Top 10 Bài thơ hay của Đại thi hào Nguyễn Du

Nguyễn Du (13-1-1766 – 16-9-1820), tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm đã làm tới chức tể tướng triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có tám vợ, hai mươi mốt người con). Mười tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha, mười ba tuổi mồ côi mẹ. Vì thế tiếng là con quan đại thần nhưng ngay từ thời thơ ấu Nguyễn Du đã phải sống vất vả thiếu thốn. Ngoài Truyện Kiều và Văn chiêu hồn, hai kiệt tác chữ Nôm của Nguyễn Du, ông còn có rất nhiều bài thơ chữ hán kiệt xuất. phongnguyet.info xin chọn lựa giới thiệu một số bài thơ chữ Hán tiêu biểu của ông.

Bài thơ: Độc Tiểu Thanh ký

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Dịch nghĩa

Vườn hoa cạnh Tây Hồ đã thành bãi hoang,
Ta chỉ viếng nàng qua bài ký đọc trước cửa sổ mà thôi.
Son phấn có linh hồn chắc phải xót chuyện xảy ra sau khi chết,
Văn chương không có mệnh mà cũng bị liên luỵ, đốt đi còn sót lại một vài bài.
Mối hận cổ kim, thật khó mà hỏi ông trời.
Ta tự coi như người cùng một hội, một thuyền với nàng là kẻ vì nết phong nhã mà mắc phải nỗi oan lạ lùng.
Chẳng biết ba trăm năm sau nữa,
Thiên hạ có ai khóc Tố Như ta?

Về câu chuyện nàng Tiểu Thanh, xin xem thêm tác giả Phùng Tiểu Thanh (đời Minh, Trung Quốc).

Nguồn: Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn học, 1978

Lời bình

“Vườn hoa đẹp Tây hồ đã thành bãi hoang”. Đây là Tây hồ của Hàng Châu, Trung Quốc. Câu thơ mở bài nói một đổi thay tàn tạ, nhưng không phải chỉ để gợi cảm khái chung chung, mà gắn với một địa danh cụ thể, Tây hồ. Tiểu Thanh, đời nhà Minh tài sắc, nhưng phải làm lẽ, bị vợ cả hành hạ. Tây hồ là nơi nàng bị người vợ cả ép sống đơn lẻ ở đây đến phải chết buồn năm 18 tuổi. Bài thơ mang giọng Nguyễn Du tâm sự với Tiểu Thanh:Trước cửa sổ (ta) đọc cuốn sách, viếng nàng. Cuốn sách ấy là cuốn “Ghi chép về cuộc đời Tiểu Thanh” (Tiểu Thanh ký). Trong đó có chép lại 12 bài thơ còn sót lại khi tập thơ mang tâm sự bị người vợ cả đem đốt. Nguyễn Du đọc đời nàng, xem thơ nàng và xót thương thân phận nàng, chính là một hành động phúng điếu.

Bài thơ: Văn tế thập loại chúng sinh

Văn tế thập loại chúng sinh

Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.

5. Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Ngọn đường lê lác đác sương sa,
Lòng nào là chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất,
10
. Có khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,
15
. Còn chi ai quí ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tĩnh bình rưới hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi,
20.
Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương.

Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lăm cướp gánh non sông,
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
25.
Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở
Khôn đem mình làm đứa sất phu,
Lớn sang giàu nặng oán thù,
Máu tươi lai láng, xương khô rã rời.

Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
30
. Quỷ không đầu than khóc đêm mưa
Cho hay thành bại là cơ
Mà cô hồn biết bao giờ cho tan!

Cũng có kẻ màn lan trướng huệ,
Những cậy mình cung quế Hằng Nga,
35
. Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?
Trên lầu cao dưới cầu nước chảy
Phận đã đành trâm gãy bình rơi,
Khi sao đông đúc vui cười,
40
. Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương.

Đau đớn nhẽ không hương không khói,
Luống ngẩn ngơ dòng suối rừng sim.
Thương thay chân yếu tay mềm
Càng năm càng héo, một đêm một rầu.

45. Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngọn bút son thác sống ở tay,
Kinh luân găm một túi đầy,
Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm,
50.
Trăm loài ma mồ nấm chung quanh,
Nghìn vàng khôn đổi được mình
Lầu ca, viện hát, tan tành còn đâu?
Kẻ thân thích vắng sau vắng trước
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
55.
Cô hồn thất thểu dọc ngang,
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hoá sinh.

Kìa những kẻ bài binh bố trận
Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung.
Gió mưa sấm sét đùng đùng,
60
. Dãi thây trăm họ nên công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc,
Bãi sa trường thịt nát máu rơi,
Bơ vơ góc bể chân trời,
Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao?
65.
Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau,
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?

Cũng có kẻ tính đường trí phú,
70.
Mình làm mình nhịn ngủ kém ăn,
Ruột rà không kẻ chí thân
Dẫu làm nên để dành phần cho ai?
Khi nằm xuống không người nhắn nhủ,
Của phù du dẫu có như không,
75
. Sống thời tiền chảy bạc ròng,
Thác không đem được một đồng nào đi.
Khóc ma mướn, thương gì hàng xóm
Hòm gỗ đa bó đóm đưa đêm
Ngẩn ngơ trong quảng đồng chiêm,
80
. Nén hương giọt nước, biết tìm vào đâu?

Cũng có kẻ rắp cầu chữ quý
Dấn mình vào thành thị lân la,
Mấy thu lìa cửa lìa nhà,
Văn chương đã chắc đâu mà trí thân?
85.
Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng,
Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng,
Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng,
Anh em thiên hạ láng giềng người dưng.
Bóng phần tử xa chừng hương khúc
90
. Bãi tha ma kẻ dọc người ngang,
Cô hồn nhờ gửi tha phương,
Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng.

Cũng có kẻ vào sông ra bể,
Cánh buồm mây chạy xế gió đông
95
. Gặp cơn giông tố giữa dòng,
Đem thân vùi rấp vào lòng kình nghê.

Cũng có kẻ đi về buôn bán,
Đòn gánh tre chín dạn hai vai,
Gặp cơn mưa nắng giữa trời,
100
. Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?

Cũng có kẻ mắc vào khoá lính,
Bỏ cửa nhà đi gánh việc quan,
Nước khe cơm ống gian nan,
Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.
105.
Buổi chiến trận mạng người như rác,
Phận đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập loè ngọn lửa ma trơi,
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.

Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
110
. Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Đâu chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
115.
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,
Thương thay cũng một kiếp người,
120.
Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!

Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi mình vào chiếu rách một manh.
Nắm xương chôn rấp góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?

125. Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.

Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
130
. Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
Người thì mắc sơn tinh thuỷ quái
Người thì sa nanh sói ngà voi,
135
. Có người hay đẻ không nuôi,
Có người sa sẩy, có người khốn thương.
Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
Mỗi người một nghiệp khác nhau
140
. Hồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ?

Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi,
Hoặc là nương ngọn suối chân mây,
Hoặc là bụi cỏ bóng cây,
Hoặc nơi quán nọ cầu này bơ vơ.
145
. Hoặc là nương thần từ, Phật tự
Hoặc là nơi đầu chợ cuối sông
Hoặc là trong quãng đồng không,
Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre.

Sống đã chịu nhiều bề thảm thiết,
150
. Gan héo khô dạ rét căm căm,
Dãi dầu trong mấy mươi năm,
Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương.
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,
Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,
155
. Lôi thôi bồng trẻ dắt già,
Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.
Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,
Phóng hào quang cứu khổ độ u,
Rắp hoà tứ hải quần chu,
160
. Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không.
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,
Chuyển pháp luân tam giới thập phương,
Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương,
Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.
165
. Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh,
Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao,
Mười loài là những loài nào?
Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh.
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh,
170
. Có chữ rằng: “Vạn cảnh giai không”
Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,
Của có chi bát cháo nén nhang,
175
. Gọi là manh áo thoi vàng,
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
Ai đến đây dưới trên ngồi lại,
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều,
180
. Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sình.
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đàì

Bài này còn gọi là Văn chiêu hồn hay Văn tế chiêu hồn.

Trích đoạn bài thơ này được sử dụng làm bài đọc thêm trong chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006.

Nguồn: Văn tế cổ và kim, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1960

Lời bình

Bài văn chiêu hồn đã mô tả cảnh khổ đau của mọi hạng người trong xã hội từ những kẻ quyền thế cao sang đến người xó chợ đầu đường. Tất cả mọi người không ai có thể khước từ cái chết. Tuy “mỗi người một nghiệp khác nhau” nhưng cầu Nại Hà thì không ai có thể không bước qua, chỉ là “kẻ trước người sau mà thôi!

Cụ Nguyễn Du đã tả cảnh bi thương từ dương gian đến âm phủ: từ tiết đầu thu ảm đạm, thê lương của cõi dương chuyển sang cảnh “trường dạ tối tăm” bi thiết của cõi âm… để nêu ra các loại chúng sanh với những nghiệp cảnh khác nhau nhưng tựu trung đều bi thảm giống nhaụ. Nói là “thập loại” nhưng bài văn đã kể ra cả thảy 16 nghiệp cảnh. Chữ “mười” ở đây không phải là số đếm thông thường mà là tiếng tượng trưng cho sự rộng khắp, toàn vẹn như trong cách nói “mười phân vẹn mười”, “nhân vô thập toàn”…

Bài thơ: Long thành cầm giả ca

Long thành cầm giả ca

Long thành giai nhân,
Bất ký danh tự.
Ðộc thiện huyền cầm,
Cử thành chi nhân dĩ cầm danh.
Học đắc tiên triều cung trung “Cung phụng” khúc,
Tự thị thiên thượng nhân gian đệ nhất thanh.
Dư tại thiếu niên tằng nhất kiến,
Giám Hồ hồ biên dạ khai yến.
Thử thời tam thất chánh phương niên,
Xuân phong yểm ánh đào hoa diện.
Ðà nhan hám thái tối nghi nhân,
Lịch loạn ngũ thanh tuỳ thủ biến.
Hoãn như luơng phong độ tùng lâm,
Thanh như chích hạc minh tại âm.
Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái phích lịch,
Ai như Trang Tích bịnh trung vi Việt ngâm.
Thính giả mỹ mỹ bất tri quyện,
Tận thị Trung Hoà Ðại Nội âm.
Tây Sơn chư thần mãn toạ tận khuynh đảo,
Triệt dạ truy hoan bất tri hiểu.
Tả phao hữu trịch tranh triền đầu,
Nê thổ kim tiền thù thảo thảo.
Hào hoa ý khí lăng công hầu,
Ngũ Lăng niên thiếu bất túc đạo.
Tính tương tam thập lục cung xuân,
Hoán thủ Trường An vô giá bảo.
Thử tịch hồi đầu nhị thập niên,
Tây Sơn bại hậu dư Nam thiên.
Chỉ xích Long Thành bất phục kiến,
Hà huống thành trung ca vũ diên.
Tuyên phủ sứ quân vị dư trùng mãi tiếu,
Tịch trung ca kỹ giai niên thiếu.
Tịch mạt nhất nhân phát bán hoa,
Nhan xú thần khô hình lược tiểu.
Lang tạ tàn my bất sức trang,
Thuỳ tri tiện thị đương niên thành trung đệ nhất điệu.
Cựu khúc tân thanh ám lệ thuỳ,
Nhĩ trung tĩnh thính tâm trung bi.
Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự,
Giám Hồ hồ biên tằng kiến chi.
Thành quách suy di nhân sự cải,
Kỷ độ tang điền biến thương hải.
Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong,
Ca vũ không lưu nhất nhân tại.
Thuấn tức bách niên tằng kỷ thì,
Thương tâm vãng sự lệ triêm y.
Nam Hà quy lai đầu tận bạch,
Quái để giai nhân nhan sắc suy.
Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng,
Khả liên đối diện bất tương tri.

Dịch nghĩa


Người đẹp Long Thành
Họ tên không được biết
Riêng thạo đàn huyền cầm
Dân trong thành gọi nàng là cô Cầm
Gảy khúc “Cung phụng” từ triều vua xưa
Một khúc đàn hay tuyệt từ trời đưa xuống thế gian.
Nhớ hồi trẻ tôi đã gặp nàng một lần
Bên hồ Giám trong một đêm yến tiệc
Tuổi cô cỡ hai mươi mốt
Áo hồng ánh lên khuôn mặt đẹp như hoa
Rượu đậm thêm nét mặt ngây thơ khả ái
Ngón tay lướt năm cung réo rắt
Tiếng khoan như gió thổi qua rừng thông
Thanh trong như đôi hạc kêu nơi xa xôi
Mạnh như sét đánh tan bia Tiến Phúc
Sầu bi như Trang Tích lúc đau ốm ngâm rên tiếng Việt
Người nghe nàng say sưa không biết mệt
Trong khúc nhạc đại nội Trung Hoà.
Quan tướng nhà Tây say rượu nghiêng ngả
Lo vui chơi suốt đêm không nghỉ
Bên phải bên trái tranh nhau cho thưởng
Tiền bạc coi thường có nghĩa chi.
Vẻ hào hoa hơn bậc vương hầu
Giới trẻ nơi Ngũ Lăng không đáng kể
Dường như ba mươi sáu cung xuân
Nay Tràng An đã hun đúc được một báu vật vô giá.
Trong đầu nhớ lại đã hai mươi năm
Tây sơn thua bại, tôi vào Nam
Long Thành gần mà cũng chẳng được thấy
Còn nói chi đến chuyện múa hát trong thành.
Nay Tuyên phủ sứ bày cuộc vui đãi tôi
Ca kỹ trẻ xinh cả một đám
Chỉ có một kẽ tóc hoa râm ngồi cuối phòng
Mặt xấu, sắc khô, người hơi nhỏ
Mày phờ phạc không điểm phấn tô son
Sao mà đoán được người này là đệ nhất danh ca một thời.
Điệu nhạc xưa làm ta thầm nhỏ lệ
Lắng tai nghe lòng càng đau xót
Tự nhiên nhớ lại hai mươi năm trước
Bên hồ Giám trong dạ tiệc ta đã thấy nàng
Thành quách đã chuyển, người cũng đổi thay
Nương dâu trở thành biển cả đã nhiều
Cơ nghiệp Tây sơn cũng đà tiêu tán
Sót lại đây còn người múa ca.
Thấm thoắt trăm năm có là bao
Cảm thương chuyện cũ dùng áo thấm nước mắt
Ta từ Nam trở lại, đầu bạc trắng
Trách làm sao được sắc đẹp cũng suy tàn.
Hai mắt trừng lên tưởng nhớ chuyện xưa
Thương cho đối mặt mà chẳng nhìn nhận ra nhau.

Lời bình:

Đây là bài thơ duy nhất, Nguyễn Du nhắc đến nhà Tây Sơn. Và qua hình ảnh “cả cái cơ nghiệp vĩ đại… chỉ còn lại có mỗi một cô ca sĩ già”, nhà thơ đã đau lòng để nước mắt rơi ướt áo…Long thành cầm giả ca do thi hào Nguyễn Du (1765–1820) sáng tác trong khoảng thời gian đi sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) vào năm 1813 đến năm 1914. Bài thơ này cùng với Truyện Kiều, Điếu La Thành ca giả, Độc Tiểu Thanh kí…được giới chuyên môn đánh giá là những thi phẩm bộc lộ rõ nét nỗi thương xót chân thành của tác giả về những kiếp người bất hạnh, nhất là những phụ nữ khổ đau, bị vùi dập trong xã hội thời phong kiến của Việt Nam.

Bài thơ: Đối tửu

Đối tửu


Phu toạ nhàn song tuý nhãn khai,
Lạc hoa vô số há thương đài.
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,
Tử hậu thuỳ kiêu mộ thượng bôi?
Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ,
Niên quang ám trục bạch đầu lai.
Bách kỳ đãn đắc chung triêu tuý,
Thế sự phù vân chân khả ai.

Dịch nghĩa

Ngồi xếp bằng tròn trước cửa sổ, rượu vào hơi say mắt lim dim,
Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh.
Lúc sống không uống cạn chén rượu,
Chết rồi, ai rưới trên mồ cho?
Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi,
Năm tháng ngầm thôi thúc đầu bạc.
Cuộc đời trăm năm, chỉ mong say suốt ngày.
Thế sự như đám mây nổi, thật đáng buồn.


Lời bình:

Tâm sự Nguyễn Du qua Đối tửu là tâm sự của bậc anh hùng, Người đã đám đương đầu với Nguyễn Huệ, hiễu rất rõ Gia Long, Minh Mệnh là những vị vua tài trí và gian hùng, biết trọng dụng nhân tài nhưng kiềm chế và đa nghi. Nguyễn Du đã từng là chánh sứ đứng đầu về ngoại giao với triều Thanh. Người cũng là hàn lâm đại học sĩ đứng đầu về giáo dục, là quan cai bạ đầu tỉnh trọng yếu sát cạnh cố đô. Nguyễn Du hiếu thấu kinh Kim Cương, sâu sắc Kinh Dịch, Phong Thủy và Nhân tướng học, uyên thâm mọi mặt về lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội và ngôn ngữ, nhưng cẩn trọng và khiêm nhường hiếm thấy.

Bài thơ: Sở kiến hành

Sở kiến hành


Hữu phụ huề tam nhi
Tương tương toạ đạo bàng
Tiểu giả tại hoài trung
Ðại giả trì trúc khuông
Khuông trung hà sở thịnh
Lê hoắc tạp tì khang
Nhật án bất đắc thực
Y quần hà khuông nhương
Kiến nhân bất ngưỡng thị
Lệ lưu khâm lang lang
Quần nhi thả hỉ tiếu
Bất tri mẫu tâm thương
Mẫu tâm thương như hà
Tuế cơ lưu dị hương
Dị hương sảo phong thục
Mễ giá bất thậm ngang
Bất tích khí hương thổ
Cẩu đồ cứu sinh phương
Nhất nhân kiệt dung lực
Bất sung tứ khẩu lương
Duyên nhai nhật khất thực
Thử kế an khả trường
Nhãn hạ uỷ câu hác
Huyết nhục tự sài lang
Mẫu tử bất túc tuất
Phủ nhi tăng đoạn trường
Kỳ thống tại tâm đầu
Thiên nhật giai vị hoàng
Âm phong phiêu nhiên chí
Hành nhân diệc thê hoàng
Tạc tiêu Tây Hà dịch
Cung cụ hà trương hoàng
Lộc cân tạp ngư xí
Mãn trác trần trư dương
Trưởng quan bất hạ trợ
Tiểu môn chỉ lược thường
Bát khí vô cố tích
Lân cẩu yếm cao lương
Bất tri quan đạo thượng
Hữu thử cùng nhi nương
Thuỳ nhân tả thử đồ
Trì dĩ phụng quân vương

Dịch nghĩa

Có người đàn bà dắt ba đứa con
Cùng nhau ngồi bên đường
Ðứa nhỏ trong bụng mẹ
Ðứa lớn cầm giỏ tre
Trong giỏ đựng gì lắm thế?
Rau lê, hoắc lẫn cám
Qua trưa rồi chưa được ăn
Áo quần sao mà rách rưới quá
Thấy người không ngẩng nhìn
Nước mắt chảy ròng ròng trên áo
Lũ con vẫn vui cười
Không biết lòng mẹ đau
Lòng mẹ đau ra sao?
Năm đói lưu lạc đến làng khác
Làng khác mùa màng tốt hơn
Giá gạo không cao quá
Không hối tiếc đã bỏ làng đi
Miễn sao tìm được phương tiện sống
Một người làm hết sức
Không đủ nuôi bốn miệng ăn
Dọc đường mỗi ngày đi ăn mày
Cách ấy làm sao kéo dài mãi được
Thấy trước mắt cái lúc bỏ xác bên ngòi rãnh
Máu thịt nuôi lang sói
Mẹ chết không thương tiếc
Vỗ về con càng thêm đứt ruột
Trong lòng đau xót lạ thường
Mặt trời vì thế phải vàng uá
Gió lạnh bỗng ào tới
Người đi đường cũng đau đớn làm sao
Ðêm qua ở trạm Tây Hà
Tiệc tùng cung phụng khoa trương quá mức
Gân hươu cùng vây cá
Ðầy bàn thịt heo, thịt dê
Quan lớn không thèm đụng đũa
Ðám theo hầu chỉ nếm qua
Vứt bỏ không luyến tiếc
Chó hàng xóm cũng ngán món ăn ngon
Không biết trên đường cái
Có mẹ con đói khổ nhà này
Ai người vẽ bức tranh đó
Ðem dâng lên nhà vua

Lời bình:

Sở kiến hành là một trong những kiệt tác của văn chương Việt Nam trung đại. Bài thơ một lần nữa
khẳng định cái tâm và cái tài lớn lao của thi hào Nguyễn Du. Bài viết đề xuất hướng khai thác bài thơ nhằm phát
hiện hệ thống các bi kịch tinh thần của nhân vật: bi kịch của một con người khi phải rời bỏ quê hương, bi kịch
của một người hàmh khất, bikịch của một con người còn đang sống mà cái chết đã nhìn thấy trước mắt… và bi
kịch trước sự vô tâm của những đứa trẻ thơ dại với một nỗi đau đến héo hắt tâm hồn của người mẹ

Bài thơ: Hồi 01

Hồi 01

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu.
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
5. Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong tình có lục còn truyền sử xanh.
Rằng: năm Gia Tĩnh triều Minh,
10. Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng.
Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung,
Một trai con thứ rốt lòng,
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
15. Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
20. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc vẫn là phần hơn.
25. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
30. Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cung, thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân.
35. Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Lời bình:

Hồi 01 trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ở xã hội phong kiến thời xưa, người phụ nữ không được tôn vinh, coi trọng mà ngược lại, họ bị chà đạp không thương tiếc. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã vượt qua sự bất công đó với tấm lòng nhân đạo của mình. Ông hết sức nâng niu, đề cao vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ. Không những thế, ông còn thương cảm trước số phận của họ. Tất cả những điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Đoạn thơ còn cho thấy nghệ thuật tả người điêu luyện của Nguyễn Du. Để giới thiệu chung về chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du đã có bốn cậu thơ đầu đầy ấn tượng:

Đầu lòng hai ả tổ nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Bài thơ: Thôn dạ

Thôn dạ

Thanh thảo thôn tiền ngoạ lão ông,
Giang nam dạ sắc thướng liêm lung.
Mãn thiên minh nguyệt nhất trì thuỷ,
Bán bích hàn đăng vạn thụ phong.
Lão khứ vị tri sinh kế chuyết,
Chướng tiêu thời giác túc tâm không.
Niên niên kết đắc ngư tiều lữ,
Tiếu ngạo hồ yên dã thảo trung.

Dịch nghĩa


Phía trước thôn Thanh Thảo có một ông già nằm khoèo,
Bóng tối trên bờ sông nam đã phủ dần lên bức mành.
Vầng trăng sáng đầy trời rọi xuống mặt nước ao,
Ngọn đèn lạnh treo trên vách leo lét trước làn gió muôn cây.
Già rồi mà vẫn chưa biết mình vụng đường sinh kế,
Hết nghhiệp chướng mới thấy tấm lòng xưa nhẹ nhõm.
Làm bạn với khách tiều ngư hết năm này sang năm khác,
Và cười ngạo nghễ giữa khói mặt hồ và đồng cỏ nội.

Lời bình:

Bài thơ “Thôn dạ” được trích trong cuốn “Thanh Hiên thi tập” (viết trong khoảng 1785-1802, khi Nguyễn Du lánh ẩn ở quê vợ, Thái Bình, rồi trở về Hồng Lĩnh và ra lại Bắc Hà làm quan triều Gia Long) có một giọng u trầm thấm thía, đầy cảm xúc nội tâm.

Bài thơ: Khất thực

Khất thực

Bài thơ: Vọng Phu thạch

Vọng Phu thạch

Thạch da? Nhân da? Bỉ hà nhân?
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân
Vạn kiếp diểu vô vân vũ mộng,
Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân.
Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ,
Đài triện trường minh nhất đoạn văn.
Tứ vọng liên sơn diểu vô tế,
Độc giao nhi nữ thiện di luân.

Dịch nghĩa


Đá chăng? Người chăng? Là ai đấy nhỉ?
Đứng một mình trên ngọn núi hàng ngàn năm nay.
Muôn kiếp không bao giờ có mộng mây mưa,
Tấm thân giữ được trinh tiết mãi mãi.
Mưa thu như dòng lệ chảy không ngớt,
Lớp rêu như ghi lại một bài văn ca tụng nàng.
Nhìn bốn phía núi non từng từng lớp lớp,
Luân thường chỉ dành riêng cho bạn gái chăng?

Nguồn: Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Trần Văn Nhĩ, NXB Văn Nghệ, 2007

Lời bình:

Bài thơ này được trích trong tập “Làm quan ở Bắc Hà” (1802-1804). Bài thơ là một sự cảm thông của tác giả đối với thân phạn người phụ nữ ở thuở bấy giờ.

“Luân thường chỉ dành riêng cho bạn gái chăng?”

Bài thơ: Thác lời trai phường nón

Thác lời trai phường nón

Đọc thơ chữ Hán Nguyễn Du chúng ta hiểu cội nguồn chủ nghĩa nhân đạo của ông thể hiện trong Truyện Kiều và những ký thác đời ông vào hình tượng Kiều, nhân vật sắc tài mà bạc mệnh.

Viết một bình luận