Sa hành đoản ca là một bài thơ của Cao Bá Quát rất giàu ý nghĩa tượng trưng và cũng mang giá trị triết lý sâu sắc. Đó chính là con đường đi thi của nhà thơ. Tuy nhiên sâu xa hơn cũng chính là con đườn của con người ở dưới triều đại chế độ phong kiến. Đó là một chế độ mà khoa cử và danh lợi đã vây quanh và làm mờ đi tài năng của biết bao nhiêu người ở dưới chế độ đó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài thơ Sa hành đoản ca để hiểu thêm về dụng ý mà tác giả muốn chuyển tải bạn nhé!
Nội Dung
長沙復長沙,
一步一回卻。
日入行未已,
客子淚交落。
君不學仙家美睡翁,
登山涉水怨何窮。
古來名利人,
奔走路途中。
風前酒店有美酒,
醒者常少醉者同。
長沙長沙奈渠何,
坦路茫茫畏路多。
聽我一倡窮途歌。
北山之北山萬疊,
南山之南波萬級,
君胡為乎沙上立。
Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
Quân bất học tiên gia mỹ thuỵ ông,
Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng.
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung.
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng.
Trường sa, trường sa, nại cừ hà?
Thản lộ mang mang uý lộ đa.
Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca.
Bắc sơn chi bắc, sơn vạn điệp,
Nam sơn chi nam, ba vạn cấp,
Quân hồ vi hồ sa thượng lập?
Bãi cát dài, lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời lặn mà vẫn còn đi.
Khách (trên đường) nước mắt lã chã rơi.
Anh không học được ông tiên có phép ngủ kĩ
Cứ trèo non lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán!
Xưa nay hạng người danh lợi,
Vẫn tất tả ở ngoài đường sá.
(Hễ) quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,
(Thì) người tỉnh thường ít mà người say vô số!
Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?
Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều.
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt.
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?
Sa hành đoản ca mượn hình ảnh người đi trên cát để thế hiện được những quan điểm, tư tưởng của nhà thơ. Đó cũng chính là lý do bài thơ này còn có một tên gọi khác chính là Bài ca ngắn đi trên cát.
Đây là một hình ảnh mang tính tả thực những cũng có ý nghĩa tượng trưng trong bài thơ Sa hành đoản ca. Tả thực tức là hành trình đi trên cát rất khó nhọc bởi mỗi bước đi bước tới đều làm cát lún và hành trình sẽ chậm đi bởi điều này. Nó cũng giống như khi con người ta đi một bước như lùi một bước vậy. Chính vì thế dẫu sức lực bỏ ra nhiều nhưng lại đi được chẳng là bao. Nó cũng cảm giác như dẫu con đường không dài nhưng bãi cát lại rất dài.
Bãi cát dài, lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
Mặt trời lặn mà vẫn còn đi.
Khách (trên đường) nước mắt lã chã rơi.
Anh không học được ông tiên có phép ngủ kĩ
Cứ trèo non lội nước mãi, bao giờ cho hết ta oán!
Đó cũng chính là lý do tại sao đi mãi mà đến khi mặt trời lặn vẫn còn đi. Thời gian đã hết mà không gian vẫn còn vời vời vợi… Còn bao nhiêu sông suối, đèo non cần phải vượt qua. Hành trình ấy của con người thật khó nhọc. Trong khi đó đích đến chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp.
Tuy nhiên cái hay của Cao Bá Quát chính là đã mượn hình ảnh đi trên cát để tượng trưng cho con đường đi thi. Đó cũng chính là con đường khoa cử, danh lợi lúc bấy giờ. Khi đó nhà thơ chán con đường này tuy nhiên buộc phải đi theo nói bởi vì trong xã hội phong kiến khoa cử là con đường duy nhất để tiến thân cũng như để tự khẳng định chính mình. Đó cũng chính là lý do đọc đoạn này ta cảm nhận được có cái gì đó uất nghẹn ở bên trong.
Với Sa hành đoản ca Cao Bá Quát đã thể hiện một thái độ chán ghét danh lợi. Bởi đó là hình ảnh mọi người đổ xô đến quán để thưởng thức rượu ngon và rôi say cả. Đó là cảnh thường thấy trên đường đi.
Xưa nay hạng người danh lợi,
Vẫn tất tả ở ngoài đường sá.
(Hễ) quán rượu ở đầu gió có rượu ngon,
(Thì) người tỉnh thường ít mà người say vô số!
Và hình ảnh này cũng có ý nghĩa mang tính tượng trưng cho cái quán công danh và danh lợi ấy. Nó có sức làm quyến rũ lòng người. Chính điều này làm tác giả chán ngán và cũng rất ít ai có đủ bản lĩnh để vượt qua điều đó. Điều này làm ta nhớ tới một câu nói của Lin-côn “sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế”. Và sự chán ghét thực tại ấy đã làm nhà thơ có một nhu cầu muốn tìm con đường đi của riêng mình.
Ở phần cuối của Sa hành đoản ca ta có thể cảm nhận được tình thế tiến thoái lưỡng nan kẹt ở giữa bãi cát dài. Nó có hình ảnh sông núi chắn ngang càng làm cho lối đi thêm hiểm trở. Đó cũng chính là biểu hiện của con đường công danh đầy hiểm ác.
Bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?
Bước đường bằng phẳng thì mờ mịt, bước đường ghê sợ thì nhiều.
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam sóng muôn đợt.
Anh còn đứng làm chi trên bãi cát?
Khi này Cao Bá Quát chỉ còn một mình mình trên con đường đầy chông gai. Nó cũng có nghĩa là nhà thơ đã tách ra khỏi đám đông, từ bỏ lối học khoa cử. Nó có thôi thúc làm con người ta muốn đi tìm con đường mới tuy nhiên không biết nên đi con đường nào. Đó cũng chính là lý do câu thơ cuối bài chính là một câu hỏi còn bỏ ngõ. Mà sau này Cao Bá Quát tham gia khởi nghĩa chống triều đình như là một câu trả lời.
Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát là một bài thơ độc đáo và sáng tạo. Nếu ai đã từng đi trên cát chắc chắn sẽ hiểu được giá trị và những nội dung mà bài thơ muốn chuyển tải tới người đọc. Đó là hình ảnh người lữ khách nhưng cũng chính là lớp nho sĩ cuối mùa bị cám dỗ trong danh lợi. Bởi khi ấy con đường khoa cử của nhà Nguyễn đã vô cùng lạc hậu. Từ đó thể hiệ được một tư tưởng, một nhân cách cao cả của nhà thơ.