Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Một số thể loại văn học: Thơ, truyện, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, phongnguyet.info đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Một số thể loại văn học: Thơ, truyện dành cho các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo.
Bài soạn tham khảo số 1
I. Kiến thức cơ bản
Câu 1: Loại và thể trong văn học
– Loại là phương thức tồn tại chung, thể hiện thực hóa của loại
– Tác phẩm văn học: trữ tình, tự sự, kịch
+ Trữ tình: thơ ca, khúc ngâm…
+ Tự sự: truyện, kí…
+ Kịch: chính kịch, bi kịch, hài kịch…
– Ngoài ra còn có nghị luận
Câu 2:
Đặc trưng của thơ
– Đặc điểm về loại thơ: thơ có vần, điệu, ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm, thể hiện tình cảm, tâm hồn con người
– Thơ được phân loại theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng
– Thơ phân loại theo cách tổ chức có luật thơ, thơ tự do, thơ văn xuôi
– Những yêu cầu chính khi đọc – hiểu một bài thơ gồm:
+ Khi đọc cần biết rõ xuất xứ của bài thơ: tác giả, năm xuất bản, thông tin hỗ trợ khác
+ Đọc kĩ để hiểu đúng và cảm nhận mạch cảm xúc thơ
+ Tìm đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ
+ Phát hiện ra những câu, từ ngữ, hình ảnh tạo cảm xúc nhất
Câu 3: Đặc trưng của truyện:
– Truyện phản ánh hiện thực trong tính khách quan của nó
– Truyện có cốt truyện, nhân vật, tình huống, mâu thuẫn diễn ra trong hoàn cảnh không gian và thời gian
– Ngôn ngữ truyện có kể chuyện, lời nhân vật…
– Thể loại: sáng tác dân gian (ngụ ngôn, truyện cười, truyền thuyết, cổ tích..), truyện trung đại, truyện hiện đại (truyện ngắn, tiểu thuyết và truyện thơ…)
* Yêu cầu khi đọc – hiểu truyện:
– Đọc truyện cần biết hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để hiểu tư tưởng, chủ đề của tác phẩm
– Hiểu cốt truyện, diễn biến của tình tiết chính
– Nắm được tính cách của nhân vật từ đó hiểu tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật của truyện
Luyện tập
Bài 1 (trang 136 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu
– Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc và thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ
+ Cảnh thu đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn từ tâm trạng nhân vật trữ tình
+ Tư thế của người đi câu cá chứa đựng những u uẩn truyền miên
+ Cái tình của Nguyễn Khuyến đối với đất nước, đối với non sông sâu sắc
+ Tâm sự, nỗi lòng của Nguyễn Khuyến dành cho đất nước thầm ặng, da diết, đậm chất suy tư
– Ngôn từ: giản dị, trong sáng đến mức kì lạ, có khả năng biểu đạt xuất sắc tinh tế cảnh vật, những uẩn khúc thầm kín khó giãi bày tâm sự
– Bài thơ cũng thành công với cách gieo vần: vần “eo” khó luyến láy, khó sử dụng nhưng được Nguyễn Khuyến sử dụng một cách tài tình: diễn tả không gian nhọn, cảm giác về một không gian thu hẹp dần và khép kín lại, hài hòa
– Nghệ thuật lấy động tả tĩnh, lấy cái động để gây ấn tượng sâu đậm về cái yên ắng, tĩnh lặng của tâm trạng
⇒ Bức tranh mùa thu nhẹ nhàng, tươi đẹp nhưng chan chứa tâm trạng, tình cảm
Bài 2 (trang 136 sgk ngữ văn 11 tập 1)
Hai đứa trẻ một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam: giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc
– Truyện không có cốt truyện, chỉ là tâm trạng của Liên và An đợi tàu đi qua
– Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm của nhân vật với những cảm giác mơ hồ, mong manh bằng lối viết tinh tế, sâu sắc
– Tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản nhấn mạnh khung cảnh nghèo nàn, hiu hắt của phố huyện nghèo
– Lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ, ẩn sâu sau những hình ảnh và ngôn từ là tâm hồn nhân hậu, tinh tế, nhạy cảm trước mọi chuyển động trong tâm trạng con người và trạng vật
Bài soạn tham khảo số 2
Câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Loại lớn hơn thể, một loại bao gồm nhiều thể. Ví dụ: Loại trữ tình gồm các thể: thơ ca, khúc ngâm; Loại tự sự gồm các thể: truyện, kí, tiểu thuyết;…
+ Loại là phương thức tồn tại chung, thể là sự hiện thực hóa của loại.
Câu 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Đặc trưng thơ:
– Cốt lõi của thơ là trữ tình, thơ luôn biểu hiện tâm hồn, tình cảm bên trong.
– Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu.
+ Các kiểu loại thơ:
– Theo nội dung biểu hiện có: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.
– Theo cách tổ chức có: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.
+ Yêu cầu về đọc thơ:
– Có kiến thức nền về xuất xứ của bài thơ.
– Đọc kĩ bài thơ, thông qua từ ngữ, chi tiết, vần điệu,…để cảm nhận nội dung thơ.
– Đánh giá, lý giải bài thơ trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Câu 3 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Đặc trưng của truyện:
– Truyện phản ánh đời sống khách quan: Có cốt truyện gồm một chuỗi các tình tiết, nhân vật được miêu tả gắn với hoàn cảnh, không gian và thời gian đa dạng.
– Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.
– Ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ đời sống.
+ Các kiểu loại truyện:
– Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
– Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán, truyện thơ Nôm.
– Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.
+ Yêu cầu về đọc truyện:
– Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
– Phân tích diễn biến cốt truyện.
– Phân tích các nhân vật trong truyện và mối quan hệ giữa các nhân vật đó với nhau.
– Nhận ra được vấn đề được nói đến, ý nghĩa tư tưởng của truyện về cả phương diện tái hiện đời sống lẫn khám phá bản ngã của con người.
Luyện tập
Câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến:
+ Nghệ thuật tả cảnh: khắc họa thiên nhiên mùa thu ở làng quê đẹp, thanh bình nhưng buồn và có xu hướng co hẹp lại, thiên nhiên hiện lên qua những hình ảnh thân thuộc, bình dị, khác với mùa thu ước lệ quen thuộc trong thơ trung đại.
+ Nghệ thuật tả tình: Tả cảnh ngụ tình, tả việc cũng để ngụ tình, câu cá thực chất là để suy nghĩ về thế sự.
+ Ngôn ngữ: gieo vần lạ, độc đáo, ngôn ngữ lạ hóa, giàu tính gợi hình, gợi cảm.
Câu 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Hai đứa trẻ – Thạch Lam:
+ Cốt truyện: cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng, không có kịch tính, cốt truyện là cốt truyện tâm lý.
+ Nhân vật: là những số phận bé nhỏ nơi phố huyện nghèo, những con người hết sức bình thường.
+ Lời kể: nhẹ nhàng, là tác phẩm thuộc loại tự sự nhưng đậm chất trữ tình (giàu tính nhạc, tính họa).
Ý nghĩa
Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
Trong khi, truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người.
Bài soạn tham khảo số 3
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
– Loại là phương thức tồn tại chung; thể chỉ là sự hiện thực hóa của loại.
– Phần lớn các ý kiến đều đồng ý rằng các tác phẩm văn học được chia làm ba loại lớn: trữ tình, tự sự, kịch. Mỗi loại lại có thể gồm các thể riêng:
+ Loại trữ tình có các thể: thơ ca, khúc ngâm,…
+ Loại tự sự có các thể: truyện, kí, tùy bút,…
+ Loại kịch có các thể: chính kịch, bi kịch, hài kịch,…
Bên cạnh đó còn có một thể loại khác cũng thường gặp đó là nghị luận.
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
a, Thơ có nhiều loại, tùy theo tiêu chí:
– Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện có: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.
– Phân loại thơ theo cách thức tổ chức bài thơ có: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.
a, Khi đọc thơ cần tuân thủ những yêu cầu:
– Cần viết rõ tên tác phẩm, tên tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu những thông tin liên quan đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
– Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, sự vật… Đồng cảm với nhà thơ dùng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, chi tiết, vần điệu,.. mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.
– Từ những câu thơ đẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình,… đánh giá bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật.
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
* Cùng với sự phát triển của lịch sử của văn học, truyện cũng có những kiểu loại khác nhau.
– Văn học dân gian có nhiều kiểu truyện: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích khác nhau.
– Văn học trung đại có loại truyện viết bằng chữ Hán và loại truyện viết bằng chữ Nôm.
– Trong văn học hiện đại, người ta phân ra thành truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài (tiểu thuyết).
+ Truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện, nó hướng tới một vài mảnh nhỏ của cuộc sống, có thể kể về cả cuộc đời hoặc một đoạn đời,… nhưng nó vẫn đặt ra những vấn đề lớn lao, thể hiện tư tưởng nhân sinh sâu sắc.
+ Tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn. Có nhiều loại tiểu thuyết: tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết sử thi ghi lại sự tích anh hùng, nhưng nhiều nhất là tiểu thuyết về những số phận cá nhân trong cuộc đời thường.
* Các yêu cầu về đọc truyện:
– Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.
– Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc, với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị của các yếu tố trong đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và khắc họa bản chất, tính cách các nhân vật. Chú ý tới nghệ thuật tự sự: người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hay ở ngôi thứ ba; điểm nhìn trần thuật; cách sắp xếp các tình tiết, sự kiện; thủ pháp kể chuyện, miêu tả; giọng điệu lời văn,…
Luyện tập
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến:
– Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cảnh thu đẹp, được miêu tả qua màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt; qua đường nét: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng. Cảnh thu đẹp nhưng vẫn có một chút nét buồn phảng phất. Cảnh buồn một phần bởi thi đề mùa thu trong văn học vốn đã gắn với những nét buồn sầu man mác nhưng có lẽ cái nét buồn vương vấn trong bài thơ chủ yếu là cái nét buồn lan ra từ tâm trạng nhân vật của nhân vật trữ tình. Tuy vậy, xuyên suốt bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện nhưng là xuất hiện trong tư thế của người đi câu (Tựa gối ôm cần lâu chẳng được) mà thực không phải thế. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo triền miên, chìm đắm.
– Câu cá mùa thu là một minh chứng sinh động về sức biểu đạt của ngôn từ tiếng Việt. Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, đặc biệt vần “eo” được Nguyễn Khuyến sử dụng rất tài tình. Vần “eo” hợp với tất cả các câu bắt buộc (câu 1,2,4 và câu 8). Nó góp phần diễn tả cảm giác về một không gian thu nhỏ hẹp dần và khép kín lại, tạo nên sự hài hòa với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhân vật trữ tình.
Ngoài ra bài thơ còn thành công trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lấy động tả tĩnh, sử dụng các tính từ: trong veo, xanh biếc, xanh ngắt,…
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
– Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam:
– Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Đồng thời qua truyện ngắn này cũng thể hiện tài năng viết truyện ngắn của Thạch Lam.
– Hai đứa trẻ là một truyện không có cốt truyện. Toàn bộ câu chuyện chỉ được kể về tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi và chờ đợi một chuyến tàu đêm đi ngang qua.
Trong truyện ngắn này, Thạch Lam đi sâu vào việc khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh.
– Thạch Lam cũng sử dụng rất thành công thủ pháp đối lập, tương phản, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, thấm đượm chất thơ của Thạch Lam.
Bài soạn tham khảo số 4
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
+ Thể là sự hiện thực hóa của loại lớn hơn thể, một loại bao gồm nhiều thể.
VD: Loại tự sự gồm các thể: truyện, kí…
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
– Đặc trưng thơ:
+ Thơ là tiếng nói bên trong tâm hồn người, cốt lõi của thơ là trữ tình
+ Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu.
– Các kiểu loại thơ:
+ Theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.
+ Theo cách tổ chức bài thơ: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi.
– Yêu cầu về đọc thơ:
+ Tìm hiểu về về nguồn gốc xuất xứ của bài thơ.
+ Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận chi tiết, hình ảnh
=> Lí giải, đánh giá toàn bài
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
– Đặc trưng của truyện:
+ Phản ánh đời sống trong tính khách quan: cốt truyện, sự việc, nhân vật
+Sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật, đối thoại, độc thoại.
– Các kiểu loại truyện:
+ VHDG: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
+ VHTĐ: truyện viết bằng chữ Hán, truyện thơ Nôm.
+ VHHĐ: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.
– Yêu cầu về đọc truyện:
+ Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác
+ Phân tích diễn biến cốt truyện.
+ Phân tích các nhân vật
+Tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng
Luyện tập (trang 136 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Câu 1
– Nghệ thuật tả cảnh: khắc họa chân thực và sinh động và tinh tế cảnh thu của miền đồng bằng Bắc Bộ
– Nghệ thuật tả tình: Tả cảnh ngụ tình
+ Ngôn ngữ: giàu tính gọi hình gợi cảm, từ láy,…
Câu 2
Hai đứa trẻ – Thạch Lam:
+ Cốt truyện: cốt truyện tâm lí nhẹ nhàng
+ Nhân vật: những con người bình thường bé nhỏ
+ Lời kể: tự sự nhưng giàu chất trữ tình đượm buồn
Bài soạn tham khảo số 5
Câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
– Loại: là phương thức tồn tại chung
– Thể: là sự hiện thực hóa của loại.
– Tác phẩm văn học bao gồm: tự sự, trữ tình, kịch.
+ Các thể loại trữ tình: ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng…
+ Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng sự…
+ Các thể loại kịch: kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch.
Câu 2 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
– Đặc trưng của thơ:
+ Tiêu biểu cho loại trữ tình.
+ Là tiếng nói của tình cảm con người
+ Chú trọng đến cai đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan.
+ Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
– Kiểu loại thơ:
+ Theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình; thơ tự sự ; thơ trào phúng.
+ Theo cách thức tổ chức bài thơ: thơ cách luật; thơ tự do ; thơ văn xuôi.
– Yêu cầu về đọc thơ:
+ Cần biết rõ xuất xứ
+ Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu.
+ Từ câu thơ, lời thơ, ý thơ cái tôi của nhân vật trữ tình ta đánh giá, lí giải bài thơ ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Câu 3 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
– Đặc trưng của truyện:
+ Truyện tiêu biểu cho loại tự sự.
+ Phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó.
+ Truyện có cốt truyện, tình tiết, sự kiện, biến cố, nhân vật và số phận của từng nhân vật, hoàn cảnh và môi trường, không gian và thời gian.
+ Ngôn ngữ có nhiều hình thức khác nhau: ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật; lời đối thoại, lời độc thoại nội tâm ; Ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ đời sống.
– Các kiểu loại truyện:
+ Trong văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết…
+ Trong văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán; Truyện thơ Nôm.
+ Trong văn học hiện đại: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.
– Yêu cầu về đọc:
+ Tìm hiểu bối cảnh XH, hoàn cảnh sáng
+ Đọc kĩ truyện, nắm vững cốt truyện và có thể tóm tắt nội dung truyện.
+ Phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống đối với việc khắc họa chủ đề của truyện. Khái quát chủ đề tư tưởng của truyện.
Luyện tập
Câu 1 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến có nét đặc biệt là:
– Một bức tranh thu cổ điển với thi đề, thi liệu quen thuộc.
– Mùa thu trong “Câu cá mùa thu” là điển hình cho mùa thu của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.
– Đường nét trong bức tranh thu thật mảnh mai, tinh tế.
– Sự hòa phối màu sắc đã đạt đến độ tinh tế bậc thầy.
– Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, diễn tả được những biểu hiện tinh tế của sự vật và của tâm trạng con người.
– Bút pháp nghệ thuật của thơ cổ điển (lấy động tả tĩnh).
⟹ Cảnh chan chứa tình và tình thấm đẫm trong cảnh là nét đặc trưng của mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến.
Câu 2 (trang 131 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:
a. Cốt truyện: không có cốt truyện, các chi tiế là một sự duy trì tuần hoàn về không gian thời gian.
b. Nhân vật: lần lượt xuất hiện theo thời gian. Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Nhân vật là những kiếp người nhỏ bé, lụi tàn sống nơi phố huyện nghèo.
c. Lời kể: tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng.
Bài soạn tham khảo số 6
Câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Hình thức tổ chức tác phẩm văn học được xác định trong loại (loại hình, chủng loại) và thể (thể tài, thể loại, kiểu, dạng). Loại là phương thức tồn tại chung; thể chỉ là sự hiện thực hoá của loại.
Phần lớn các ý kiến đều đồng ý rằng các tác phẩm văn học được chia làm ba loại lớn: Trữ tình (lấy cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu), tự sự (dùng lời kể, lời miêu tả đê xây dưng cốt truyện, khắc hoạ tính cách nhân vật, dựng lên những bức tranh vể đời sống) và kịch (thông qua lời thoại và hành động của các nhân vật mà tái hiện những xung đột xã hội). Mỗi loại lại có thể gồm các thể riêng:
– Loại trữ tình có các thể: thơ ca, khúc ngâm,…
– Loại tự sự có các thể: truyện, kí, tuỳ bút,…
– Loại kịch có các thể: chính kịch, bi kịch, hài kịch,…
Bên cạnh đó còn có một thể loại khác cũng thường gặp, đó là nghị luận.
Câu 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ.
Lời giải chi tiết:
a. Đặc trưng của thơ
Đặc điểm về thể loại thơ: Thơ thường có vần, điệu; ngôn ngữ hàm súc, gợi cảm; thể hiện tình cảm, tâm hồn con người.
b. Các kiểu loại thơ
– Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện có: Thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng.
– Phân loại thơ theo cách thức tổ chức bài thơ có: Thơ cách luật (viết theo luật đã định trước), thơ tự do (không theo luật), thơ văn xuôi (câu thơ gần như câu văn xuôi nhưng vẫn có nhịp điệu).
c. Khi đọc thơ cần tuân thủ những yêu cầu dưới đây:
– Cần biết rõ tên tác phẩm, tên tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu những thông tin liên quan đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
– Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, sự vật,… Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tướng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ, chi tiết, vần diệu,… mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.
– Từ những câu thơ dẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy lùi xa ra và nhìn lại để lí giải, đánh giá toàn bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật. Cần chỉ ra được những nét độc đáo, sáng tạo trong hình thức biểu hiện; những đóng góp về nội dung tư tưởng.
Câu 3 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện.
Lời giải chi tiết:
* Cùng với sự phát triển lịch sử của văn học, truyện cũng có những kiểu loại khác nhau.
– Văn học dân gian có nhiều kiểu truyện: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
– Văn học trung đại có loại truyện viết bằng chữ Hán và loại truyện viết bằng chữ Nôm (chia theo hình thức văn tự).
– Trong văn học hiện đại, theo quy mô văn bản và dung lượng hiện thực, người ta phân ra truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài (tiểu thuyết).
+ Truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện, nó hướng tới một vài mảnh nhỏ của cuộc sống, có thế kể về cả cuộc đời hoặc một đoạn đời,… Nhưng trong phạm vi hẹp vẫn có thể đặt ra những vấn đề lớn lao, thể hiện những tư tướng nhân sinh sâu sắc. (Truyện ngắn là thể tự sự cỡ nhỏ, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, lời kể. Truyện ngắn được phép hư cấu tưởng tượng, khác với bản tin hay phóng sự điều tra. Truyện ngắn thường là một “lát cắt” của cuộc đời, một “mảnh nhỏ” của tâm hồn nhân vật).
+ Không có sự phân biệt rạch ròi giữa truyện vừa và truyện dài (tiểu thuyết). Tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn. Có nhiều loại tiểu thuyết: Tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết sử thi ghi lại sự tích anh hùng – nhưng nhiều nhất là tiểu thuyết về những số phận cá nhân trong cuộc đời thường: Một cuộc sống không thi vị hoá với mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn, từ cao cả đến thấp hèn ti tiện. Nhân vật thường “nếm trải” bao nhiêu dằn vặt khổ đau của cuộc đời. Với khả năng phán ánh đời sống một cách toàn vẹn, sinh động, đổng thời đi sâu khám phá số phận cá nhân, sử dụng linh hoạt hư cấu, điển hình hoá, tổng hợp thủ pháp của các thể loại văn học, nghệ thuật khác, mang tính đa dạng về màu sắc thấm mĩ, tiểu thuyết được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ” (Cô-gi-nốp).
* Yêu cầu khi đọc – hiểu truyện:
– Đọc truyện cần biết hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để lấy cơ sở cảm nhận đúng nội dung truyện.
– Hiểu cốt truyện, diễn biến của tình tiết chính
– Nắm được tính cách của nhân vật từ đó hiểu tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật của truyện
Luyện tập
Câu 1 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
Trả lời:
a. Nghệ thuật tả cảnh, tả tình.
– Về nghệ thuật tả cảnh, trước hết là việc chọn điểm nhìn: từ “ao thu” tới “tầng mây” rồi trở lại “ao thu” – như vậy trung tâm của sự miêu tả là ao thu. Tác giả đặc tả cận cảnh những gì quan sát được trên mặt ao mà gợi được cái thần thái của mùa thu nơi làng quê: se lạnh, trong trẻo và đặc biệt yên tĩnh. Lại có sự mở rộng của không gian với chiều cao đến vô tận của trời thu và dùng cái “động” để gợi cái tĩnh mịch, yên ả của làng quê.
– Về nghệ thuật tả tình, đáng chú ý là bút pháp tả cảnh ngụ tình: qua cảnh thu, người ta thấy sự quan sát tinh tế, tình yêu kín đáo mà thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, với quê hương đất nước, tâm trạng ưu thời mẫn thế.
b. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Câu cá mùa thu là một minh chứng sinh động về sức biếu đạt của ngôn từ tiếng Việt. Ngôn ngữ thơ trong Câu cá mùa thu giản dị, trong sáng đến mức kì lạ, có khả năng biểu đạt một cách xuất sắc những biểu hiện rất tinh tế của cảnh vật cũng như những uẩn khúc thầm kín rất khó giãi bày của tâm trạng.
Câu cá mùa thu thành công nhiều mặt về nghệ thuật trong đó độc đáo nhất là cách gieo vần. Vần “eo” là một vần khó luyến láy, khó vận, thế nhưng nó lại được Nguyền Khuyến sử dụng một cách rất thần tình. Vần “eo” hợp ớ tất cả các câu bắt buộc (câu 1, 2, 4, 6 và câu 8). Nó góp phần diễn tả rất rõ cái cảm giác sắc, nhọn, cảm giác về một không gian thu nhỏ hẹp dần và khép kín lại, tạo nên sự hài hoà rất mực với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhân vật trữ tình.
Cùng với cách gieo vần độc đáo, bài thơ còn rất thành công trong nghệ thuật lấy động để tả tĩnh. Để gợi ấn tượng sâu đậm về cái yên ắng, cái tĩnh lặng của tâm trạng, tác giả xen vào một điệu “vèo” của lá và bâng khuâng đưa vào một âm thanh như có như không của tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”.
Cái hay của việc sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ còn được thể hiện ớ việc sử dụng các tính từ: trong veo, biếc, xanh ngắt, lơ lửng và các cụm động từ: gợn tí, khẽ dưa để làm nổi bật cảnh thu thanh sơ, dịu nhẹ mà thấm đậm hồn thu xứ Việt.
Câu 2 (trang 136 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
Nhận xét vể cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Trả lời:
– Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực cao vừa thấm đượm một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Qua truyện ngắn này, Thạch Lam cũng thể hiện một tài năng viết truyện ngắn bậc thầy.
– Cũng như nhiều truyện ngắn khác của Thạch Lam, Hai đứa trẻ là một truyện không có cốt truyện. Nó giống như một bài thơ. Toàn bộ câu chuyện chỉ kể vể tâm trạng thao thức của Liên và An, mong mỏi chờ đợi một chuyến tàu đêm đi ngang qua.
– Trong truyện ngắn này, Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh. Những trang viết miêu tả tâm trạng nhân vật rất sâu sắc và tinh tế.
– Thạch Lam cũng sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản (giữa một bên là ánh sáng tù mù, nhạt nhoà của ngọn đèn dầu nơi hàng nước của chị Tí và bên kia là ánh sáng cực mạnh như xuyên thủng màn đêm của đoàn tàu…), qua đó nhấn mạnh, làm nổi bật khung cảnh nghèo nàn, vắng lặng của phố huyện nhỏ.
Truyện còn đặc sắc ở lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ của Thạch Lam. Ân hiện kín đáo, lặng lẽ sau những hình ảnh và ngôn từ là một tâm hồn đôn hậu, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến thái của lòng người và tạo vật.
phongnguyet.info đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Một số thể loại văn học: Thơ, truyện dành cho các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo. Hy vọng sau bài viết này, việc soạn bài sẽ không còn khó nhằn với các bạn học sinh nữa.