Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm mai.
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương…”
Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải, một nhà nho, một nhà thơ đầu thế kỉ XX, sau này được lưu truyền trong dân gian như ca dao. Cả bài chỉ vẻn vẹn bốn câu, lời lẽ giản dị tưởng chừng dễ hiểu. Thế nhưng trong thực tế, đã có hai cách hiểu khác nhau rõ rệt và cả hai cách hiểu đó đều có cơ sở và lí do tồn tại. Cách hiểu thứ nhất nhấn mạnh vào nỗi nhớ quê nhà của người xa quê và coi chủ đè chính của bài thơ là tình cản gắn bó sâu nặng với quê hương. Cách hiểu thứ hai nhấn mạnh vào nỗi nhớ ai của người sắp ra đi và chủ đề chính của bài thơ là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.
Về cách hiểu thứ nhất người đi xa bộc lộ tình cảm của mình là dẫu sống nơi đất khách quê người nhưng lòng luôn hướng về quê nhà. Nhớ quê nhà là nhớ những gì quen thuộc trong cuộc sống nghèo khó nhưng đầy ắp tình nghĩa. Theo quy luật tâm lí thì quê hương càng trở nên đáng yêu đáng nhớ hơn khi người ta sống xa quê.
Ta có cảm tưởng như bài thơ là lời tâm tình tha thiết đối với quê hương của người lao động.