Trong đời chắc hẳn ai cũng đã nói dối ít nhất 1 lần đúng không nào? Thuở nhỏ hay dối cha mẹ đi chơi lớn lên thì lại dối bạn bè, trong công việc thì nói dối xếp đồng nghiệp và nguy hiểm hơn hết đó chính là nói dối người yêu hay người thân. Những người thành công trong cuộc sống họ luôn phát hiện ra người nói dối mình chỉ qua cử chỉ hành động và đặc biệt nhất chính là ngôn ngữ cơ thể. Hôm nay phongnguyet.info mời các bạn cùng khám phá Cách phát hiện nói dối chuẩn nhất qua ngôn ngữ cơ thể có thể bạn chưa biết mời các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Một người liên tục nhìn khắp mọi phía có nghĩa là họ đang lo lắng, nói dối hay bị phân tâm.
2. Nếu nhìn xuống sàn nhà nhiều lần, họ tỏ vè nhút nhát và e dè. Người ta có khuynh hướng nhìn xuống dưới khi họ đang lo lắng hay cố che giấu cảm xúc nào đó.
3. Nếu một người nào đó trông có vẻ đang nhìn cái gì đó xa xăm thì họ đang tập trung suy nghĩ việc gì đó hay không chú ý lắng nghe (phân biệt trường hợp gặp vấn đề về thị giác)
4. Nhướn mày là dấu hiệu của sự khó chịu: những khi lo lắng, sợ hãi hoặc tỏ vẻ ngạc nhiên trước một sự việc, hầu hết chúng ta đều nhướn lông mày.
5. Khi lông mày hạ thấp xuống và đôi mắt nheo lại ám chỉ là họ đang cố gắng hiểu những gì bạn đang nói. Điều đó thể hiện sự ngờ vực nhưng có thể giả định là họ không quan sát cái gì đó xa xăm. (Lưu ý: Nheo mắt có thể là vấn đề khác về thị giác)
6. Nhưng nếu nhìn “không chớp mắt” – bạn là kẻ nói dối
1. Hàm nghiến chặt, lông mày nhíu lại thể hiện sự căng thẳng tột độ, căm phẫn
2. Nụ cười chân thành: Là sự co lại không chủ đích của hai cơ xương gò má (kéo mép miệng lên) và vòng mi mắt (nhấc cao má và tạo vết nhăn chân chim quanh mắt).
3. Nụ cười giả tạo: Người đối diện cố tình co cơ xương gò má, mắt chủ yếu không di chuyển
4. Miệng nói, tay chân “khua khua” – dấu hiệu cuộc đối thoại đang tiến triển
Khi hai người chuyện trò, cả bạn và người ấy đều có những điệu bộ, cử chỉ tương tự nhau hay cùng sử dụng ngôi ngữ cơ thể để diễn đạt ý mình nói – đó là dấu hiệu chứng tỏ cuộc đối thoại giữa hai bạn đang tiến triển tốt đẹp.
1. Khi người đối diện đang khoanh tay lại họ dường đang khép kín mình lại với các tác động bên ngoài. Mặc dù, một số người hành động chỉ theo thói quen nhưng cũng thể hiện là người đó khá dè dặt và không thoải mái lắm hay đang cố che giấu cái gì đó.
2. Đối với một số người vừa khoanh tay lại vừa dang chân rộng ngang vai hay rộng hơn thể hiển tính cách bền bỉ và uy quyền của họ.
3. Nếu một ai đó đặt hai tay lên cổ hay lên đầu, họ đang rất mở lòng với những gì đang thảo luận với bạn.
4. Nếu họ nắm chặt bàn tay và chống lên cằm, họ tỏ thái độ cáu gắt, giận dữ và lo lắng.
5. Khoanh tay trước ngực – sự tập trung được tăng lên 100%: Một nghiên cứu của Mỹ đã chỉ ra rằng, khi bạn khoanh tay lại, não bộ của bạn sẽ hoạt động tốt hơn. Lúc này, bạn sẽ dễ dàng tập trung để giải quyết mọi chuyện.
6. Dang rộng hai tay tạo thành chữ V, cằm nâng cao – “tôi là người chiến thắng”
1. Nếu ai đó đang ngồi và bắt chéo hai bàn chân lại thể hiện họ đang cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
2. Một người nào đó tán tỉnh bạn khi cố tình chạm chân của họ vào chân của bạn.
3. Một số người hướng bàn chân của họ về hướng mà họ muốn đi hay đang quan tâm, thế nên nếu họ hướng bàn chân vào bạn có nghĩa là họ đang rất chú ý đến bạn.
4. Bắt chéo chân – dấu hiệu của cuộc hội thoại đang “hấp hối”: Về mặt tâm lý, hành động này là dấu hiệu cho thấy, tinh thần và tình cảm của người ấy đã “đóng cửa”. Điều đó có nghĩa là họ không muốn chia sẻ cũng như lắng nghe, bày tỏ quan điểm của mình trước vấn đề của bạn. Càng nói, bạn sẽ càng trở nên nhàm hơn mà thôi.
Tay đặt vào cằm => Ra quyết định
Đang nói chuyện, tay đối phương xờ vào cổ => Tôi đã chán đến cổ rồi.
TAY CHE MẮT: Tôi không xem thêm nữa !
TAY CHE MIỆNG: Tôi không muốn nói
1. Nụ cười gượng gạo: Những kẻ nói dối thường khó có thể có nụ cười tự nhiên (nụ cười thật thường có nếp nhăn nơi khóe mắt. Trong khi nụ cười giả tạo chỉ có liên quan đến miệng).
2. Thời gian phản ứng bất thường: Khi lời nói dối được lên kế hoạch và có sự chuẩn bị thì thường trả lời nhanh hơn so với thông thường. Tuy nhiên, trong những tình huống bất ngờ, kẻ nói dối thường phản ứng lâu hơn – như một quá trình ứng chế lời nói thật và có thời gian suy nghĩ lời nói dối mà các chuyên gia tâm lý đã lý giải.
3. Điệu bộ khi nói: Khi nói dối, âm vực của người nói sẽ tăng cao hơn. Ngoài ra, lời nói thì lan man, ngôn từ được chọn lọc, không trả lời chính xác câu hỏi, nói lắp, sử dụng các câu lòng vòng như: “theo hiểu biết của tôi”, “có thể là tôi sai”…
4. Tiết nước bọt: Những kẻ nói dối thường hay nuốt nước bọt hoặc thường có nhu cầu uống nước hoặc liếm môi khi nói.
5. Đồng tử giãn nở: Một tín hiệu phi ngôn ngữ khác mà hầu như không thể giả tạo được là sự giãn nở của đồng tử mắt. Khi nói dối thường kích thước của con ngươi mắt sẽ lớn hơn thông thường do sự căng thẳng và mất tập trung.
6. Chớp mắt: Tỷ lệ chớp mắt chậm lại cũng cho thấy người đó đang nói dối hoặc duy trì tỷ lệ thấp khi nói dối. Nhưng sau khi nói dối, tỷ lệ chớp mắt đột nhiên tăng vọt (đôi khi gấp 8 lần so với thông thường).
7. Cử động bàn chân: Khi nói dối, sự căng thẳng và âu lo sẽ hiện rõ thông qua việc cử động bàn chân tăng lên. Chân sẽ động đậy hoặc đan cài vào nhau. Đôi khi chân được duỗi ra rồi gập lại ngay để giảm bớt sự căng thẳng.
8. Sờ vào mặt: Mũi của một người sẽ không nở khi người đó đang nói dối. Nhưng nếu bạn để ý kỹ thì khi một ai đó nói dối hoặc nói quá lên so với sự thực thì họ thường vô thức đưa tay lên vuốt mũi mình. (Điều này có thể do một phần của adrenaline – hormon tuyến thượng thận, có tác động đối với hệ tim mạch, khi tăng adrenalin sẽ làm tăng huyết áp, tăng cường quá trình trao đổi khí, tăng nhiệt độ cơ thể, tăng sự oxy hoá – giãn nở các mao mạch mũi và làm ngứa mũi.) Động tác che miệng khi nói cũng cho thấy họ đang nói điều sai sự thật.
9. Sự đối nghịch trong lời nói và cử chỉ: Khi lời nói và cử chỉ của một ai đó không ăn khớp với nhau, thậm chí là mâu thuẫn nhau như lắc đầu trong khi trả lời “có” hay cau mày và nhìn chằm chằm xuống đất trong khi nói với bạn là “đang hạnh phúc”. Đó là dấu hiệu cho thấy họ đã không nói thật hoặc có sự giằng xé bên trong giữa lời nói và suy nghĩ của họ.
10. Thay đổi cử chỉ: Thông thường, khi nói dối, con người ta thường cố lái cử chỉ của mình sao cho phù hợp với lời nói. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy những cử chỉ này không tự nhiên và liên tục được thay đổi. Những cử chỉ như cắn môi, xoa hay tay vào với nhau hay mân mê món đồ trang sức hoặc đưa tay vuốt tóc cũng có thể “tố cáo” họ đang nói dối.
11. Những biểu hiện nhỏ, thoáng qua: Cực kỳ khó để nắm bắt, nhưng nếu bạn nhận ra những biểu hiện nhỏ thoáng qua của một ai đó mâu thuẫn với những gì mà họ tuyên bố thì tin chắc rằng những gì bạn thấy không phải là những gì bạn vừa nghe.
12. Đảo mắt thăm dò: Điều này thường diễn ra sau khi thực hiện những hành vi không trung thực. Những kẻ nói dối sẽ ngay lập tức nhìn xuống và sau đó lại nhìn đối phương một lần nữa để thăm dò phản ứng của đối phương.
Suy nghĩ và cảm xúc thật của con người bộc lộ rất nhiều qua những cử chỉ trên khuôn mặt, tay chân, tư thế của họ – điều họ ít khi để ý và kiểm soát. Nếu biết nắm bắt và giải mã kênh thông tin này, bạn có thể suy đoán đối phương đang nghĩ gì, đang cảm thấy thế nào để hiểu đối phương hơn.Thật tồi tệ nếu chúng ta biết được mình đang bị chính những người xung quanh lừa dối. Nhưng điều tệ hại hơn là đôi khi chúng ta khó có thể phát hiện ra những lời nói đó là dối trá hay thật lòng. Để lật tẩy những lời nói không thật lòng này quả thực không hề dễ dàng. Hãy ghi nhớ Cách phát hiện nói dối chuẩn nhất qua ngôn ngữ cơ thể có thể bạn chưa biết để dùng khi cần bạn nhé! Luôn đồng hành cùng chúng tôi để được cập nhật thật nhiều những câu nói hay về cuộc sống, những câu nói hay về tình yêu, những câu nói hay về tình bạn. Chúc các bạn thành công!