Trọn bộ tập thơ Thần Khúc vang danh của nhà thơ Dante Alighieri phần 1

Nel mezzo del cammin di nostra vita
mi ritrovai per una selva oscura
ché la diritta via era smarrita.
Ahi quanto a dir qual era è cosa dura
esta selva selvaggia e aspra e forte
che nel pensier rinova la paura!
Tant’è amara che poco è più morte;
ma per trattar del ben ch’i’ vi trovai,
diṛ de l’altre cose ch’i’ v’ho scorte.
Io non so ben ridir com’i’ v’intrai,
tant’era pien di sonno a quel punto
che la verace via abbandonai.
Ma poi ch’i’ fui al piè d’un colle giunto,
là dove terminava quella valle
che m’avea di paura il cor compunto,
guardai in alto, e vidi le sue spalle
vestite già de’ raggi del pianeta
che mena dritto altrui per ogne calle.
Allor fu la paura un poco queta
che nel lago del cor m’era durata
la notte ch’i’ passai con tanta pieta.
E come quei che con lena affannata
uscito fuor del pelago a la riva
si volge a l’acqua perigliosa e guata,
coś l’animo mio, ch’ancor fuggiva,
si volse a retro a rimirar lo passo
che non lascị già mai persona viva.
Poi ch’èi posato un poco il corpo lasso,
ripresi via per la piaggia diserta,
ś che ‘l piè fermo sempre era ‘l più basso.
Ed ecco, quasi al cominciar de l’erta,
una lonza leggera e presta molto,
che di pel macolato era coverta;
e non mi si partia dinanzi al volto,
anzi ‘mpediva tanto il mio cammino,
ch’i’ fui per ritornar più volte ṿlto.
Temp’era dal principio del mattino,
e ‘l sol montava ‘n sù con quelle stelle
ch’eran con lui quando l’amor divino
mosse di prima quelle cose belle;
ś ch’a bene sperar m’era cagione
di quella fiera a la gaetta pelle
l’ora del tempo e la dolce stagione;
ma non ś che paura non mi desse
la vista che m’apparve d’un leone.
Questi parea che contra me venisse
con la test’alta e con rabbiosa fame,
ś che parea che l’aere ne tremesse.
Ed una lupa, che di tutte brame
sembiava carca ne la sua magrezza,
e molte genti fé già viver grame,
questa mi porse tanto di gravezza
con la paura ch’uscia di sua vista,
ch’io perdei la speranza de l’altezza.
E qual è quei che volontieri acquista,
e giugne ‘l tempo che perder lo face,
che ‘n tutt’i suoi pensier piange e s’attrista;
tal mi fece la bestia sanza pace,
che, venendomi ‘ncontro, a poco a poco
mi ripigneva là dove ‘l sol tace.
Mentre ch’i’ rovinava in basso loco,
dinanzi a li occhi mi si fu offerto
chi per lungo silenzio parea fioco.
Quando vidi costui nel gran diserto,
«Miserere di me», gridai a lui,
«qual che tu sii, od ombra od omo certo!».
Rispuosemi: «Non omo, omo già fui,
e li parenti miei furon lombardi,
mantoani per patria ambedui.
Nacqui sub Iulio, ancor che fosse tardi,
e vissi a Roma sotto ‘l buono Augusto
nel tempo de li dèi falsi e bugiardi.
Poeta fui, e cantai di quel giusto
figliuol d’Anchise che venne di Troia,
poi che ‘l superbo Ilión fu combusto.
Ma tu perché ritorni a tanta noia?
perché non sali il dilettoso monte
ch’è principio e cagion di tutta gioia?».
«Or se’ tu quel Virgilio e quella fonte
che spandi di parlar ś largo fiume?»,
rispuos’io lui con vergognosa fronte.
«O de li altri poeti onore e lume
vagliami ‘l lungo studio e ‘l grande amore
che m’ha fatto cercar lo tuo volume.
Tu se’ lo mio maestro e ‘l mio autore;
tu se’ solo colui da cu’ io tolsi
lo bello stilo che m’ha fatto onore.
Vedi la bestia per cu’ io mi volsi:
aiutami da lei, famoso saggio,
ch’ella mi fa tremar le vene e i polsi».
«A te convien tenere altro viaggio»,
rispuose poi che lagrimar mi vide,
«se vuo’ campar d’esto loco selvaggio:
ché questa bestia, per la qual tu gride,
non lascia altrui passar per la sua via,
ma tanto lo ‘mpedisce che l’uccide;
e ha natura ś malvagia e ria,
che mai non empie la bramosa voglia,
e dopo ‘l pasto ha più fame che pria.
Molti son li animali a cui s’ammoglia,
e più saranno ancora, infin che ‘l veltro
verrà, che la farà morir con doglia.
Questi non ciberà terra né peltro,
ma sapienza, amore e virtute,
e sua nazion sarà tra feltro e feltro.
Di quella umile Italia fia salute
per cui moŕ la vergine Cammilla,
Eurialo e Turno e Niso di ferute.
Questi la caccerà per ogne villa,
fin che l’avrà rimessa ne lo ‘nferno,
là onde ‘nvidia prima dipartilla.
Ond’io per lo tuo me’ penso e discerno
che tu mi segui, e io saṛ tua guida,
e trarrotti di qui per loco etterno,
ove udirai le disperate strida,
vedrai li antichi spiriti dolenti,
ch’a la seconda morte ciascun grida;
e vederai color che son contenti
nel foco, perché speran di venire
quando che sia a le beate genti.
A le quai poi se tu vorrai salire,
anima fia a cị più di me degna:
con lei ti lasceṛ nel mio partire;
ché quello imperador che là sù regna,
perch’i’ fu’ ribellante a la sua legge,
non vuol che ‘n sua città per me si vegna.
In tutte parti impera e quivi regge;
quivi è la sua città e l’alto seggio:
oh felice colui cu’ ivi elegge!».
E io a lui: «Poeta, io ti richeggio
per quello Dio che tu non conoscesti,
accị ch’io fugga questo male e peggio,
che tu mi meni là dov’or dicesti,
ś ch’io veggia la porta di san Pietro
e color cui tu fai cotanto mesti.
Allor si mosse, e io li tenni dietro.

Dịch

Đến nửa đường đời,
Tôi thấy mình trong rừng tối:
Lạc mất đường chính đạo!
Ôi, nói sao hết bao điều cay đắng,
Rừng hoang vu, hiểm trở, trập trùng…
Chỉ nhớ lại cũng xiết bao điều kinh hãi!
Cay đắng sao, cái chết cũng khôn bằng!
Nhưng để tỏ bày đôi điều hay trong ấy,
Xin kể lại mọi điều trông thấy:
Tôi không kể được vì sao lọt vào trốn này,
Vì đắm chìm trong giấc ngủ,
Lúc rời xa chính đạo.
Rồi… bỗng tới một chân đồi,
Nơi hết phần thung lũng,
Từng vò xé tim tôi bao nỗi hãi hùng!
Ngước lên nhìn tôi thấy,
Sườn đồi non rực rỡ ánh mặt trời,,
Soi tỏ mọi đường đi lối lại.
Niềm kinh sợ trong tôi hơi lắng dịu
Như mặt hồ trái tim,
Suốt đêm qua xao động.
Như một người đã kiệt sức,
Thoát lên bờ, từ biển cả mênh mông,
Ngoái lại nhìn sóng nước hiểm nghèo.
Trong lòng tôi vẫn còn run sợ,
Khi nhìn lại quãng đường vừa qua,
Chưa từng để một ai đi thoát!
Khi đã nghỉ ngơi, tấm thân xác mệt nhoài,
Tôi bước tiếp trên đường cát vắng,
Chân phải vẫn dẻo dai hơn chân trái.
Ơ kìa, ngay trên đầu dốc.
Một con báo lẹ làng xuất hiện,
Với bộ lông lốm đốm hoa.
Trước mặt tôi nó điềm nhiên bất động,
Đứng chặn hết lối đi.
Nhiều phen tôi đã tính bài quay lại.
Đó là lúc bình minh vừa rạng,
Mặt trời lên giữa các vì sao,
Và tình yêu thần thánh.
Khơi dậy bao điều tốt đẹp
Như cho lòng tôi hi vọng,
Với con thú có bộ lông vui mắt!
Vào giờ đầu một ngày và một mùa êm dịu,
Nhưng không lâu lại ập đến nỗi kinh hoàng:
Khi một con sư tử thình lình xuất hiện!
Nó đến, hình như để tấn công tôi,
Đầu dướn cao vẻ đói khát cuồng dại,
Đến không khí cũng rùng mình kinh hãi!
Tiếp đến một con sói cái,
Dáng gầy gò, lộ rõ đầy thèm khát,
Từng làm điêu đứng biết bao người!
Nó làm tôi rụng rời, run rẩy,
Vẻ đe dọa phát ra từ mắt nó,
Khiến tôi hết hi vọng lên được đỉnh đồi.
Như một kẻ khát máu mê thèm thắng bạc
Nhưng lại gặp hồi đen thua sạch
Chỉ còn biết đau khổ than vãn!
Con thú kia cũng khiến tôi như vậy,
Nó đến để tấn công tôi,
Đẩy tôi lùi về phía tối ánh mặt trời.
Trong khi tôi đang tuột dần xuống thấp,
Thì có một khuôn mặt hiện ra.
Nhưng im lìm lặng lẽ…
Vừa chợt thấy giữa vô biên hoang vắng,
Tôi liền kêu lên: – “Xin hãy thương tôi”,
“Dù là ai, hồn ma hay người sống!”
“Ta là người, đúng hơn đã là người!”
Cha mẹ ta là dân Lombardia,
Cả hai cùng quê Mantova
Ta sinh ra vào cuối thời Xêda,
Lớn lên ở Rome, dưới triều minh quân Augusto
Thời của bọn thần thánh giả danh và dối trá!
LÀ nhà thơ ta đã ca ngợi
Người con hiếu thảo Ankixe đến từ Tơrôia,
Khi thành Iliông kiêu hùng đang bừng bừng bốc cháy!
Còn người, chốn đau thương này, sao còn trở lại?
Sao không trèo lên đỉnh núi diệu kỳ,
Nơi khởi nguồn của mọi điều cực lạc?”
-“Phải chăng người là Virgilio,
Dòng suối đã phát thành sông thơ vĩ đại?’
Tôi đáp lại, thẹn thùng bừng tận trán!
“Ôi ánh sáng và vinh quang của bao thi sĩ,
Đã giúp tôi miệt mài đèn sách,
Và say mê sưu tập thơ Người.
Người là Thầy, là Tác giả của tôi,
Chính ở nơi Người tôi đã học
Phong cách thanh tao làm vinh dự thơ tôi!
Con ác thú kia – Người thấy đấy – đã dồn tôi quay lại,
Đã làm máu và tim tôi run rẩy,
Xin hãy cứu tôi bậc hiền giả lẫy lừng!”
-“Chỉ có cách tìm lối khác,
Nếu muốn thoát khỏi nơi này ma dại,
Người trả lời, khi thấy tôi than khóc.
Vì con thú đang làm ngươi thét lên kinh hãi
Không thể ai thoát khỏi lối này,
Nó sẽ tấn công và cắn chết tức thì.
Nó bản tính xấu xa quái ác,
Lòng tham muốn chẳng bao giờ vơi,
Ních đầy bụng lại càng thấy đói!
Nhiều thú vật đã cùng nó kết đôi,
Và sẽ còn nhiều con nữa, để cuối cùng
Một thần khuyển xuất hiện cho nó đi đời trong đau đớn.
Thần chẳng sống vì đất đai vàng bạc,
Mà chỉ vì tri thức, đạo đức, tình yêu,
Ở xứ sở thanh cao huyền diệu.
Thần là cứu tinh của nước Ý khiêm nhường,
Vì đất nước đó, Camminla đồng trinh tuẫn nạn,
Và trư vị hiệp sĩ Ơrialô, Tuocnô, Nixô bị tử thương
Thần sẽ đuổi sói cái khỏi đô thành,
Rồi đem giam vào ngục tối,
Nơi nó ra đi với bao dục vọng!
Đối với ngươi, ta nghĩ điều tốt nhất,
Hãy đi theo ta – ta sẽ là người hướng đạo
Dẫn ngươi đi khỏi nơi đây, tới chốn vĩnh hằng!
Ngươi sẽ nghe những tiếng kêu tuyệt vọng,
Sẽ thấy những âm hồn đau đớn,
Khóc than vì phải chết lần thứ hai!
Ngươi sẽ thấy cả những người an tâm trong lửa ngục,
Vì hi vọng một ngày mai
Được sống giữa những người hằng phúc,
Nếu người muốn lên trên đó,
Ta sẽ gửi ngươi cho một anh hồn xứng đáng hơn ta.
Vào lúc ta cùng người từ giã,
Đấng Thượng Đế trên cao ngự trị,
Không muốn ta bước chân lên đó.
Vì ta chưa qui thuận luật Người!
Người thống lĩnh nơi nơi, nhưng cao xanh là nơi người ngự trị,
Là thành đô, là ngai vàng vòi vọi.
Hạnh phúc thay những ai được Người tuyển lựa!
Còn tôi hướng về Thầy cầu khẩn: – “Hỡi nhà thơ,
Xin nói dùm tôi, với đáng Thượng Đế mà Thầy chưa quen biết,
Thoát khỏi chốn này, cùng cực nguy nan!
Xin hãy dẫn tôi tới nơi Thầy nói,
Xin cho tôi thấy cửa thánh Pietro
Và những âm hồn đang chứa đầy đâu khổ…”
Thế là nhà thơ chuyển động và tôi theo Người.

Lo giorno se n’andava, e l’aere bruno
toglieva li animai che sono in terra
da le fatiche loro; e io sol uno
m’apparecchiava a sostener la guerra
ś del cammino e ś de la pietate,
che ritrarrà la mente che non erra.
O muse, o alto ingegno, or m’aiutate;
o mente che scrivesti cị ch’io vidi,
qui si parrà la tua nobilitate.
Io cominciai: «Poeta che mi guidi,
guarda la mia virtù s’ell’è possente,
prima ch’a l’alto passo tu mi fidi.
Tu dici che di Silvio il parente,
corruttibile ancora, ad immortale
secolo anḍ, e fu sensibilmente.
Peṛ, se l’avversario d’ogne male
cortese i fu, pensando l’alto effetto
ch’uscir dovea di lui e ‘l chi e ‘l quale,
non pare indegno ad omo d’intelletto;
ch’e’ fu de l’alma Roma e di suo impero
ne l’empireo ciel per padre eletto:
la quale e ‘l quale, a voler dir lo vero,
fu stabilita per lo loco santo
u’ siede il successor del maggior Piero.
Per quest’andata onde li dai tu vanto,
intese cose che furon cagione
di sua vittoria e del papale ammanto.
Andovvi poi lo Vas d’elezione,
per recarne conforto a quella fede
ch’è principio a la via di salvazione.
Ma io perché venirvi? o chi ‘l concede?
Io non Enea, io non Paulo sono:
me degno a cị né io né altri ‘l crede.
Per che, se del venire io m’abbandono,
temo che la venuta non sia folle.
Se’ savio; intendi me’ ch’i’ non ragiono».
E qual è quei che disvuol cị che volle
e per novi pensier cangia proposta,
ś che dal cominciar tutto si tolle,
tal mi fec’io ‘n quella oscura costa,
perché, pensando, consumai la ‘mpresa
che fu nel cominciar cotanto tosta.
«S’i’ ho ben la parola tua intesa»,
rispuose del magnanimo quell’ombra;
«l’anima tua è da viltade offesa;
la qual molte fiate l’omo ingombra
ś che d’onrata impresa lo rivolve,
come falso veder bestia quand’ombra.
Da questa tema accị che tu ti solve,
dirotti perch’io venni e quel ch’io ‘ntesi
nel primo punto che di te mi dolve.
Io era tra color che son sospesi,
e donna mi chiaṃ beata e bella,
tal che di comandare io la richiesi.
Lucevan li occhi suoi più che la stella;
e cominciommi a dir soave e piana,
con angelica voce, in sua favella:
“O anima cortese mantoana,
di cui la fama ancor nel mondo dura,
e durerà quanto ‘l mondo lontana,
l’amico mio, e non de la ventura,
ne la diserta piaggia è impedito
ś nel cammin, che volt’è per paura;
e temo che non sia già ś smarrito,
ch’io mi sia tardi al soccorso levata,
per quel ch’i’ ho di lui nel cielo udito.
Or movi, e con la tua parola ornata
e con cị c’ha mestieri al suo campare
l’aiuta, ś ch’i’ ne sia consolata.
I’ son Beatrice che ti faccio andare;
vegno del loco ove tornar disio;
amor mi mosse, che mi fa parlare.
Quando saṛ dinanzi al segnor mio,
di te mi lodeṛ sovente a lui”.
Tacette allora, e poi comincia’ io:
“O donna di virtù, sola per cui
l’umana spezie eccede ogne contento
di quel ciel c’ha minor li cerchi sui,
tanto m’aggrada il tuo comandamento,
che l’ubidir, se già fosse, m’è tardi;
più non t’è uo’ ch’aprirmi il tuo talento.
Ma dimmi la cagion che non ti guardi
de lo scender qua giuso in questo centro
de l’ampio loco ove tornar tu ardi”.
“Da che tu vuo’ saver cotanto a dentro,
dirotti brievemente”, mi rispuose,
“perch’io non temo di venir qua entro.
Temer si dee di sole quelle cose
c’hanno potenza di fare altrui male;
de l’altre no, ché non son paurose.
I’ son fatta da Dio, sua mercé, tale,
che la vostra miseria non mi tange,
né fiamma d’esto incendio non m’assale.
Donna è gentil nel ciel che si compiange
di questo ‘mpedimento ov’io ti mando,
ś che duro giudicio là sù frange.
Questa chiese Lucia in suo dimando
e disse: – Or ha bisogno il tuo fedele
di te, e io a te lo raccomando -.
Lucia, nimica di ciascun crudele,
si mosse, e venne al loco dov’i’ era,
che mi sedea con l’antica Rachele.
Disse: – Beatrice, loda di Dio vera,
ché non soccorri quei che t’aṃ tanto,
ch’usć per te de la volgare schiera?
non odi tu la pieta del suo pianto?
non vedi tu la morte che ‘l combatte
su la fiumana ove ‘l mar non ha vanto? –
Al mondo non fur mai persone ratte
a far lor pro o a fuggir lor danno,
com’io, dopo cotai parole fatte,
venni qua giù del mio beato scanno,
fidandomi del tuo parlare onesto,
ch’onora te e quei ch’udito l’hanno”.
Poscia che m’ebbe ragionato questo,
li occhi lucenti lagrimando volse;
per che mi fece del venir più presto;
e venni a te coś com’ella volse;
d’inanzi a quella fiera ti levai
che del bel monte il corto andar ti tolse.
Dunque: che è? perché, perché restai?
perché tanta viltà nel core allette?
perché ardire e franchezza non hai?
poscia che tai tre donne benedette
curan di te ne la corte del cielo,
e ‘l mio parlar tanto ben ti promette?».
Quali fioretti dal notturno gelo
chinati e chiusi, poi che ‘l sol li ‘mbianca
si drizzan tutti aperti in loro stelo,
tal mi fec’io di mia virtude stanca,
e tanto buono ardire al cor mi corse,
ch’i’ cominciai come persona franca:
«Oh pietosa colei che mi soccorse!
e te cortese ch’ubidisti tosto
a le vere parole che ti porse!
Tu m’hai con disiderio il cor disposto
ś al venir con le parole tue,
ch’i’ son tornato nel primo proposto.
Or va, ch’un sol volere è d’ambedue:
tu duca, tu segnore, e tu maestro».
Coś li dissi; e poi che mosso fue,
intrai per lo cammino alto e silvestro.

Dịch

Một ngày sắp qua, bầu trời sẩm tối,
Giải thoát mọi sinh linh trần thế,
Khỏi bao gánh nặng nhọc nhằn!
Còn tôi, chuẩn bị đi vào cuộc chiến,
Của chằng đường dài, thử thách tình trắc ẩn,
Mà ký ức tôi sẽ trung thành ghi lại.
Hỡi nhà thơ, hỡi thiên thần vĩ đại xin hãy giúp tôi,
Hỡi ký ức, xin hãy ghi lại mọi điều trông thấy,
Chính điểm này chứng tỏ người cao quý.
“Hỡi nhà thơ hướng đạo,
Hãy thẩm tra xem tôi có đủ lòng can đảm,
Trước khi dẫn dắt tôi đi vào cuộc du hành.
Người từng kể rằng thân sinh của Silvio,
Khi còn mang thân phận phàm trần,
Với thân xác thường đã đi vào chốn trường sinh.
Vì vị thần chống lại muôn điều ác
Quan tâm đến hậu quả vinh quang,
Đã gia ân cho những ai cho xứng đáng.
Điều đó hình như không hợp với thiên lương,
Nhưng vì trên trời cao, ông được chọn,
Làm cha tinh thần của Roma và Đế Quốc.
Đúng đô thành này, lãnh địa này,
Đã được chọn làm đất Thánh,
Nơi đóng đô của người kế vị Thánh cả Pietro
Với chuyến du hành này Thầy sẽ cho Người vinh dự,
Người biết rõ mọi điều nguyên nhân,
Thắng lợi của mình và chiếc áo khoác Giáo Hoàng.
Và Thánh Paolo cũng lên trên đó,
Để gia thêm sức mạnh của Đức Tin,
Bước đầu tiên trên con đường giải thoát.
Còn tôi, sao tôi lại đi, tôi đã được ai cho phép?
Tôi không phải Enea, cũng chẳng phải Paolo,
Bản thân tôi và không một ai nghĩ là tôi xứng đáng.
Tôi ngần ngại và nếu quyết định đi,
Thì hẳn đó là chuyện điên rồ,
Thầy anh minh chắc cũng đồng tình việc tôi đi là vô lý.”
Như một người không còn muốn điều đã muốn,
Một ý tưởng mới đã làm đổi thay kế hoạch,
Từ bỏ tất cả đúng vào lúc bắt đầu.
Trên dốc tối tăm này tôi cũng thế,
Càng nghĩ suy, càng tiêu tan kế hoạch,
Mới khởi đầu mà đã thấy cam go!
-“Lời con nói, nếu ta hiểu đúng”.
Bóng hào hiệp kia liền đáp:
“Thì sự đớn hèn đã nặng trĩu hồn con!
Nó thường ngăn cản ta,
Làm chùn bước trước công trình cao cả,
Như việc hiểu sai con thú đã làm con quẫn trí!
Ta sẽ nói để giải thoát cho con điều e ngại,
Vì sao ta đến đây, và những gì ta nghe được,
Sao ngay từ phút đầu ta đã xót thương con?
Ta thuộc số người vận mệnh chưa định rõ,
Khi một nương nương hằng phúc xinh đẹp tuyệt vời,
Như thể chính ta đã khẩn cầu để được Nàng sai khiến!
Mắt nàng lấp lánh hơn sao!
Giọng nàng khoan thai và êm ái,
Thanh âm ngôn ngữ toát giọng thiên thần!”
-“Hỡi linh hồn tao nhã xứ Mantova,
Mà vinh quang còn lưu lại nơi trần thế,
Còn vọng mãi, vĩnh hằng cùng vũ trụ!
Một bạn của tôi, nhưng không phải bạn của điều may mắn!
Đang mắc nguy nan trên đường cát vắng,
Niềm sợ hãi có thể khiến chàng quay lại!
Tôi sợ chàng sẽ lạc lối quá xa,
Để cứu chàng tôi sợ mình đến muộn,
Chuyện của chàng tôi mới rõ tại Thiên Đình.
Người hãy đến với ngôn từ mỹ lệ,
Nghề của Người bình sinh trong cuộc đời,
Cứu vớt chàng cho tôi đặng bình tâm!
Tôi là Beatrice, tôi cầu Người đi,
Tôi đến đây từ một nơi tôi chỉ mong sớm trở về,
Tình yêu đã xui khiến tôi bộc lộ!
Khi nào trình diện trước Chúa Trời,
Vì Người tôi sẽ ca ngợi mọi công lao”.
Nàng ngừng lại và tôi bày tỏ:
-“Hỡi Nương Nương Đức hạnh,
Nhờ Đức hạnh mà nhân loại vượt qua tất cả,
Dưới bầu trời có quỹ đạo nhỏ hơn.
Lệnh Người truyền, tôi xiết bao vinh hạnh,
Vâng mệnh ngay mà thấy vẫn còn chậm trễ!
Nhưng ước mong này xin Người giảng rõ.
Xin hỏi cho biết nguyên do,
Đã khiến Người hạ cố xuống đây,
Từ vũ trụ bao la mà Người tha thiết trở về”.
Nàng đáp: -“Ngươi muốn ngọn nguồn tường tỏ,
Ta chỉ xin vắn tắt đôi lời,
Tại sao ta không sợ xuống nơi này.
Ta chỉ sợ tiết lộ những điều,
Mà phô ra phương hại đến kẻ khác,
Còn ngoài ra, chẳng có gì đáng sợ!
Ta được Chúa tạo ra và ban cho nhiều ân huệ,
Nỗi khổ trần gian không thể ám ảnh ta,
Ngọn lửa thiêu không bén được đến ta.
Trên cao có một Đức Bà nhân hậu,
Tới mức đã hủy đi một đạo luật trời,
Do vướng điều này nên ta cử Người đi.
Đức Bà đã cho gọi Lusia và nói:
-Một tín đồ đang cần ngươi giúp đỡ,
Còn ta, ta ủy thác cho ngươi.
Lusia kẻ tử thù của muôn điều hung bạo,
Lên đường ngay và tìm đến chỗ ta,
Nơi hồi xưa ta ngồi cạnh Rakenle.
Bà nói: -“Hỡi Beatrice mà Chúa Trời hằng khen ngợi,
Sao không đi cứu con người đã yêu ngươi biết mấy!
Và vì ngươi đang cố tách khỏi phàm trần!
Sao không nghe tiếng chàng than khóc,
Sao không biết cái chết đang đe dọa chàng,
Trên dòng sông dữ mà biển cả cũng khôn bì”.
-“Không một ai lại khẩn trương hơn ta,
Dù đi làm điều phúc hay tránh xa điều họa,
Khi thoạt nghe bấy nhiêu lời ấy.
Ta xuống đây từ đài vinh quang hằng phúc,
Tin cậy Người, tài ngôn luận từ tâm,
Làm vinh dự cho Người và cho cả ai được Người chỉ giáo”.
Sau khi thốt bấy nhiêu lời,
Nàng quay lại nhìn ta, mắt long lanh đẫm lệ,
Giục ta nhanh chóng đến đây ngay.
Ta đã đến với ngươi theo ý chỉ của Nàng,
Đã cứu ngươi thoát con thú chặn đường,
Chỉ cho ngươi đường ngắn nhất lên đỉnh non đẹp đẽ!
Có chuyện gì vậy, tại sao, tại sao lại dừng bước?
Tại sao đầy bạc nhược trong tim?
Thiếu dũng khí và kiên gan điềm tình?
Thế còn ba Tiên nương hằng phúc,
Lo lắng cho ngươi từ Thiên đình vòi vọi?
Và cả ta, ta đã hứa với ngươi bao chuyện tốt lành?”
Như ngàn hoa rũ cành khép cánh,
Qua đêm trường lạnh giá sương sa,
Bỗng bừng nở khi vừng dương tỏa sáng.
Tôi vươn lên từ dũng khí mỏi mòn,
Máu can đảm bỗng bừng bừng huyết quản,
Lại bắt đầu như một người giải phóng!
Ôi Tiên nương khoan hồng đã cứu giúp tôi
Và thầy, thầy hào hiệp biết bao khi thực thi nhanh chóng!
Bao nguồn cơn nàng đã chân thành bày tỏ!
Thầy tốt biết bao với ngôn từ chính trực,
Đã hâm nóng tim tôi nỗi niềm ước muốn,
Giúp đỡ tôi trở lại với vinh dự ban đầu.
Bây giờ có hai, nhưng chỉ một mục đích,
Thầy là người Hướng đạo, là Tôn sư, là Chủ soái,
Tôi nói vậy khi bóng người chuyển động.
Tôi cũng bước vào lối hiểm trở hoang vu.

“PER ME SI VA NE LA CITTÀ DOLENTE,
PER ME SI VA NE L’ETTERNO DOLORE,
PER ME SI VA TRA LA PERDUTA GENTE.
GIUSTIZIA MOSSE IL MIO ALTO FATTORE:
FECEMI LA DIVINA PODESTATE,
LA SOMMA SAPIENZA E ‘L PRIMO AMORE.
DINANZI A ME NON FUOR COSE CREATE
SE NON ETTERNE, E IO ETTERNO DURO.
LASCIATE OGNE SPERANZA, VOI CH’INTRATE”.
Queste parole di colore oscuro
vid’io scritte al sommo d’una porta;
per ch’io: «Maestro, il senso lor m’è duro».
Ed elli a me, come persona accorta:
«Qui si convien lasciare ogne sospetto;
ogne viltà convien che qui sia morta.
Noi siam venuti al loco ov’i’ t’ho detto
che tu vedrai le genti dolorose
c’hanno perduto il ben de l’intelletto».
E poi che la sua mano a la mia puose
con lieto volto, ond’io mi confortai,
mi mise dentro a le segrete cose.
Quivi sospiri, pianti e alti guai
risonavan per l’aere sanza stelle,
per ch’io al cominciar ne lagrimai.
Diverse lingue, orribili favelle,
parole di dolore, accenti d’ira,
voci alte e fioche, e suon di man con elle
facevano un tumulto, il qual s’aggira
sempre in quell’aura sanza tempo tinta,
come la rena quando turbo spira.
E io ch’avea d’error la testa cinta,
dissi: «Maestro, che è quel ch’i’ odo?
e che gent’è che par nel duol ś vinta?».
Ed elli a me: «Questo misero modo
tegnon l’anime triste di coloro
che visser sanza ‘nfamia e sanza lodo.
Mischiate sono a quel cattivo coro
de li angeli che non furon ribelli
né fur fedeli a Dio, ma per sé fuoro.
Caccianli i ciel per non esser men belli,
né lo profondo inferno li riceve,
ch’alcuna gloria i rei avrebber d’elli».
E io: «Maestro, che è tanto greve
a lor, che lamentar li fa ś forte?».
Rispuose: «Dicerolti molto breve.
Questi non hanno speranza di morte
e la lor cieca vita è tanto bassa,
che ‘nvidiosi son d’ogne altra sorte.
Fama di loro il mondo esser non lassa;
misericordia e giustizia li sdegna:
non ragioniam di lor, ma guarda e passa».
E io, che riguardai, vidi una ‘nsegna
che girando correva tanto ratta,
che d’ogne posa mi parea indegna;
e dietro le veńa ś lunga tratta
di gente, ch’i’ non averei creduto
che morte tanta n’avesse disfatta.
Poscia ch’io v’ebbi alcun riconosciuto,
vidi e conobbi l’ombra di colui
che fece per viltade il gran rifiuto.
Incontanente intesi e certo fui
che questa era la setta d’i cattivi,
a Dio spiacenti e a’ nemici sui.
Questi sciaurati, che mai non fur vivi,
erano ignudi e stimolati molto
da mosconi e da vespe ch’eran ivi.
Elle rigavan lor di sangue il volto,
che, mischiato di lagrime, a’ lor piedi
da fastidiosi vermi era ricolto.
E poi ch’a riguardar oltre mi diedi,
vidi genti a la riva d’un gran fiume;
per ch’io dissi: «Maestro, or mi concedi
ch’i’ sappia quali sono, e qual costume
le fa di trapassar parer ś pronte,
com’io discerno per lo fioco lume».
Ed elli a me: «Le cose ti fier conte
quando noi fermerem li nostri passi
su la trista riviera d’Acheronte».
Allor con li occhi vergognosi e bassi,
temendo no ‘l mio dir li fosse grave,
infino al fiume del parlar mi trassi.
Ed ecco verso noi venir per nave
un vecchio, bianco per antico pelo,
gridando: «Guai a voi, anime prave!
Non isperate mai veder lo cielo:
i’ vegno per menarvi a l’altra riva
ne le tenebre etterne, in caldo e ‘n gelo.
E tu che se’ cost́, anima viva,
pàrtiti da cotesti che son morti».
Ma poi che vide ch’io non mi partiva,
disse: «Per altra via, per altri porti
verrai a piaggia, non qui, per passare:
più lieve legno convien che ti porti».
E ‘l duca lui: «Caron, non ti crucciare:
vuolsi coś colà dove si puote
cị che si vuole, e più non dimandare».
Quinci fuor quete le lanose gote
al nocchier de la livida palude,
che ‘ntorno a li occhi avea di fiamme rote.
Ma quell’anime, ch’eran lasse e nude,
cangiar colore e dibattero i denti,
ratto che ‘nteser le parole crude.
Bestemmiavano Dio e lor parenti,
l’umana spezie e ‘l loco e ‘l tempo e ‘l seme
di lor semenza e di lor nascimenti.
Poi si ritrasser tutte quante insieme,
forte piangendo, a la riva malvagia
ch’attende ciascun uom che Dio non teme.
Caron dimonio, con occhi di bragia,
loro accennando, tutte le raccoglie;
batte col remo qualunque s’adagia.
Come d’autunno si levan le foglie
l’una appresso de l’altra, fin che ‘l ramo
vede a la terra tutte le sue spoglie,
similemente il mal seme d’Adamo
gittansi di quel lito ad una ad una,
per cenni come augel per suo richiamo.
Coś sen vanno su per l’onda bruna,
e avanti che sien di là discese,
anche di qua nuova schiera s’auna.
«Figliuol mio», disse ‘l maestro cortese,
«quelli che muoion ne l’ira di Dio
tutti convegnon qui d’ogne paese:
e pronti sono a trapassar lo rio,
ché la divina giustizia li sprona,
ś che la tema si volve in disio.
Quinci non passa mai anima buona;
e peṛ, se Caron di te si lagna,
ben puoi sapere omai che ‘l suo dir suona».
Finito questo, la buia campagna
treṃ ś forte, che de lo spavento
la mente di sudore ancor mi bagna.
La terra lagrimosa diede vento,
che baleṇ una luce vermiglia
la qual mi vinse ciascun sentimento;
e caddi come l’uom cui sonno piglia.

Dịch

“QUA KHỎI ĐÂY LÀ XỨ THẢM SẦU,
QUA KHỎI ĐÂY LÀ ĐAU THƯƠNG VĨNH VIỄN!
QUA KHỎI ĐÂY LÀ THẾ GIỚI CỦA BỌN NGƯỜI VÔ VỌNG!
CÔNG LÝ TẠO HÓA QUYỀN UY THÁNH THẦN,
ĐÃ TẠO RA TA,
TRÍ TUỆ TUYỆT VỜI CÙNG TÌNH YÊU THỨ NHẤT.
TRƯỚC TA CHƯA CÓ GÌ ĐƯỢC TẠO LẬP,
CHƯA CÓ GÌ VĨNH CỬU; CÒN TA, TA TỒN TẠI VĨNH HẰNG.
HỠI CHÚNG SINH, KẺ NÀO VÀO ĐÂY, HÃY VỨT LẠI MỌI NIỀM HY VỌNG!”
Những dòng chữ một màu đen kịt,
Khắc sâu trên cổng ra vào,
“Ôi thầy ôi, lời lẽ sao quá đỗi dữ dằn!”
Như thông tỏ mọi nỗi lòng tôi, thầy đáp:
Đã tới đây: phải trút hết mọi điều ngờ vực!
Đã tới đây: phải rũ bỏ mọi đớn hèn!
Chúng ta đã tới nơi mà ta đã nói,
Ngươi sẽ thấy những đám đông đau đớn,
Vì từ lâu đã đánh mất Trí tuệ con người!
Rồi nắm chặt tay tôi
Vẻ mặt tươi vui, thầy làm tôi vững dạ,
Dẫn tôi đi khám phá điều bí ẩn.
Đó đây tiếng thở dài, tiếng kêu khóc gào rống,
Ầm ầm trong không gian chẳng một vì sao,
Mới thoạt nghe, nước mắt tôi đã tuôn trào!
Những ngôn ngữ khác nhau, những thổ âm khủng khiếp,
Những ngôn từ đau đớn, những ngữ điệu điên khùng,
Tiếng quát, tiếng khàn và tiếng vỗ tay…
Tất cả tạo nên cảnh nào động quay cuồng,
Trong không gian tối mù vĩnh viễn
Như cát bụi trong cơn lốc xoáy.
Còn tôi, với đầu óc u ám,
Tôi hỏi: – “Thầy ơi, con đang nghe gì vậy?
Họ là ai mà cực độ đau thương?”
Thầy bảo: – “Tình cảnh đớn đau này,
Dành cho những linh hồn nhàm chán,
Sống không hèn nhưng chẳng dám khen, chê.
Chúng hòa theo bản đồng ca của đám thiên thần,
Không phản Chúa nhưng cũng chẳng trung với Chúa,
Chỉ vì mình, chỉ vì chúng mà thôi.
Thiên đình tống chúng đi, để Thượng giới khỏi giảm phần tươi đẹp,
Địa ngục thẳm sâu cũng chẳng thèm nhận chúng,
Vì sợ đám tội đồ lại có cớ để vênh vang!”
Tôi lại hỏi: – “Thầy ơi, có cái gì đè nặng
Mà chúng kêu khóc ghê gớm quá chừng?”
Người đáp: – “Ta sẽ nói với con rất vắn tắt.
Đến cái chết chúng cũng không còn hi vọng,
Chỉ sống tiếp đời mù lòa thấp kém,
Nên ước ao bất kỳ số phận nào!
Thế gian này không còn ai nhớ chúng,
Lòng thương hại và công lý cũng lờ đi,
Thôi nói làm chi chuyện chúng, hãy nhìn lên và đi tiếp”.
Tôi nhìn quanh và thấy một lá cờ,
Vừa quay tròn, vừa lướt chạy cực nhanh,
Hình như chẳng bao giờ nghỉ.
Cuốn theo sau một đoàn người dằng dặc,
Đông đến mức tôi không thể nào tin được,
Rằng Thần chết đã nhanh tay đến thế!
Sau khi đã nhận ra một vài khuôn mặt,
Và nhận ra bóng dáng một con người,
Vì đớn hèn đã có sự từ chối xấu xa.
Lập tức tôi chợt hiểu rồi tin chắc,
Đây đúng là lũ người tệ mạt,
Cả Chúa Trời lẫn địch thủ đều khinh!
Lũ khốn này chưa bao giờ dám sống,
Chúng trần truồng và bị quấy nhiễu liên hồi,
Vì lũ ruồi và ong vò vẽ.
Mặt chúng bị rạch ngang rạch dọc,
Máu hòa nước mắt ròng ròng chảy xuống chân,
Nơi dòi bọ thối tha đang chờ uống!
Nhìn ra xa tôi thấy!
Một đám đông đứng chờ bên bờ sông lớn,
Tôi liền hỏi: – “Xin thầy cho biết:
Họ là ai và vì luật lệ nào,
Có vẻ như đang vội vã qua sông,
Con nhận thấy rằng trong nắng chiều nhợt nhạt”.
Thầy đáp: “Mọi việc rồi sẽ sáng tỏ,
Khi chúng ta tới đó
Dòng sông Akeronte sầu thảm.
Mắt xấu hổ nhìn xuống,
Tôi chỉ sợ thốt thêm điều thất thố,
Nên lặng thinh đến tận bờ sông.
Một chiếc thuyền hướng về chúng tôi lướt tới.
Một ông già tóc bạc phơ quát lớn:
“Đáng đời chúng bay, những linh hồn ác độc!
Đừng có hòng thấy lại trời xanh!
Tao đến để trở chúng mày sang bến bờ khác.
Trong vĩnh viễn đêm đen, khi lửa thiêu, khi giá buốt.
Còn người, một linh hồn còn sống sao lạc bước đến đây?
Hãy tránh xa ra chúng đều đã chết”,
Thấy chúng tôi chưa đi, ông lại bảo:
-“Hãy tìm đường khác, tìm bến khác,
Cũng mé sông này, nhưng không phải nơi đây,
Hai ngươi cần có đò nhẹ để sang sông”.
Đến lúc đó thầy tôi mới bảo:- “Caronte, xin đừng phiền nhiễu,
Chúng tôi sẽ đến nơi có thể,
Còn điều chúng tôi muốn, xin cụ đừng tra vấn!”
Tôi thấy mặt lão già hơi dịu xuống,
Bộ mặt lông lá trên dòng sông lầy lội,
Mắt bọc quanh một vòng lửa đỏ bừng!
Đám hồn mà trần truồng mệt mỏi.
Răng đánh lập cập và mặt mày tái mét,
Khi thoạt nghe bấy nhiêu lời độc ác.
Liền nguyền rủa Chúa Trời, nguyền rủa mẹ cha,
Nguyền rủa loài người, quê hương nòi giống
Nguyền rủa việc sinh thành và cả tổ tiên phả hệ.
Rồi chúng trết cục vào nhau,
Rầm rĩ khóc than trên bờ sông quái ác,
Nơi đợi chờ bọn người không sợ Chúa.
Lão Caronte hai mắt tóe lửa,
Tiếp đón chúng và ra dấu hiệu,
Nện mái chèo những kẻ nào chậm trễ.
Như lá mùa thu rơi rụng,
Từng chiếc, từng chiếc cho đến lúc,
Trả hết cho đất và giơ cành trơ trụi
Bọn giống nòi Adam độc ác,
Nhảy lên bờ từng đứa từng đứa,
Như bầy chim theo hiệu người điều khiển.
Cứ như thế chúng vượt qua dòng sông nước đục,
Và khi chúng sắp lên bờ bên kia,
Thì bên này một tốp mới lại chen chúc tụ họp.
Thầy tôi cặn kẽ giải thích:
-“Những ai chết trong cơn thịnh nộ của Chúa,
Đều phải tụ tập về đây, từ khắp nơi tứ xứ.
Rồi hối hả qua sông,
Công lý thần thánh thúc ép họ
Nỗi khiếp sợ lại biến thành ham muốn.
Chưa một linh hồn tốt lành nào phải qua đây.
Nếu với con Caronte có phần cáu kỉnh,
Thì bây giờ con đã hiểu vì sao”.
Thầy vừa dứt lời thì cánh đồng đen tối,
Bỗng rung lên dữ dội,
Toàn thân tôi ướt đẫm mồ hôi~
Mặt đất liền đùng đùng nổi gió,
Một chớp đỏ rạch ngang trời,
Khiến tôi không còn cảm giác,
Đổ sụp xuống như một người mê ngủ.

Ruppemi l’alto sonno ne la testa
un greve truono, soh’io mi riscossi
come persona ch’oer forza desta;
e l’occhio riposato intorno mossi,
dritto levato, e fiso riguardai
per conoscer lo loco dov’io fossi.
Vero ohe ‘n su la proda mi trovai
de la valle d’abisso dolorosa
che ‘ntrono accoglie d’infiniti guai.
Oscura e profonda era e nebulosa
tanto che, per ficcar lo viso a fondo,
io non vi discernea alcuna cosa.
?Or discendiam qua gi? cieco mondo?,
comincio poeta tutto smorto.
?Io saroimo, e tu sarai secondo?.
E io, che del color mi fui accorto,
dissi: ?Come verroe tu paventi
che suoli al mio dubbiare esser conforto??.
Ed elli a me: ?L’angoscia de le genti
che son qua gi?l viso mi dipigne
quella pietࠣhe tu per tema senti.
Andiam, ch頬a via lunga ne sospigne?.
Cosoi mise e cos젭i f頩ntrare
nel primo cerchio che l’abisso cigne.
Quivi, secondo che per ascoltare,
non avea pianto mai che di sospiri,
che l’aura etterna facevan tremare;
ciovenia di duol sanza marto
ch’avean le turbe, ch’eran molte e grandi,
d’infanti e di femmine e di viri.
Lo buon maestro a me: ?Tu non dimandi
che spiriti son questi che tu vedi?
Or vo’ che sappi, innanzi che pi?i,
ch’ei non peccaro; e s’elli hanno mercedi,
non basta, perch頮on ebber battesmo,
ch’蠰orta de la fede che tu credi;
e s’e’ furon dinanzi al cristianesmo,
non adorar debitamente a Dio:
e di questi cotai son io medesmo.
Per tai difetti, non per altro rio,
semo perduti, e sol di tanto offesi,
che sanza speme vivemo in disio?.
Gran duol mi prese al cor quando lo ‘ntesi,
per?e gente di molto valore
conobbi che ‘n quel limbo eran sospesi.
?Dimmi, maestro mio, dimmi, segnore?,
comincia’ io per voler esser certo
di quella fede che vince ogne errore:
?uscicci mai alcuno, o per suo merto
o per altrui, che poi fosse beato??.
E quei che ‘ntese il mio parlar coverto,
rispuose: ?Io era nuovo in questo stato,
quando ci vidi venire un possente,
con segno di vittoria coronato.
Trasseci l’ombra del primo parente,
d’Ab謠suo figlio e quella di No謍
di Mois蠬egista e ubidente;
Abraୠpatriarca e Dav줠re,
Isra謠con lo padre e co’ suoi nati
e con Rachele, per cui tanto f黍
e altri molti, e feceli beati.
E vo’ che sappi che, dinanzi ad essi,
spiriti umani non eran salvati?.
Non lasciavam l’andar perch’ei dicessi,
ma passavam la selva tuttavia,
la selva, dico, di spiriti spessi.
Non era lunga ancor la nostra via
di qua dal sonno, quand’io vidi un foco
ch’emisperio di tenebre vincia.
Di lungi n’eravamo ancora un poco,
ma non s젣h’io non discernessi in parte
ch’orrevol gente possedea quel loco.
?O tu ch’onori scienzia e arte,
questi chi son c’hanno cotanta onranza,
che dal modo de li altri li diparte??.
E quelli a me: ?L’onrata nominanza
che di lor suona s?la tua vita,
grazia acquista in ciel che s젬i avanza?.
Intanto voce fu per me udita:
?Onorate l’altissimo poeta:
l’ombra sua torna, ch’era dipartita?.
Poi che la voce fu restata e queta,
vidi quattro grand’ombre a noi venire:
sembianz’avevan n頴rista n頬ieta.
Lo buon maestro cominci?dire:
?Mira colui con quella spada in mano,
che vien dinanzi ai tre s젣ome sire:
quelli 蠏mero poeta sovrano;
l’altro 蠏razio satiro che vene;
Ovidio 蠧l terzo, e l’ultimo Lucano.
Per?e ciascun meco si convene
nel nome che son? voce sola,
fannomi onore, e di ci?nno bene?.
Cos젶id’i’ adunar la bella scola
di quel segnor de l’altissimo canto
che sovra li altri com’aquila vola.
Da ch’ebber ragionato insieme alquanto,
volsersi a me con salutevol cenno,
e ‘l mio maestro sorrise di tanto;
e pi?nore ancora assai mi fenno,
ch’e’ s젭i fecer de la loro schiera,
s젣h’io fui sesto tra cotanto senno.
Cos젡ndammo infino a la lumera,
parlando cose che ‘l tacere 蠢ello,
s젣om’era ‘l parlar colࠤov’era.
Venimmo al pi蠤’un nobile castello,
sette volte cerchiato d’alte mura,
difeso intorno d’un bel fiumicello.
Questo passammo come terra dura;
per sette porte intrai con questi savi:
giugnemmo in prato di fresca verdura.
Genti v’eran con occhi tardi e gravi,
di grande autorit࠮e’ lor sembianti:
parlavan rado, con voci soavi.
Traemmoci cos젤a l’un de’ canti,
in loco aperto, luminoso e alto,
s젣he veder si potien tutti quanti.
Colࠤiritto, sovra ‘l verde smalto,
mi fuor mostrati li spiriti magni,
che del vedere in me stesso m’essalto.
I’ vidi Eletra con molti compagni,
tra ‘ quai conobbi Ett?d Enea,
Cesare armato con li occhi grifagni.
Vidi Cammilla e la Pantasilea;
da l’altra parte, vidi ‘l re Latino
che con Lavina sua figlia sedea.
Vidi quel Bruto che cacci?rquino,
Lucrezia, Iulia, Marzia e Corniglia;
e solo, in parte, vidi ‘l Saladino.
Poi ch’innalzai un poco pi?ciglia,
vidi ‘l maestro di color che sanno
seder tra filosofica famiglia.
Tutti lo miran, tutti onor li fanno:
quivi vid’io Socrate e Platone,
che ‘nnanzi a li altri pi?sso li stanno;
Democrito, che ‘l mondo a caso pone,
Diogeno Anassagora e Tale,
Empedoclo Eraclito e Zenone;
e vidi il buono accoglitor del quale,
Diascoride dico; e vidi Orfeo,
Tulio e Lino e Seneca morale;
Euclide geomoa e Tolomeo,
Ipocrഥ, Avicenna e Galieno,
Avero쳬 che ‘l gran comento feo.
Io non posso ritrar di tutti a pieno,
per?e s젭i caccia il lungo tema,
che molte volte al fatto il dir vien meno.
La sesta compagnia in due si scema:
per altra via mi mena il savio duca,
fuor de la queta, ne l’aura che trema.
E vegno in parte ove non 蠣he luca.

Dịch

Giấc ngủ mê trong tối đứt quãng
Một tiếng sét ầm vang… tôi phục hồi tri giác,
Như bị thức tỉnh bằng sức mạnh.
Đảo cặp mắt mới được nghỉ ngơi, nhìn quanh,
Tôi đứng thẳng và chăm chú quan sát,
Cố hiểu ra nơi mình đang ở.
Đúng là tôi đang ở trên bờ vực,
Của thung lũng thảm sầu
Nơi đón nhận muôn vàn tiếng kêu than hỗn độn.
Vực đen ngòm, thẳm sâu, mờ mịt,
Tôi chăm chắm nhìn xuống tận đáy sâu,
Nhưng chẳng thấy gì rõ rệt!
“Bây giờ chúng ta xuống thế giới mùa loà ở dưới:.
Thầy tôi nói, mặt mày tái mét,
Ta đi đầu, còn con thứ hai”.
Và tôi, khi nhận ra mặt thầy tái xám
Đã thốt lên: – “Con đi sao nổi nếu thầy cũng sợ,
Thầy là chỗ dựa luôn khích lệ con”.
Thầy bảo: -“Nỗi đớn đau của các âm hồn,
Đã truyền sang cả ta.
Tình trắc ẩn, con chớ hiểu lầm là sợ hãi.
Thôi đi đi, đường xa đang giục giã”,
Thế là thầy bước tiếp và tôi bước theo,
Vào vòng thứ nhất của vực thảm sầu.
Ở đó, những gì mà tôi nghe được,
Không phải tiếng kêu van mà là tiếng thở dài,
Làm xao động cả bầu không khí!
Nó thoát ra từ nỗi đau không bị cực hình,
Của một đám đông, cực kỳ đông đúc,
Có cả trẻ thơ, lẫn đàn bà, đàn ông.
Ân sư của tôi lại bảo: -“Sao con không hỏi ta,
Họ là ai những âm hồn con đang thấy,
Ta muốn con tỏ tường khi bước tiếp xa hơn.
Họ không phải là những người phạm tội,
Công tích không nhiều tuy cũng có,
Nhưng chưa qua lễ rửa tội, ngưỡng của Đức Tin mà con đã có.
Họ sin ra trước khi có đạo Kitô,
Nên không biết thờ Chúa cho hợp thức,
Chính ta cũng là một người trong bọn họ.
Vì khiếm khuyết đó, không phải vì tội lỗi,
Chúng ta bị bỏ quên, và hình phạt duy nhất:
Không hy vọng và cứ sống trong thèm khát”.
Xót xa lòng tôi khi nghe bấy nhiêu lời,
Vì chợt hiểu không ít vĩ nhân,
Chốn Minh phủ, nhân thân chưa được định.
-“Hãy cho con hay, hỡi Tôn sư, chúa tể của con,
Tôi hỏi thêm vì muốn được yên lòng,
Về Đức tin và thắng mọi sai lầm.
Thế không một ai được thoát khỏi nơi đây,
Vì công tích, vì người khác, hay vì được ban phúc?”
Thầy hiểu ngay những lời tôi kín đáo,
Và trả lời: “Cõi này ta đã tới, cũng chưa lâu,
Ta đã thấy đến đây một bậc kỳ vĩ,
Vòng hào quang chói lọi quanh đầu!
Ngài đã đưa khỏi bóng đêm anh hồn thuỷ tổ,
Anh hồn của cả con trai Aben và cả Noe,
Của Moide, vị luật gia hiểu thuận.
Cụ Abram, trưởng lão và vua David,
Và Irsael, cha của ông cùng các con,
Cả nàng Rakele mà Ngài ưu ái.
Nhiều người khác cũng được Ngài ban phước,
Ta muốn con hiểu rằng trước họ,
Chưa hề một ai từng được gia ân”.
Xa xa đường chúng tôi đi,
Tôi thấy một vầng ánh sáng,
Chiếu tỏi nửa bầu trời đen tối.
Tuy còn cách một quãng khá xa,
Nhưng tôi cũng có thể nhận ra,
Đây ắt hẳn nơi ở của những người đáng kính!
-“Ôi Thầy ơi, người từng làm vinh dự khoa học và thơ ca,
Những người này là ai mà lại được tôn vinh?
Số phận của họ, sao khác xa những người khác?”
Thầy đáp: -“Danh tiếng lẫy lừng của họ
Còn vang mãi trong cuộc đời dương thế,
Nên Thượng Đế ban cho nhiều ân huệ”.
Vừa lúc đó, tôi nghe ai nói:
-“ Hãy tôn vinh nhà thơ cao cả nhất,
Người đã rời chúng ta, nay đà quay lại!”
Khi lời đó vừa dứt,
Tôi thấy tiến đến trước chúng tôi bốn người vĩ đại:
Sắc mặt không buồn mà cũng không vui.
Vị thầy nhân hậu liền bảo: – “Hãy nhìn kia:
Người cầm kiếm trong tay,
Dẫn đầu ba vị kia như một vì vương giả.
Đó chính là Omero nhà thơ tối thượng,
Sau đó là Oraxio, nhà thơ trào phúng,
Ovidia, thứ ba và sau nữa Lucano.
Mỗi người cùng ta đêu xứng đáng danh hiệu đó,
Như tiếng nói vừa rồi tuyên bố,
Họ tôn vinh ta và đã làm đúng”.
Trước mắt tôi một tao đàn tuyệt mỹ,
Vị chúa tể với bài ca bất tử,
Như phượng hoàng bay lượn trên cao.
Họ trò chuyện cùng nhau giây lát,
Rồi quay về phía tôi làm dấu hiệu cúi chào,
Và Thầy tôi mỉm cười sung sướng.
Họ ban cho tôi một vinh dự lớn lao:
Được đứng trong tao đàn của họ,
Làm người thứ sáu trong đám hiền giả đó.
Chúng tôi đi đến tận cùng vùng sáng,
Muốn nói bao điều mà nín lặng càng hay
Nhưng cũng rất hay nếu bàn ở nơi đó.
Chúng tôi tới dưới chân một lâu đài tôn quý,
Được bao quanh bảy lớp thành cao,
Thêm một dòng sông xinh bảo vệ.
Giống như trên đất liền chúng tôi qua sông,
Qua bảy lần cửa, đến thăm nhóm đại hiền,
Qua cả một thảm có non, màu xanh tươi mát.
Những vị đó mát trang nghiêm, điềm đạm,
Dáng bên ngoài oai vệ uy nghi,
Tuy ít nói nhưng ngữ điệu dịu dàng.
Chíng tôi đi vào từ cánh bên,
Một vùng cao, thoáng đãng và sáng sủa,
Khiến chúng tôi nhìn thấy tất cả.
Ở đó ngay trước mặt, trên nền xanh ngọc bích,
Hiển hiện những anh hồn vĩ đại,
Mới thoạt thoạt thấy đã khiến tôi phấn khích.
Tôi thấy cụ Eletera và đàn con cháu,
Trong số đó tôi viết Edto và Elena,
Cesare đeo gươm và đôi mắt rực lửa.
Tôi thấy Camminla và Pantaxilea,
Xa hơn là vua Latino,
Ngồi với công chúa Lavina.
Tôi thấy Bruto, người đánh đuổi Takino,
Lucrexia, Julia, Maxia và Coocnilia,
Và một mình tách ra là Xaladino.
Ngước mắt nhìn chếch lên một chút,
Tôi thấy vị tôn sư mà mọi người đều biết,
Đang ngồi giữa gia đình triết học.
Tất cả hướng về họ, bày tỏ niềm tôn kính,
Người gần người nhất và trước cả mọi người,
Là Socrate và Platone.
Thôi thấy De Monicarito, người chủ trương thế giới theo luật ngẫu nhiên,
Diorenet, Anasagora và Tale,
Empolecle, Eracrito và Zenone.
Tôi thấy người đi sưu tầm thảo dược,
Diatcorie và thấy Ocpheo,
Tulio. Lino và nhà đạo đức Seneca.
Oclide, nhà hình học và Tolomeo
Ipocrate, Avisenna và Gallieo,
Aveori, nhà bình luận tài ba.
Tôi không thể kể đủ tất cả,
Vì đề tài lớn lôi cuốn tôi đi,
Nhiều khi ngôn ngữ không diễn hết sự việc.
Nhóm sáu người đã bớt đi hai,
Nhà hiền triết dẫn đường đưa tôi theo hướng khác,
Ra khỏi chốn lặng yên, nơi không khí xao động,
Đến một nơi không còn ánh sáng.

Trên đây là tập thơ Thần Khúc nổi tiếng của nước Italia của nhà thơ Dante Alighieri. Thần khúc là một tác phẩm bằng thơ đồ sộ gồm ba phần: Địa ngục, Tĩnh ngục, Thiên đường. Mỗi phần có 33 khúc, cộng 1 khúc mở đầu, tất cả là 100 khúc với hơn 14.000 câu thơ. Mời các bạn đón xem phần 2 vào một ngày gần nhất. Xin cảm ơn!

Viết một bình luận