Top 10 Bài thơ hay của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

Top 10 Bài thơ hay của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần. Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hoá, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chịu những oan khiên thảm khốc, do xã hội cũ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử. phongnguyet.info xin giới thiệu những bài thơ hay của ông.

Bài thơ: Bình Ngô đại cáo

Bình Ngô đại cáo

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Bài thơ: Côn Sơn ca

Côn sơn ca

( Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)

Côn Sơn có khe,
Tiếng nước chảy rì rầm.
Ta lấy làm đàn cầm.
Côn Sơn có đá,
Mưa xối rêu xanh đậm,
Ta lấy làm chiếu thảm.
Trên núi có thông,
Muôn dặm rờn rơn biếc một vùng,
Ta tha hồ ngơi nghỉ ở trong.
Trong rừng có trúc,
Nghìn mẫu in biếc lục,
Ta tha hồ ca ngâm bên gốc.
Ngươi sao còn chửa về đi!
Nửa đời bụi bặm hoài lăn lóc,
Muôn chung, chín đỉnh có làm gì?
Nước lã, cơm rau miễn tri túc,
Ngươi chẳng thấy Ðổng Trác ngọc vàng chất đầy nhà?
Nguyên Tải hồ tiêu tám trăm hộc?
Lại chẳng thấy Bá Di với Thúc Tề?
Thú Dương chết đói không ăn thóc?
Hiền ngu dù chẳng giống nhau đâu,
Cũng đều muốn thoả lòng sở dục.
Người đời trong trăm năm,
Rốt cuộc như thảo mộc.
Vui buồn lo sướng đổi thay nhau,
Một tươi một héo vẫn tương tục.
Cồn hoang lầu đẹp cũng ngẫu nhiên,
Chết rồi ai vinh với ai nhục?
Nhân gian nếu còn bọn Sào Do,
Khuyên hãy nghe ta ca một khúc.

Nguồn: Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976

Côn Sơn là một ngọn núi ở xã Chí Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (Bắc Việt), trên núi có động Thanh Hư, dưới có cầu Thấu Ngọc, đều là thắng cảnh (theo sách Quảng Dư Chí). Đời Trần, Trúc Lâm thiền sư dựng am ở đây, và trạng nguyên Lý Đạo Tái (tức sư Huyền Quang) sau khi từ chức trở về nhập thiền và trụ trì chùa Ân Tứ ở núi này. Triều Trần, quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi, thường ngâm thơ uống rượu ở núi Côn Sơn sau khi từ chức vì can gián Hồ Quý Ly chuyên quyền mà không được. Tác giả từng thừa hưởng cơ ngơi của ngoại tổ.Bài ca này Nguyễn Trãi làm khi về nghỉ ở Côn Sơn, cạnh chùa Hun, nhân dịp sưu tập, sắp xếp tập thơ Băng Hồ Ngọc hác tậpcủa Trần Nguyên Ðán, ông ngoại mình.

Bài thơ: Ba tiêu (Cây chuối)

Ba tiêu (cây chuối)

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem..

Hai câu cuối của bài thơ có thể lấy ý từ bài Vị triển ba tiêu 未展芭蕉 của Tiền Hử 錢珝 đời Đường (Trung Quốc).
Bài thơ này được sử dụng làm bài đọc thêm trong chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006.
Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976

Bài thơ: Bạch Đằng hải khẩu

Bạch Đằng hải khẩu

Bài thơ: Thuật hứng bài 24

Thuật hứng bài 24

Công danh đã được hợp về nhàn,
Lành dữ âu chi thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976

Bài thơ: Ghẹo cô hàng chiếu

Ghẹo cô hàng chiếu

Bài thơ: Thủ vĩ ngâm

Thủ vĩ ngâm

Bài thơ: Dạy vợ con

Dạy vợ con

Bài thơ: Lời mở đầu

Lời mở đầu

Đặt quyển sách, vắt tay nằm nghĩ,
Hễ làm người dạy kỹ thì nên,
Phấn son cũng phải bút nghiên,
Cũng nhân tâm ấy há thiên lý nào.

Bài thơ: Tự thán

Tự thán

Qua những bài thơ của Nguyễn Trãi ta thấy hồn thơ của Ức Trai rất đẹp. Nguyễn Trãi tự hào cuộc đời mình thanh cao, thương cuộc đời mình đầy bi kịch thương đời người cát bụi. Chất triết lý trong thơ ông giàu tính nhân văn để lại dấu ấn đậm đà trong lòng ta…