Tập thơ Hương Đất Màu Cà của nhà thơ Anh Ngọc hay còn gọi là Lê Đức Ngọc được viết năm 1977 bao gồm 18 bài thơ:
Nội Dung
Hạ gánh rau đầy trên đỉnh dốc cao
Trong bóng mát của vòm cây săng lẻ
Tìm phiến đá thân quen làm chiếc ghế
Cô tiếp phẩm ngồi xem truyện Thạch Sanh
Có việc gi vừa xảy ra xung quanh
Mà cô gái không hề hay biết
Trên cành cao một con nhện biếc
Đang đi về mải miết dăng tơ
Lóe sau mây một tia nắng bất ngờ
Xuyên kẽ lá rơi tròn trên trang sách
Dưới thung xa con suối trườn róc rách
Tiếng ve ran trong không gian bồn chồn
Cô đã bước vào một thế giới riêng
Rất đỗi xưa xưa mà vô cùng gần gũi
Không nhớ nữa mây đèo mấy suối
Đôi vai tím bầm rồi mà cô cũng quên
Trước mắt cô hiện về ngôi miếu thiêng
Trận cuồng phong nổi lên, con trăn tinh lưỡi ròng ròng máu đỏ
Chàng Thạch Sanh đã vung búa lên và cô nhìn rất rõ
Khuôn mặt kia như đã gặp ở đâu rồi
Cả lốc đa nơi chỗ chàng ngồi
Văng vẳng tiếng đàn xưa ai oán
Người tốt thế mà lâm vào hoạn nạn
Hỏi ai không xót xa
Có là công chúa Quỳnh Nga
Cô cũng sẽ ba năm im lặng
Như mặt trời mặt cô toả nắng
Khi đám mây dời trên trang sách bay xa
Dốc còn cao và bếp lửa giục ở nhà
Cô tiếp phẩm của chúng ta rất vội
Giấu khoảnh khắc buồn vui vào đáy túi
Cô tiếp phẩm đứng lên từ truyện Thạch Sanh
Tôi gặp có rồi.
Trong một bức tranh.
Quảng Bình, 10-10-1972
(Tặng đồng đội tôi trên các cao điểm Hàm Rồng)
Trên hoang sơ nắm đất đỏ lòm
Trên điêu tàn lở loét hố bom
Trên cháy sém có gà nắng liếm
Ta xây cao điểm.
Đồng đội cùng ta lên cao
Tám hướng mây bay bát ngát chào
Ta như mũi thép đầu lưỡi mác
Mưa gió từng chen mài nhọn hoắt
Ngày nơi đây chừng cũng dài hơn
Hoàng hôn muộn mà bình minh sớm thức
Đời trên cao chẳng biết có thời gian
Lịch chiến đấu không có ngày chủ nhật
Những con gió qua đây thường thì thầm mách hướng kẻ thù
Một hòn sỏi cũng nghiêm trang xếp thành chiến lũy
Thương anh nuôi nát gót còng lưng
Một nắm cơm lên, mười bận nghỉ
Những khi đêm về trên cao điểm
Cả đất trời thức quanh đài trực chiến
Pháo thủ ngồi lẫn với trăng sao
Lòng mênh mông theo đuổi những con tàu
Đến những thôn xóm yên lành
Đến những phố phường đổ nát
Cao điểm ta xây trên tình yêu Tổ quốc
Trên mối thù giặc Mỹ chất trong tim
Cho dẫu nơi đây sắt thép lại trườn lên sỏi đá
Hoa chuối hoang ken với xương rồng
Cao điểm vẫn cao trênvần thơ điệu hát
Giọng “Sắp qua cầu”. điệu “Lý sang sông”
Giờ chiến đấu là giờ đẹp nhất
Đạn vách đường bay như ngàn ánh cầu vồng
Hai ngàn thước vuông trên đỉnh núi
Mỗi thước vuông nâng dậy một anh hùng.
Hàm Rồng, 7-1967
Bờ đường 9 có lùm cây xấu hổ
Chiến sĩ đi qua ai cũng mỉm cười
Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Tất cả lộ nguyên hình trần trụi
Cây xấu hổ với màu xanh bối rối
Tự giấu mình trong lá khép lim dim
Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm
Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ
Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá
Nhựa dồn lên cành khẽ ngả như chào
Người ra rồi bóng dáng cứ theo sau
Anh lính trẻ bỗng quay đầu tủm tỉm
Cây đã hé những mắt tròn chúm chím
Đang thập thò nghịch ngợm nhìn theo
Phút lạ lùng trời đất trong veo
Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ
Nhiều dáng điệu thoáng qua trong trí nhớ
Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời
Giữa một vùng lửa cháy bom rơi
Cây hiện lên như một niềm ấp ủ
Anh lính trẻ hái một cành xấu hổ
Ướp vào trong trang sổ của mình
Và chuyện này chỉ cây biết với anh.
Nguồn: Trường Sơn – đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009
Bấy lâu ở rừng với già
Hành quân nay lại về qua thôn làng
Đang đi cúi xuống ngỡ ngàng
Gấu quần đã dệt hàng ngày cỏ may
Nực cười cỏ chẳng có tay
Không kim chỉ cũng vá may hữu tình
Một đàn em nhỏ xinh xinh
Từ đâu thoát đã bên mình vây quanh
Tay mêm ngón ngón đưa nhanh
Nghịch thôi mà sạch sành sanh gấu quần
Mấy o con gái xa gần
Bànnhau đón giải phóng quân về làng
Đường kim mũi chỉ dịu dàng
Nhặt thưa thôi lại hàng hàng vá may
Trèo non lội suối bao ngày
Thấy cỏ may nhớ bàn tay nhớ hoài…
17-6-1972
Nơi mắc võng
Lần dầu về với Sài Gòn
Loay hoay tìm nơi mắc võng
Nhìn bốn bức tường nhẵn bóng
Thương tình chẳng nỡ đóng đinh
Suốt đêm nằm không trở mình
Hai đầu võng treo song cửa
Mơ màng nửa thức nửa ngủ
Bâng khuâng nửa phố nủa rừng
Ru anh như chiếu ở giường
Đệm chăn đầu gối bên gối
Trong mơ chợt nghe tiếng suối
Mở mắt quạt trần đang quay
Cơn mưa lạ
Đang ngon giấc bỗng ào cơn mưa lạ
Vội quáng quàng tháo võng chạy vào hiên
Trời không mây chắc mưa rơi từ lá
Lạ Sài Gòn quen thế tiếng mưa quen
Tốc độ
Tôi đi trong buổi chiều hon-đa
Giữa những tiếng rầm rầm rú ga, sang số
Lòng thanh thản là một người đi bộ
Gõ dép cao su trên gạch đá tưng bừng
Đường tôi đi qua phố qua rừng
Qua im lặng xóm làng, qua âm thanh thành phố
Sao chiêù nay tôi bỗng say tốc độ
Mới thấy mình chưa hiểu hết bàn chân
Bàn chân đất đi nhanh hơn lịch sử
Năm mươi ngay vượt quá ba mươi năm!
Sài Gòn, 3-5-1975
Tôi gặp lại những nơi tôi chưa bao giờ gặp cả
Những người xa, những xứ sở chưa quen
Đường ra trận có điều này kỳ lạ
Gặp một lần mà không phải đầu tiên.
Gặp một lần mà không ngạc nhiên
Dù dạn bom có làm biến hình khuôn mặt
Lá ngụy trang lại trùm lên dáng dấp
Nét thân tình vẫn cứ nhận ra ngay
Trên con đường tôi đi hôm nay
Còn ấm dấu chân người đi trước
Tôi gặp lại bạn bè trong mỗi bước
Ngọn rau rừng tha thiết gởi về nhau
Trẻ nhà ai đùa trong khóm lau
Đỉnh đèo Ngang sóng reo và gió thổi
Một gia đình thanh niên xung phong vừa dọn tới
Mảnh da trời hay vạt áo vắt ngoài hiên
Người có nhà và đất đã có tên
Khe Cạn, khe Tre thôi không gần réo
Xe chạy chênh vênh đèo Đá Đẽo.
Lại gặp Quảng Bình dí dỏm nét dân ca
Từ tím hoa xoan tới gặp tím hoa cà
Đất nướ nở hoa suốt mùa đánh giặc
Trong bài hát mảnh đất này tôi đã gặp
Như mảnh đất này tôi vẫn gặp trong thơ
Gặp trong đời tôi lạ gặp trong mơ
Người trước đi và người sau đã tới
Nghe lịch sử truyền tay nhau mãi mãi
Những truyền kỳ về cuộc chiến đấu hôm nay
Chiến dịch mở rồi em ơi có hay
Đừng lo anh đi những chân trời xa lạ
Ra trận lần đầu mà quen thuộc quá
Ngả đường nào cũng dẫn đến quê hương.
Phú Hoa, 6-4-1972
Tôi ngồi trên ghế đá
Dưới chân tượng một người chiến sĩ.
Một bầy trẻ em ríu rít như chim
Chúng đang chơi trò chơi trốn tìm
Đứa bé nhất khoác màu áo tím
Thoắt đã luồn ào giữa các lùm hoa
Một… hai… ba…
Lũ trẻ ùa ra
Nhưng chẳng thấy đâu cái màu tím ấy
Cả tôi nữa tôi cũng không tìm thấy
Nó đâu rồi cái thằng bé tinh khôn
Phiến đá rung rinh như thể có hồn
Tôi chợt nhìn lên và bắt gặp
Thằng bé kia rồi, nó đang nấp
Cạnh khối người bằng đá ở trên cao
Một cánh lay người ấy đưa ra sau
Như giấu nó sau lưng mình che chở
Thằng bé ấy hay chính là đá thở
Mà phập phồng hồi hộp làm sao
Cây cỏ trong vườn lao xao, lao xao
Như mách bảo chỗ hai người đang đứng
Một người trong bức tượng
Một người ngoài cuộc đời
Tôi đã nhập mình vào cái trò chơi
Của người và của đá
Không thể nào ngồi yên trên ghế
Tôi thét to hơn cả lũ trẻ của tôi
Con chim nào đập cánh giữa vườn vui.
16-1-1974
Có gì đâu một khoảng rừng con
Đất cằn cỗi mọc đầy gai góc
Có gì đâu một triền núi dốc
Võng bồng bềnh bên thấp bên cao
Một lói mòn sỏi đá, Có gì đâu
Một mảnh đất, một khoảng trời thu nhỏ
Có lũ kiến tìm mồi trong cỏ
Bâng khuâng cánh bướm nhớ khu vườn
Ba ngàn đêm nằm võng ở Trường Sơn
Nào ai đã từng nhìn xuống
Nơi một lần ta về mắc võng
Đường hành quân gửi lại một giấc say
Mỗi đay dây võng nối một đầu cây
Cây trám, cây sung, cây nào không mọc lên từ đât
Ai biết được nơi nào ta nhớ nhất
Ngửa mặt lên đâu cũng gặp sao trời
Mùa xuân hoa trứng gà rơi
Ngọn lang rừng leo quanh cọc phụ
Mùa thu hương vùi trong đất ủ
Bức tranh màu lá ghép dưới lưng
Gặp cây chưa dễ gặp rừng
Cây cầm tay dắt ta về trước cửa
Ôi mảnh đất không quen mà nhớ
Một tiếng tò vò rủ rỉ trong tăng
Có thể nào quên những buổi lên đường
Tăng võng cuốn rồi đất bày trống trải
Chào ngọn cỏ cánh hoa rừng ở lại
Chốn tình cờ phút chốc hoá yêu thương
Ta lại lên đường từ một góc Trường Sơn.
20-12-1972
I
Khúc hát đầu tiên là khúc hát của đất đai
Nhịp bảy, nhịp ba những bài ca lao động
Đất hoang dại bật mầm xanh sự sống
Tiếng rìu chen tiếng cuốc râm ran
Sớm nắng lên chiều đã lại mưa ngàn
Cánh dẻ rừng trôi theo dòng suối đổ
Làng đã mọc lên đôi bờ Cam Lộ
Nhớ những màu khoai lúa biếc ven sông
Cánh buồm trăng vời vợi sóng Ba Lòng
Nghe rậm rịch tiếng vồ nện đất
Những vụ gieo trồng
Những mùa hái gặt
Lửa bập bùng gà gáy giục sang canh
Người đi, người đi nhớ một sắc trời xanh
Câu hò cũ ngân dài da diết
Từ Đông Hà xuôi về Cửa Việt
Máu trộn mồ hôi con cháu nói ông cha
Đã lảm nên Quảng Trị quê ta
II
Khúc hát trầm hùng, khúc hát ngân nga
Khúc hát của đất đai tím bầm chia cắt
Đau Quảng Trị là nỗi đau đất nước
Xé lòng ta đấy hỡi Hiền Lương
Mười mấy năm trời không một chuyến dò ngang
Người nhớ người, đất lại thương nhớ đất
Ôi những mái nhà tôn trong “khu trù mật”
Mênh mang gió bụi trưa hè
Bao cát, hầm sâu đè nặng cơn mê
tiếng nện giày đinh, tiếng ầm ầm đập cửa
Đất có lửa chúng bắn vào ngọn lửa
Trời có mặt trời chúng che khuất mặt trời
Loang lổ rằn ri nhăn nhở những miệng người
Khuất sau miệng súng
Từ biển kéo lên, từ trên trời đổ xuống
Nhung nhúc bầy “cọp biển” “trâu điên”
Ái Tử, La Vang, Dốc Miếu, Cồn Tiên
Tên đất, tên làng biến thành tên cứ điểm
Câu hát đò đưa chỉ còn trong kỷ niệm
Chúng sơn nhãn hiệu USA
Chữ cái tiếng Anh ngang dọc những tường nhà
Phun thuốc độc vào những mùa hoa trái
Mồ mả ông bà vùi trong cỏ dại
Đất thành khăn ràng rịt vết thương người
Mỗi một hòn thấm một giọt máu rơi.
III
Ôi còn gì sâu bằng ruột đất
Một ngọn lửa ủ muôn đời chẳng tắt
Da diết âm thầm ngọn Lửa màu nâu
Gốc lại đâm cây, rễ lại bám vào
Mạch sống ứa nhựa dồn lên nhịp đập
Hồ bom đào hố bom lại lấp
Đốt hận đốt thù măng đã thành tre
Kịp buổi ta về tỏa lá xanh che
Cây lớn vội cho vừa tầm mắc võng
Mẹ Cam Lộ bao đêm dài trông ngóng
Con đã về hương dẻ cũng về theo
Nét cười nghiêng sau vành mũ tai bèo
Trong tay mẹ là mười tám năm trời xa cách
Đang rậm rịch những âm thanh chiền dịch
Bản hùng ca của núi rộng sông dài
Giành lấy đất đai, giữ lấy đất đai
Ơi tiếng hát
Như gió chuyển cây rừng biền triều lên dào dạt
Bốt dồn thù chới với giữa bao la
Ta ghếch họng trung liên trên cứ điểm Đông Hà
Nghe quanh mình bâng khuâng mùi cỏ mật
Là khi ngực ta lại áp vào ngực đất
Ta lẫn vào trong lá có rễ cây
Trùng điệp một màu xanh bủa vây
Người của đất lại bật lên từ đất
Khẩu súng bàn tay mênh mông tầm vóc
Trên ngọn Phu Lơ vời vợi đỉnh trời
Ta nhìn xuống dinh lũy kẻ thù như những thứ đồ chơi
Nặn bằng đất sét
Lịch sử đã rung chuông tấn tuồng xưa dã khép
Những căn cứ, chỉ khu rủ bóng cờ hàng.
Qua Đầu Mầu, Ái Tử đến La Vang
Cô gái Vân Kiều lại xuôi đường số 9
Cầu vừa bắc qua, thuyền vừa cập bến
Người về, người về, trên nền cũ ông cha
San hố bom sâu ta dựng lại nếp nhà
Cho mảnh trăng vàng lại về soi trước giậu
Cho nhịp chày lại xô câu hò giã gạo
Giành lấy đất đai, giữ lấy đất đai
Khúc hát cuối cùng vang suốt đến tương lai
Khúc khải hoàn của đất đai chiến thắng.
24-5-1972
Chiến dịch mở giữa mùa lúa chín
Đêm ra quân náo nức chuyện vào chiêm
Từ cửa rừng tràn ra như chim
Những chàng trai cày, những anh thợ gặt
Khoác khẩu súng trên đường dài đánh giặc
Lòng vẫn nhớ về động hái năm xưa
Phát súng đầu tiên giải phóng đất Cùa
Người bắn súng nằm trong ruộng lúa
Đêm tối mịt mắt nhìn không rõ
Vẫn biết lúa vàng như kén trên nong
Thoảng mùi hương dìu dặt dưới nhành cong
Lại bâng khuâng cái liềm cái hái
Tháng hai lúa thì con gái
Tháng tư lúa đã uốn câu
Đất quê ta đâu cũng biếc một màu
Hạt lúa quê ta đâu cũng tròn cũng mẩy
Chúng nó đến gài mìn dăng bẫy
Dây kẽm gai rào quanh luống cày
Người bị vây lúa cũng bị vây
Lúa trong cỏ và người sau bốt gác
Chuyện kể có ba cô thợ gặt
Nhớ đồng nhớ lúa rủ nhau đi
Bom nổ chậm như hổ rình trong đất
Ba cô thợ gặt chẳng ai về…
Chúng tôi nằm trong lúa lắng nghe
Nhiều chuyện đất vẫn thường giấu kín
Đêm phục kích hái một bông lúa chín
Chụm đầu căn trắt bên nhau
Khẩu lệnh vang lên khắp chiến hào
Từ trong lúa chúng tôi bật dậy
Gác lại sau lưng những cái liềm cái hái
Chúng tôi lao về phía quân thù.
Cùa, 3-6-1972
Gửi C2 Đoàn vận tải H50
Cực Nam Trung Bộ
Mùa mưa anh sẽ về
Ai gọi hoài trong gió
Ngôi sao Hôm vừa tỏ
Bòng trên vai lên đường
Xa xanh chiều quê hương
Trời Cực Nam nắng trở
Cái vạch sơn đạn lửa
Cháy bùng lên mùa khô
Lắc lư chiếc xe thồ
Dốc Bù Du nghiêng ngả
Dáng núi ngồi vất vả
Nhọc nhằn ôm bóng em
Cách nhau một khoảng đêm
Vươn tay dường nắm được
Đồng Nai nửa con nước
Đã rụng đầy lá tre
Mùa mưa anh sẽ về
Cửa rừng con cuốc gọi
Bàn tay nào biết nói
Cần xe thồ rung rung
Mặt đèo đêm vượt cung
Lầm lì hòn đá hộc
Mảnh trăng liềm đỉnh dốc
Hai phía đường chia soi
Mỗi đứa một phương trời
Mùa khô nằm ở giữa
Một đồn thù bốc lửa
Nối hai đầu tiếng ve
Mùa mưa anh sẽ về
Họng súng còn nóng bỏng
Mùa mưa anh sẽ về
Gối đầu lên cánh võng
Vầng trán chiều mơ mộng
Rừng le nghe gió se
Mùa mưa anh sẽ về
Cho mặt suối thành gương
Soi mặt người chiến thắng
Cho mắt em đầy nắng
Cho hồn anh đầy em.
Cực Nam, mùa khô 1975
Mưa rào rào quất xuống mái tôn
Ngắt giữa chừng câu chuyện mẹ và con
Không phải tiếng dịu dàng mưa rơi trên mái rạ
Tiếng thánh thót sum vầy trong lá
Mưa choang choang như búa gõ trên đầu
Mưa rầm rầm như sắt đá va nhau
Con nhìn ra bốn phía mưa sa
Căn nhà nhỏ gió về xô tơi tả
Những mái tôn trong mưa tuôn trắng xóa
Mênh mông không một màu xanh
Chỉ thấy trập trùng dây thép và quanh
Ngọn tháp canh đứng dầm mưa ngơ ngác
Những mát tôn chói chang như sa mạc
Cứ sụt sùi trong mỗi tiếng mưa rơi
Con hiểu rồi đừng khóc nữa mẹ ơi
Mẹ có nghe tiếng cười lanh lảnh
Mấy đứa trẻ đùa theo đàn mối cánh
Đang từ trong đất ướt bay lên
Mưa tạnh rồi trời đất sẽ xanh thêm.
Cam Lộ, những ngày vừa giải phóng
Chúng tôi là một mảng màu xanh
Trong rực rỡ bức tranh Sài Gòn đêm giao hưởng
Đôi dép lốp bước lên thềm Nhà hát lớn
Để rơi mấy hạt bụi đường trường
Cuộc trường kỳ giành lại quê hương
Trả chúng tôi về với tuổi thơ và kỷ niệm
Bỗng trẻ lại trong mắt nhìn lưu luyến
Thoáng nét ngậm ngùi êm dịu phút đoàn viên
Cây đũa thần, nhạc trưởng đã giơ lên
Những khoảng trống lặng im bỗng bừng lên âm nhạc
Đến ve vuốt lòng ta là tiếng hát
Tiếng hát trong ta có tự bao giờ
Cát bụi đường xa, khẩu súng, ngọn cờ
Ngửa bàn tay gặp bàn tay nhạc trưởng
Mở tấm lòng gặp tấm lòng giao hưởng
Bỗng trầm cung bậc tìm nhau
Phút này đây ta giành trọn cho nhau
Anh trọn của em đến tận cùng ý nghĩ
Giai điệu đẹp cho hồn em cao quý
Anh nhắm mắt và uống cạn suối âm thanh
Xanh như dòng sông ấy xanh xanh
Đàn nhạc dây thổi vào ngọn gió
Không sóng cho lòng lên tiếng vỗ
Sài Gòn trong anh là ô nhịp bình yên
Sài Gòn trong ta là trái chín vẹn nguyên
Chiến thắng đặt vào lòng hai đứa
Một nửa anh và em một nửa
Tiếng kèn đồng đang nói đấy em ơi!
Lơ lửng giữa không gian dải lụa tuyệt vời
Quen thuộc quá ta giơ tay nắm bắt
Con chim hồng đậu trên trần nhà hát
Cây vĩ cầm đánh rơi những nhành tơ
Đất yên lành trở dậy sau mưa
Tháng năm mở bốn bề tiếng hát
Những khoảng trống lặng im bỗng bừng lên tiếng nhạc
Trên suốt đường chiền thắng đi qua.
10-10-1975
(Kính tặng đoàn chiến thắng Côn Đảo)
I. ĐẢO VÀ BIỂN
Giọt mực đen đánh rơi
Ở phía cuối bản đồ Tổ quốc
Trên biển xanh như một chấm nốt ruồi
Côn Đảo
Pu-lô Công-đo
Cái địa danh đồng nghĩa với tù đày
Quê hương của những người biệt xứ
Nơi con người sống trong chuồng thú dữ
Và thú dữ lên chiếm chỗ con người
Nơi trăm năm không có tiếng cười
Chỉ có tiếng gầm gừ dã thú
Lời thù hận tím bầm môi thiếu nữ
Nét già nua trên gương mặt trẻ con
Không có tình yêu nhạt nhẽo những chiếc hôn
Tay hái quả là bàn tay đao phủ
Máu đổ tề vẩy lên cành phượng đỏ
Cây trong vườn xuân nở đóa kẽm gai
Nơi người tù thức dậy mỗi ban mai
Nghe chim hót ở trên đầu cọc bắn
Mới nhớ mình vừa mất thêm người bạn
Mà trời vẫn xanh
Mà biển vẫn xanh
Đứng cô đơn như cái bóng của chính mình
Côn Đảo
Có tiếng chuông nhà thờ ảo não
Bàn tay làm dấu thánh bỗng run run
Hoa dại hơi qua khoảng tối linh hồn
Đêm thăm thẳm một màu ngục thất
Đêm rùng mình trên lưng đen cá mập
Những hình nhân trên ngực lũ mã tà
Giê-su ma
Cái vũ khúc của một bầy quỷ sứ
Cái âm nhạc vọng một thời tiền sử
Rãnh nước chảy về từ thế giới bên kia
Đêm tan ra trên ỏ ướt đầm đìa
Đêm đá lở Cầu Tàu. Đêm núi Chúa
Mây trắng chít một vành tang goá bụa
Những Hòn Dừa, Hòn Trứng, Hòn Cau
Tên tươi xanh như cái thuở ban đầu
Cây trái nôm na đất đai mộc mạc
Ngả tấm lưng trần trên đất ướt
Chợt thấy mình nối với đại dương
Hoa lá nơi này trăm năm ai bỏ quên
Những cuộc đời ai xoá tên
Lại nối với ngọn nguồn cơn bão
Nghe sóng hát về chiều sâu của đảo
Mỗi con sóng đi kể chuyện một cuộc đời
Ôi có phải máu những người nô lệ
Thành phù sa của biển khơi
Giọt mực đen đánh rơi…
II. TIẾNG HÁT NHỮNG XÀ LIM
Mặt kẻ thù là những xà lim
Nhưng tiếng hát là tiếng người cộng sản
Tiếng hát bay ra từ những biệt giam
Cái lỗ khoá hình bông hoa năm cánh
Trổ lên trời một vì sao giá lạnh
Một chấm xanh nơi tiếng hát bắt đầu
Lời của đất đai nên tiếng hát ngân sâu
Đát thấm máu những nền đen cấm cố
Bản hoà tấu của thép gang và tre gỗ
Cái còng, cái xiềng, cái xích, cái gông
Tiếng gió gào trên chuồng bò mùa đông
Tiếng nắng dội chuồng heo trưa mùa hạ
Tiếng nắng dội chuồng heo trưa mùa hạ
Tiếng thê thiết những chiều mưa hầm đá
Bốn bức tường tiếng vực xoáy bên trong
Những đêm đen chuồng cọp không cùng
Có nỗi nhớ một hoàng hôn vừa tắt
Có tiếng vọng những bước chân đã mất
Song sắt xà lim rung tiếng hát con người
Ta không nô lệ cho đời
Ta sinh ra để làm người tự do
Cùm gông trả lại quân thù
Mênh mông tiếng hát trả cho con người
Con đường chỉ một đường thôi
Trăm lời cũng chỉ lời thuỷ chung
Có tiếng cờ bay trong ánh lửa công đồn
Khúc hát ru con có gừng cay muối mặn
Tấm thẻ Đảng và một lời căn dặn
Suốt một đời hành lý vẫn mang theo
Bay qua chuồng cọp bay qua chuồng heo
Vọng tới chuồng bò vọng sang hầm đá
Ma Thiên Lãnh đôi mố cầu lạnh giá
Tiếng hát bay vòng những vực thẳm khổ sai
Lời của biển trời nên tiếng hát rộng dài
Thanh tiếng gió lại khi trăm diệu sóng
Tiếng bất khuất lồng ngực gầy máu đọng
Tiếng kiên trung ngon ngọt chẳng thay lòng
Như anh nhắn em, như vợ nhắc chồng
Như đồng đội gọi nhau như bạn bè
Ôi tiếng hát của những người cộng sản
Xé đêm dày rực sáng những xà lim
III. ÁO ĐEN
Áo là mảnh vỡ của đêm
Chúng đem bóng tối phủ lên thân tù
Đen diu gương mặt kẻ thù
Tim ta đỏ giữa mịt mù áo đen
CỞI ÁO
Cởi manh áo tù trao lại anh em
Lời trăng trối của anh là tấm áo
Hai mươi năm bài thơ dài Côn Đảo
Lấy máu mình anh viết đã xong
Gửi lại anh chút lửa ấm cuốicùng
Lửa vẹn nguyên mà áo anh thì rách
Hai mươi năm mái đầu xanh trở bạc
Trái tim hồng dưới áo chẳng nằm yên
Đã đi qua tất cả tuổi thanh niên
Không đếm hết những đòn roi trên ngực
Những trận hô la, những ngày tuyệt thực
Những khám tử hình, những lao 1, lao 2
Chỉ một lời: thà chết không ly khai
Một tư thế: trước kẻ thù đứng thẳng
Anh là đất để gieo mầm của Đảng
Anh là cây cho đồng đội nwongcanhf
Chuồng cọp từ nay vắng bóng một người anh
Đêm đã ngủ trên mái đầu bách tuế
Manh áo tù gói niềm tin lặng lẽ
Đồng đội cầm lên thấy đỏ màu cờ.
GIẶT ÁO
Rách phải cho thơm, lành cho sạch
Anh em ơi ta giặt áo cho ta
Đây là áo của những người đi trước
Vạt rách ư, ta phải giữ lấy tà
Phải giữ lấy hồn ta trong bụi bẩn
Như bông sen tinh kiết nở trong đầm
Sợi xích chùng nhưng lưng người phải thẳng
Đầu ta cao trên mái thấp nhà giam
Thế kỷ nàychưa hết những cùm gông
Ta nhận chỗ của mình trong chuồng cọp
Nhận thân ta kẻ thù gieo chết chóc
Nhận đòn roi thay hơi ấm bàn tay
Nhận thức ăn là mắm chua khô đắng
Và quê hương là biệt xứ lưu đày
Ta tự đốt mình trong ngọn lửa của hôm nay
Lửa đã cháy lời thề ta hóa đá
Một ngọn tầm vông chống ba đời giặc giã
Ta hồi sinh từ bãi bắn đời ta
Ôi trăm năm mất nước mất nhà
Một hòn đá Cầu Tàu hai cha con cùng đập
Và bao nhiêu thế hệ sẽ đi qua
Dù có phải trồng hoa sau song sắt
Anh em ơi, áo ta ta giặt
Dẫu rách lành áo lấy phải bay hương
VÁ ÁO
Vụng về chỉ chuốt kim khâu
Đòn thù đạp nát mười đầu ngón tay
Chỉ kim công việc thường ngày
Dịu lòng em lúc vá may trong tù
Em ngồi mải miết đường khâu
Nhớ thương nắn nót trên đầu mũi kim
Đòn tù em chịu đã quen
Áo tù em mặc màu đen thường tình
Vào đây có chị, có anh
Dạy em sống, dạy đấu tranh làm người
Trong đau thương lại nghe cười
Trong đêm đen lại sáng ngời tin yêu
Nâu non nhớ vạt áo nghèo
Hội màu nhớ thắt lưng điều cánh sen
Dịu dàng tay có phép tiên
Cái khuy, cái khuyết lại liền với nhau
Cái đêm văn nghệ trong tù
Không son phấn chẳng lụa là mà duyên
Ngỡ ngang chẳng nhận ra em
Ai đem sao rắc lên trên áo tù.
IV. SAO ĐỎ
Đêm nô lệ cuối cùng
Côn Sơn ì ầm dông bão
Sóng lay động nửa phần chìm của đảo
Đất rì rầm đáy biển chẳng nằm yên
Những cuộc đời chưa biết chưa quen
Bỗng gõ cửa tìm nhau trong bóng tối
Nóc nhà thờ ngân hồi chuông sám hối
Bỗng bồi hồi lời cầu nguyện tắt trên môi
Hòn đảo lênh đênh
Góc biển chân trời
Đêm ấy
Người đang nằm ngồi dậy
Người đang thức đứng lên
Trái tim đập dưới áo đen
Từng nhịp khoẻ và vang như tiếng sóng
Ánh chớp loé và vóng đêm vỡ vụn
Tiếng búa bỗng rền vang
Tiếng búa bỗng rền vang
Bỗng rền vang
Tiếng búa…
Những người tù giơ cao vũ khí
Đã rèn từ trăm năm nô lệ
Cái còng, cái xiềng, cái xích, cái gông
Này là lúc bàn tay không
Năm ngòn co thành nắm đấm
Chiếc cọc bắn nhổ từ bãi bắn
Dây lẽm gia giật ở rào gai
Lưỡi dao chặt cổ, đào huyệt lưỡi mai
Đá Cầu Tù, sắt trong chuồng cọp
Cái đầu trọc mười năm chưa mọc tóc
Khung ngực gầy lá phổ buốt ho lao
Tất cả tuốt trần
Tất cả giơ cao
Đi đòi lại trời xanh và màu cờ Tổ quốc
Cho đoàn tụ những chân trời cách biệt
Cho quê hương xoá sạch kiếp đi đày
Cả người sống và những người đã chết
Đứng lên rồi với vũ khí cầm tay
Đã ùa vào cùng tiếng búa rền vang
Khí trời và gió biển
Đã ùa vào mặt trời mùa hạ
Đã ùa vào tự do
Trên nền đen ảm đạm tấm áo tù
Lồng ngực thắp lên ngôi sao đỏ
Cái ngôi sao màu lửa
Đã mọc lên từ mỗi cuộc đời riêng
Nung trong máu và tôi trong nước mắt
Cuộc chuẩn bị trăm năm cho một giờ hành động
Lồng ngực phồng căng là một khoảng trời
Giọt mực đen đánh rơi
Hóa thành ngôi sao đỏ
Cháy không nguôi trên bản đồ đất nước
Tự chân trời như một chấm hải đăng
Mười bốn đoá san hô họp thành Côn Đảo
Nở hồng đào trên biển biếc phương Na,
V. ĐIỆP KHÚC CỦA SÓNG
Một ngày mới đã nhuộm hồng mặt biển
GIó nồng thơm mang nắng đến cho bờ
Khi con sóng đầu tiên vỗ vào chân đảo
Đảo đã là hòn đảo tự do
Từng lặng im những khán giả vô tư
Sóng chứng kiến tấn kịch dài tội ác
Cái hòn đảo như một hòn máu thức
Chảy đầm địa trên mỗi một lương tâm
– Chào anh em ở lại, tôi đi Hàng Dương!
Câu nói cuối cùng núi sông rơi nước mắt
Tiếng hát cuối cùng bay vào lòng đất
Tình yêu cuối cùng cái chết hóa mênh mông
“Cao, cao, cao
Lưu trú anh hùng…”
Những trào tù vùi một hố chôn chung
Cây lá không tên, nấm mồ không tuổi
Nhưng đất cát quê hương kẻ thù không giết nổi
Lại trùng trùng như sóng lớn nhấp nhô
Những Hòn Cau, Hòn Trứng, Hòn Dừa
Gió lại hát trên mái nhà của sóng
Bài hát mới đã thay đổi giọng
Trầm bỗng như tên người, tên đất, trẻ trung
Đã trở về giữa lòng mẹ Việt Nam
Những đứa con kiêng cường hồn hậu
Nghìn gương mặt một nụ cười Võ Thị Sáu
Ngìhn cuộc đời một dáng đứng Lê Hồng Phong
Điệp khúc này sóng hát với mênh mông
Pho tượng lớn thiên nhiên vừa phác thảo
Lấy đỉnh núi Côn Sơn làm chất liệu
Tự do bay trên đôi cánh tượng đài
Giữa muôn trùng tạc dáng Tương lai.
Côn Đảo, 10-5-1975
Hà Nội, 24-9-1975
Cho bé Anh Quân
Con đi sơ tán cùng bà
Ba-lô con cóc bố ra chiến trường
Bố tiền phương, con hậu phương
Mình mẹ ở giữa nhớ thương chia đều
Mẹ thăm con những sớm chiều
Thư ra tiền tuyến lại nhiều chuện con
Hành quân được buổi trăng tròn
Nhìn trăng bố nghĩ đến con ở nhà
Ước gì bố hóa cây đa
Con thành thằng Cuội, gốc đa con ngồi
Bố đi ngàn dặm xa xôi
Suối sâu dốc thẳm núi đồi lô nhô
Đường trơn không ếch cũng vồ
Gặp cây cầu khỉ bố bò như con
Ổi rừng chát mấy cũng ngon
Thấy con bướm đậu giống con bố rình
Thơ vui bố gửi chút tình
Nhớ con nên lại thấy mình giống con.
Miền Tây 1-11-1972
Bên kia bức tường
Lố nhố bầy mũ xanh, mũ đỏ
Bên này bờ gạch đổ
Thấp thoáng cánh tai bèo
Các đồng chí ơi, hãy đầy du tiêu
Về thước ngắm một
Sáu mươi mấy ngày đêm trong chốt
Mái nhà nghiêng sập xuồng nền nhà
Chúng nó và chúng la
Nhìn nhau qua hai hàng gạch
Không còn thời gian
Chẳng còn khoảng cách
Viên gạch vỡ đôi, rồi viên gạch vỡ ba
Trên đầu súng AK
Vẫn sẵn sàng
Thước ngắm một
Những ánh mắt điềm nhiên sau chốt
Vẫn hướng vào ngày, vẫn hướng vào đêm Giờ, mỗi giờ xác chúng chất cao thêm
Cái thước ngắm
Nhằm vào đầu giặc Mỹ
Ta đã gương lên trên mảnh đất này
Là vững vàng không một thoáng run tay
Mắt quen nhìn
Qua đầu khe thước ngắm
Sắc mặt quân thù xanh xám
Cái chết đến kinh hoàng không kịp biết từ đâu
Sau loạt súng gầm ta lại ngoái nhìn nhau Nghe tay bạn trong tay mình siết chặt
Dưới công sự bỗng thì thầm tiếng hát
Và mỗi lần xóa sạch một bóng đen
Sau lõ thủng bức tường bình minh vụt hiện lên
Cái thước ngắm
Dành cho những người dũng sĩ
Giá súng kê trên hè phố nền nhà
Lưng xạ thủ là tường thành Quảng Trị
Và trên đâu phượng đỏ một mùa hoa
Trong khoảng sáng chia đều trên thước ngắm
Một mùa hè chở nắng đi xa…
Quảng Trị, 8-1972
Từng nghe tiếng mía rì rào
Mà ngủ quên em nhé
Cơn gió triền sông lên nhè nhẹ
Chú bê con ngủ đã lâu rồi
Em bé chăn bò nằm nghe mía đưa nôi
Ôi những cây mía vàng, mía đỏ
Như giấc ngủ ngọt ngào tuổi nhỏ
Thường nỉ non kể chuyện ngày xưa
Trong tiếng che kéo mật già nua
Kẽo kẹt kẽo cà… hàm răng nhai móm mém
Ru cả đất trời trong ngọt lịm
Giấc ngủ trưa thơm mùi thật mùi đường
Ơi cái tiếng thân yêu tiếng của quê hương
Ca hát niềm vui không quên niềm khổ cực
Như sóng vỗ triền miên vào kỷ ức
Ấy tiếng quê ta sương gió dãi dầu
Làng ta nghèo vốn liếng có gì đâu
Một dòng sông với đôi bờ cát trắng
Nhưng sức người đã cân cùng mưa nắng
Một ít phù sa và rất lắm mồ hôi
Giời em nằm nghe kẽo kẹt mía đưa nôi
Giờ em nằm nhớ những chốn xa xôi
Nhớ những người anh da ngăm sắc mía
Đã ra đi từ những ngày đánh Mỹ
Giờ này các anh đang ở đâu ?
Trên đỉnh đồi cao hay trên những mạn tàu
Vi vút gió ngàn hay rạc rào sóng biển
Nghe chăng anh xạc xào tiếng mía ?
Bãi mía quê ta anh biết chăng ?
Giờ cũng trập trùng trận điạ phòng không
Có những người trai tứ xứ
Đất Nghệ ngon cam, Thái Bình thơm gạo dự
Lại quây quần bên mía quê ta
Nòng đại cao gối đầu lên lớp lớp mây xa
Mình thép ngả dài trên mía
Và đêm đêm bao anh lính trẻ
Thao thức hoài bên ụ pháo phòng không
Nghe mía bồi hồi ru những chiến công.
Yên Định, 2-3-1967
Biết rằng xuân đã sang mùa
Đất nâu vườn Bác hương vừa bén chân
Đường xoài lắc rắc mưa xuân
Mưa hay nắng trắng trong ngần lá thưa
Gió đông lay động tàu dừa
Nhà sàn thấp thoáng đơn sơ mái rèm
Gặp vòm đại thụ Trường Sơn
Nhớ cây éăc võng chiến trường thân quen
Phải cành hoa dại không tên
Đường xa hoa vẫn nở bên chiến hào
Chưa cầm lộc biếc cành cao
Giọt sương ấm đã rụng đầy bàn tay
Về thăm vườn Bác xuân này
Bước chân xum họp in đầy lối đi.
Ngày bầu cử Quốc hội cả nước, 25-4-1976
Nhà thơ Anh Ngọc là một trong những nhà thơ Việt nam thế kỉ 20, Trong quá trình sáng tạo của nghệ sĩ, tư duy nghệ thuật gắn liền với sáng tác,bị chi phối bởi tư tưởng, quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại, đồng thời nó cũng thể hiện cách nhìn, cách khái quát hiện thực riêng của nhà văn, thể hiện bản sắc, cá tính sáng tạo của nhà văn, ở một góc độ nào đó thì tư duy nghệ thuật có sự
giao cắt và làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.