Tặng Vịnh
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng che mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?
Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi…
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hy vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vơ vẩn theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say hương đồng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời…
Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Khi ở trong tù, Tố Hữu đã sáng tác rất nhiều bài tho’ nói về cảnh tù đày và nói về nỗi nhớ, lòng khao khát tự do. Bài tho’ Nhớ đồng ỉà bài tiêu biểu cho nỗi nhó’ của ông trong những ngày ông bị giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ – Huế.
Bài thơ Nhớ đồng nằm trong phần “Xiềng xích” của tập thơ Từ ấy. Bài thơ là niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ Tố Hữu đối với quê hương.
1.Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của Tô Hữu được gợi lên từ tiếng hò của quê hương.
Tố Hữu là người con của xứ Huế. Ngay từ thưỏ’ còn thơ, tâm hồn nhà thơ đã được nuôi dưỡng bằng những làn điệu dân ca mượt mà đằm thắm, bằng những câu hò nổi tiếng của xứ Huế. Những câu nam ai, nam bình, những câu hò mái nhì, mái đẩy đã sớm đi vào tâm hồn nhà thơ, khơi nguồn cảm hứng dạt dào cho thi nhân. Bị giam cầm trong bốn bức tường vôi lạnh, u ám, nhà thơ luôn chú ý lắng nghe những âm thanh của cuộc sống vọng vào nhà tù. Một buổi trưa hè, tiêng hò trên sông Hương vọng vào nhà lao đã lay động tâm hồn nhà thơ, làm dâng lên trong lòng thi nhân nỗi nhó’ quê hương da diết:
” Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bèn sông một tiếng hò.”
Trong bài thơ, để diễn tả nỗi nhớ da diết của mình, nhà thơ đã sử dụng phép điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc. Những điệp khúc như “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ”, “Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh”. Hai điệp khúc đã diễn tả nỗi cô đơn sâu thẩm tự đáy lòng nhà thơ. Bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, sự so sánh tế nhị càng bộc lộ nỗi nhớ quê hương, nhó’ cuộc sông da diết của tác giả trong những ngày bị giam cầm. Điệp ngữ “Đâu những”, điệp từ “đâu”… có tác dụng khơi gợi, đưa nhà thơ hồi tưởng và nhó’ thương về những gì gần gũi thân quen, gắn bó máu thịt với cuộc đời mình. Trong hoàn cảnh tù đày, Tố Hữu không chỉ lắng nghe âm thanh của cuộc sống bằng thính giác mà nhà thơ còn lắng nghe bằng cả tâm hồn tinh tế và nhạy cảm của mình.
2.Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của Tố Hữu được thể hiện qua việc tác giả trở về với những gì thân thuộc nhất của tuổi thơ, của quê hương.
a) Tác giả nhớ tha thiết cảnh vật của quê hương:
” Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thuở yến vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi.”
Khi chưa bị cầm tù, những cảnh vật đó luôn gần gũi, thân quen với nhà thơ. Khi bị giam cầm, tất cả cảnh vật đó lại hiện lên thật đậm nét trong nỗi nhớ của nhà thơ. Tác giả nhớ lắm mùi hương của đất, bóng mát của những rặng tre làng, những ô mạ xanh non đang chờ tay người cấy, những nương khoai sắn tốt tươi. Không những vậy, nhà thơ còn nhớ lắm:
” Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi.”
Những mái nhà tranh, những con đường nhỏ cũng lần lượt hiện lên trong nỗi nhó’ của nhà thơ. Đó là cánh vật của làng quê xứ Huế đẹp bình dị và thân quen.
Nỗi nhớ trải rộng theo không gian và dường như đang ùa về trong tâm tưởng nhà thơ, khiến những dòng thơ tuôn trào:
” Đâu những chiểu sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông.”
Rõ ràng nỗi nhớ của tác giả về làng cảnh của quê hương không chỉ trải rộng theo không gian mà còn trải dài theo thời gian. Từ nhớ những ô mạ xanh mơn mởn đến nhó’
“lúa mềm xao xác ở bên sông”.
b) Tác giả nhớ tha thiết những con người của quê hương;
Tác giả nhớ những con người vất vả, cần cù, siêng năng chịu thương chịu khó:
” Dâu những lưng cong xuống luông cày
Mà bùn hi vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?”
Đó là những con người lao động thuần phác của quê hương. Những hình ảnh lao động quen thuộc như đi cày, vãi giống mới gần gũi và giản dị làm sao. Nhưng tất cả giờ đây đã “Sao mà cách biệt, quá xa xôi”. Rốn bức tường của nhà giam đã ngăn cách tác giả vói những con người thân yêu ấy. Nhà tù có thể ngăn cách được thân thể của tác giả với mọi người, nhưng không thể ngăn cách được nỗi nhớ của nhà thơ. Khi xa rồi, tình cảm càng trở nên thân thiết hơn bao giờ hết. Vì lẽ đó, lời thơ thật da diết. Những câu thơ vừa gợi sự nhớ thương vừa gợi nỗi buồn sâu xa, thấm thìa…
” Đâu những hồn thân tự thưở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà !”
Đó là những con người tay lấm chân bùn, hiền lành chất phác, quanh năm gắn bó với đồng ruộng. Lời thơ càng da diết hơn khi tác giả nhớ về mẹ:
” Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!”
Dấu chấm than ở cuối câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào khi tác giả nghĩ về người mẹ già đơn chiếc nơi quê nhà.
1.Tác giả nhớ về những tháng ngày “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” và niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cách mạng
Trước hết, tác giả nhớ lại những ngày mình đi tìm lí tưởng:
” Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn
Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời”
Là một thanh niên đầy nhiệt huyết nhưng không phải ngày một ngày hai tác giả tìm đúng hướng đi cho cuộc đời mình, thật đúng là một “vòng quanh quẩn”.
Tác giả muốn thoát ra khỏi quan niệm sông của giai cấp tiểu tư sản nhưng không dễ gì thoát ra được.Tác giả nhớ về niềm vui khi tìm đúng hướng đi cho cuộc đời:
” Rồi một hôm nào tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời.”
Niềm vui, niềm hạnh phúc của tác giả dâng tràn. Niềm vui ấy đươc so sánh với niềm vui của chú chim sơn ca khi được tự do bay nhảy trên bầu trời cao rộng tràn trề ánh nắng. Từ niềm vui, tác giả khát khao được tự do, khát khao hành động thực hiện lí tưởng mà mình đã theo đuổi.
Bài thơ Nhớ đồng thể hiện nỗi nhớ da diết của Tố Hữu về cảnh vật, con người của quê hương. Qua bài thơ chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cô đơn, lạc lõng của ông khi bị giam cầm. Đọc bài thơ ta thêm phần ngưỡng mộ ngòi bút tài hoa của người thi sĩ cách mạng giàu lòng yêu nước. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!