ôm sầu
Quan trên sót nỗi em cô quạnh
Nên lại mời em tạm ở tù

Lời bình: Giọng thơ trào phúng không đơn điệu vì nó theo sát tính phong phú của ý thơ. Mỗi bài thơ mỗi vẻ. Có bài đanh thép như một cái tát vào mặt quân thù như bài kể chuyện “Nộp tiền đèn” có bài lời thơ tựa hồ dửng dưng mà thực ra thì tràn đầy căn giận như bài “Ở Lai Tân” nhưng cũng có bài xót xa chua chát.

Ảnh bác hồ
Ảnh bác hồ

Tập thơ Nhật ký trong tù của tác giả Hồ Chí Minh – Người đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách giam cầm của thực dân, đế quốc. Trên đây là những bài thơ được đánh giá là tiêu biểu trong tập thơ bởi những giá trị mà từng bài thơ mang lại. Giá trị nhân văn, tinh thần lạc quan, niềm tin vào ngày giải phóng, niềm tin vào Đảng và con đường chủ nghĩa xã hội. Tập thơ Nhật ký trong tù xứng đáng là một trong những tập thơ có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, và cả những giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật.

Viết một bình luận