Câu thơ tài hoa được nhiều người tìm đọc nhất hôm nay 24/04/2024

Tơ trời đã vấn thì vương
Đã chót gian díu thì thương nhau cùng

Trần Tuấn Khải

Top 20 bài thơ có tổng lượt xem nhiều nhất hôm nay 24/04/2024

Top 6 Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận lớp 9 hay nhất

Top 6 Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận lớp 9 hay nhất

“Đoàn thuyền đánh cá” là một bài thơ nổi tiếng của Huy Cận miêu tả bức tranh thiên nhiên biển cả vô cùng rộng lớn và tráng lệ. Trên bức tranh ấy, tâm điểm chính là những ngư dân đánh cá, họ lao động hăng say, quên đi mệt nhọc để mang đến thành quả lao động vô cùng lớn lao. Với bút pháp lãng mạn, nhà thơ Huy cận càng làm cho hình ảnh con người và thiên nhiên thêm hài hòa và gắn kết với nhau hơn. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” hay nhất mà phongnguyet.info đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” số 1

Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu, nổi tiếng trong phong trào thơ Mới cả trước và sau cách mạng. Hòa cùng với không khí của ngày hội dân tộc, Huy Cận như tận mắt chứng kiến sự hồi sinh của đất nước, của nhân dân sau khi hòa bình lập lại trên toàn miền Bắc. Vì thế, hồn thơ Huy Cận bỗng nảy nở trở lại sau bao năm không cầm bút. Và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (1958) được ra đời như một định mệnh. Bài thơ là bài ca lao động, ca khúc khải hoàn về sự đổi thay của cuộc sống nhân dân, sau bao năm lửa đạn đau thương dưới sự xâm lược của thực dân. Đọc xong bài thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được tinh thần khỏe khoắn, lao động hăng say của những người ngư dân miền biển, mà bài thơ còn sáng lên vẻ đẹp lấp lánh của một bức tranh thiên vừa hùng vĩ, tráng lệ, vừa lung linh huyền ảo và rực rỡ tươi sáng của biển trời bao la.

Trước hết, mở đầu bài thơ là một bức tranh thiên nhiên trên biển vào lúc buổi chiều hoàng hôn buông xuống thật huy hoàng, tráng lệ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

Hình ảnh “mặt trời” được nhân hóa (xuống biển) và so sánh (như hòn lửa) trở nên sống động, huy hoàng, gần gũi và ấm áp. Đó là tín hiệu của sự vận động, chảy trôi của thời gian, báo hiệu thời khắc của ngày tàn đêm đến. “Sóng” và “đêm” cũng được nhân hóa với hành động “cài then” , “sập cửa”. Vũ trụ được hình dung như một ngôi nhà lớn đang vào đêm với động tác như con người: tắt lửa, cài then, sập cửa. Màn đêm như là tấm cửa khổng lồ đã sập xuống, còn những con sóng lượn là cái then cài. Thiên nhiên như dọn dẹp để nghỉ ngơi sau một chu trình hoạt động. Cảnh thật đẹp, diễm lệ, xuất phát từ cảm hứng vũ trụ mạnh mẽ, có phần thi vị lãng mạn hóa.

Theo nhịp bước vận động của thời gian, của một chuyến hành trình tiến ra khơi xa của đoàn thuyền đánh cá, mọi vẻ đẹp và sự giàu có trù phú của biển cả như dần hiện hình, nổi sắc dưới ống kính quay chậm của nhà thơ. Các loài cá biển được liệt kê ra như biểu trưng cho sự giàu đẹp của biển Đông mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người:

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Những đàn cá thu được so sánh “như thoi đưa”, có tác dụng diễn tả cá ở biển Đông thật nhiều, thật đông và bơi nhanh như thoi đưa vậy. Và chính các loài cá tôm, thủy sản ở dưới biển ấy, đã làm nên những “luồng sáng”, sự sống của biển cả thiên nhiên. Và sau khi đã đưa chiếc thuyền tiến ra khơi xa, quăng lưới bủa vây đánh bắt cá thì tất cả cảnh đẹp giàu có và hết sức thơ mộng của biển cả như thu lại vào trong tầm mắt của người ngư dân trên khoang thuyền:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở sao lùa: nước Hạ Long.

Nhà thơ như nhập thân vào những người ngư dân trên biển cả mà cảm nhận tất cả vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên. Biển đẹp và giàu có đã tô điểm cho sức sống của biển cả và làm cho bức tranh lao động thêm rực rỡ, tươi vui. Nghệ thuật liệt kê các loài cá: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song có tác dụng thể hiện sự giàu có của biển cả. Biển cả rất phong phú thủy hải sản, toàn loài cá hiếm, cá ngon ( chim, thu, nhụ, đé là tứ quí của biển Đông) đang đợi con người tới đánh bắt. Biển không chỉ giàu mà còn rất đẹp, rất thơ mộng. Điều đó được tạo nên bởi sự phối hợp màu sắc của thiên nhiên với sắc màu của các loài cá trên biển: lấp lánh, đen hồng, vàng chóe. Những con cá song hiện lên như những ngọn đuốc đen hồng đang bơi trong luồng nước dưới ánh trăng đêm.

Những đàn cá tung tăng, bơi lội quẫy đuôi làm cho ánh trăng in xuống mặt nước như bị tan ra thành biển trăng “vàng chóe”. . Câu thơ cuối qua phép nhân hóa, khiến cho thấy vũ trụ hiện lên như một người khổng lồ, biển cả như một cái lồng ngực đang phập phồng những hơi thở đều đặn. Những ánh sao đêm in xuống mặt nước, thủy chiều xô bóng sao dưới mặt nước mà tạo thành sao lùa nước Hạ Long. Và trong hình dung của nhà thơ, ấy chính là tiểng thở của đêm, của biển cả thiên nhiên sóng nước. Không gian biển cả chao nghiêng vừa như thực, vừa như hư, đậm chất lãng mạn bay bổng. Và chính sự giàu đẹp của biển đã đem lại cho những nguời ngư dân vùng chài một mùa lao động bội thu:

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Hình ảnh người lao động kéo lưới “xoăn tay” là một nét vẽ tạo hình đầy góc cạnh, không chỉ cho thấy vẻ đẹp gân guốc, cường tráng mạnh mẽ của những bắp thịp trên cánh tay các chàng thanh niên khỏe mạnh mà còn cho thấy sức nặng như “ngàn cân” của những chùm cá nặng trĩu, đầy ắp. Ánh nắng hồng của bình minh hòa cùng với sắc màu của cá: “bạc”, “vàng” có tác dụng tô đậm thêm sự giàu có và quí giá “rừng vàng biển bạc” của biển cả mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Vì thế, con người như càng thấm thía biết ơn trước biển cả quê hương:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Nghệ thuật so sánh và nhân hóa vừa cho thấy được tình cảm bao la, vĩ đại, cao cả của người mẹ biển cả tự nhiên; lại vừa bộc lộ niềm biết ơn sâu sắc của con người ngư dân đối với người mẹ thiên nhiên, vũ trụ. Cuối cùng, vẻ đẹp thiên nhiên biển cả hiện lên lung linh, rực rỡ, chan hòa ánh sáng trong buổi sớm bình minh, cùng với đoàn thuyển đánh cá thắng lợi trở về:

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Kết cấu vòng tròn đã tạo nên sự tuần hoàn của vũ trụ. Hình ảnh mặt trời ở khổ đầu đã mở ra tứ thơ và khép lại ở khố cuối, diễn tả một chu trình hoạt động của một đêm đánh cá trên biển của người ngư dân vùng chài. Mặt trời với ánh sáng của bình minh tươi đẹp đã chiếu rọi vào đôi mắt cá như điểm tô cho thành quả lao động của con người thêm rực rỡ, huy hoàng. Mặt trời chiếu rọi vào những mắt cá khiến muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa ánh hào quang. Đồng thời, ánh sáng mặt trời chiếu rọi khắp muôn nơi trên biển cả đại dương mênh mông bát ngát ấy, không chỉ dừng lại ở việc khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn có ý nghĩa biểu tượng cho sự hồi sinh của đất nước, của nhân dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống mới sau bao nhiêu năm đọa đầy dưới làn bom, mũi súng của kẻ thù thực dân.

Tóm lại, qua vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên vùng biển, chúng ta thấy được khả năng quan sát, miêu tả cảnh vật thiên nhiên thật sinh động, tỉ mỉ, kĩ càng của nhà thơ; đồng thời cho thấy tưởng tượng bay bổng, phong phú cùng cảm hứng vũ trụ thật mãnh liệt của Huy Cận. Từ đó, làm cho bức tranh thiên nhiên như một bức tranh sơn mài đẹp, rực rỡ, cuốn hút lạ thường, góp phần làm tôn nên vẻ đẹp của con người lao động: khỏe khoắn, tươi vui, tràn đầy sức sống. Qua đó người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, niềm rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu cuộc sống, yêu con người của hồn thơ Huy Cận sau cách mạng.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” số 2

Sau cách mạng hồn thơ Huy Cận đã có những bước chuyển mình mới, ông tìm thấy ánh sáng, con đường, lí tưởng cho mình. Huy Cận trở nên hăm hở hăng hái, vì thế những vần thơ cũng trở nên tươi sáng, tràn ngập tình yêu cuộc đời, yêu thiên nhiên đất nước. Trong chuyến đi thực tế Quảng Ninh ông đã sáng tác tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá, không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp con người mà qua đó còn làm nổi bật vẻ đẹp trù phú của quê hương, đất nước.

Thiên nhiên được miêu tả theo trình tự vận động từ hoàng hôn đến minh bình với khung cảnh có sự biến đổi linh hoạt. Cảnh tưởng như ngưng vận động sau một ngày dài, nhưng thực tế lại liên tục vận động, khung cảnh thiên nhiên vì thế mà ngập tràn sức sống. Mở đầu bài thơ là hình ảnh mặt trời dần dần lặn vào đại dương, hình ảnh đó được Huy Cận tái hiện hết sức huy hoàng :

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa.”

Thật khéo léo, tài tình tác giả đã kết hợp những hình ảnh cụ thể như mặt trời, sóng, biển với biện pháp so sánh, nhân hóa để tạo nên một bức tranh hoàng hôn tuyệt mĩ. Mặt trời được ví như hòn lửa khổng lồ đang từ từ xuống biển, chìm vào màn đêm yên tĩnh. Sóng và biển được nhân hóa như những sinh thể, để đánh dấu sự nghỉ ngơi thực sự của mặt trời. Nhưng ở đây chỉ có mặt trời đi ngủ, còn tất cả các sự vật khác lại như bừng thức:

“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng

Cá thu biển Đông như đoàn thoi.”

Bút pháp tả thực kết hợp với trí tưởng tượng vô cùng phong phú, những con cá thu được ví như những đoàn thoi, với tốc độ bơi vun vút, dệt lên tấm vải khổng lồ giữa biển cả, khiến cả không gian bừng lên muôn luồng sáng, đó là luồng sáng của sự phong phú, giàu có. Sự giàu có ấy tiếp tục được tác giả liệt kê ở khổ thơ tiếp theo, đến đây không chỉ có các bạc, cá thu mà còn có muôn ngàn loài cá khác : cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song,… Với hình thức liệt kê, ông đã khẳng định và ngợi ca tài nguyên phong phú, dồi dào của đất nước ta. Đặc biệt trong khổ thơ thứ tứ, Huy Cận đã sử dụng những nét bút hết sức tài hoa, vẽ lên bức tranh sơn mài tuyệt mĩ.

Bức tranh ấy được sáng tạo trên cơ sở của trí tưởng tượng, sự liên tưởng bay bổng, mơ mộng nhưng đồng thời vẫn có cơ sở hiện thực. Trên nền cảnh của không gian đêm tối, với ánh trăng trên cao rọi chiếu khiến cho cảnh vật trở nên huyền bí, mờ ảo. Trong không gian ấy, mọi sự vận động của thiên nhiên đều trở nên lấp lánh, phát ra thứ ánh sáng diệu kì: chiếc đuôi của cá song lấp lánh đuốc đen hồng, với hành động cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe đã khiến bức tranh trở nên đa dạng về màu sắc, sinh động, có hồn hơn. Vẻ đẹp thiên nhiên thật đẹp đẽ, tràn đầy hơi thở sự sống: Đêm thở sao lùa nước Hạ Long. Thiên nhiên trù phú, giàu có chính là nguồn sống nuôi dưỡng con người khôn lớn, trưởng thành, bởi vậy, ngay sau đó, tiếng thơ tha thiết như một lời cảm ơn chân thành của đứa con với bà mẹ biển cả: Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Thời gian có sự vận động không ngừng, mặt trời sau một đêm dài nghỉ ngơi, đã dần dần lóe rạng đông. Câu thơ: Mặt trời đội biển nhô màu mới/ Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi, cho thấy nếu vẻ đẹp hoàng hôn rực rỡ bao nhiêu thì vẻ đẹp của nó khi bình minh lại huy hòang bấy nhiêu. Màu mới ở đây là màu gì? Có thể hiểu màu mới là màu nắng lúc bình minh, màu nắng lúc ấy bao giờ cũng rực rỡ, đẹp đẽ hơn, nó mang vẻ đẹp của sự khởi đầu, khơi nguồn sự sống. Hình ảnh đẹp đẽ nhất, thể hiện rõ nhất bút pháp lãng mạn của Huy Cận là câu thơ cuối cùng: Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. Hình ảnh hoán dụ mắt cá cho người đọc liên tưởng dường như con muôn vàn mắt cá được phản chiếu dưới ánh nắng mặt trời, khiến nó trở nên lung linh, huy hoàng hơn. Câu thơ vừa tả được cái rực rỡ của ngày mới sang, vừa tả được sự trù phú, giàu có của biển cả. Đây quả là một câu thơ hay, xuất sắc thể hiện được tài năng nghệ thuật và trường liên tưởng độc đáo của Huy Cận.

Bức tranh thiên nhiên biển cả được tạo nên từ trường liên tưởng độc đáo, cùng bút pháp khoa trương, phóng đại. Với việc ông vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ (mặt trời như hòn lửa, cá như đoàn thoi, mắt cá,…) đã tái hiện trước mắt chúng ta bức tranh thien nhiên đẹp đẽ, tràn đầy sự sống, một thiên nhiên giàu có và trù phú.

Qua bức tranh thiên nhiên, ta thấy được tài năng quan sát, trí tưởng tượng phong phú, tài hoa của Huy Cận. Không chỉ vậy còn thấy được vẻ đẹp trù phú của quê hương đất nước. Đó là sự hồi sinh của thiên nhiên sau bao năm ghánh chịu nỗi đau chiến tranh. Thiên nhiên cũng như con người mỗi ngày lại hồi sinh, làm giàu cho tổ quốc. Tác phẩm là bài ca, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” số 3

Nếu như trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận được biết đến với những bài thơ chở nặng nỗi buồn, “nỗi sầu nhân thế” thì sau Cách mạng tháng Tám, trong thơ ông lại tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan gắn chặt với công cuộc đổi thay của cuộc sống mới. Điều này đã được thể hiện rõ qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – kết quả của chuyến đi thực tế tại vùng mỏ Quảng Ninh của tác giả. Trong tác phẩm, công cuộc lao động cùng sự đổi thay trong cuộc sống mới đã được làm nổi bật thông qua hình ảnh con người lao động và bức tranh thiên nhiên.

Mở đầu tác phẩm, vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đã được miêu tả qua buổi hoàng hôn khi đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

Trên bức phông nền của ánh hoàng hôn buổi chiều tà, mặt trời từ từ lặn xuống từ phía tây trong phép so sánh độc đáo “như hòn lửa”. Hình ảnh quen thuộc miêu tả mặt trời chìm xuống lòng biển khơi với sắc đỏ rực, đồng thời gợi lên sự trôi chảy và bước đi của dòng thời gian trong sự biến động hết sức kì vĩ và tráng lệ. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn được làm nổi bật thông qua biện pháp nhân hóa “Sóng đã cài then đêm sập cửa”. Những con sóng ngày đêm vỗ vào bờ được hình dung như những chiếc then cài, khép lại màn đêm như đóng kín cánh cửa của biển khơi. Vũ trụ vốn bao la, rộng lớn đã được hình dung như một ngôi nhà lớn thân thương, gần gũi đối với con người.

Bức tranh thiên nhiên còn được miêu tả với vẻ đẹp giàu có, trù phú của mẹ biển cả bao la. Đó là những đoàn cá “cá bạc biển Đông lặng”, “Cá thu biển Đông như đoàn thoi” hiện lên cùng âm hưởng ngợi ca, tự hào và biết ơn đối với những món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Và hành trình đoàn thuyền đánh cá trên biển luôn gắn bó chặt chẽ với sự phong phú, giàu có của tài nguyên thiên nhiên:

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cá đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở: Sao lùa nước Hạ Long”

Bức tranh thiên nhiên được phác họa bằng thủ pháp liệt kê, khiến những loài cá hiện lên sinh động, chân thực nhưng cũng vô cùng lộng lẫy và kì vĩ. Đó là “cá song lấp lánh đuốc đen hồng” miêu tả những chú cá song, thân dài và có chấm nhỏ màu đen hồng xuất hiện trên vảy, đồng thời gợi ra hình ảnh đoàn cá mang vẻ đẹp lấp lánh như những cây đuốc được thắp sáng giữa đêm trăng. Đó là những con cá “đuôi em” đang vui đùa cùng làn nước như “quẫy trăng vàng chóe”, góp phần tô điểm cho một đêm trăng đẹp, lung linh ánh nước mờ ảo. Những con sóng cũng mang trong mình nhịp thở của biển, khiến cho bức tranh thiên nhiên hiện lên gần gũi, thân thuộc. Và khi đoàn thuyền trở về trong khúc hát của lòng biết ơn thì thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp hết sức thơ mộng, trữ tình:

“Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi”

Vòng tuần hoàn của thời gian được gợi ra từ sự biến chuyển từ lúc hoàng hôn – đoàn thuyền đánh cá ra khơi đến khi mặt trời ló dạng – đoàn thuyền đánh cá trở về. Lúc này vẻ đẹp của thiên nhiên lại được miêu tả trong sự hồi sinh “Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Đồng thời, bức tranh muôn triệu mắt cá li ti trong ánh rạng đông không chỉ thể hiện sự giàu có của thiên nhiên mà còn ẩn chứa niềm vui và thành quả lao động của những người ngư dân.

Như vậy, bằng cảm hứng ngợi ca và cảm hứng vũ trụ, tác giả đã sử dụng thành công những hình ảnh thơ giàu sức gợi để miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Thông qua bức tranh thiên nhiên, chúng ta thấy được sự biết ơn của con người đối với những món quà mà mẹ biển cả đã ban tặng. Đồng thời, vẻ đẹp của bức tranh đó còn là phông nền để tác giả làm nổi bật hình tượng con người lao động trong khúc ca làm chủ thiên nhiên, đất trời.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” số 4

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận mang hồn thơ của một sức sống mới, sự hồi sinh của một tâm hồn và một đất nước. Bài thơ là bài ca về lao động thời kì mới của nhân dân sau bao năm chịu đau thương lửa đạn. Hiện lên trong bài thơ không chỉ có hình ảnh người ngư dân lao động mà còn là cả bức tranh thiên hùng vĩ, tráng lệ, kì diệu của biển cả bao la.

Ngay mở đầu bài thơ ta đã bắt gặp một bức tranh thiên nhiên trên biển lúc hoàng hôn, đó là một khung cảnh huy hoàng và tráng lệ:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

Hình ảnh mặt trời được nhân hóa và so sánh như một hòn than đang đi xuống mặt biển, tạo nên một tín hiệu của sự vận động, trôi chảy của thời gian, ngày tàn đêm đến. “Sóng” và “đêm” được nhân hóa với hành động cài then, sập cửa, cho ta hình dung biển cả như một ngôi nhà lớn đang đóng cửa trước khi đêm xuống, dường như thiên nhiên cũng đang “dọn dẹp” để nghỉ ngơi. Chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá đã phô diễn được sự giàu có và trù phú của biển cả:

“Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”

Những đàn cá thu được so sánh như “đoàn thoi” cho thấy số lượng nhiều và bơi nhanh, những “luồng sáng” dưới biển chính là các loài hải sản làm nên sự sống của biển cả. Chiếc thuyền ra khơi xa, ngư dân bắt đầu giăng lưới bủa vây, dàn đan thế trận đánh bắt cá:

“Cá nhụ cá chim cùng cá đé…

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”

Nghệ thuật liệt kê các loài cá đã thể hiện sự giàu có và đa dạng của biển cả, biển không chỉ giàu có mà còn rất thơ mộng. Sự phối hợp màu sắc của thiên nhiên với màu sắc của các loài cá trên biển tạo nên những màu sắc rực rỡ: lấp lánh, đen hồng, vàng chóe,… Rồi những đàn cá tung tăng quẫy đuôi dưới mặt nước làm cho ánh trăng in trên mặt nước như bị đánh tan ra thành một biển trăng. Biển cả như một cái lồng ngực của một người khổng lồ đang thở những hơi thở đều đặn, có thể thấy, không gian biển cả qua cái nhìn của tác giả vừa thực, vừa hư đậm chất lãng mạn và bay bổng.

“Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng…

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”

Chùm cá nặng” là biểu hiện của một mùa lao động bội thu, ánh nắng hồng của bình minh hòa cùng với sắc màu của cá bạc đã tô đậm thêm sự giàu có và quý giá mà biển cả đã ban tặng cho con người. Vẻ đẹp thiên nhiên trong những câu thơ cuối bài lại là một bức tranh khác, đó là bức tranh của bình minh hiện lên lung linh và rực rỡ, chan hòa cùng với đoàn thuyền thắng lợi trở về:

“Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời…

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

Hình ảnh mặt trời ở đầu và cuối bài thơ đã diễn tả một chu trình hoạt động của người dân miền biển. Ánh sáng của mặt trời rọi khắp muôn nơi trên biển vừa khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên, vừa biểu tượng cho sự hồi sinh của đất nước của người dân lao động.

Qua bức tranh thiên nhiên miền biển trong bài thơ, chúng ta cảm nhận được một bức tranh tuyệt đẹp, cuốn hút và và vô cùng rực rỡ. Đồng thời cảm nhận được sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp của người lao động khỏe khoắn, tươi vui, hăng say lao động.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” số 5

Biển cả mênh mông luôn mang lại nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân. Nếu Xuân Quỳnh cảm nhận những cơn sóng biển dạt dào luôn khao khát yêu thương thì Huy Cận lại nhìn về biển với sức sống mạnh liệt, là một bức tranh kì vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên. Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận mang hồn thơ của một sức sống mới, sự hồi sinh của một tâm hồn và một đất nước. Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

Mở đầu bài thơ là bức tranh về hoàng hôn trên biển rộng. Giữa màn đêm đang dần lấn chiếm không gian bao la của vũ trụ, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả. – một ngày lao động trên biển bắt đầu:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả vẻ đẹp của biển với nguồn tài nguyên vô tận, mặt trời lắng và giấc ngủ sâu sau một ngày dài cũng là lúc các sự vật trên biển bừng thức:

Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng

Cá thu biển Đông như đoàn thoi.

Nếu như cả bài thơ là một bức tranh sáng tạo về không khí lao động của những người đi biển, thì chi tiết về đàn cá là một sáng tạo đặc sắc. Các biện pháp nghệ thuật ở đây được sử dụng một cách linh hoạt, làm người đọc cảm thấy được sự giàu có của biển cả. Kết hợp giữa bút pháp tả thực và trí tưởng tượng vô cùng phong phú, những luồng cá được ví như đoàn thoi, dệt lên muôn luồng sáng trên tấm lưới khổng lồ. Trong đêm đen giữa biển cả bao la, những luồng sáng vút lên như chứa chan bao hi vọng của người đi biển và đó cũng là sự ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên phong phú của biển cả cho những ngư dân. Không chỉ có cá thu, cá bạc, mà các loài cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song,… cũng đang hòa chung khúc hát, tạo nên khúc ca hùng tráng của biển khơi.

Mặt trời đã tắt nhưng ánh trăng chiếu rọi luồng sáng trên cao xuống mặt biển dập dìu sóng nước, tạo ra không gian lãng mạn, huyền ảo Sự phối hợp màu sắc của thiên nhiên với màu sắc của các loài cá trên biển tạo nên những màu sắc rực rỡ: lấp lánh, đen hồng, vàng chóe,… đã khiến bức tranh trở nên đa dạng về màu sắc, sinh động, có hồn hơn.

Vẻ đẹp thiên nhiên thật đẹp đẽ, tràn đầy hơi thở sự sống: Đêm thở sao lùa nước Hạ Long. Biển cả trù phú, giàu có chính là nguồn sống nuôi dưỡng con người khôn lớn, trưởng thành. Người dân chài gắn liền cuộc đời mình với biển cả, vì thế biển đối với họ thật gần gũi, thân thiết biết bao.

Sau một đêm lao động vất vả, khẩn trương, trời đã trở về sáng. Hình ảnh mặt trời một lần nữa xuất hiện trong bài thơ. Cảnh rạng đông và mặt trời từ từ đội biển nhô lên thật tuyệt diệu. Bình minh lên cũng là lúc người ngư dân trở về bến cảng, với những khoang thuyền đầy ắp cá. Mặt trời và ánh sáng của bình minh tươi đẹp đã chiếu rọi vào đôi mắt cá như khẳng định những thành quả lao động của con người sau bao vất vả. Mặt trời ngày mới như ánh hoàng quang rực rỡ tô điểm cho chiến thắng của những người ngư dân sau một chuyến ra khơi thành công rực rỡ.

Cảnh hoàng hôn và cảnh bình minh trên biển được đặt ở vị trí đầu và cuối bài thơ đã mở ra một không gian rộng lớn là thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ, đó cũng là nhịp sinh hoạt của những người ngư dân về một đêm đánh cá trên biển. Cùng với đó, câu hát cũng được những người ra khơi cất lên từ lúc ra đi cho đến trở về. Những câu hát khi trở về thể hiện rõ một niềm hân hoan, phấn khởi. Câu hát mang âm điệu nhẹ nhàng phơi phới diễn tả khí thế hăm hở và sảng khoái vì thành quả tốt đẹp của đêm lao động cật lực. Hình ảnh hoán dụ “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” khép lại bài thơ nhưng lại mở ra một trường liên tưởng về một tương lai tốt đẹp, những hi vọng vào một cuộc sống mới đủ đầy cho đất nước hôm nay.

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Qua đó, cũng cho thấy khả năng quan sát tỉ mỉ về bức tranh thiên nhiên đầy sinh động, trí tưởng tưởng phong phú cùng sự chắt lọc ngôn từ tinh tế của Huy Cận. Bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên.

Bài văn phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” số 6

Năm 1958, hưởng ứng phong trào viết về cuộc sống lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Huy Cận cũng xông xáo lên đường. Đoàn thuyền đánh cá là kết quả của chuyến đi thực tế dài ngày tại vùng mỏ Quảng Ninh của nhà thơ. Bài thơ là cảm hứng trước thiên nhiên đất nước, con người và niềm vui, niềm tin tưởng dạt dào trước cuộc sống mới. Đặc biệt, vẻ đẹp của thiên nhiên vũ trụ được miêu tả hết sức sinh động và đẹp đẽ.

Mở đầu bài thơ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước với cảnh hoàng hôn trên bến cảng quê hương:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Không gian trong thơ là biển cả, thời gian là buổi hoàng hôn. Trong thơ xưa, không gian, thời gian này gắn với nỗi buồn, niềm chia biệt. Nhưng trong thơ Huy Cận, cảnh sắc lại rất tươi tắn, không nhuốm nỗi buồn nào. Nhà thơ nhân hoá mặt trời như vị khách của vũ trụ, biển cả là ngôi nhà trần thế, gợn sóng dạt dào là then cài vững chắc, màn đêm là cửa sập… Viết về thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn nhưng thiên nhiên ấy không hề xa lạ mà ấm áp hơi thở của cuộc đời. Các động từ “cài”, “sập” diễn tả hành động mạnh mẽ, dứt khoát khi vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi, yên tĩnh hoàn toàn.

Thay thế cho sức sống của vũ trụ trên biển đã khép lại là cảnh lao động của con người đang mở ra. Không tập trung miêu tả hành động cụ thể của bức tranh lao động, tác giả ca ngợi sự giàu có, bao dung của biển cả:

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Liệt kê một loạt các loài cá ngon và quí chứng tỏ sự giàu có, phong phú về các loại cá của biển Đông. So sánh cá như “đoàn thoi”, nhân hoá chúng “dệt” tấm lụa trắng lung linh trong lòng biển nhằm ngợi ca vẻ đẹp huyền ảo của biển đêm. Phép liên tưởng độc đáo và sáng tạo “cá Song lấp lánh đuốc đen hồng” gợi vẻ đẹp của đêm hội hoa đăng trong lòng biển. Cá bơi từng đàn như rước đuốc, đuôi cá quẫy làm tung toé ánh trăng vàng. Một bức tranh sơn mài với những màu sắc rực rỡ, tráng lệ. Biển quê hương đầy ắp ân tình nuôi dưỡng biết bao thế hệ

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự thuở nào

So sánh lòng biển với lòng mẹ. Tình mẹ bao la, hy sinh hết mực như biển quê hương đã nuôi dưỡng bao đời nay những thế hệ lớn lên từ các làng chài. Câu thơ là lời tri ân biển, bộc lộ những ân tình sâu sắc của biển Quê hương. Nếu mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền mạnh mẽ ra khơi trong buổi hoàng hôn nắng tắt thì kết thúc bài thơ là hình ảnh rạng đông, bình minh ngày mới, đoàn thuyền trở về với chiến lợi phẩm:

Vảy bạc, đuôi vàng loé rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi

Các tính từ chỉ màu sắc “bạc”,” vàng”, “hồng” diễn tả cái tươi sáng của buổi bình minh. Phép nhân hoá vầng mặt trời “đội biển” khoe màu của ngày mới khiến câu thơ giàu sức biểu cảm. Bình minh đi lên từ đêm tối. Màu mới hay đây chính là hình ảnh của cuộc sống mới đang mang lại những niềm vui phơi phới trong lòng con người lao động.

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Giọng thơ mang âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng lạc quan. Với bút pháp lãng mạn, Huy Cận đã khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước cuộc sống lao động mới.

Hi vọng bài viết giúp ích cho bạn trong quá trình hiểu và phân tích tác phẩm với nhiều dạng đề bài khác nhau. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên phongnguyet.info

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Ai lớn lên mà chả có những lời la rầy nặng nhẹ của bố của mẹ. Những lời nói đó đôi khi làm cho bạn khó chịu, bực bội nên bạn đã vô tình bỏ qua và quên đi nó mất rồi. Những lời nói đó coi vậy thôi chứ chất chứa biết bao ình yêu thương của bố mẹ dành cho bạn đấy. Cùng phongnguyet.info điểm qua Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi và một lần nữa suy nghĩ lại về nó nhé!

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Bố là thế, chẳng cần nhắc đến mình nhiều. Bình thường lúc nào cũng tỏ vẻ lạnh lùng, ít nói, nhưng thực ra bố luôn âm thầm chăm lo và yêu thương hết mọi thành viên trong gia đình, chẳng kém ai cả. Có những điều bố ít khi thể hiện, nhưng ai cũng hiểu rằng bố là một người tuyệt vời đúng không?

Những lần mẹ mắng con bố hầu như… chằng hề tham gia, bố không nói gì chỉ ngồi yên nghe mẹ mắng lên mắng xuống. Con cứ tưởng bố lạnh lùng mặc kệ con đúng hay sai, không bao giờ bênh lấy một câu. Nhưng kỳ thực lúc mẹ mắng xong rồi, con không có biết rằng bố đã dặn mẹ là lần sau nói nó vừa vừa thôi!

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Mỗi lần bước chân ra khỏi nhà để đi chơi thì kiểu gì cũng nghe bố cằn nhằn rằng đi suốt ngày, chả bao giờ thấy mặt mũi. Nhưng mỗi lần con về muộn thì bố cũng sốt ruột lắm, hết giục mẹ gọi điện hỏi xem con ở đâu rồi còn chờ con về đến tận nhà mới chịu đi ngủ, dù lúc đó đã khuya lắm rồi.

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Bố có sụt sịt, ốm đau thì cũng chẳng bao giờ nhận mình mệt cả. Vì lúc nào cũng muốn trong mắt mẹ con, bố là người khỏe mạnh để che chở cho gia đình mà.

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Trước mắt mẹ thì bao giờ bố cũng “cứng” như đá rồi, mỗi lần xin tiền là một lần nghe… bố mắng. Nhưng vắng mẹ đi thì mới biết, tiền con tiêu có khi bố còn cho nhiều hơn cả mẹ chứ chả chơi.

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Bố cũng có những lúc… hết tiền giống con mà. Cáu thế thôi chứ thương con lắm đấy, nhưng phải để đến lúc bố có tiền đã nha…

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Bố mâu thuẫn thật, tại sao lúc thì bảo con phải ra dáng người lớn, phải làm thiếu nữ, khi thì bảo con còn… trẻ trâu lắm, biết gì mà tham gia ý kiến với chẳng ý cò?

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Rõ ràng bố rất hai mặt nhé! Phải khi có bóng đá thì mới bảo con thức khuya còn gọi bố dậy xem đúng giờ >”.

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Bố với con thì chuẩn là đồng minh mỗi lần… nói xấu mẹ rồi. Nhưng cũng chẳng ai yêu với bênh mẹ như bố! Sau này chỉ muốn kiếm được chồng như bố mà thôi :((.

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Bố là chuyên gia “ném đá vào hội nghị” mỗi lần thấy cảnh sến súa trên phim. Nhưng chính bố cũng là “nam chính ngôn tình” khi cần lãng mạn với mẹ khiến con phát ghen :(.

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Chắc không ai nhận ra người đàn ông lóng nga lóng ngóng đứng nấu ăn mỗi lần mẹ vắng nhà kia lại là sếp của cả tá nhân viên “thét ra lửa” trên công ty đâu nhỉ?

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Mỗi lúc bố nhờ con chỉ cách dùng Facebook nọ kia cho, bố có nhớ là đã từng mắng con cả trăm lần khi thấy con ngồi máy tinh không nhỉ? :'(.

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Dĩ nhiên là bố không thể cảm nhận được cái hay của nhạc Hàn, nhưng lúc nào bố cũng sẵn sàng chiều chuộng sở thích của con gái bằng cách xin gì cũng cho, miễn là hợp lý :”>.

Những câu nói thường ngày của bố mẹ mà bạn đã vô tình quên đi

Bố thì lúc nào chẳng thế, cứ phong phanh nghe thấy tin yêu đương gì của con thì lại chẳng lo quýnh lên. Nhưng cũng hay dặn dò rồi bảo con phải chọn người này người kia lắm. Chuyện! Con gái rượu của bố, quả bom nổ chậm của bố cơ mà.

Bố yêu thương con nhưng lại lấy uy phong ra để che dấu. Đọc bài viết này chắc các bạn cũng đã đủ hệ thống lại để nhận ra rằng bố mẹ mình là những người tuyệt vời như thế nào. Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc nhé!

Tuyển tập những bài thơ về mùa hè, mùa chia tay tuổi học trò hay nhất

Mỗi lúc hè về lòng tôi lại buồn bâng khuâng, một nỗi buồn thật khó diễn tả. Tôi thường lang thang trên các con phố nhỏ, ngắm hoàng hôn rơi xuống. Trong lòng tôi lại nhớ về một thời học trò đáng nhớ, một thời tuổi trẻ đầy yêu thương, hồn nhiên, nhiệt huyết và hoài bảo lớn. Tôi lại cảm thấy buồn và ngâm nga những câu thơ để tâm hồn chìm vào một thời kỷ niệm. Dười đây phongnguyet.info xin tổng hợp một số bài thơ và mùa hè, mùa chia tay của tuổi học trò. Mời các bạn cùng thưởng thức, đọc và lắng nghe tâm hồn mình nhé.

Hè buồn.

Hè về bạn có buồn không

Náo nức ve kêu đến não lòng

Phượng nở , phượng hồng đua nhau nở

Để một mình tôi ngóng cùng trông.

Đâu còn những hình bóng thân yêu

Cắp sách bên nhau sáng rồi chiều

Đâu còn những khi vui cùng đùa nghịch

Chỉ còn giờ đây tiếng ve kêu.

Ngập ngừng bở ngỡ lúc chia tay

Biết nói gì đây đến lệ đầy

Xa thầy, xa cô cùng bè bạn

Kỷ niệm không quên mãi nơi này.

Hửng hờ luyến tiếc lúc hè sang

Mang theo cái nắng hạ chói chang

Để thầy để bạn người mỗi ngã

Nghĩ lúc chia tay tựa mơ màng.

Ôi buồn thay, ghét lắm thay

Nói sao hết được lúc này bạn ơi ?

Bài thơ: Trường xưa

Cứ ngỡ rồi đây xa lắm một mái trường

Ta không đủ sức níu thời gian gần lại

Mái ngói mờ rêu, tán lá bàng xa ngái

Những con đường, sỏi đá nhịp buồn tênh

Tháng năm rơi trên bậc thềm chênh vênh

Sân trường cũ, và bài thơ cũng cũ

Ô cửa sổ bốn mùa nắng rủ

Và cơn mưa trong trẻo mắt bạn bè

Một mùa xa hoa phượng chật vòng xe

Nét mực tím vương dấu tay mùa hạ

Màu xanh dịu thân thương trên vòm lá

Nhạt sắc trời, con chim sẻ nào bay…

Qua những mùa thu vương lối heo may

Hoa cỏ tím góc sân trường thầm lặng

Ai không nhớ những vòm trời mây trắng

Mùa tựu trường gom gió hát vu vơ…

Gốc bàng xưa im lặng đến bây giờ

Mong mỏi phía hành lang xa vời vợi

Chỉ một câu thơ cũng thành tiếc nuối

Chuyện giận hờn, viên sỏi nhỏ màu xanh

Ta cứ ngỡ rồi tất cả qua nhanh

Mái tóc xưa chắc giờ không còn ngắn

Đã đơn giản như ta từng ngộ nhận

Một điều gì, mà nào có gì đâu…

Bàn ghế xưa rưng rưng ngả màu

Mùa xưa cũ bâng khuâng như thần thoại

Hoa cỏ may buồn đi vào xa mãi

Kỷ niệm giăng đầy rợp một mái trường quê

Bạn bè xưa chẳng có lúc tìm về

Trái bàng chín nằm ngơ trong mùa cỏ

Giọng thầy khan, trầm ngâm trong gió

Mái tóc thầy điểm bạc hoa lau

Ta cứ ngỡ rồi tất cả qua mau

Tuổi thời gian nhòe lem như giọt mực

Thương nhớ ấy nhuộm màu mây ngũ sắc

Lá học trò vụng dại trốn nơi nao…

Ô cửa mùa thu mây trắng lại bay vào

Ta lại thấy mình những ngày thu lớp trước

Con đường mùa xa, bàn tay nào với được

Giấc mơ một mái trường màu ký ức phong rêu

Hiên lớp xưa lời thầy vọng đều đều

Bụi thời gian phủ đầy lên kỷ niệm

Bài thơ cũ đợi ta về viết tiếp

Tuổi vụng về hát gọi tháng năm ơi…

Ta bước đi tiếng trống giục bồi hồi…

Tác giả: Phạm Trung Kiên.

Bài thơ: Nhớ mãi hè ơi!

Thẫn thờ giữa buổi trưa hè

Chạnh lòng thương những tiếng ve học trò

Phượng hồng nhớ đến ngẩn ngơ

Tuổi thơ trong sáng bây giờ lùi xa.

Nhớ sao ngày ấy đã qua

Trèo lên cây bẻ nhành hoa trong trường

Tặng người bạn gái yêu thương

Đến giờ còn đọng vấn vương trong lòng.

Rời tuổi thơ với phượng hồng

Gói vào nỗi nhớ mênh mông đường dài

Mang theo khát vọng tương lai

Giảng đường đại học miệt mài luyện chăm.

Thương ôi năm tháng khó khăn

Sinh viên toàn nói chuyện ăn suốt ngày

Trưa hè ngồi dưới hàng cây

Ngắm thềm nắng rải đong đầy vần thơ.

Mang lòng yêu đến ngẩn ngơ

Mà không dám nói phải nhờ cành hoa

Rợp bằng lăng tím chiều tà

Là tình yêu của riêng ta gửi nàng.

Ước gì quay ngược thời gian

Để mình lại được mơ màng trộm yêu

Thả hồn như những cánh diều

Chao nghiêng giữa lộng gió chiều mênh mang.

Tác giả: Khuất Việt Hưng.

Bài thơ: Mùa hè

“… Mùa hè hoa rau muống

Tím lấp lánh trong đầm

Cơn mưa rào ập xuống

Cá rô rạch lên sân …”

Tác giả: Tạ Vũ.

Bài thơ: Đàn chim sẻ

Đàn chim se sẻ

Hót trên cánh đồng

Bạn ơi biết không

Hè về rồi đó

Chiều nay bạn gió

Mang nồm về đây

Ôi mới đẹp thay!

Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắt

Trườn lên bãi xa

Một chuyến đò qua

Mang theo lũ bướm

Cánh diều bay lượn

Thênh thang lúa đồng

Bạn ơi thích không?

Hè về rồi đó!

Bài thơ: Phượng đỏ hè sang mênh mang nỗi nhớ

Phượng vĩ đỏ báo mùa hè đã đến,

Như nhắn nhủ phút chia ly cận kề,

Trường lớp xa tóc thề chưa kịp nói,

Bạn xa tôi tim nhói kỷ niệm qua.

Ve rộn ràng trên nhành bàng gốc cảnh,

Tuổi học sinh nhí nhảnh cũng dần trôi,

Ôm sách vở bôi mờ thời gian đọng,

Cố hôm nay khỏi thất vọng ngày mai.

Tay trong tay những ngày vui đến lớp,

Cười vui đùa chớp nhoáng đựt quà nhau,

Phút dò bài thấp thỏm sợ lo âu,

Rồi vỡ oà trống thâu điểm tan học.

Trường đứng đó qua bao thời khó nhọc,

Dựng nhân tài bao bọc trí thức khôn,

Bên cửa sổ tâm hồn chợt khắc khoải,

Mới đó thôi sắp phải xa thật rồi.

Tâm lắng động bồi hồi nước mắt chảy,

Hợp rồi ly hết thảy phải xa thôi,

Còn giây phút tôi cùng ngồi bên bạn,

Tận hưởng đi khổ nạn ta xum vầy.

Từng bầy chim sắp tung cánh vươn ra,

Vào thế giới xa hoa đầy cám dỗ,

Cố lên nhé! Dù khổ hãy tiến lên,

Có thất bại làm nên thành công đó.

Tác giả: Hài Nhi Tóc Bạc.

Bài thơ: Hè đến

Bây giờ ai đã quên chưa?

Màu hoa phượng nở khi Hè vừa sang

Bâng khuâng dưới ánh nắng vàng

Tặng nhau cánh phượng ai mang đi rồi

Ngày xưa chỉ có vậy thôi

Có ai biết được để rồi cách xa

Mùa Hè từng mùa Hè qua

Tiếc hoài cái tuổi ngọc ngà chẳng quên

Nỗi buồn không thể đặt tên

Nhẹ nhàng nhưng lại mông mênh trong lòng

Ai còn nhớ kỷ niệm không?

Ngày xưa, một cánh phượng hồng đã trao.

Tác giả: Vô danh.

Bài thơ: Mùa hoa phượng

Lời nào tả hết nỗi nhớ mong

Tình xưa bạn cũ mãi bên lòng

Mỗi  mùa phượng thắm đầy mơ mộng

Nỗi nhớ trào dâng ngập cả lòng

Người xưa xa cách có biết không?

Tiếng ve nức nở thắt cỏi lòng

Tim nghe ray rức nhiều mơ mộng

Xác phượng tả tơi bởi gió giông

Nhớ thương lặng lẻ nén vào lòng

Có nỗi bâng khuâng lệ chảy trong

Xa xa trời ấy có chạnh lòng

Mỗi mùa phượng nở có nhớ không?

Bao nhiêu năm ve sầu nức nở

Bấy nhiêu lần thương nhớ trường xưa

Chùm phượng hồng trong gió đong đưa

Nỗi thương nhớ mỗi mùa phượng nở..!

Tác giả: Nguyễn Kim.

Ảnh đẹp: Đẹp ngỡ ngàng sắc tím bằng lăng

Bài thơ: Mùa hè bên đường

Tháng tư hạ chớm về rồi

Lắng nghe trong lá bồi hồi tiếng ve

Em về tập vở nghiêng che

Ta theo bước nhỏ lòng nghe thoáng buồn

Hạ ơi đừng khép cổng trường

Ve ơi đừng hát lòng đường bâng khuâng

Ngày mai trên vạn nẻo đường

Còn đâu tiếng trống tựu trường nôn nao

Còn đâu tiếng guốc xôn xao

Còn đâu ánh mắt người trao cho người

Còn đâu nữa những nụ cười?

Chỉ còn sót lại một thời nhớ thương

Tháng tư mùa hạ lên đường

Nắng vương vương nắng, buồn vương vương buồn.

Bài thơ: Mùa hè kỷ niệm

Sân trường văng vẳng tiếng ve

Kìa cây phượng vĩ hoa che kín cành

Xuân qua hè đến phải đành

Xa thầy xa bạn độc hành lẻ loi…..

Thời gian thoăn thoắt như thoi

Chợt đi chợt đến khiến tôi chạnh buồn

Hai mươi năm xa mái trường

Chưa ngày về lại cội nguồn tuổi thơ

Học trò đầy ắp mộng mơ

Nhưng đời như sỏi trơ trơ gót mòn!

Tác giả: Dung Nguyên.

Bài thơ: Mùa hè

Mùa hè nào gặp gỡ

Mùa hè nào chia ly

Mùa hè nào hội ngộ

Tôi cầm trên tay hai mùa hè rực rỡ

Còn mùa hè cuối cùng rơi đi đâủ

Ai nhặt được mùa hè tôi đánh mất

Xin trả lại cho tôi

Xin trả lại cho tôi người yêu tôi

Dẫu chỉ là xác con ve sầu chết khô

Ấy chính là mùa hè của tôi

Ngủ quên trong nách lá

Những ngọt bùi tôi đã nếm trải

Những đắng cay tôi đã nếm trải

Những mùa hè bỏng rát sau lưng

Còn mùa hè cuối cùng tôi gặp lại

Trốn đi đâu ngoài tầm mắt tôi tìm?

Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh.

Bài thơ: Mùa hè và tiếng rao của mẹ

Sáng lên hạ chuyền cánh phượng

Ve ran tình khúc mùa hè

Nắng vàng ngẩn ngơ bờ giậu

Dế mèn râu vểnh lắng nghe

Gió cõng mưa về ngang lối

Ướt nhòe áo gánh hàng rong

Liêu xiêu dáng gầy bóng mẹ

Tiếng rao thảng thốt chạnh lòng

Sáng nay nắng tràn góc phố

Em tung tăng với điểm mười

Trong veo ánh cười mắt mẹ

Gói hành trang tuổi đôi mươi.

Tác giả: Ngưng Thu.

Bài thơ: Tình yêu giữa mùa hè

Hân hoan mùa hè cùng nhau đón

Trên tay cầm những cánh diều hoa

Vẽ lên con bướm màu xanh tím

Vươn bay trên bầu trời cao xa

Hân hoan đây mùa hè hãy đến

Cùng lắng nghe dế lúc tờ mờ

Trong hộp nhỏ khoe anh , khoe bạn

Vui sướng một thời của tuổi thơ

Hè về nhìn phượng đỏ đầy sân

Chân đứng ngước nhìn mắt bâng khuâng

Thấy em đã thành cô thiếu nữ

Đã qua thời đuổi bướm hái trâm

Và giờ đây anh đã yêu nàng

Yêu mái tóc thề buông gió sang

Yêu hình dáng bao ngày thầm ước

Một đời với tiếng hẹn trăm năm.

Tác giả: Đông Hòa.

Bài thơ: Một sáng mùa hè

Một sáng mùa hè đẹp biết bao

Giở trang lưu bút tuổi ước ao

Một bầy bướm phượng xôn xao múa

Kỷ niệm còn vương nét chữ nào

Có phải là anh của em không?

Cho yêu thương năm tháng chất chồng

Thuở học trò gói mơ ươm mộng

Áo trắng nào đẹp trong mắt trong

Bạn bè thân ơi giờ nơi đâu?

Có về họp nhau trên đỉnh sầu

Quay quắt ấu thơ quay quắt nhớ

Giấu nụ cười sau nét ngây ngô

Một sáng mùa hè ngập nắng vàng

Hồn thơ thanh thoát ý mênh mang

Kỷ niệm em cài trên ngực áo

Nghe trái tim mình đập rộn ràng

Sao anh chẳng về lại ngày xưa

Đôi bóng kề nhau đếm sao thưa

Đôi bóng quyện vào trang sách mới

Mở một chương đời chuyện nắng mưa

Mùa hạ xin cho lời nhắn gởi

Với người năm cũ lắm xa xôi

Rằng em vẫn chờ bên song cửa

Một tình yêu tha thiết mà thôi

Tác giả: Trường Phi Bảo.

Bất kể là ai, khi đọc những vần thơ về tuổi học trò và mùa hè này hẳn sẽ ngẩn ngơ nhớ về thời cắp sách đến trường với bao kỷ niệm. Không chỉ thế, chúng còn giúp bạn có được giây phút thư giãn thả hồn vào những vần thơ. Chỉ từng câu chữ cũng đủ để bạn vui khỏe hơn sau những giờ làm việc hay học hành căng thẳng.

Tổng hợp những bài thơ hay nhất về mùa hè gợi nhớ nhiều kỉ niệm tuổi học trò vừa được giới thiệu, nhắc lại trên đây chắc hẳn sẽ khiến bất kể ai trong chúng ta đều sẽ có một cảm giác bồi hồi, lâng lâng phải không nào? Đây đều là những bài thơ đi cùng năm tháng được nhiều nhà văn, nhà thơ tâm huyết sáng tác nên, những ai đang ngồi ghế nhà trường hay xa trường đã lâu thì đừng quên những khoảnh khắc, những kỉ niệm in dấu một thời về kí ức tuổi học trò hồn nhiên vô tư lự này. Chúc bạn luôn vui và thành công trong cuộc sống.

THÁNG BA RỒI EM VỀ VỚI ANH ĐI

Tháng ba rồi em về với anh đi
Nghe con sóng thầm thì ru bờ cát
Tựa vào nhau ta cùng nghe biển hát
Khúc ân tình dào dạt ấm hồn quê.

Về đi em nối lại những đam mê
Những khát khao những vụng về khờ dại
Những phút giây mình cùng nhau khắc khoải
Sóng êm đềm mê mải bến bờ xa.

Em có về ta sẽ lại cùng ta
Nhặt hạt nắng nhạt nhoà bờ cát trắng
Đếm Dã Tràng khi hoàng hôn biển vắng
Hòa quyện vào cái đắng của đại dương.

Về đi em mình nối lại vấn vương
Những si mê trên con đường xưa cũ
Bãi cát dài vẫn âm thầm ấp ủ
Sóng xô bờ nhắn nhủ vạn lời thương.

Tháng ba về mưa nắng cứ ẩm ương
Câu thơ viết…
Dường như…
Còn trăn trở!

 Hồng Giang

Sáng Hè

Sáng Hè

Sáng Hè (Anh Thơ)

Gió man mát bờ tre rung tiếng sẻ,
Trời hồng hồng đáy nước lắng son mây.
Làn khói xám từ nóc nhà lặng lẽ
Vươn mình lên như tỉnh giấc mơ say.

Người dậy cả, bà già lần thổi bếp
Thằng cu con rụi mắt quét quàng sân.
Cùng trong lúc gà lồng kêu chiếp chiếp,
Và lợn chuồng ủn ỉn giục cho ăn.

Bên ao nước bèo chen rau muống nổi,
Mẹ rồi con xắn váy cúi khom, và
Người vớt bèo, người khều rau hái vội,
Vì trên đường lên chợ đã người qua.

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Sáng Hè” của tác giả Vương Kiều Ân. Thuộc tập Bức Tranh Quê (1941), danh mục Thơ Anh Thơ trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

1001 bài thơ tình cuối mùa thu pha lẫn chút xót xa nghẹn ngào

1001 bài thơ tình cuối mùa thu pha lẫn chút xót xa nghẹn ngào

Thơ tình cuối mùa thu luôn mang trong mình chút cảm xúc xót xa. Có chút hoài niệm, nhất là đối với những câu chuyện tình buồn. Đó là khoảnh khắc thu qua đi làm dậy lên bao nhung nhớ, nghẹn ngào. Hãy cùng nhau theo dõi và cảm nhận những ý nghĩa sâu sắc của những bài thơ này nhé!

Nội Dung

Mùa thu – mùa của sự lãng mạn nên thơ tình cuối mùa thu cũng sẽ mang trong mình cảm xúc như vậy. Mùa thu lạ lắm, tuy có vẻ xơ xác nhưng cũng đầy yên bình. Với nhiều người mùa thu mang trong mình một nỗi buồn da diết. Nhưng cũng không thể phủ nhận được sự lãng mạn trong đó.

Tác giả: Huỳnh Minh Nhật

Khi chiều về thăm thẳm cuối trời xanh
Mây tim tím giăng giăng đầy hối hả
Lồng ngực đập phập phồng nghe rất lạ
Hồn chông chênh rơi rớt nỗi mặn mà

Ngày hôm ấy phố thẫn thờ trông ngóng
Hạ lạnh lùng mưa tiễn bước em đi
Thu dằng dặc một trời vàng võ khóc
Gió nặng nề xao xuyến cánh thiên di

Từ ngày ấy sầu đằng đẵng nghìn thu
Bóng chiều loang in sương khói mịt mù
Ta ngơ ngác một hồn thu xơ xác
Tình liêu xiêu mỏi rũ sợi yêu rung

Để chiều nay tơ nắng rớt rơi đây
Giữa mênh mông thương nhớ rụng vơi đầy
Bóng hoàng hôn ngại ngần thôi ráng đỏ
Đã muộn màng… giữ lấy… cánh chim bay…

1001 bài thơ tình cuối mùa thu pha lẫn chút xót xa nghẹn ngào

Mùa thu đến lá trong vườn đã rụng
Lá vàng bay, bay theo gió. Ngoài đồng
Phía xa xa, ngay sát rìa thung lũng
Đang khoe mình, đỏ rực cả hàng phong

Anh khẽ nắm tay em, một lúc
Buồn và vui, lẫn lộn giữa trời chiều
Anh nhìn em và khóc vì hạnh phúc
Vì vụng về không biết nói anh yêu

Mùa thu khóc như một bà goá phụ
Trong áo quần đen, u ám con tim…
Hồi tưởng lại những lời xưa của chồng
Rồi bật khóc và không thôi nức nở.

Cứ như thế, cho đến ngày tuyết nhẹ
Chưa tỏ lòng thương với đau khổ của nàng
Cả hạnh phúc và cay đắng, lãng quên
Ở đời này là chuyện không chút dễ.

1001 bài thơ tình cuối mùa thu pha lẫn chút xót xa nghẹn ngào

Mùa thu còn mảnh dẻ
Khép minh trong lá gầy
Có phải thu thật đấy?
Em ngơ ngẩn nhìn cây

Tình yêu đến trong tay
Hồn nhiên như ngọn gió
Em nào uống rượu say
Sao giờ còn bỡ ngỡ

Thu đến như lá cỏ
Thấm mát đôi bàn tay
Có tiếng ai nho nhỏ
Hát trong vườn chiều nay

Như bên mình có ai
Em đi giữa đường phố
Vài chiếc lá me khô
Hôn trên bàn tay nhỏ

Thành phố như chú bé
Trong chiều thu dịu dàng
Em đôi chân chim nhỏ
Giữa lòng anh thênh thang

Không gian nắng bỗng vàng
Ngàn sao bay trong mắt
Đâu đó chim hót vang
Chiều mở toang lồng ngực

Trên mây một chú thỏ
Nghêng đầu ngó vu vơ
Anh như giòng chữ “nhớ”
Mở đầu một trang thơ

Anh có là mùa thu
Cho em giấc ngủ hiền
Trong vòng tay đan kín
Xỏa dòng tóc bình yên

Thơ: Phú Sĩ

Thu bỡ ngỡ nhớ người nơi phương ấy
Khúc giao mùa lặng lẽ thổi tình say
Biết giờ này khi man mác heo may
Người có mộng trong đêm dài tỉnh giấc

Mong cánh nhạn mang theo lời thổn thức
Gửi nỗi lòng da diết những tình thơ
Rằng thu sang ai đó vẫn đợi chờ
Sao người vẫn ngẩn ngơ trong tĩnh lặng

Thu lơ đãng gieo đời ta sầu lắng
Cánh chim chiều tia nắng chẳng còn theo
Người ra đi bỏ lại bến quê nghèo
Bao trăn trở ánh trăng treo đầu ngõ

Thu gọi mãi người ơi nơi xa đó
Hãy chạnh lòng khi chiếc lá vàng rơi
Dầu bước chân biền biệt chốn mù khơi
Câu ân ái đò ơi đừng quên bậu!

Hai phương đó dãi dầu trong ấm lạnh
Buổi giao mùa hiu quạnh cũng như nhau
Cùng xuyến xao khi tiếng sáo dạt dào
Gọi tình yêu theo châu về hợp phố.

1001 bài thơ tình cuối mùa thu pha lẫn chút xót xa nghẹn ngào

Thơ: Vân Nguyễn

Vẫn còn đây những con phố thân quen
Bao kỷ niệm đêm chong đèn nhớ lại
Hạ đã qua gió thu về e ngại
Rớt bên thềm mềm mại ngón tay đan

Thu đến gần heo may lạnh miên man
Như quyến rũ lá vàng vương ngõ vắng
Một chút mơ khi đường chiều nhẹ nắng
Công viên buồn im lặng buổi hoàng hôn

Thu đã sang làm xao xuyến tâm hồn
Ngắm chiếc lá dạ bồn chồn đến lạ
Có phải chăng tiếc mưa ngâu nắng hạ
Đang chuyển mùa vội vã bến thời gian

Tựa lòng em mãi thương nhớ ngập tràn
Bao khoảnh khắc mơ màng ngày gặp gỡ
Để cùng anh chiều thu nhiều nhung nhớ
Bước bên đời không lỡ chuyến đò xưa.

Mùa thu bình yên

Thơ: Phú Sĩ

Ta thả hồn theo cơn gió hiu hiu.
Bỗng nghe lòng sao bình yên đến lạ
Cuộc sống số nơi phù hoa đô hội
Chút heo may cuốn trôi hết muộn phiền

Ta tìm mình trong một sáng bình yên
Cơn mưa nhẹ ru miền xa thương nhớ
Gió chớm lạnh xua đi ngày hoang vỡ
Thuở xa rồi duyên nợ vẫn chờ nhau

Ta mãi nhìn cánh chim dạo xa xôi
Cà phê đắng màn sương còn bốc khói
Kỷ niệm xưa dĩ vãng còn nhắn gởi
Lá vẫy chào vọng gợi tiếng yêu thương

Ta nghĩ đời với bao nỗi vấn vương
Hoài niệm mãi một thời hương dĩ vãng
Ta chẳng nhớ hay muộn màng hối tiếc
Hương ngọt ngào lưu luyến quyện hồn ta

1001 bài thơ tình cuối mùa thu pha lẫn chút xót xa nghẹn ngào

Ừ nhỉ… Mùa Thu rồi
Lá vàng tóc em tôi
Ngược dòng thơ năm ấy
Lòng xao xuyến bồi hồi

Mùa Thu qua hồn tôi
Như tình qua ngõ tối
Hơi thở nghe vồi vội
sầu dâng tím làn môi

Toà lâu đài xa xôi
Chưa hẳn là đã mất
Bao đắng cay chớp giật
Có thể bật thành người

Trái tim anh còn lửa
Và giông bão cuộc đời
Trong tay em còn sóng
Lùa dần về biển khơi…
Mùa Thu ơi…chơi vơi …

Mùa thu mang theo trong mình chút lãng mạn. Nhưng những bài thơ tình cuối mùa thu cũng không kém phần đau thương. Bởi mùa thu đẹp là thế nhưng rồi cũng sẽ phải chia tay. Hay mối tình dù ngày đầu gặp gỡ nhưng cũng sẽ đến lúc chia xa. Đó là lý do tại sao những bài thơ tình cuối mùa thu lại mang nỗi niềm hoài cổ như vậy.

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu

Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô?
Thơ Trái tim mùa thu
Bởi quả tim chia hai phần phải, trái
Em ở đâu mà tim nhói đau hoài

Trước mùa thu đành lựa lời nói dối
Những buổi chờ giọt gõ suốt trên vai
Nên tim vốn chứa trăm nghìn kiểu đập
Người thoáng qua tim loạn nhịp mưa rơi

Dáng khuất nẻo tim gầy như áp thấp
Đến thu nào tim sẽ một lần ngơi?

1001 bài thơ tình cuối mùa thu pha lẫn chút xót xa nghẹn ngào

Thơ: Nguyễn Hữu Nghị

Thu đã về đón những đợt mưa ngâu
Ở phương xa em nào đâu có biết
Anh giờ đây… đang nhớ em da diết
Thử hỏi rằng em có biết không em ?

Thu đến rồi, sao lòng thấy buồn thêm
Vì tình mình chẳng êm đềm xuôi mái
Anh một nơi… em tận miền xa ngái
Bao tháng ngày cứ mãi mãi cách xa .

Ơn cao xanh cám cảnh chuyện đôi ta
Nhủ lòng thương làm mưa sa bão táp
Tạo cho anh có thời gian phúc đáp
Bài thơ tình ấm áp gửi trao em .

Em yêu ơi ! Hãy cứ gắng chờ xem
Thần thiên sứ sẽ đem tình yêu đến
Đưa thuyền lạc, đã bao ngày vào bến
Dắt ông Ngâu… sáp đến với bà Ngâu .

Tình đôi mình cũng có khác gì đâu
Cả năm trời may gặp nhau một bận
Hãy cứ vui … em ơi ! đừng ân hận
Vì tình mình lận đận bởi yêu xa …

Thơ: Phú Sĩ

Ta cứ ngỡ em mang nỗi nhớ
Gửi vào thu mong đợi thiết tha
Trách sao cơn gió điệu đà
Để lòng man mác vọng xa chờ người

Thu đã tới sao người xa vắng
Bến sông buồn tĩnh lặng chiều rơi
Vẳng đưa câu hát buông lời
Thuyền ai xa khuất chơi vơi xuôi dòng

Ta cứ ngỡ thu về dệt mộng
Nắng nhuộm vàng xua mảnh tình đông
Nghiêng nghiêng mây dệt áo hồng
Tình nồng duyên thắm tơ lòng trao nhau

Nào ai biết người bao cách trở
Mấy mùa thương dang dở tình tôi
Giờ hoa đã nở bên đồi
Duyên nồng chưa bén đã trôi phương nào

Thu có giấu em vào trong đó
Để thẩn thờ anh bỏ vào tim
Đêm đêm trong mộng anh tìm
Dáng nàng thu cũ nỗi niềm anh mơ.

1001 bài thơ tình cuối mùa thu pha lẫn chút xót xa nghẹn ngào

Em có nhớ màu thu yêu lần cuối
Đượm màu buồn hờn tủi ánh hoàng hôn
Bước bên nhau mà lạc lỏng trong hồn
Bởi ngày mai chỉ còn hai lối rẽ

Em có nhớ từng lá vàng rơi nhẹ
Thoáng nao lòng em khẽ nép bên anh
Biết sau này đường về lắm mong manh
Có ai để tựa nương ngày sương lạnh

Thu từ ấy trong anh buồn xa vắng
Chút hanh vàng khoảng lặng hững hờ buông
Ngày em xa mùa thu cũng chẳng còn
Thương em lắm màu son phai nhạt mãi

Em có nhớ nơi này khi nắng trải
Sưởi ấm lòng qua tê tái chiều đông
Cà phê sầu quán cũ nép bên sông
Anh thẩn thờ nghe điệu đàn lạc giọng

Thu ước mộng anh mơ ngày trở lại
Đón em về bến đợi chẳng còn xa
Ta bên nhau nhặt lá rụng mùa qua
Ghép hương yêu tình ca ngày ước hẹn.

Một mùa thu tóc rối
Còn hoài trên môi em
Khi anh đến cạnh bên
Nâng cằm rồi chạm khẽ
Một mùa thu thật nhẹ

Chim lượn cánh bên hồ
Hoàng hôn chẳng buồn nhô
Chiều nghiêng nghiêng tĩnh lặng
Một mùa thu nhạt nắng

Lá đổ ngập con đường
Nhuộm khoảng trời yêu thương
Bằng màu vàng tinh khiết
Một mùa thu mải miết

Đuổi theo một mùa thu
Anh đi xa biền biệt
Giăng mắt thu mịt mù
Hồn thu nay ở lại
Trên năm nhánh tay thon

Đưa tình vào dĩ vãng
Thu chết trong mỏi mòn

1001 bài thơ tình cuối mùa thu pha lẫn chút xót xa nghẹn ngào

Tác giả: Xuân Quỳnh

Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má
Hơi lạnh qua bàn tay

Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ

Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may

Nắng ngã vàng mong nhớ
Ai chờ ai mùa thu
Bên thềm hoa nở biếc
Áo chiều xa sương mù

Một lời sao chẳng ngỏ
Ngày muộn rồi qua mau
Mưa giăng mờ dốc phố
Trên môi ai giọt sầu

Khúc quanh nào khuất nẻo
Sông nước trôi niềm đau
Nhịp cầu suông bến vắng
Ðêm lạnh gió ngang đầu

Ðã bao mùa lá rụng
Trong tim người lãng du
Sao mùa xuân đến chậm
Cho buồn lá rừng thu

1001 bài thơ tình cuối mùa thu pha lẫn chút xót xa nghẹn ngào

Tác giả: Huỳnh Minh Nhật

Phố đứng rầu rầu khóc chiều sang
Hoàng hôn lớp lớp phủ lá vàng
Tôi về phố cũ thưa thưa vắng
Xơ xác bên lề vạt nắng hoang

Tôi vẫn về đây mỗi ngày ngày
Tháng tháng trả về những hôm nay
Thời gian xuôi ngược mênh mông quá
Năm tháng ưu tư nỗi một ngày

Tôi về, thu đến, phố đơn côi
Nỗi niềm đơn chiếc: xác lá rơi
Thăm thẳm chân mây sầu lặng lẽ
Hoàng hôn nắng đổ rợp rợp trời

Tôi đứng đợi gì? Nhớ nhớ ai?
Chiều nghiêng nghiêng bước bóng chạy dài
Ửng vầng mây tím: buồn vô cớ!
Nghe mùa thu về rơi trên vai…

Khói thuốc rơi đầy: dáng chiều mơ!
Nửa nhớ nửa quên, gót hững hờ
Góc phố tôi qua chầm chậm lại
Như ngắm anh chàng đứng làm thơ.

Ôi thu đợi chờ, thu ước ao:
“Người ấy về đây khép áo chào”
Duyên dáng làm sao, mùa thu nhỉ?
Mới nghĩ thôi mà tim xôn xao!

Những bài thơ tình buồn mùa thu đặc sắc nhất luôn khiến trái tim bạn đọc rung động mạnh mẽ. Mùa thu với thời tiết se lạnh sẽ gợi cho bạn biết bao hoài niệm về quá khứ đã qua. Hãy cùng nhau theo dõi ngay bây giờ nhé!

Nói thế nào cũng khiến trái tim đau
Thôi cứ thế chia tay nhau lặng lẽ
Kỷ niệm xưa hãy quên đi người nhé
Yêu thương nào rồi cũng sẽ nguôi ngoai

Tình đôi mình chẳng thể có ngày mai
Mong gì nữa chuyện tương lai hạnh phúc
Nói thế nào cũng không sao thuyết phục
Tranh luận rồi lại ấm ức được thua

Cắt nghĩa thế nào cũng nhận lấy xót chua
Tổn thương nhau liệu có vừa tâm ý
Trót vấn vương đừng làm nhau khó nghĩ
Nhận được gì hay cũng chỉ đắng cay?

Chẳng còn gì thôi cứ thế chia tay
Thứ hạnh phúc đi vay thì nên trả
Kể từ đây mình thành người xa lạ
Bước ngược đường nên hóa những người dưng!

Anh quay về với góc nhỏ nơi tim
Bới kỷ niệm đi tìm hình bóng ấy
Trong ký ức còn đâu anh được thấy
Ánh mắt ai ướt vậy tím hoàng hôn

Hàng mi cong hứng giọt lệ tủi hờn
Chưa một lần nắm tay em thật chặt
Đôi vai gầy dưới chiều mưa cong vắt
Giờ chia tay…ai quặn thắt con tim

Anh quay về căn gác nhỏ ngủ im
Con đường vắng hàng cây buồn rủ lá
Có lẽ nào tình chúng mình vội vã
Để bây giờ đôi ngả đã chia ly

Bước lên xe em không nói câu gì
Anh lặng lẽ nhìn xe đi lần cuối
Màn đêm buông như là đang xua đuổi
Sợi nắng chiều về tận phía chân mây

Hôm nay là ngày giỗ cuộc tình mình
Anh về thăm nấm mồ chôn kỷ niệm
Con đường yêu vẫn ngập tràn hoa tím
Chợt bâng khuâng khơi dậy chuyện của lòng…

Ở nơi ấy em hạnh phúc lắm không
Có còn nhớ ngày này chiều năm cũ
Mình hẹn hò dưới hàng cây lá đổ
Nói muôn đời yêu mãi có nhau thôi…

Định mệnh không cho hai đứa thành đôi
Mình chia tay một chiều mưa tầm tã
Rồi em đi về phương trời xứ lạ
Anh héo sầu như chiếc lá cô đơn…

Em ra đi mang nửa mảnh tâm hồn
Anh ở lại một nửa hồn tan vỡ
Trách Cao Xanh không cho mình duyên nợ
Lụy trần ai gieo cảnh thế nhân sầu…

Từ độ em đi nắng cũng buồn
Mi tình luôn ướt nhạt nhòa sương
Có khi một mình cười đau khổ
Người tưởng kẻ điên ở bên đường…

Bàn tay năm ngón mộng còn đan
Chợt thấy lẻ loi đến ngỡ ngàng
Hồn không vẽ nổi hình dung cũ
Nên nhớ trong tim đã dần tàn…

Con đường kỷ niệm vẫn quanh co
Nay cứ nằm im muốn đợi chờ
Chẳng biết người đi mùa thu ấy
Sẽ trở về không…hay hững hờ…

Trước ngõ hàng cây tím bông rồi
Người còn cách biệt mãi xa xôi
Phải thêm bao nhiêu tình xuân lại
Thì tim mới nở đóa hoa cười…

Bàn chân muốn bước ngập ngừng buông
Để xóa ưu tư mộng vô thường
Nhưng mỗi đêm về nghe mưa khóc
Còn hoài da diết nặng tâm hồn…

Đông về lành lạnh gió heo may
Chở nỗi niềm thương đến nơi này
Kìa ai khoác cả mùa nhung nhớ
Qua cánh đồng yêu dáng hao gầy…

Có một kẻ điên đứng làm thơ
Nhặt lá vàng rơi lúc chuyển mùa
Xếp lên hàng chữ ngàn năm đợi
Cố nhân nẻo ấy đẹp lòng chưa?

Em cứ tưởng tình mình là muôn thuở
Nào hay đâu duyên nợ lỡ giữa đường
Kỷ niệm này vẫn luôn mãi vấn vương
Giờ thầm trách đời vô thường bão nỗi.

Đường vào yêu muôn đời không có tội
“Lá rớt nhiều…chẳng phải lỗi mùa Thu”
Nhìn khói sương giăng phũ kín mịt mù
Thầm lặng bước…khóc ru tình đã chết.

Mộng trăm năm ôm vết đau thấm mệt
Tình yêu buồn đoạn kết cũng về không.
Đứng bên anh…em bỗng thấy nát lòng
Buồn man mác đếm đong từng giọt lệ.

Khi còn thương đường về đâu nghĩ thế?
Đang ngọt ngào không dễ nói lời quên
Nhưng nay như bèo bỏ bến bồng bềnh
Theo con nước lênh đênh không trở lại.

Rồi mai đây tháng ngày dài khắc khoải
Lỡ chữ tình…đành phải khóc sầu duyên

Em vẫn biết chúng mình không duyên nợ
Đêm trăng tàn dang dỡ cuộc tình đau
Mộng ngày xưa như nước chảy qua cầu
Cơn Sóng giữ vùi cát sâu đáy biển

Lòng đau nhói lệ rơi chiều đưa tiễn
Kỉ niệm buồn từng chuyện cũ trôi qua
Dẫu trong tim hình bóng ấy chưa nhòa
Gạt nước mắt tháng ngày qua cay đắng

Anh nào biết ân tình em sâu nặng
Bởi em buồn chỉ thinh lặng mà thôi
Tự dối lòng trái tim hóa mồ côi
Rồi gục ngã giữa đôi dòng lệ đổ

Em lê bước chân buồn về cuối phố
Cành hoa vàng mấy độ đã tàn bông
Con đường xưa bia đá phủ rêu phong
Mưa rơi rớt nghe lòng đau tan vỡ

Thầm an ủi thôi từ đây đừng nhớ
Gửi u buồn hoang hoải với vần thơ
Bước qua nhau trên lối nhỏ tình cờ
Đành thinh lặng giấu giọt sầu li biệt

Trái tim em dẫu chẳng thể thay lòng
Nhưng sâu thẳm không nhớ mong người nữa
Lời yêu thương từng cùng nhau hẹn hứa
Rồi một ngày hai đứa sẽ lãng quên

Đến một ngày khi nhắc lại cái tên
Chẳng còn thấy thân quen như dạo trước
Cuộc sống chẳng vô cùng…ừ em biết
Nên lặng thầm chôn hết kỷ niệm xưa !

Chuyện tình buồn giờ người đã quên chưa
Dòng ký ức có dư thừa… loang lổ?
Bóng hình em từ khi nào hoen ố
Từ khi nào người thôi nhớ thôi mong ?

Em chẳng cần thứ hạnh phúc đếm đong
Chẳng tiếc nuối khi không là gì cả
Trái tim yêu đã trở nên lạnh giá
Thì mong gì những quả ngọt hoa thơm

Có thể rồi em sống với cô đơn
Thà như thế vẫn hơn tình lạc lối
Khi yêu thương đã chuyển chiều xoay đổi
Ngóng trông gì những chắp nối dối gia

Mình giờ là hai đường thẳng song song
Chữ tình ái đi đường vòng nên mệt
Người im lặng để trả lời hồi kết
Chuyện chúng ta sao giống hệt trò đùa.

Ván bài này đến phút cuối em thua
Song cửa mở gió chợt lùa vai lạnh
Sắc đã rũ em làm sao dám sánh
Chấp nhận thôi kiếp cô quạnh tủi hờn.

Đêm lại về đối diện với cô đơn
Kỷ niệm đẹp lại chập chờn vây kín
Giờ xa cách sao lòng nhiều bịn rịn
Muốn oán hờn nhưng câm nín chôn sâu

Em quay về đường cũ để làm chi
Khi chữ nợ chẳng còn gì đâu nữa
Thì thôi em như chưa lần vai tựa
Giữ lời yêu câu hứa chỉ nát lòng.

Tình cạn rồi chớ hi vọng chờ mong
Hãy thầm thả theo dòng đời trôi nổi
Chỉ tiếc thương một thời anh lặn lội
Kiếm tìm em sớm tối bước chung về.

Mình lạc loài giữa dâu bể nhiêu khê
Ôm bóng tối bốn bề đêm trống vắng
Chớ nói chi chuyện thề non biển hẹn
Rồi ước mơ như Trăng khuyết lại đầy.

Em hãy nhìn gió đẩy xuống chân mây
Vờn nhau đuổi tháng ngày bay xa mãi
Anh lặng bước thở dài không quay lại
Gánh đau thương tê tái ngẫn ngơ sầu

Chia tay anh! một chiều nơi cuối phố
Lòng xót xa nước mắt đổ thành dòng
Hết một thời hi vọng đứng chờ mong
Tình tan vỡ thấy lòng mình chua xót.

Thuở quen nhau em vẫn còn dại dột
Chuyện gối chăn cũng lỡ trót trao rồi
Chẳng trọn tình lòng bão nỗi chơi vơi
Đêm thiếu ngủ bồi hồi đâu tròn giấc.

Anh cùng em…tình mất còn gang tấc
Dù quên nhau nhưng thật sự nhớ hoài
Kỷ niệm này mãi mãi khó nguôi ngoai
Nhưng thể xác thiệt thòi em cam chịu.

Trên thế gian…còn lắm điều chưa hiểu
Nên đớn đau chẳng thiếu ở chúng mình
Trách cuộc đời! Khóc duyên nợ ba sinh
Khi đêm xuống nhớ người tình day dứt.

Giữa chiêm bao làm nức lòng tiềm thức
Nhưng xót đau bởi tình thực không còn.

Em nhớ quá….vòng tay người ấm áp
Choàng ôm em tha thiết từ phía sau
Hơi thở anh nồng ấm thật ngọt ngào
Lời yêu thương khẽ thầm thì da diết

Dẫu không chắc… tình anh là bất diệt
Nhưng tim em vẫn trao trọn cho người
Bởi em hiểu chỉ mỗi anh trên đời
Đã nguyện dành riêng cho em tất cả

Bờ môi anh nồng mơn man lơi lả
Làm hồn em bỗng chốc hóa dại khờ
Xa người rồi em chợt thấy bơ vơ
Tim run rẩy theo từng cơn mong nhớ

Bao mộng mơ… ngất ngây theo hơi thở
Rồi ngẩn ngơ ước cùng anh sum vầy
Vui bên nhau trọn hạnh phúc đong đầy
Người yêu hỡi hãy nhanh về anh nhé!

Giữa phố đông… em thấy mình nhỏ bé
Quá lẻ loi… lạc lõng dưới mưa buồn
Về đi anh… kẻo dòng lệ em tuôn
Được bên anh… đối với em…đã đủ.!

Trên đây là những bài thơ tình cuối mùa thu hay nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn. Trong đó chứa đầy những xót xa, những hoài niệm. Nhất là thời điểm khi đông dần sang, nó càng thêm rõ. Chính bởi vậy mùa thu luôn nghẹn ngào. Và những bài thơ tình cuối mùa thu cũng vậy. Hãy cùng đọc và cảm nhận bạn nhé!

Những lời chúc sinh nhật hay và ý nghĩa nhất 2016 bằng tiếng anh

Một lời chúc hay trong ngày sinh nhật sẽ khiến những người xung quanh cảm nhận được tình cảm của bạn. Những lời chúc sinh nhật hay và ý nghĩa  dưới đây có thể giúp bạn để có thể tìm ra cách diễn đạt đúng nhất với tình cảm, tính cách của mình và trau dồi thêm vốn tiếng Anh.
Những lời chúc sinh nhật hay và ý nghĩa nhất 2016 bằng tiếng anh -1
– Thank you brother for all the memories of our childhood days. Without you the world would have been colorless to me. (Cảm ơn anh vì mọi kỷ niệm chúng ta từng có trong tuổi thơ. Không có anh, thế giới này thật nhạt nhẽo)

– I would be picking you as my brother every time, if I ever get any chance to pick my brother. (Anh vẫn sẽ luôn chọn em là em trai của anh nếu thực sự có cơ hội phải chọn em trai của mình)

– May be I’m the only person in the world who has found his best friend in his brother. Happy birthday. (Có thể em là người duy trên thế giới này có bạn thân nhất là anh trai mình. Chúc mừng sinh nhật)

– The person who has always guided me, for who I am and loved me the most. Happy Birthday, bro. (Người luôn giúp đỡ để em trở thành người như thế này và yêu em nhiều nhất. Chúc mừng sinh nhật, người anh em)

– I will never get tired of giving you surprises especially on your birthday. Thank you for the love and understanding. I am always praying for your good health and success. Happy Birthday my love! Looking forward for more years together. I love you! (Anh sẽ không bao giờ cảm thấy chán khi được mang đến điều bất ngờ vào ngày sinh nhật của em. Cảm ơn em vì tình yêu và sự thấu hiểu. Anh luôn mong em khỏe mạnh và thành công. Chúc mừng sinh nhật tình yêu của anh. Mong rằng chúng ta sẽ còn có nhiều năm bên nhau như thế này. Yêu em)
Những lời chúc sinh nhật hay và ý nghĩa nhất 2016 bằng tiếng anh -2
– It takes a lot of courage to let someone in into your heart. You bring the best out of me. My life will never be the same without you. A wonderful birthday to you. I love you. (Phải thật sự dũng cảm để chào đón ai bước vào trái tim em. Còn em đã khiến những điều tuyệt vời nhất của anh được bộc lộ ra ngoài. Cuộc đời anh trở nên mới mẻ vì em. Một ngày sinh nhật tuyệt vời dành cho em. Anh yêu em)

– Kids are supposed to make their parents proud but I am proud to tell people that you are my Mom. Happy Birthday. (Những đứa trẻ được dạy phải khiến bố mẹ tự hào nhưng con tự hào khi được nói rằng mẹ là mẹ của con. Chúc mừng sinh nhật mẹ)

– On this day the best angel from the heaven was born in this world and later she became my lovely mom. I’m so grateful to you. Happy birthday, mama. (Vào ngày này, một thiên thần tuyệt vời nhất từ thiên đường được được sinh ra và sau đó hóa thân thành người mẹ yêu quý của con. Con biết ơn mẹ rất nhiều. Chúc mừng sinh nhật mẹ)

– All the wonderful celebrations are waiting for you, because it’s the birthday of the most beautiful lady in this entire universe. Love you mom, happy birthday. (Những sự kiện tuyệt vời nhất đang chờ đợi bởi hôm nay là ngày sinh nhật của người phụ nữ xinh đẹp nhất thế gian này. Con yêu mẹ, chúc mừng sinh nhật mẹ)

– I am lucky that I was given the best father in the world, a father who truly loves me with all of his heart. Happy Birthday, dad! (Con may mắn khi được ban cho người cha tuyệt vời nhất trên thế giới, một người dành trọn trái tim để yêu con. Chúc mừng sinh nhật, bố)

– Love and laughter are two of the best things that you have given me, dad! Thanks, happy birthday! (Tình yêu và tiếng cười là hai điều tuyệt nhất mà bố đã mang đến cho con. Con cảm ơn và chúc mừng sinh nhật bố)
Những lời chúc sinh nhật hay và ý nghĩa nhất 2016 bằng tiếng anh -3
– Daddy, your unconditional love has helped me to feel safe, warm and secure. Thank you for everything, Happy Birthday! (Bố, tình yêu vô điều kiện của bố đã luôn giúp con cảm thấy an toàn, ấm ấp và yên tâm. Cảm ơn vì mọi thứ, chúc mừng sinh nhật bố)

– I promise I will stay the same loving husband for you. Happy birthday to my beautiful wife. Stay happy always. (Anh hứa sẽ luôn dành một tình yêu của một người chồng cho em. Chúc mừng sinh nhật vợ xinh đẹp của anh. Luôn hạnh phúc em nhé)

– My love, there is no other than you. I wish you more birthdays to come. I am here to say I love you. Happy Birthday! (Tình yêu của em, không ai có thể hơn được anh. Em ước có nhiều ngày sinh nhật như thế này hơn nữa. Em ở đây để nói em yêu anh. Chúc mừng sinh nhật)

Trên đây là những lời chúc sinh nhật hay bằng tiếng anh mang nhiều ý nghĩa nhất mà chúng tôi đã tổng hợp cho các bạn. Chúc cho những ước mơ rực rỡ nhất của bạn đều có thể thực hiện được. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và hữu ích, hãy LIKE hoặc SHARE để mọi người cùng đọc nhé ^^

Gửi mẹ mùa xuân

Gửi mẹ mùa xuân

Tác giả: Kim Tuấn

Tết này chắc con thôi leo núi
Đêm ngủ rừng thôi ngó trời xanh
Sớm mai qua núi tay kiềm súng
Đã xa xôi như thế cũng đành

Tết này ngưng chiến lo đồn trại
Đêm gác chòi cao nhìn núi cao
Lửng lơ dăm bóng đèn soi sáng
Mưa dưới đồi xa khuất chiến hào

Chiến hào đêm lạnh run cơn gió
Lá động cành trơ và khói sương
Co ro trong áo tay ghì súng
Lửa ngút trời xa bãi chiến trường

Tết này thêm chút tiền lương lính
Có dăm trăm bạc gửi quê nhà
Mẹ mua thêm gạo ăn qua Tết
Con ở rừng cam khổ cũng qua

Con ở rừng ăn Tết cá khô
Có cơm gạo sấy kiếp sông hồ
Khi vui chung bạn dăm chai đế
Khi chết nằm yên dưới nấm mồ

Tết này Tết nữa chưa yên giặc
Chắc mai chắc mốt có hòa bình
Con nghe nói thế con tin thế
Phương này như cũ vẫn phiêu linh.

Top 10 Bài văn phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh hay nhất

Top 10 Bài văn phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh hay nhất

Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của nữ sĩ Xuân Quỳnh được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” năm 1968. Bài thơ đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ
của tuổi thơ với tình cảm bà cháu, qua đó thể hiện tình cảm gia đình và tình yêu quê hương sâu sắc. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích “Tiếng gà trưa” mà phongnguyet.info tổng hợp trong bài viết sau để cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm này.

Bài văn phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh số 1

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thích. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thơ đầu tay Tơ tầm – Chồi biếc (in chung – 1963), Xuân Quỳnh gây được sự chú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

Bài thơ “Tiếng gà trưa” được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn.

Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu. “Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước.

Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ.

Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà cũ nhảy ổ

Cục… cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhở đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo.

Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng: Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.

Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, cái áo cánh chúc bầu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiều hạnh phúc,

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Bài văn phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh số 2

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc của nền văn học hiện đại. Bà thường viết về những gì bình dị gần gũi trong đời sống thường ngày. Thơ của bà thường có giọng điệu sôi nổi trẻ trung mạnh bạo và giàu chất trữ tình. “Tiếng gà trưa” được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ thể hiện tình yêu thương tổ quốc, quê hương trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu.

Được làm theo thể thơ 5 chữ có sự biến đổi linh hoạt. Cách gieo vần liền ở những câu 2, 3 xen kẽ là vần dãn cách. Thể thơ này thích hợp kể lại kí ức và kỉ niệm.

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Tiếng gà cục tác buổi trưa để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người chiến sĩ nó gắn với kỉ niệm sâu sắc tuổi ấu thơ, chính vì vậy trong vô vàn âm thanh của làng quê, người chiến sĩ nghe thấy rõ nhất là tiếng gà cục tác. Vào một buổi trưa hè tại một làng quê vắng vẻ, trên đường hành quân người chiến sĩ được tiếp sức từ tiếng gà trưa.

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”.

Điệp từ “nghe” được đặt ở 3 câu đầu liên tiếp để nhấn mạnh giàu cảm xúc mà tiếng gà trưa đem lại: Với lối ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác thay cho thị giác. Tiếng gà trưa đã làm xao động cả không gian làm xao động cả lòng người. Tiếng gà trưa làm thức dậy cả những kỉ niệm tuổi thơ.

Cách hiểu nghĩa của cả hai câu thơ “Nghe xao động nắng trưa”, “Nghe gọi về tuổi thơ” thiên về nghĩa bóng thì câu thơ “Nghe bàn chân đỡ mỏi” thì thiên về nghĩa đen. Cách đảo trật tự ở các câu không giống nhau làm cho âm điệu các câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả sự bồi hồi xao xuyến của tâm hồn. Tiếng gà trưa được cảm nhận từ nhiều giác quan bằng cả tâm hồn.

Những câu thơ mở đầu không có ẩn ý hoàn toàn giản dị như một bài đồng dao nhưng nó làm cho lòng người đọc nhẹ lại vì sự trong trắng sinh động và thân thiết. Những kỉ niệm tuổi thơ sau mỗi câu thơ “Tiếng gà trưa” lại gợi lên kỉ niệm:

“Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái tơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng”.

Sau một câu kể là một câu tả, câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp lại từ “Này” là từ dùng để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng. Các tính từ “hồng”, “trắng”, “óng” đều là gam màu tươi sáng gợi lên bức tranh đàn gà lộng lẫy tác giả còn sử dụng biện pháp so sánh “Lông óng như màu nắng” gợi lên vẻ đẹp rực rỡ.

Tác giả tạo ra điều bất ngờ trong bài thơ không miêu tả tiếng gà trưa mà nói đến sự xuất hiện bất ngờ “ổ rơm hồng những trứng” đó là phép lạ mà tiếng gà trưa đem lại.

Bài văn phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh số 3

Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ viết về những kỉ niệm tuổi thơ thân thương gắn với người bà mà tác giả vô cùng yêu quý. Tiếng gà trưa không chỉ gọi về tuổi thơ mà còn làm bừng sáng cả hiện tại và tương lai bởi tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước.

Cũng như nhiều tác phẩm đã được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, bài thơ này cũng hướng vào chủ đề chung của văn học thời kì này: lòng yêu nước và cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Vì thế, tác phẩm có nhiều kỉ niệm riêng của nhà thơ nhưng hình tượng nhân vật trung tâm lại là người chiến sĩ đang trên đường hành quân ra tiền tuyến. Cái tôi riêng của người nghệ sĩ hòa cùng cái ta chung của cả thế hệ, cả dân tộc một cách tự nhiên, vừa gần gũi, vừa cao cả, thiêng liêng, lay động lòng người.

Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ việc nghe thấy tiếng gà nhảy ổ khi dừng chân bên xóm nhỏ trên con đường hành quân ra trận. Tất cả được gọi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường – tiếng gà mái cục tác trong buổi trưa. Tiếng gà đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ: Tiếng gà trưa gắn liền với những con gà mái mơ, gà mái vàng của tuổi thơ ấu.

Tiếng gà trưa gắn liền với người bà rất mực yêu thương và chăm lo cho cháu. Tiếng gà gắn với mơ ước bé nhỏ có được một bộ quần áo mới để đón tết từ tiền bán gà. Tiếng gà trưa cùng với người chiến sĩ hành quân vào cuộc chiến, khắc sâu thêm tình cảm tha thiết dành cho quê hương đất nước.

Xóm nhỏ là xóm nhỏ nào trên chặng đường hành quân không mệt mỏi, người đọc không biết và tác giả cũng không nói rõ. Chỉ có tiếng gà là rất thực, rất đời, rất thân thương và gần gũi, khiến cho người chiến sĩ ấy xiết bao xúc động. Tiếp sau đó điệp từ “nghe” nối tiếp nhau, được nhắc lại ba lần như những dự báo kì diệu của tiếng gà.

Tiếng gà làm xao động, làm dịu bớt đi cái oi ả buổi ban trưa, xua tan nỗi mệt mỏi bước chân người chiến sĩ và đánh thức những kỉ niệm ngọt ngào thời thơ ấu, đưa các anh sống lại những năm tháng tươi đẹp, hồn nhiên nhất của cuộc đời. Đoạn đầu mở ra không khí rất đỗi thanh bình, trái ngược hẳn với những đau thương mất mát mà hàng ngày, hàng giờ những người lính phải đối mặt, đương đầu.

Sau tiếng gà nhảy ổ ở hiện tại, sang khổ 2, 3, 4 đã gọi về những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ. Ba khổ thơ, cùng điệp từ tiếng gà trưa, khiến những kỉ niệm thân thương và đẹp đẽ cứ thế ùa về. Qua các câu thơ chúng ta như được cùng người chiến sĩ ấy sống những ngày tháng êm đềm trong tình yêu thương của bà. Tuổi thơ ấy được dệt lên bởi những kỉ niệm về những chị gà mái mơ, gà mái vàng, về chuyện nhìn gà đẻ bị bà mắng yêu, về hình ảnh bà khum soi trứng, về tấm lòng chắt chiu, âu yếm của bà và nỗi khao khát có được quần áo mới.

Càng đọc, những rung động tha thiết về tuổi thơ trong trẻo càng dâng lên tha thiết. Qua những dòng thơ êm nhẹ, thánh thót như những nốt nhạc trong veo, hình ảnh người bà hiện lên thật đẹp đẽ, hiền từ như một bà tiên. Bà đã dành tất cả sức lực và tình yêu cho đứa cháu nhỏ, đã tần tảo, chắt chiu, chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con như nâng đỡ hạnh phúc, mơ ước nhỏ bé và giản dị của đứa cháu thơ dại.

Hình ảnh đứa bé xúng xính, sột soạt trong bộ quần áo mới nghe sao mà cảm động đến nao lòng. Đấy đâu chỉ là một bộ quần áo mới biết kêu sột soạt mà còn là nỗi sung sướng và cảm động của đứa cháu, mà còn là niềm hạnh phúc, là tấm lòng chan chứa yêu thương của bà dành cho cháu.

Sau tiếng gà trưa lần thứ 4, người lính hướng hẳn vào trong tâm tưởng để giãi bày lòng mình. Bằng cách biểu đạt này, nhà thơ vừa bày tỏ được nỗi nhớ da diết về người bà ở phương xa, vừa bộc lộ được nhận thức của mình về trách nhiệm của người cầm súng.

Xuân Quỳnh đã sử dụng thể thơ ngũ ngôn với sự sáng tạo linh hoạt. Điệp ngữ: tiếng gà trưa, nghe kết nối các phần của bài thơ và điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng. Lời thơ vô cùng xúc động.

Tiếng gà trưa trở thành tiếng nói của quê hương, của những người ruột thịt, của cả dân tộc và đất nước lúc bấy giờ, giục giã người cầm súng. Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng của bài thơ đã được mở rộng, hướng tới tình yêu đất nước, nhắc nhở những người chiến sĩ cầm chắc tay súng tiến lên chống kẻ thù xâm lược bảo vệ sự bình yên cho gia đình, cho quê hương đất nước, cho những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của tuổi thơ.

Bài văn phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh số 4

Từ lâu ta đã biết đến tiếng thơ vừa sôi nổi vừa đằm thắm mà tha thiết, trong sáng của Xuân Quỳnh, nay đến với Tiếng gà trưa lại một lần nữa ta bắt gặp điệu cảm xúc ấy. Bài thơ là sự bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước chân thành, sâu lắng của nhà thơ qua hình tượng tiếng gà trưa. Đó là âm thanh gọi về những kỉ niệm, những cảm xúc thiêng liêng và nơi chốn bình yên cho tâm hồn con người.

Tiếng hà trưa là âm thanh giản dị, quen thuộc của làng quê Việt. nó gợi về cuộc sống yên ả, sự lao động yên vui, ấm áp của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Ở đây, bằng những cảm xúc mới mẻ, nồng nàn rất riêng Xuân Quỳnh đã thổi vào thứ âm thanh ấy một vẻ đẹp rất thiêng liêng của những cảm xúc ấu thơ của người lính hành quân. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân.

Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào. Với ý nghĩa như vậy, tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

“Cục…cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”.

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quả trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc.

“Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.”

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

“Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.”

Nổi bật qua suốt những câu thơ ấy là hình ảnh người bà chắt chiu, giành giụm yêu thương cháu. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà tốt giúp cháu có những bộ quần áo mới, dù nó chỉ nhỏ thôi những mà thấm thía biết bao nhiêu.

Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

“Ôi cái quần chéo go,

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiều hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.”

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu. Tiếng gà trưa, đâu chỉ là âm thanh của một con vật vô tri mà nó là tiếng gọi của tuổi thơ, của yêu thương hồng, là những âm thanh của kí ức tươi đẹp, trong sáng đã theo cháu suốt một đời. nó cứ ám ảnh, âm vang day dứt mãi trong lòng nhà thơ, trong những giấc mơ tuổi nhỏ.

Âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức đứa cháu nhỏ, đầy dịu dàng mà xúc động thiêng liêng vì nó gắn với tình bà cao cả. Đó cũng là lí do để người cháu sống cống hiến:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Điệp từ “vì” được lặp lại 4 lần liên tiếp nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Đó là vì tổ quốc thân thương, vì xóm làng que thuộc nơi chôn rau cắt rốn của tuổi thơ, nhưng đất nước quê hương vô cũng vô tận, mênh mông ấy cũng chỉ mãi hữu hình trong dáng bà thầm lặng hi sinh, gắn với âm thanh của tiếng gà trưa quen thuộc. Hai tiếng “bà ơi” vang lên nghe mới tha thiết mà đằm thắm làm sao, nó vừa xúc động thiêng liêng, vừa bỏng sôi mãnh liệt.

Giống như nó được chực trào ra từ tận đáy lòng thổn thức không thể kìm lòng. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

Qua đây thấy được tình cảm tiền tuyến hậu phương của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến, gian khổ có thể làm mệt mỏi, bom đạn có thể hủy diệt mọi thứ nhưng những tình cảm về bà, về những kỉ niệm ấu thơ cùng tiếng gà trưa không bao giờ chết mà vẫn còn nguyên lửa, vẫn cứ dâng dâng trong lòng người.

Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một nốt trầm sâu lắng, da diết của người lính trên bước đường hành quân gian khổ, nhưng tiếng gà ấy còn là tên gọi khác của kỉ niệm, của hồi ức, của tình bà cháu thiêng liêng bất diệt. với cách sử dụng linh hoạt điệp từ, các hình ảnh giản dị mà xúc động, Xuân Quỳnh đã truyền tải được thật chính xác lòng mình tới độc giả.

Bài văn phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh số 5

Theo thời gian, mọi thứ luôn có thể thay đổi theo quy luật năm tháng nhưng có lẽ có một điều không bao giờ thay đổi đó là những rung động do kỉ niệm tuổi thơ đem lại mà mỗi người đều có. Đối với Xuân Quỳnh kỉ niệm ấy là tiếng gà “cục…cục tác cục ta” của những năm tháng sống êm đềm bên người bà kính yêu. Từ những tình cảm tha thiết mến yêu bà, người đọc cảm nhận sâu sắc tình yêu quê hương đất nước mà nhà thơ muốn gửi gắm.

Bài thơ được sáng tác vào năm 1968, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt và gian khổ, trong hoàn cảnh đó, nhà thơ đã chọn cho mình một điểm gợi cảm xúc đó là trên con đường hành quân:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Như một lời kể về chuyến hành trình bắt gặp cảm xúc, trên con đường hành quân, khi đi qua một xóm nhỏ, nghe tiếng gà vọng ra, vọng về cả một vùng trời bâng khuâng xúc cảm. Tiếng gà ấy vừa vang lên thì:

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Từ “nghe” được điệp lại ba lần đặt ở đầu ba câu thơ như bật lên niềm xúc cảm xao xuyến bâng khuâng khó tả của lòng người. Tiếng gà dường như có một sức mạnh ghê gớm khiến cho chỉ vừa cất lên đã làm cho nắng ngả phải xao động hay có lẽ chính là lòng người xao động làm cho nắng nhìn như ngả sang.

Chỉ cần nghe được tiếng gà ấy mà bao nhiêu mệt nhọc trên con đường hành quân như tan biến hết bởi kí ức tuổi thơ theo tiếng gà ùa về đã làm cho bàn chân vơi mỏi. Khi ấy, mọi hình ảnh của tuổi thơ như ùa về trong tâm trí tác giả:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng:

– Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Kỉ niệm tuổi thơ bên bà là những cô gà mái mơ “khắp mình hoa đốm trắng” cùng “lông óng như màu nắng”. Rồi cả tiếng bà mắng nhìn gà đẻ sẽ lang mặt đều là những hình ảnh không thể nào phai nhòa trong kí ức Xuân Quỳnh. Kỉ niệm ấy còn là tình cảm chắt chiu thầm kín của bà:

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Hình ảnh người bà “tay khum soi trứng” thật đẹp, thật hiền từ, đó là hình ảnh của một người bà tần tảo, chu đáo sớm hôm lo cho đàn gà đẻ trứng và cũng là lo cho gia đình thân yêu.

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh chúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Mọi hi vọng bà đều đặt vào đàn gà, bà lo trời sương muối, đàn gà không chịu được và chỉ mong cuối năm bán gà có được tiền cho cháu mua quần áo mới. Có lẽ hình ảnh của những bộ quần áo được đổi bằng tiền bán gà, đổi bằng những tần tảo sớm hôm của bà vô cùng đặc biệt, đó là chiếc quần chéo go rộng đến quét đất, rồi chiếc áo chúc bâu rộng thùng thình, khi đi lại nghe sột soạt.

Tất cả những món ấy tuy bình dị mà hết sức thân thương, trìu mến, đó không chỉ là cái quần, cái áo mà còn là công sức, tình cảm yêu thương của người bà thầm lặng cho cháu. Tình cảm ấy luôn được ẩn giấu trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng

Và từ tình cảm gia đình cụ thể, Xuân Quỳnh đã khái quát lên tình cảm lớn lao rộng rãi đó là tình yêu tổ quốc:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Ta như hình dung ra tâm trạng người lính từ những kỉ niệm về tuổi thơ của mình mà khi quay về thực tại với con dường hành quân trở nên giàu lòng hăng hái với giọng thơ tràn trề sinh khí. Xuân Quỳnh đã khẳng định mục đích chiến đấu hôm nay đó là vì tổ quốc, vì bà, vì kỉ niệm tuổi thơ êm đềm của mình.

“Ổ trứng hồng tuổi thơ” không đơn thuần là những hình ảnh kỉ niệm mà còn biểu tượng cho sự êm đềm, thanh bình của một làng quê mà khi giặc Mỹ đến đã phá tan sự yên bình ấy. Và nhà thơ khẳng định mình chiến đấu hôm nay chính là vì muốn bảo vệ quê hương, bảo vệ sự yên bình của mọi mái nhà trên tổ quốc.

Bài thơ chỉ với ngôn từ và hình ảnh giản dị nhưng thật dễ đi sâu vào lòng người, ta cảm nhận rõ nét tình cảm của hai bà cháu thắm thiết hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.

Bài văn phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh số 6

Xuân Quỳnh (1942-1988) nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ như Thuyền và biển; Sóng; Tiếng gà trưa… biểu lộ một hồn thơ nồng nàn, đằm thắm dào dạt thương yêu. Bài thơ tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Tiếng gà nhà ai nhảy ổ cục…cục tác cục ta cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà là âm thanh rất bình dị, quen thuộc của làng quê bao đời nay. Với người lính, âm thanh quen thuộc ấy gây cho anh bao xúc động. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào:

Cục…cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quả trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc. Ta như thấy rất nhiều gà, rất nhiều màu sắc và lứa gà:

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Trong bức tranh gà mà Xuân Quỳnh miêu tả rất đặc biệt, ê rơm vàng óng lăn lóc những quả trứng hồng, con gà mái mơ có bộ lông đan xen các màu trắng, đen, hồng… trứng nó giống hình hoa văn mà người nghệ sĩ tạo hình chấm phá. Ánh vàng rực rỡ của con gà mái vàng, lông óng lên như màu nắng, bà cùng cháu vừa tung những hạt cơm, hạt gạo cho lũ gà ăn, quan sát những chú gà xinh đẹp đang nhặt thóc quanh sân.

Cháu cùng bà đếm từng chú gà trong vườn nhà. Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Cháu còn làm sao quên được hình ảnh Tay bà khom, soi trứng… bà “tần tảo” “chắt chiu” từng quả trứng hồng cho con gà mái ấp là cháu lại nhớ đến bao nỗi lo của bà khi mùa đông tới:

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

Ôi cái quần chéo go,

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên.

Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiều hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Trong bài thơ có ba câu thơ rất hay ổ rơm hồng những trứng; giấc ngủ hồng sắc trứng; ổ trứng hồng tuổi thơ cả ba câu thơ đều nói về hạnh phúc tuổi thơ, hạnh phúc gia đình làng xóm. Hình ảnh người bà hiện lên trong tâm trí người chiến sĩ hành quân ra trận thật đẹp.

Lưu Trọng Lư khi nghe “Xao xác gà trưa gáy não nùng” đã nhớ về nét cười đen nhánh, màu áo đỏ của mẹ hiền đã đi xa. Bằng Việt khi xa quê đã nhớ về quê qua hình ảnh người bà kính yêu. Tiếng tu hú kêu gọi hè về, nhớ bếp lửa ấp iu nồng đượm bà nhen nhóm sớm hôm. Và bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh gợi nhớ về bà qua tiếng gà xao xác ban trưa.

Bài thơ Tiếng gà trưa là bài thơ hay tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

Bài văn phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh số 7

Nhắc đến chiến tranh, chúng ta thường hình dung ra sự hiểm nguy, sự bạo tàn của khói lửa chiến tranh. Khi viết về đề tài chiến tranh, đề tài người lính thì các tác giả thường có xu hướng tái hiện lại không khí dữ dội, ác liệt của chiến tranh hay xây dựng hình tượng về những người lính anh hùng, quả cảm.

Cũng viết về đề tài chiến tranh, nhưng bằng tâm hồn nhạy cảm của người phụ nữ, Xuân Quỳnh không tái hiện lại cái dữ dội của chiến tranh mà khai thác ở khía cạnh nhạy cảm hơn, đó chính là đời sống tinh thần của con người khi ra lính. Bài thơ “Tiếng gà trưa” thể hiện sâu sắc điều này.

Ngay trong phần ở đầu của bài thơ, nhà thơ Xuân Quỳnh đã mở ra một không gian hành quân của những người lính, sau những chặng hành quân đầy mỏi mệt thì họ đã dừng chân bên một xóm nhỏ. Và tại đây, âm thanh của cuộc sống vọng lại khiến cho họ nhớ về những kí ức của tuổi thơ, cảm xúc về quê hương cũng chợt ùa về trong tâm trí:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

Cục…cục tác cục ta”

Tiếng gà nhảy ổ vọng lại từ xóm nhỏ đã có tác động mạnh mẽ đến tinh thần, cũng như tâm hồn của những người lính. Tiếng gà “Cục cục tác cục ta” quen thuộc mà vô cùng thân thương đối với mỗi con người- bởi vì nó gắn liền với cuộc sống đời thường, gắn liền với những kí ức của tuổi thơ. Bởi vậy khi nghe tiếng gà nhảy ổ thì những người lính cảm thấy những mỏi mệt của cuộc hành trình như bị xua tan, những kí ức của tuổi thơ cũng tràn về như thác lũ:

“Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Không chỉ âm thanh tiếng gà thân quen mà cả những hình ảnh mà những người lính quan sát được cũng gợi lên bao cảm xúc, đó là hình ảnh của những ổ rơm đầy ắp những quả trứng hồng. Màu sắc rực rỡ của những con gà mái hoa mơ, hay màu lông vàng óng của những chú mái vàng khiến cho bức tranh trưa hiện lên sống động và gợi ra cho chúng ta một cảm nhận, đó chính là không khí chiến trường như bị đẩy lùi về phía sau, trước mắt người đọc là bức tranh về sự sống.

“Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng”

Xúc động hơn nữa, ấm áp hơn nữa đó chính là hình ảnh, âm thanh của tiếng gà đã gợi dậy trong tâm hồn của những người lính hình ảnh của người bà đầy thân thương cùng những kí ức , kỉ niệm của hai bà cháu:

“Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng

Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lăng mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng”

Hình ảnh người bà hiện lên đầy tự nhiên như một miền kí ức chợt được gợi mở. Cũng trong không gian trưa, trong tiếng gà ấy rộn không gian có tiếng của bà “Có tiếng bà vẫn mắng”, bà đã mắng yêu đứa cháu vì nhìn những con gà đang đẻ, theo quan niệm dân gian xưa thì nhìn gà đẻ sẽ bị lang mặt, trở nên xấu xí. Bà đã nhắc nhở đứa cháu khiến cho người cháu lo lắng mà về nhà lấy gương soi. Người bà hiện lên trong chốc lát nhưng lại khiến cho người đọc cảm động khôn nguôi. Bởi trong chiến tranh vẫn ấm lên thứ tình cảm đẹp như thế, đó là tình bà cháu, tình cảm gia đình.

Bài văn phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh số 8

Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường với những rung cảm, khát vọng mãnh liệt của một trái tim người phụ nữ chân thành, đằm thắm. Thơ Xuân Quỳnh đa dạng với nhiều đề tài phong phú như tình yêu quê hương đất nước, tình bà cháu, tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi,…

Bài thơ “tiếng gà trưa” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ vừa là tiếng nói của tình cảm gia đình, vừa là câu chuyện của thời đại. Tình yêu bà gắn với tình yêu tổ quốc, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước.

Mạch cảm xúc của bài thơ luân chuyển từ hiện tại trở về quá khứ và sau cùng lại về với thực tại. Sự thay đổi về thời gian cũng chính là sự luân chuyển dòng cảm xúc của tác giả. Mở đầu bài thơ, với giọng điệu nhẹ nhàng, tự nhiên cùng lời lẽ ngắn gọn, hàm súc Xuân Quỳnh đã khiến người đọc hình dung ra câu chuyện về người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi, dừng chân nghỉ lại nơi xóm làng ban trưa, nghe thấy tiếng gà nhảy ổ và bất giác nghĩ về kỉ niệm tuổi thơ cùng người bà kính yêu của mình:

“Trên đường hành quân xa

…. Nghe gọi về tuổi thơ”

Tiếng gà trưa được mô phỏng rất cụ thể “cục…cục tác cục ta” gợi lên sự thân thương, quen thuộc đối với người chiến sĩ, nó chính là âm thanh khơi gợi niềm xúc cảm trong lòng người. Từ “nghe” được điệp lại ba lần với những hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe xao động nắng trưa, nghe bàn chân đỡ mỏi, nghe gọi về tuổi thơ” đã khẳng định sức lan tỏa của tiếng gà. Nó không chỉ làm thay đổi về ngoại cảnh, về cảm giác mà còn thấm sâu vào tâm hồn với sức mạnh đánh thức tiềm thức của tuổi thơ, gọi những cảm xúc dường như đã được ngủ quên thức dậy. Những dấu ấn tuổi thơ cùng tình cảm bà cháu chợt ùa về.

Những kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ hiện về vô cùng bình dị, hồn nhiên. Đó là hình ảnh về những ổ rơm hồng đầy trứng, con gà mái mơ hoa đốm trắng, con gà mái vàng lông óng như màu nắng. Cách gọi thân thương “này…này” cũng cách miêu tả rất chi tiết về con vật cho thấy đây đều là những hình ảnh rất đỗi gần gũi, thân thuộc đối với người chiến sĩ.

Đó còn là kỉ niệm xem trộm gà đẻ trứng, bị bà mắng rồi dại khờ lo lắng bị lang mặt. Kí ức tuổi thơ hồn nhiên, ngây ngô, sáng trong ấy là kỉ niệm không bao giờ quên đối với người chiến sĩ. Những kỉ niệm ấy còn là niềm vui của con trẻ khi được bộ quần áo mới. Sống lại những kỉ niệm tươi đẹp, hồn nhiên của tuổi thơ, người chiến sĩ như được tiếp thêm tinh thần, động lực chiến đấu.

Nhà thơ đã miêu tả rất nhiều chi tiết, những hình ảnh thân thuộc với làng quê Việt Nam, tạo nên sự gần gũi thân thương đối với mỗi người. Cùng với những kỉ niệm tuổi thơ, hình ảnh về bà cùng tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng cũng được vọng về qua tiếng gà trưa.

“Tiếng gà trưa/Tay bà khum soi trứng

…Để cuối năm bán gà/Cháu được quần áo mới.

Hình ảnh người bà tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo khó với bàn tay khum khum soi trứng, lo cho đàn gà toi khi gió mùa đông tới, mong trời đừng sương muối để cháu có được bộ quần áo mới thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc tận tâm mà bà dành cho các cháu. Tình bà cháu thiêng liêng, thắm thiết thật khiến lòng người xúc động. Ta trân quý tình bà tần tảo hi sinh để chăm lo cho đàn cháu, ta thương cảm tình cháu kính yêu và biết ơn bà.

Tiếng gà trưa không chỉ đánh thức bao kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, trong sáng, vọng về tình cảm bà cháu thiêng liêng, cao quý mà tiếng gà ấy còn mang đến bao nhiêu hạnh phúc với những giấc mơ hồng sắc trứng. Tất cả những điều ấy đã thôi thúc, giục giã mục đích chiến đấu của người chiến sĩ ngày hôm nay:

“Cháu chiến đấu hôm nay

…Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Điệp từ “vì” được lặp lại bốn lần trong một khổ thơ để nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Các anh gác bút nghiên lên đường ra trận không phải vì riêng bản thân mình mà vì tất cả, vì Tổ quốc, vì xóm làng, vì bà, vì cả tiếng gà cục tác. Các đối tượng được liệt kê theo hướng cụ thể hóa, từ mục đích cao cả, thiêng liêng, lớn lao đến những mục đích cụ thể, giản dị, gần gũi. Có thể thấy, tình cảm gia đình đã làm phong phú, sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước.

Tiếng gà trưa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ, gợi nhắc những kỉ niệm, khơi gợi những tình cảm và là động lực chiến đấu của người chiến sĩ. Mỗi lần tiếng gà trưa được lặp lại là mỗi lần ta bắt gặp một dòng cảm xúc da diết, nghẹn ngào.

Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trìu mến, da diết bài thơ “tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã gợi về tình cảm bà cháu cao quý, thiêng liêng đầy cảm động và chính từ tình cảm đó trở thành động lực để bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ dường như có một góc khuất sâu xa nào đó trong kí ức của chính tác giả được sống dậy, đó là một tuổi thơ nghèo khó, khổ cực nhưng ấm áp bên bà. Chính vì thế càng hiểu sâu bài thơ càng khiến ta xót lòng thương cảm.

Bài văn phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh số 9

“Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay. Bài thơ đã khẳng định giá trị và sức sống của nó qua thời gian. Bài Tiếng gà trưa nổi trội mạch cảm xúc và âm thanh tiếng gà ngân vang, như thả neo vào lòng người đọc. Âm thanh Tiếng gà trưa là hình tượng nổi bật xuất hiện và chiếm lĩnh toàn bộ tác phẩm.

Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà Cục.. .cục tác cục ta vang lên xao động tâm hồn người chiến sỹ trên đường hành quân ra chiến trường đánh giặc:

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục…cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Chỉ nghe một tiếng gà trưa gióng lên giữa chút thời gian ngắn ngủi mà bao nhiêu cảm xúc ùa về ào ạt, chắc chắn âm thanh đó đã chạm khắc vào tâm hồn nhà thơ ? Điệp từ “nghe” láy đi láy lại 3 lần biểu hiện sinh động nỗi xúc động trào dâng và như sợi dây vô hình níu giữ cho âm thanh tiếng gà lắng vào chiều sâu tâm linh, ngân rung nơi nốt nhớ, xôn xao gọi về kỷ niệm êm đềm, đầm ấm đã qua.

Đó là một tuổi thơ mang bao nỗi niềm, đầy thân phận: thiếu mẹ, vắng cha, sống với bà. Chỗ nương tựa chính của người chiến sĩ là người bà già nua, khắc khổ ở một làng quê nghèo. Thiếu vắng tình cảm của mẹ, của cha, người chiến sĩ được bù đắp bởi tình bà. Trong hồi ức người lính tình cảm của bà hàm chứa cả tình mẹ bao dung, đa mang, thương con hết mực, tình cha nghiêm khắc, nặng sâu.

Tấm thân gầy guộc của bà ôm trùm hết thảy mọi thứ tình cảm mà cuộc đời không ưu ái dành cho tuổi thơ người lính. Bà buộc phải dồn ghép nghĩa vụ, tình cảm, bồi đắp yêu thương cho những mất mát, thiếu hụt, tổn thất tinh thần nơi đứa cháu. Người cháu sớm nhận ra bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn đều đổ lên đôi vai mỏng mảnh, yếu ớt nơi bà.

Thương cháu bà dành tất cả tình cảm nồng đượm, lo lắng, chăm chút nhất để mong cháu nên người. Nghe tiếng gà trưa, tác giả hình dung dáng liêu xiêu của bà khum soi trứng:

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp.

Nhà thơ cũng đọc được nỗi lo lắng của bà khi mùa đông tới:

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Hiện về trong cánh đồng ký ức tuổi thơ còn là tiếng bà vẫn mắng như lời nhắc nhở, chăm chút từng ly ti, luôn giữ gìn dung nhan cháu bé. Đó chẳng phải là lời dặn dò, thủ thỉ, sự quan tâm hết mực của bà? Lời trách mắng sao mà đầy yêu thương đến thế. Tất cả như khảm vào hoài niệm ngọt ngào. Qua âm thanh tiếng gà hiện lên cuộc đời vất vả, tần tảo, chịu thương chịu khó của người bà. Nghĩa là bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ, tình cảm bà – cháu đều gắn với âm thanh tiếng gà.

Đồng hiện cùng ký ức tuổi thơ còn là hình ảnh những con gà mái vàng, mái mơ với ổ trứng hồng đẹp như tranh lụa. In đậm trong cõi lòng nhà thơ vẫn còn ôm trọn cái màu nắng lóng lánh nơi chùm lông những mẹ gà đốm trắng và kỉ niệm tuổi dại thơ tò mò xem trộm gà đẻ trứng.

Rồi những khát khao của tuổi thơ mong được quần áo mới có từ tiền bán gà. Chữ “ ôi” nghe tha thiết, đằm sâu một nỗi nhớ không nguôi về những tháng năm khốn đốn, khó nhạt nhòa. Cái âm thanh bình dị, thân quen, dân dã ấy sao bỗng trở nên thiêng liêng kỳ lạ trong tâm hồn thi sĩ khi nó gắn với tình cảm bà – cháu và tình quê hương đất nước.

Nhưng tất cả đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, là cảm xúc chân thành, gần gũi của đời sống thường nhật trong gia đình. Bề nổi bài thơ vẫn là tình cảm bà – cháu đằm thắm, sáng trong và vô vàn yêu thương trìu mến. Phần chìm, bên trong bài thơ là âm thanh tiếng gà gắn với biểu tượng của cuộc sống yên bình, hạnh phúc, tượng trưng cho ấm no, nảy nở sinh sôi, rộn ràng, nơi làng quê đông đúc, êm đềm.

Đó cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại. Bài thơ ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, kẻ thù đang tâm phá hoại cuộc sống yên lành của cả dân tộc. Khi chúng ta cầm súng đánh giặc thì âm thanh đó còn là niềm khát khao mong đợi, là ý nghĩa cao cả của cuộc chiến đấu. Mỗi khi bầu trời và mặt đất không lúc nào ngơi tiếng súng tiếng bom giặc, một chút thanh bình có lẽ cũng là niềm khát khao lớn của con người.

Âm thanh tiếng gà trở thành niềm mong đợi chung của mọi con người trong cuộc chiến. Đó cũng là tình cảm chung của thời đại, là sức mạnh chính nghĩa của dân tộc chống kẻ thù hung bạo. Bài thơ còn là lời cổ vũ động viên sức mạnh chiến đấu. Chiều sâu tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm chính là ở chỗ đó. Lắng lại lần nữa qua âm thanh tiếng gà, ta bắt gặp hình tượng tác giả với con người công dân đậm chất sử thi, đồng hiện cùng con người thế sự, đời tư được thể hiện ở phần cuối bài thơ:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Hướng hẳn về người bà để tâm sự, chủ thể trữ tình đã thông qua đó giãi bày được nỗi niềm da diết nhớ, lời yêu thương, lòng kính trọng bà và nguyên nhân của hành động ra trận. Điệp từ vì đi liền nhau, đứng đầu các dòng thơ cùng với các cụm từ khu biệt cung bậc cụ thể tính mục đích càng thể hiện rõ nội dung tư tưởng lớn lao và sâu sắc của bài thơ.

Từ âm thanh tiếng gà trưa, tác giả đã triển khai diễn biến tâm trạng trôi theo dòng chảy cảm xúc từ tình bà – cháu, từ kỷ niệm tuổi thơ về hội tụ thành tình yêu quê hương đất nước. Cuồn cuộn trong tình ruột thịt, gia đình là tình cộng đồng, dân tộc. Chúng ta chiến đấu để bảo vệ non sông gấm vóc, để gìn giữ bình yên cho mỗi ngôi nhà, cho âm thanh tiếng gà vang mãi không thôi.

Bài văn phân tích bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh số 10

Bài thơ “Tiếng gà trưa” được nữ sĩ viết vào những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ, in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968). Bài thơ có 43 câu, trong đó có 39 câu thơ ngũ ngôn, 4 câu thơ có 3 chữ. Câu thơ “Tiếng gà trưa” được điệp lại 4 lần, cứ ngân vang mãi trong tâm hồn người lính trên đường hành quân ra trận, như tiếng gọi của quê nhà thân thương.

Dòng cảm xúc từ hiện tại man mác và bâng khuâng trôi về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm cảm động về đàn gà và ổ trứng hồng, về người bà đôn hậu, đã làm sâu nặng tình yêu đất nước quê hương. “Tiếng gà trưa “ là một âm thanh đồng vọng của gia đình, của xóm làng quê, trở thành hành trang của người lính trẻ. Đoạn thơ đầu 7 câu nói về tâm trạng người chiến sĩ trên đường hành quân xa.

Tiếng gà nhà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà nhà ai nhảy ổ là âm thanh bình dị, thân thuộc của làng quê ta đã bao đời nay. Đối với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã làm “xao động” nắng trưa và cả hồn người. Như cho người lính thêm sức mạnh mới. Như gợi nhớ tuổi thơ. Chữ “nghe” được điệp lại 3 lần với sự chuyển đổi cảm giác tinh tế đã làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi:

“Cục… cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Đoạn thơ thứ hai có 26 câu thơ. Câu thơ “Tiếng gà trưa” được láy đi láy lại 3 lần, một âm thanh hiện hữu đồng vọng gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé. Nghe tiếng gà trưa, người lính trẻ sống lại, nhớ lại màu hồng trứng gà trên ổ rơm, nhớ lại đàn gà đông đúc mà bà đã tần tảo “chắt chiu”. Ta như được ngắm một bức tranh gà rất sống động, rất đẹp. Không phải là bức tranh gà Đông Hồ ngày xưa:

“Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng”

Nghệ thuật phối sắc của Xuân Quỳnh rất thần tình. Một gam màu sáng tươi mát dịu của bức tranh gà. Có màu hồng của trứng gà trong ổ trứng. Có sắc “đốm trắng” của con gà mái mơ hoa. Có “lông óng như màu nắng” của con gà mái vàng. Cấu trúc song hành đối xứng, chữ “này” điệp lại hai lần: “Này con gà mái mơ… Này con gà mái vàng…”. Ta cảm thấy tay bà, tay cháu đang chỉ, đang đếm những con gà mái tìm mồi trong sân nhà, vườn nhà thân thuộc…

Nghe tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người lính lại bồi hồi nhớ lại bao kỉ niệm về bà. Quên sao được “tiếng mắng” của bà vì tội cháu nhìn gà đẻ. Sợ bị lang mặt: “Cháu về lấy gương soi – Lòng dại thơ lo lắng”. Cháu nhớ mãi hình ảnh “tay bà khum soi trứng…”. Bà tần tảo “chắt chiu” từng quả trứng hồng “ cho con gà mái ấp”. Là cháu nhớ tới bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la:

“Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới”

Cái hay của thơ Xuân Quỳnh có lúc là ở những chi tiết nghệ thuật, tuy rất bình dị mà sống động nên thơ. Đó là cái “ổ rơm hồng những trứng “, là hình ảnh “tay bà khum soi trứng. Đó là tiếng “sột soạt” của bộ quần áo mới:

“Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quết đất

Cái áo cánh chúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

Tục ngữ có câu: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Cháu có bao giờ quên được cái quần chéo go, cái áo chúc bâu ngày xưa bà mua cho sau mỗi lần bán gà. Tình thương cháu của bà đã tạo nên hạnh phúc tuổi thơ. Trang thơ nữ sĩ đã đi vào mạch sống đời thường một cách dung dị hồn nhiên. Từ liên tưởng, nữ sĩ chuyển sang suy tưởng. Lần thứ tư câu thơ “Tiếng gà trưa” lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuổi thơ của người lính trẻ:

“Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó nhắc nhở, nó lay gọi bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận thời chống Mĩ cứu nước:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Bài thơ “Tiếng gà trưa” có 3 câu thơ hay nhất, đẹp nhất: “Ổ rơm hồng những trứng” , “Giấc ngủ hồng sắc trứng”, “Ổ trứng hồng tuổi thơ”. Tất cả đều nói về niềm vui hạnh phúc. Chữ “hồng” là tính từ, làm chức năng vị ngữ, hình tượng thơ vừa đẹp, vừa biểu cảm. Hơn 60 năm về trước, trong làn nắng mới và âm thanh đồng quê “xao xác gà trưa gáy não nùng “, thi sĩ Lưu Trọng Lư “rượi buồn” nhớ về tuổi thơ, nhớ “nét cười đen nhánh”, nhớ màu áo đỏ của mẹ hiền nay người đã đi xa.

Bằng Việt trong những năm du học ở nước ngoài, nhìn ngọn khói con tàu quê người, lại da diết nhớ về tuổi thơ, nhớ tiếng chim tu hú, nhớ bà, nhớ bếp lửa “ấp iu nồng đượm” do tay bà nhen nhóm sớm hôm. Trong bài thơ của Xuân Quỳnh, nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ lại nhớ bà, nhớ ổ trứng hồng tuổi thơ.

Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói mới về kỉ niệm tuổi thơ, về tình bà cháu chan hòa trong tình yêu quê hương đất nước. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay, tha thiết ngọt ngào. Tiếng gà trưa cũng là tiếng vọng của quê hương, là tình hậu phương của anh bộ đội trong kháng chiến chống Mĩ. Rất thơ và rất đẹp.

Hi vọng với bài viết trên, phongnguyet.info có thể giúp bạn nâng cao khả năng làm văn phân tích của mình. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài văn phân tích khác trên phongnguyet.info. Chúc các bạn học tốt.

Nhớ Em

Nhớ Em

Nhớ Em (Xuân Diệu)

Nhớ em như một vết thương
Trong lòng; như vỡ mảnh gương trong lòng.
Như cầm cốc thuỷ tinh trong
Trong tay bóp nát, máu dòng dòng sa.

Em là vui sướng của ta;
Mến yêu vô tận, em là nỗi đau,
Sống trên quả đất tìm nhau,
Nhớ em như nước xoáy sâu đập bờ.

Hỡi người yêu mến muôn xưa,
Yêu muôn sau, với bấy giờ đang yêu,
Những ai lướt sóng cưỡi triều,
Biển ân tình – có trải nhiều xót xa?

1959

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Nhớ Em” của tác giả Ngô Xuân Diệu. Thuộc tập Riêng Chung (1962) > Những Bài Thơ Thời Sự, danh mục Thơ Xuân Diệu trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!