Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine,
Hai chàng thi sĩ choáng hơi men,
Say thơ xa lạ, mê tình bạn,
Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quên.
Những bước song song xéo dặm trường
Đôi hồn tươi đậm ngát hoa hương,
Họ đi, tay yếu trong tay mạnh,
Nghe hát ân tình giữa gió sương.
Kể chi chuyện trước với ngày sau;
Quên gió môi son với áo màu;
Thây kệ thiên đường và địa ngục!
Không hề mặc cả, họ yêu nhau.
Nói về Thơ Tình – Từ thời Tiền chiến (1930 – 1945) cho đến tận hôm nay, dư luận độc giả cho rằng không nhà thơ Việt Nam nào có thể vượt qua Thi sĩ Xuân Diệu. Có người đã mệnh danh Xuân Diệu là ’’Vua’’ Thơ tình, ’’Chúa’’ Thơ Yêu. Thơ của ông dành tất cả cho tình yêu đôi lứa.
Lần giở các trang tác phẩm của Xuân Diệu rồi làm một bản thống kê những bài thơ tình trong hơn 50 năm ông cầm bút – từ đầu thập niên 30 đến giữa thập niên 80 của thế kỷ 20 – người đọc chọn được rất nhiều bài thơ tình xuất sắc, có thể nói không ngoa: Đó là những thi phẩm viết về tình yêu ‘’Hay nhất nhì thế kỉ’’.
Thế rồi… khoảng giữa thập niên 1930, đọc bài Tình Trai của tác giả viết về mối tình của 2 thi sĩ người Pháp, ta thoáng ngỡ ngàng… chợt bừng tỉnh, lờ mờ nhận ra khi Xuân Diệu ca ngợi mối tình của hai người con trai ’’yêu nhau’’- hai thi sĩ người Pháp: Rimbaud, Varleine – điều ngược lại quan niệm của dư luận xã hội thời đó?
Tình Trai là một đoạn lí giải, bào chữa cho một tình yêu ’’ngang trái’’. Cách đây hơn 2 phần 3 thế kỉ – người Việt chưa có quan niệm, nhận thức đầy đủ về Đồng tính luyến ái (Chuyển giới tính).
Thấy 2 người đồng giới bên nhau, yêu nhau, người đời xem họ như những ’’quái nhân’’. Bởi vậy, người đồng tính luôn luôn mặc cảm, thấy bất an, giấu diếm, đè nén tình cảm của mình. Một trạng thái tâm sinh lí rất bình thường của con người mà phải đè nén, kìm giữ sẽ vô cùng đau khổ.
Tình Trai là lời tâm tình – đồng tình – của tác giả với cuộc tình đồng giới. Đó là lời khẳng định dứt khoát trước dư luận – Quyền được sống, được yêu của mọi người cho dù là Đồng tính
Hai chàng nam tử – Thi sĩ – yêu nhau. Yêu nhau khi bị tiếng sét ái tình “xẹt’’ nổ. Họ say nhau như say làm thơ, bất chấp dư luận. Họ sánh vai nhau bước hiên ngang trên đường đời. Hai người nương tựa, dắt tay nhau vượt qua bảo tố, gió sương.
Họ thấy lòng được sưởi ấm, tươi đẹp, ngát hương. Không cần suy tính thiệt hơn, so sánh trước sau, gạt bỏ mọi vấn vương, bất chấp hiểm nguy: Họ nguyện cùng nhau đi đến tận cùng của cuộc đời
Thời gian trôi đi…
Chuyện 2 chàng trai yêu nhau dần phai…
Người yêu thơ tình cũng thưa nhạt vì thời cuộc chuyển vận dữ dội, áp lực đến cuộc sống với nhiều thúc ép… Tác giả Tình Trai chắc cũng cố đè nén… đè nén… rồi đi kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã gắn Xuân Diệu cùng các Văn Nghệ Sĩ sống chung với nhau trong rừng – Xuân Diệu cảm hứng gọi mở nơi ở của mình và các bạn và ông gọi là ’’U tì Quốc ’’ – (Nước (vùng đất) Tối Tăm). Có thể lúc này sự chuyển giới tính của ông đã đến độ hoàn chỉnh. Không thể kìm giữ, ông đã bộc lộ bằng những bột phát tình cảm, tình yêu với nhiều bạn đồng giới – đặc biệt với Tô Hoài…
Tác giả Dế Mèn Phiêu Lưu Kí lừng danh – đã kể lại cái đêm ’’Huyền Diệu, quái quỉ’’ kia ở 4 trang sách (240 – 243) trong Cát Bụi Chân Ai (CBCA). Ông ‘’dũng cảm’’ tả lại tỉ mỉ cuộc làm tình trong đêm của ông và Xuân Diệu… Đây là đoạn ‘’dữ dội’’(nhưng hay nhất) rất chân thực – làm người đọc ‘’nghẹt thở… rợn người’’:
Dư luận rộng rãi của xã hội và những người yêu quý Xuân Diệu không biết gì về việc chuyển giới tính của ông – ngoại trừ số ít trong giới nhà văn, nhà thơ. Tình Trai được nhắc lại, Em Đi , Cát Bụi Chân Ai được công bố… có thể coi đó là tư liệu quan trọng, là lời khẳng định… liên quan đến cuộc đời đầy bi kịch cá nhân của thi sĩ tài danh bị Đồng tính luyến ái.
Tình Trai là một thi phẩm nổi bật của Xuân Diệu. Bài thơ như bộc lộ hết tâm hồn của ông. Đây là một bài thơ đã gây nên một tiếng vang lớn trong nền thơ ca Việt Nam. Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã phần nào cảm nhận được phong cách thơ của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!