Câu thơ tài hoa được nhiều người tìm đọc nhất hôm nay 25/04/2024

Biển như ngân dưới hồn tôi
Câu thơ nghiêng biển nghiêng trời là em ...

Biển và em - Nguyễn Khắc Thạch

Top 20 bài thơ có tổng lượt xem nhiều nhất hôm nay 25/04/2024

Đất nước

Đất nước

Thôi hãy lặng yên
Cánh đồng trên trang sách
Tiếng cuốc dưới trời mưa
Và hạt thóc lấm bùn
Ta như cỏ trên ngực trần đất nước

Thôi hãy chín đi quả xanh rơi vãi
Nắm đất nào chẳng đẫm ứa mồ hôi
Gánh lo âu vai mẹ hứng suốt đời
Lưng mẹ thắt dáng buồn sông núi cổ
Nón trên đầu, núi hoang liền ruộng vỡ
Ta nhận ra đất nước chính là người

Thôi hãy lên đường
Rừng sâu bể vắng
Những đứa con năm tháng ngóng tìm về
Nơi mắt mẹ trời xanh chưa thấy hửng
Nơi tóc mẹ trắng mưa đêm lũ úng
Mùa bão dài chưa qua

Chiếc thuyền nan câu hát lấm phù sa
Miền châu thổ bùn hoang gió cả
Cây lúa nào cháy đen mùa giặc giã
Mẹ gánh con hớt hải chạy trên đồng

Mẹ gánh con súng trận đã bao năm
Mùa loạn lạc lúa trên đồng vẫn cháy
Mẹ ơi mẹ! Ngày mai trên cỏ ấy
Đất đai mình xứ sở những loài chim
Sẽ ra đồng tất cả những trẻ em
Miền châu thổ bùn hoang gió cả

Máu của người nơi hồn tôi cuộn đỏ
Sẽ một ngày vàng chín lúa đồng ta
Sẽ một ngày từ bùn đất nở ra
Loài chim ấy với lời ca của chúng
Và mọi người sẽ rời gươm buông súng
Quay trở về nhà mình
Mùa cày vỡ đầu tiên

Con sẽ gọi: Mẹ ơi! Mẹ hãy tin
Rằng ngày ấy chúng con về trở lại
Dẫu đồng làng hiếm hoi từng vụ trái
Đất cày lên chỉ thấy sỏi và bùn
Đất cày lên bao mùa vụ nhọc nhằn
Nhưng con sẽ trở về bên mẹ

Con trở về tìm lưỡi cuốc của cha
Bao năm tháng vẫn đợi người trở lại
Giọt mồ hôi của những mùa gặt hái
Cùng yêu thương sinh nở giữa đất này
Đất đai ơi! đất nhuốm máu dân cày
Sao chỉ thấy cỏ ngút ngàn năm tháng

Thôi hãy lặng yên
Cánh đồng trên trang sách
Tiếng cuốc dưới trời trưa
Và hạt thóc lấm bùn
Ta như cỏ trên ngực trần đất nước.

Top 6 Bài soạn “Mấy ý nghĩ về thơ” của Nguyễn Đình Thi lớp 12 hay nhất

Top 6 Bài soạn “Mấy ý nghĩ về thơ” của Nguyễn Đình Thi lớp 12 hay nhất

Tác phẩm “Mấy ý nghĩ về thơ” của Nguyễn Đình Thi được ra đời vào tháng 9 năm 1949 tại Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc, sau đó được đăng trên Văn nghệ số 10 trong năm 1949. Về sau, bài viết được đưa vào tập “Mấy vấn đề về văn học”. Tiểu luận đã cho thấy quan điểm đúng đắn, mới mẻ, có chiều sâu về thơ của Nguyễn Đình Thi. Bên cạnh đó là những đề xuất táo bạo của tác giả trong hoàn cảnh năm 1949 lúc bấy giờ. Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị đến ngày nay vì sự đúng đắn trong nội dung tư tưởng, sự hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt. Tiểu luận vẫn còn giá trị thời sự, tính khoa học đúng đắn, đi vào bản chất của thơ và làm mối quan hệ chặt chẽ của thơ với cuộc sống. Mời các bạn tham khảo một số bài soạn “Mấy ý nghĩ về thơ” hay nhất đã được phongnguyet.info tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài soạn “Mấy ý nghĩ về thơ” số 1

Bố cục:

– Phần 1: Từ đầu đến “…xung quanh ngọn lửa” ⇒ Đặc trưng cơ bản nhất của thơ.

– Phần 2: Còn lại ⇒ Những đặc điểm khác của thơ.

Câu 1 (trang 60 sgk ngữ văn 12 tập 1) Tác giả lí giải những đặc trưng cơ bản của thơ khi biểu hiện tâm hồn con người

– Quan hệ giữa thơ và tâm hồn con người: thơ – con người tác động qua lại

+ Ta nói trời hôm nay… muốn làm thơ

+ Lời thơ “làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc

+ Thơ là tiếng nói đầu tiên, đụng chạm với cuộc sống

→ Tác giả nhấn mạnh mối quan hệ giữa thơ với tâm hồn con người, có sự tác động qua lại, đặc điểm của thơ khẳng định diễn tả tâm hồn con người. Thơ là phương thức biểu hiện tình cảm của con người

Câu 2 (trang 60 sgk ngữ văn 12 tập 1) Những yếu tố đặc trưng của thơ:

– Hình ảnh: hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn trong một cảnh huống

– Tư tưởng “dính liền vớ cuộc sống, ở trong cuộc sống”, “nằm trong cảm xúc, tình tự”

– Cảm xúc trong thơ: “phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn”. “dính liền với suy nghĩ”

– Cái thực trong thơ “hình ảnh sống, có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc”

Câu 3 (trang 60 sgk ngữ văn 12 tập 1)

– Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ các thể loại văn học khác ở chỗ: có nhịp điệu, có nhạc tính, ý ở ngoài lời

+ Ngôn ngữ khác (truyện kí: ngôn ngữ kể chuyện, kịch- ngôn ngữ đối thoại)

+ Ngôn ngữ thơ: cảm xúc, nhịp điệu, ngắt nghỉ, bằng trắc, trầm bổng, hình ảnh…

– Nguyễn Đình Thi trực tiếp bàu tỏ quan điểm về thơ tự do và thơ vần:

+ “Luật lệ thơ từ âm điệu đến vần đều là vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ”

+ “Tôi nghĩ rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần”

+ Định hướng cách hiểu thơ:

+ Với bất cứ hình thức nào, thơ phải diễn đạt được tâm hồn của con người hiện đại

Câu 4 (trang 60 sgk ngữ văn 12 tập 1) Nguyễn Đình Thi thể hiện tinh tế, sâu sắc về thơ:

+ Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo

+ Linh hoạt trong các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ

+ Từ ngữ đa dạng, ngôn ngữ linh hoạt

+ Bài viết gợi hình, chân thực và có quan điểm độc đáo.

Câu 5 (trang 60 sgk ngữ văn 12 tập 1) Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi còn có giá trị tới ngày nay vì:

– Con người luôn có nhu cầu thể hiện tâm tư, tình cảm, tư tưởng qua thơ ca

– Dù một số quan niệm đổi mới về thi pháp thì luận điểm cơ bản vẫn giữ nguyên giá trị

– Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi có ý nghĩa với việc định hướng sáng tạo, cảm thụ thơ ca

Bài soạn “Mấy ý nghĩ về thơ” số 2

Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả:
Nguyễn Đình Thi: ( 1924 – 2003)
Nơi sinh: Luông Pha bang ( Lào)
Quê quán: Làng Trạch – Hà Nội.
Sự nghiệp cách mạng:
Thủa nhỏ Nguyễn Đình Thi sống ở Lào
Năm 1931 ông về nước
Năm 1941 ông tham gia hoạt động cách mạng
Sự nghiệp văn học: SGK

Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 9 năm 1949 HỘi nghị tranh luận văn nghệ đã được tổ chức ở Việt Bắc.
Sự thành công của tác phẩm: Bài viết đã được đưa vào tập: Mấy vấn đề văn học.

Câu 1: Nguyễn Đình Thi lý giải như thế nào về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn của con người?

Trả lời:

Lý giải đặc trưng cơ bản nhất của biểu hiện tâm hồn con người:

Tâm hồn ta có sự rung động thơ khi nó ra khỏi trạng thái bình thường và theo sự thức tỉnh tự soi vào nó để nhận thấy đang ở một độ rung chuyển khác thường do một sự va chạm nào với Thế giới bên ngoài, với thế giới thiên nhiên, với những người khác,mà hình thành nên cảm xúc.


Câu 2
: Những yếu tố đặc trưng khác của thơ: Hình ảnh, tư tưởng, càm xúc, cái thực…đã được Nguyễn Đình Thi quan niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không vần?

Trả lời:

Hình ảnh:
Thơ là tiếng nói đầu tiên của tâm hồn khi đụng chạm vào cuộc sống, nó gợi nên cảm xúc của con người
Là hình ảnh thơ thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một hoàn cảnh nào đó
Thực trong thơ là hình ảnh sống, có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc.
Tư tưởng:
Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất kì cảm xúc nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ
Tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống, nhưng nằm ngay trong cảm xúc và tự tình.
Hiểu thơ là vấn đề của cả tâm hồn
Cảm xúc trong thơ:
Cảm xúc là phần quan trọng trong thơ ca.
Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho con người.
Cái thực trong thơ: “là những hình ảnh sống có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc. Đó là những hình ảnh chưa có vết nhoà của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước”.

Câu 3: Theo Nguyễn Đình Thi, ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác? Nguyễn Đình Thi khái niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không vần?

Trả lời:

Sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ và các thể loại khác: Chữ và tiếng trong thơ phải có giá trị riêng, có nghĩa riêng, được sử dụng để mở rộng và đem đến những hình ảnh, cảm xúc bất ngờ, làm người đọc rung động. Chất nhạc trong thơ không giới hạn gợi lên những cảm xúc, hình ảnh liên tiếp hoà hợp.
Quan niệm Nguyễn Đình Thi về thơ tự do, thơ không vần: tác giả công nhận vai trò sức mạnh của vần, nhịp, luật thơ, sau đó sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để khẳng định không có nó người làm thơ vẫn thành công. Ông cho rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần, không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác mà trước hết nên lo sao phải nói lên được những tình cảm tư tưởng mới của thời đại. Dùng bất cứ hình thức nào miễn là thơ diễn được đúng tâm hồn con người mới hiện nay.

Câu 4: Nêu rõ nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, …để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra.

Trả lời:

Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ sắc sảo, sẫn chứng sinh động, từ ngữ chọn lọc, gần gũi, dễ hiểu, hình ảnh chân thực, miêu tả cụ thể, giúp người đọc có thể lĩnh hội vấn đề một cách dễ dàng.

Bài nghị luận đã nêu được quan điểm thơ đúng đắn, có giá trị đối với mọi thời đại, thuyết phục được người đọc, người nghe.


Câu 5
: Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay còn có giá trị không? Vì sao?

Trả lời:

Quan niệm của tác giả về thơ không chỉ có tác dụng vào thời điểm đó mà ngày nay vẫn còn giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thơ ca.

Bài soạn “Mấy ý nghĩ về thơ” số 3

Bài 1 trang 60 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Nguyễn Đình Thi lí giải như thế nào về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người?

Trả lời

– Để làm nổi bật đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người, Nguyễn Đình Thi đã phân tích, lí giải về mối quan hệ giữa thơ với tâm hồn của con người bằng cách đưa ra một loạt dẫn chứng:

+ “Ta nói trời hôm nay nên thơ, nhưng chính ra là lòng chúng ta mong một nỗi niềm vui buồn nào mà muốn làm thơ, hoặc đọc thơ về trời xanh. Mưa phùn như chính nỗi nhớ nhung gặp buổi chiều mưa mà muốn thì thầm những câu thơ chưa thành hình rõ”.

+ “Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt”.

+ Những câu, những lời thơ diễn lên “làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc”.

+ “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống”.

➜ Tác giả muốn nhấn mạnh giữa thơ với tâm hồn con người có sự tác động qua lại lẫn nhau.

– Tiếp theo tác giả đưa ra đặc điểm của thơ để khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người.

+ “Thơ là một thứ nhạc”, “Một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý” nhưng nói chung những cái đó là “của tâm hồn”.

+ Nhịp điệu thơ được hình thành từ những cảm xúc, hình ảnh và trong khoảng im lặng “cũng là nơi lưu trú ngụ kín đáo của sự xúc động”.

– Cuối cùng tác giả kết luận “đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm”. Điều đó có nghĩa thơ là phương tiện biểu hiện của tâm hồn con người.

Bài 2 trang 60 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Những yếu tố đặc trưng khác của thơ (hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực…) đã được Nguyễn Đình Thi đề cập ra sao?

Trả lời

Bên cạnh việc thể hiện tâm hồn con người, nhiều yếu tố đặc trưng cơ bản khác cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến:

– Hình ảnh thơ: “là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”, ví như “những tia lửa loé lên khi búa đập vào sắt trên đe” được thu lượm kết nên một bó sáng.

– Tư tưởng trong thơ: “những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự”.

– Cảm xúc trong thơ: “Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn”, “bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ”.

– Cái thực trong thơ: “là những hình ảnh sống có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc. Đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước”.

Bài 3 trang 60 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác. Nguyễn Đình Thi quan niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không vần?

Trả lời

* Ngôn ngữ thơ so với ngôn ngữ của các thể loại văn học khác có sự khác biệt ở chỗ: nó có nhịp điệu, có tính nhạc và ý ở ngoài lời “thi tại ngôn ngoại”.

– Ngôn ngữ khác: trong truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; trong tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại.

– Ngôn ngữ thơ: giàu cảm xúc, nhịp điệu, nhạc điệu. Nhịp điệu là cách ngắt câu ngắt đoạn, tiếng bằng tiếng trắc, thanh bổng thanh trầm, nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, tâm hồn.

* Nguyễn Đình Thi trực tiếp bày tỏ quan niệm về thơ tự do và thơ không vần.

– Trước tiên, các tác giả công nhận vai trò sức mạnh của vần, nhịp, luật thơ, sau đó sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để khẳng định không có nó người làm thơ vẫn thành công. “Theo tôi những luật lệ của thơ từ âm điệu đến vần đều là những vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Không phải hễ thiếu những vũ khí ấy trên trận đánh nhất định thua. Thiếu vũ khí ấy trận đánh gay go thêm nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thể thắng”.

– Đưa ra quan niệm: “Tôi nghĩ rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần”

– Định hướng cách hiểu về thơ:

“Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác mà trước hết nên lo sao phải nói lên được những tình cảm tư tưởng mới của thời đại. Dùng bất cứ hình thức nào miễn là thơ diễn được đúng tâm hồn con người mới hiện nay.” Đây chính là vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi.

* Nhận xét:

– Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi đúng đắn, tiến bộ, sát thực với tình hình thơ ca thời đại.

– Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Bài 4 trang 60 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Nêu rõ tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh… để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra.

Trả lời

Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong bài tiểu luận Mấy ý nghĩ về thơ được thể hiện ở nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh:

– Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ sắc sảo. Tác giả sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích bác bỏ, cách suy nghĩ logic.

– Cách lấy dẫn chứng: độc đáo, tinh tế, sát thực có tác dụng soi sáng cho luận điểm.

– Từ ngữ giàu có, ngôn ngữ chọn lọc được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.

– Cách viết có hình ảnh, chân thực, độc đáo gợi nhiều liên tưởng.

Bài 5 trang 60 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay còn có giá trị không? Vì sao?

Trả lời

Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi dẫu đã cách đây hơn nửa thế kỉ, song vẫn còn nguyên giá trị, vì:

– Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là những hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ, bất kì thời đại nào con người cũng có nhu cầu thể hiện tư tưởng.

– Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng luận điểm cơ bản trên đây vẫn còn giữ nguyên giá trị.

– Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca.


Tổng kết

Tháng 9-1949, có một sự kiện văn nghệ đáng chú ý: đó là Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc nhằm đẩy mạnh phong trào sáng tác văn nghệ theo đường lối của Đảng để phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Cùng với kịch của Lộng Chương, văn của Nguyễn Tuân, Hội nghị còn tranh luận về thơ của Nguyễn Đình Thi và mở rộng ra một số vấn đề thuộc quan niệm về thơ. Nguyễn Đình Thi đã phát biểu quan niệm của mình về thơ trong bài Mấy ý nghĩ về thơ đăng trên Văn nghệ số 10 – 1949. Bài tiểu luận này của Nguyễn Đình Thi nêu lên những quan niệm mới mẻ, có chiều sâu về thơ, trong đó có những suy nghĩ, đề xuất của tác giả có thể gọi là táo bạo trong hoàn cảnh năm 1949 lúc bấy giờ:

– Trước hết, tác giả khẳng định thơ là tiếng nói tâm hồn của con người, nhưng tâm hồn đó phải có tư tưởng và được biểu hiện bằng hình ảnh. “Thơ là nơi tư tưởng, tình tự, quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo ra cái biết toàn thể, biết bằng tất cả tâm hồn, không phải chỉ biết bằng ý niệm, bằng tri thức”.

– Sau đó, tác giả phân tích những yếu tố đặc trưng khác của thơ:

+ Hình ảnh phải từ cảm xúc mà có, mà lóe sáng trong thơ và hiện lên một cách tự nhiên trong lòng nhà thơ.

+ Nhịp điệu, nhạc điệu trong thơ quan trọng nhất là nhịp điệu, nhạc điệu bên trong tâm hồn nhà thơ.

+ Ngôn ngữ trong thơ phải có hồn, có sức gợi, phải kết tinh trong đó tình cảm, cảm xúc của thi nhân.

+ Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, từ trái tim nhà thơ đến với trái tim người đọc.

– Tác giả quan niệm thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích.

– Về thơ tự do, thơ không vần, Nguyễn Đình Thi có một số quan niệm rất mới, có thể nói là rất táo bạo trong bối cảnh lúc bấy giờ: “Không có vần đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ.” Điều này là rột sự “phá cách” đối với thợ truyền thông.

Bài nghị luận về quan niệm thơ của Nguyễn Đình Thi được viết ra bằng cả tấm lòng của thi nhân với những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, có ý nghĩa cách tân, lại được viết bằng một lập luận trong sáng, chặt chẽ và một cách viết tài hoa. Hơn nửa thế kỷ đã qua, những quan niệm về thơ của ông vẫn có giá trị đối với ngày nay.

Bài soạn “Mấy ý nghĩ về thơ” số 4

I. Tác giả

Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội, sinh ra ở Luông Pha Băng. Năm 1931 ông cùng gia đình về nước, hoạt động cách mạng từ năm 1941. Sau 1945. Ông là tổng thư kí Hội văn hóa cứu quốc, ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1958 – 1989: làm tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995 làm chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.

Ông là nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, phê bình văn học, sáng tác nhạc, soạn kịch, biên khảo triết học. Ở lĩnh vực nào ông cũng có đóng góp đáng ghi nhận.


2. Tác phẩm

Tháng 9 – 1949, Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc nhằm đẩy mạnh phong trào sáng tác văn nghệ theo đường lối của Đảng để phục vụ nhân dân phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Hội nghị đã tranh luận về thơ của Nguyễn Đình Thi và mở rộng ra một số quan niệm về thơ. Nguyễn Đình Thi đã phát biểu quan niệm của mình về thơ trong bài “Mấy ý nghĩ về thơ” đăng trên Văn nghệ số 10 – 1949

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 trang 60 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Nguyễn Đình Thi lí giải đặc trưng cơ bản của thơ là biểu hiện tâm hồn con người

Quan hệ giữa thơ và tâm hồn con người: thơ – con người có tác động qua lại với nhau

Ta nói trời hôm nay….muốn làm thơ
Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt
Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống
Khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người:

Thơ là một thứ nhạc….tình ý
Nhịp điệu thơ…sự xúc động
Kết luận: đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm


Câu 2 trang 60 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Bên cạnh việc thể hiện tâm hôn con người, thơ còn mang nhiều yếu tố đặc trưng cơ bản khác cũng được Nguyễn Đình Thi đề cập đến:

Hình ảnh thơ “là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy” ví như “những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắt trên đe” được thu lượm kết nên một bó sáng
Tư tưởng trong thơ “những tư tưởng trong thơ là tư tướng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống, Tư tưởng của nhà thơ năm ngày trong cảm xúc, tình tự”
Cảm xúc trong thơ “cảm xúc là phần xương thịt hơn cả của đời sống tâm hồn” “bất cứ cảm xúc tình tự nào của con người cũng dính liền với suy nghĩ”.
Cái thực trong thơ “là những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc. đó là những hình ảnh chưa có vết nhòa của thói quen, không bị dập khuôn vào những ý niệm trừu tượng định trước”


Câu 3 trang 60 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Sự khác biệt:

Ngôn ngữ khác: trong truyện, kí – ngôn ngữ kể chuyện; trong tác phẩm kịch – ngôn ngữ đối thoại
Ngô ngữ thơ: giàu cảm xúc, nhịp điệu, nhạc điệu. Nhịp điệu là cách ngắt câu ngắt đoạn, tiếng bằng tiếng trắc, thanh bổng thanh trầm, nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, tâm hồn
Qua niệm về thơ tự do và thơ không vần: không có thơ tự do, thơ có vần hay thơ không vần, mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ…

=> quan niệm đúng đắn và tiến bộ: ở thời đại mới, tình cảm nội dung mới, đòi hỏi một hình thức mới, điều quan trọng không phải thể loại thơ mà là thơ diễn tả đúng tâm hồn con người.

Câu 4 trang 60 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi:

Nguyễn Đình Thi trình bày những quan niệm tinh tế,lập luận chặt chẽ, sắc sảo
Sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận só sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy luận logic
Từ ngữ phong phú, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo
Cách viết có hình ảnh, chân thực, độc đáo.


Câu 5 trang 60 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi dẫu đã cách đây hơn nửa thế kur, song vẫn còn nguyên giá trị, vì:

Sáng tác thơ ca và thưởng thức thơ là những hoạt động nghệ thuật không ngừng nghỉ, bất kì thời đại nào con người cũng có nhu cầu thể hiện tư tưởng
Dẫu quan niệm về thơ có đổi mới về một số mặt thi pháp nhưng những luận điểm cơ bản trên đây vẫn còn nguyên giá trị
Qua niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng sáng tạo và cảm thụ thơ ca.

Bài soạn “Mấy ý nghĩ về thơ” số 5

I. TÁC GIẢ:

1. Tiểu sử

– Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003), nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch. Ông học tiểu học và trung học ở Hà Nội và Hải Phòng. Học Đại học Luật Hà Nội.

– Năm 1941, ông tham gia phong trào Việt Minh, trong tổ chức cứu quốc Hà Nội. Từ năm 1942, Nguyễn Đình Thi bắt đầu viết sách báo. Hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên yêu nước chống phát xít và trong Hội Văn hoá Cứu quốc.

– Năm 1945, ông là đại biểu Hội Văn hoá Cứu quốc đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào, được cử vào ủy ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam.

– Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông làm Tổng thư ký Hội Văn hoá Cứu quốc, đại biểu Quốc hội, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (1958 –1988).

– Năm 1995, Nguyễn Đình Thi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I– 1996.

2. Sự nghiệp văn học

– Nguyễn Đình Thi là một con người đa tài, viết văn, làm thơ, làm báo, sáng tác nhạc,… lĩnh vực nào tác phẩm của ông cũng được công chúng mến mộ, ưa thích. Ông còn là một người lãnh đạo văn nghệ giỏi được giới văn học nghệ thuật yêu mến.

– Về thơ, Nguyễn Đình Thi đã có những tập: Người chiến sĩ (1956), Bài thơ Hắc Hải (1958), Dòng sông trong xanh (1974), Tia nắng (1983), Trong cát bụi, Sóng reo (2001). Thơ ông cô đọng hàm súc, gợi mở hơn tả, giàu triết lí trầm tư, mang phong cách và bút pháp mới.

II. TÁC PHẨM MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Tháng 9/1949, có một sự kiện văn nghệ đáng chú ý. Đó là Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc nhằm đẩy mạnh phong trào sáng tác văn nghệ theo đường lối của Đảng để phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc

kháng chiến chống Pháp. Cùng với kịch của Lộng Chương, văn của Nguyễn Tuân, Hội nghị còn tranh luận về thơ của Nguyễn Đình Thi và mở rộng ra một số vấn đề thuộc quan niệm về thơ.

– Nguyễn Đình Thi đã phát biểu quan niệm của mình về thơ trong bài Mấy ý nghĩ về thơ đăng trên Văn nghệ số 10-1949. Bài tiểu luận nêu lên những quan niệm mới mẻ, có chiều sâu về thơ, trong đó có những suy nghĩ, đề xuất của tác giả có thể gọi là táo bạo trong hoàn cảnh năm 1949 lúc bấy giờ.

– Phải đặt bài tham luận này vào thời điểm ra đời của nó mới thấy được sự sáng tạo trong lĩnh vực lí luận – phê bình, tư tưởng định hướng văn học của Nguyễn Đình Thi nói riêng và của giới nghiên cứu văn học ở ta nói chung.

– Chắc chắn tại thời điểm ấy, khả năng giao lưu phê bình văn học của ta với nước ngoài là rất hạn chế. Nhưng nhiều vấn đề được Nguyễn Đình Thi đưa ra trong bản tham luận là hết sức độc đáo, sâu sắc và luôn đúng trong bất kì thời điểm nào khi một ai đó muốn bàn về thơ.

2. Thể văn nghị luận văn học

– Nghị luận văn học là thể văn thuộc phê bình – lí luận. Người viết dùng lí lẽ để giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận,… một vấn đề nào đó của văn chương nhằm làm sáng tỏ điều mình muốn nói.

– Cũng giống như văn hư cấu (tự sự, thơ và kịch), văn nghị luận cũng sử dụng đầy đủ mọi sắc thái cảm hứng như trữ tình, mỉa mai, ca ngợi, đả kích,… Nhưng nghị luận văn học thì không hư cấu. Đối tượng nghiên cứu của nghị luận văn học là tác phẩm, tác giả, hiện tượng văn chương…

– Văn nghị luận hấp dẫn người đọc bằng lối tư duy lô gic, đầy trí tuệ; lối văn thiên về hùng biện, có lúc dõng dạc, có lúc thiết tha để lay động lòng người.

– Văn nghị luận bao giờ cũng đòi hỏi người viết đưa ra ý kiến chủ quan của riêng mình. Vì vậy, khi viết, tác giả bao giờ cũng phải vận dụng phạm vi tri thức sách vở (lẫn tri thức cuộc sống tự nhiên, xã hội) rất lớn để làm dẫn chứng, nêu luận điểm, thường xưng tôi để đối thoại, trao đổi nhằm rút ra kết luận thoả đáng, có sức thuyết phục người đọc.

3. Những giá trị nội dung, nghệ thuật

a) – Nguyễn Đình Thi đã phân tích sâu sắc đặc trưng cơ bản nhất về thơ là biểu hiện tâm hồn của con người. Ông đưa ra những câu hỏi không mang nghĩa nghi vấn mà mang nghĩa khẳng định: “Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”.

– Khởi đầu một bài thơ, người viết phải có “rung động thơ”, sau đó mới làm thơ. Rung động thơ có được khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường, do có sự cố với trạng thái bên ngoài, với thiên nhiên, với những người khác mà tâm hồn con người thức tỉnh, bật lên những tình ý mới mẻ, còn làm thơ là thể hiện những rung động của tâm hồn.

b) Tác giả phân tích những yếu tố đặc trưng khác của thơ:

– Hình ảnh phải từ cảm xúc mà có, mà loé sáng trong thơ và hiện lên một cách tự nhiên trong lòng nhà thơ.

– Nhịp điệu, nhạc điệu trong thơ quan trọng nhất là nhịp điệu, nhạc điệu bên trong tâm hồn nhà thơ.

– Ngôn ngữ trong thơ phải có hồn, có sức gợi, phải kết tinh trong tình cảm, cảm xúc của thi nhân.

– Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, từ trái tim nhà thơ đến với trái tim người đọc.

– Giải thích nguyên nhân thành công của sáng tạo thơ ca, Nguyễn Đình Thi ghi nhận, có lẽ không ngoài hai yếu tố: tài năng thiên bẩm của một người trực tiếp sáng tạo thơ bàn về thơ và tri thức về thơ được tích luỹ qua quá trình học tập, nghiên cứu bền bỉ.

c) Tác giả quan niệm thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích.

d) Về thơ tự do, thơ không vần, Nguyễn Đình Thi có một số quan niệm rất mới, có thể nói là rất táo bạo trong bối cảnh lúc bấy giờ: “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không cần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Điều này là một sự “phá cách” đối với thơ truyền thống.

e) – Bằng một hệ thống lập luận chặt chẽ, cách đưa dẫn chứng, cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ tài tình, Nguyễn Đình Thi đã đưa ra những suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về thơ và đặc trưng của thơ ca. Ông cho rằng “một thời đại mới của nghệ thuật thường bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới”. Đa số các thời đại mới của nghệ thuật đều sáng tạo ra hình thức mới của riêng chúng .

– Những quan niệm của tác giả đến nay vẫn còn giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo của thi ca.

Trả lời câu 1 (trang 60 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Nguyễn Đình Thi lí giải về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người:
– Đặt vấn đề bằng một câu hỏi tu từ mang tính khẳng định: Đầu mối của thơ… chăng?
– Lí giải bằng lộ trình làm thơ: từ rung động thơ (tâm hồn ra khỏi tình trạng bình thường, tự soi vào nó, ở trong rung động khác thường) xuất hiện do va chạm với thế giới bên ngoài.
=> Làm thơ, dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời để thể hiện tâm trạng khác thường.
=> Truyền cảm hứng cho người đọc, nhận được sự cộng hưởng, cộng cảm.

Trả lời câu 2 (trang 60 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Tác giả giới thiệu về các yếu tố đặc trưng khác của thơ như sau:
– Hình ảnh: phải là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống/một trạng thái nào đó, đụng chạm với hành động hàng ngày… kết nên một bó sáng, đó là hình ảnh thơ.
– Tư tưởng: nằm ngay trong cảm xúc, gắn liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống.
– Cảm xúc: là yếu tố quan trọng nhất để có thơ, cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn.
– Cái thực: là tìm được những hình ảnh sống, những hình ảnh có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc, là sự thành thực của ý nghĩ, tình cảm đang diễn ra trong lòng.

Trả lời câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Bàn về ngôn ngữ thơ:
– Theo tác giả, so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác thì ngôn ngữ thơ đặc biệt vì:
+ Ngoài giá trị ý niệm, biểu đạt ý nghĩa khách quan thì ngôn ngữ thơ có sức biểu cảm, sức gợi kì diệu, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ.
+ Điều đó có trong nhịp điệu của thơ, nhịp điệu đến từ lời thơ và đến từ hình ảnh, tình ý, cảm xúc.
– Về thơ tự do, thơ không vần, tác giả cho rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần mà chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ.
=> Điều quan trọng là thơ phải nói lên được những tình cảm, tư tưởng mới của thời đại, diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay.

Trả lời câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Nghệ thuật đặc sắc của bài tiểu luận:
– Văn phong gần gũi, thân tình, chia sẻ tâm huyết, quan niệm và tình cảm chân thành với những người đồng nghiệp về thơ ca.
– Nghệ thuật lập luận hấp dẫn: hệ thống luận điểm chặt chẽ tiến bộ, trải nghiệm sâu sắc, tư duy sắc bén, hình ảnh sống động, từ ngữ sắc sảo, dẫn chứng giàu sức lay động.
– Kết hợp nhuần nhuyễn chính luận và trữ tình, nhiều câu nhiều đoạn mềm mại, giàu chất thơ.

Trả lời câu 5 (trang 60 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị đến ngày nay vì:
– Sự đúng đắn trong nội dung tư tưởng.
– Sự hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt (tiểu luận vẫn còn giá trị thời sự, tính khoa học đúng đắn, sự lí giải hấp dẫn, đi vào bản chất của thơ và làm mối quan hệ chặt chẽ của thơ với cuộc sống).

Bài soạn “Mấy ý nghĩ về thơ” số 6

I. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời

Tháng 9 – 1949, có một sự kiện văn nghệ đáng chú ý, đó là Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc nhằm đẩy mạnh phong trào sáng tác văn nghệ theo đường lối của Đảng để phục vụ nhân dân, phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Cung với kịch của Lộng Chương, văn của Nguyễn Tuân, Hội nghị còn tranh luận về thơ của Nguyễn Đình Thi và mở rộng ra một vấn đề thuộc quan niệm về thơ. Nguyễn Đình Thi đã phát biểu quan niệm của mình về thơ trong bài Mấy ý nghĩ về thơ đăng trên báo Văn nghệ số 10 – 1949. Bài tiểu luận này của Nguyễn Đình Thi nêu lên những quan niệm mới mẻ, có chiều sâu về thơ, trong đó có những suy nghĩ, đề xuất của tác giả có thể gọi là táo bạo trong hoàn cảnh năm 1949 lúc bấy giờ.

2. Nội dung tác phẩm

Tác giả khẳng định thơ là tiếng nói tâm hồn của con người, nhưng tâm hồn đó phải có tư tưởng và được biểu hiện bằng hình ảnh. “Thơ là nơi tư tưởng, tình tự, quấn quýt với hình ảnh như hồn với xác để tạo ra cái biết toàn thể, biết rằng tất cả tâm hồn, không phải chỉ biết bằng ý niệm, bằng tri thức”.

Đồng thời, tác giả phân tích những yếu tố đặc trưng khác của thơ:

Hình ảnh phải từ cảm xúc mà có, mà lóe sáng trong thơ và hiện lên một cách tự nhiên trong lòng nhà thơ..
Nhịp điệu, nhạc điệu trong thơ quan trọng nhất là nhịp điệu, nhạc điệu bên trong tâm hồn thơ.
Ngôn ngữ trong thơ phải có hồn, có sức gợi, phải kết tinh trong đó tình cảm, cảm xúc của thi nhân.
Đường đi của thơ là con đương đưa thẳng vào tình cảm, từ trái tim nhà thơ đến trái tim người đọc.
Tác giả quan niệm thơ là tổng thể, kết tinh. Văn xuôi cho phép khuông mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn đòi hỏi sự toàn bích.

Về thơ tự do, thơ không vần, Nguyễn Đình Thi có một số quan niệm rất mới, có thể nói là rất táo bạo trong bối cảnh lúc bấy giờ: “Không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Điều này là một sự “phá cách” đối với thơ truyền thống.

II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):

Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người:
+ Quan hệ giữa thơ với tâm hồn con người
• Ta nói trời hôm nay nên thơ nhưng chính ra là lòng chúng ta mong một nỗi niềm vui buồn nào mà muốn làm thơ.
• Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt.
• Những câu, những lời thơ diễn lên “Làm sống ngay lên một tình cảm, một nổi niềm trong lòng người đọc”.
• Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.
Thơ với con người có sự tác động qua lại lẫn nhau.
+ Khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người.
• Thơ là một thứ nhạc, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý.
• Nhịp điệu thơ được hình thành từ những cảm xúc, hình ảnh và trong khoảng im lặng “cũng là noei lưu trú ngụ kín đáo của sự xúc động”
• Kết luận: đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm. Điều đó có nghĩa thơ là biểu hiện của tâm hồn con người

Câu 2 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):
– Hình ảnh trong thơ:
+ Phải là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống nào đó.
+ Hình ảnh trong thơ bao giờ cũng mới mẻ, tươi nguyên.
– Tư tưởng trong thơ:
+ đó phải là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống.
+ Tư tưởng trong thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự.
– Cảm xúc: là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn của thơ.

Câu 3 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):
– So sánh ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi: Đường đi của thơ là con đường đi thẳng vào tình cảm, không quanh co… Trong khi văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước đưa ta đi lần lượt từ điểm này qua điểm khác thì thơ chỉ chọn một điểm chính bấm vào những điểm ấy thì toàn thể đóng lên theo
– Quan niệm về thơ tự do và thơ không vần.
+ Trước tiên tác giả công nhận vai trò sức mạnh của vần, nhịp, luật thơ.
+ Sau đó bác bỏ để khẳng định không có nó người làm thơ vẫn cứ thành công: Theo tôi những luật lệ của thơ từ âm điệu đến vần đều là những vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Nhưng không phải hễ thiếu những vũ khí ấy là trận đánh nhất định thua. Thiếu võ khí ấy trận đánh gay go thêm nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thể thắng
+ Từ đó đưa ra quan niệm : …không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần
+ Định hướng cách hiểu về thơ: Tôi cho rằng chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác mà trước hết nên lo sao phải nói lên được những tình cảm tư tưởng mới của thời đại. Dùng bất cứ hình thức nào miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người mới hiện nay.
+ Đây chính là vấn đề trọng tâm, cốt lõi trong quan niệm về thơ của NĐT.

Câu 4 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):
– Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Tác giả sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy luận logic.
– Từ ngữ giàu có, ngôn ngữ chọn lọc, được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo.
– Cách viết có hình ảnh, hình ảnh chân thực, độc đáo, gợi nhiều liên tưởng.

Câu 5 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):
– Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay còn nguyên giá trị.
– Bởi:
+ Ông chỉ ra rằng dù hình thức thơ có thay đổi như thế nào thì thơ phải nói lên được những tình cảm, tư tưởng mới của thời đại.
+ Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó nhưng không phải là những thứ trói buộc, lề lối định sẵn trong thơ.

Hi vọng bài viết trên giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức về bài học trước khi đến lớp. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài soạn văn cũng như phân tích, phát biểu cảm nghĩ trên phongnguyet.info.

ANH CÓ BIẾT KHÔNG ?

ANH CÓ BIẾT KHÔNG ?

Anh biết không ?hoa đẹp bởi đất trời
Còn em đẹp rạng ngời vì anh đó
Em không giỏi nói lời yêu này nọ
Và có gì em nói rõ ra thôi

Anh biết không?sóng gió trải qua rồi
Cuộc đời đã cũng nổi trôi lận đận
Cũng nếm đủ vui buồn trong số phận
Qua nửa đời qua mấy bận chông gai

Anh biết không? Em không thích dông dài
Bởi cuộc sống tương lai còn phía trước
Em chỉ muốn ngày sau mình cùng bước
Hãy bên em cho trọn ước duyên hồng

Anh biết không?sau những trận cơn giông
Mình sẽ thấy cầu vồng trên dãy núi
Em cũng vậy ? Dù đôi lần xót tủi
Nhìn anh cười em đắm đuối say mê

Anh biết không ?sau vất vả bộn bề
Em muốn được ngồi kề vai anh chút
Để dựa dẫm dù là hai ba phút
Cũng khiến lòng đôi lúc cũng ấm hơn

Anh biết không? Có đôi lúc giận hờn
Em nóng tính nổi cơn ghen nên quậy
Anh đừng giận vì em yêu lắm đấy
Nên mới ghen , ghen biết mấy anh à

Anh biết không? tình em đủ vị tha
Em yêu cả “anh của thời quá khứ “
Hãy đón nhận lời yêu thương tình tứ
Hãy bên em cùng giữ giấc mộng vàng.

Tác giả: Thu Thảo

 

 

9 câu nói bá đạo nhất về tình yêu của lũ bạn thân tưởng chết

Người ta khi yêu ai mà không muốn tâm sự và có được lời khuyên từ những người bạn thân thiết của mình để giúp cho mối quan hệ của hai bên, đặc biệt là con gái. Nhưng đôi khi, lũ bạn “thân tưởng chết” của chúng ta chẳng đưa ra được lời khuyên gì giúp ích mà thậm chí còn mang tính chất “bá đạo” và “phá hoại”, troll đểu làm chúng ta phải phát khùng. Hãy cùng phongnguyet.info điểm lại một số câu nói như vậy trong bài viết 9 câu nói bá đạo nhất về tình yêu của lũ bạn thân tưởng chết sau đây nhé!

9-cau-noi-ba-dao-nhat-ve-tinh-yeu-cua-lu-ban-than-tuong-chet-1

Dĩ nhiên là tôi đều biết họ – những đứa bạn của tôi – chỉ đang cố gắng trở thành một người bạn tốt bằng việc… muốn tốt cho tôi, nhưng rõ ràng tôi thật sự đang hạnh phúc với chính sự lựa chọn của mình. Trừ khi nào giữa đám bạn bè và anh người yêu có vấn đề thật sự nghiêm trọng, còn không thì rõ ràng tôi chẳng muốn bạn bè mình lại đi đánh giá dèm pha người yêu của mình cả.

Bộ cao hơn người yêu là vi phạm pháp luật hay sao vậy?? Với lại chuyện đó ảnh hưởng gì đến chuyện lựa giày để mang chứ?

9-cau-noi-ba-dao-nhat-ve-tinh-yeu-cua-lu-ban-than-tuong-chet-2

Cái định nghĩa “Ôm hun” của nó có khi chỉ là cái nắm tay hoặc ôm eo nhẹ của tôi mà thôi.

Chẳng hiểu cái chữ “Được” của tụi nó hàm chứa điều gì, nhưng cứ mỗi khi tôi buồn vu vơ hoặc lỡ gây lỗi lầm gì với nó, là nó lại lôi cái chuyện tôi đang yêu đương ra để làm lý do cho tất cả mọi chuyện. Tôi nghĩ chỉ đến khi tôi chia tay thì nó mới thôi ca bài ca này.

9-cau-noi-ba-dao-nhat-ve-tinh-yeu-cua-lu-ban-than-tuong-chet-3

Mấy chuyện này nếu thật sự cảm thấy cần thiết thì tự khắc sẽ biết tâm sự mà! Hỏi xong cũng không biết phải bắt đầu nói từ đâu!

Thiệt tình là mỗi khi nghe câu này xong đều cảm giác mình là cô nàng hot girl đào mỏ nào đó tháng này quen anh đại gia này, qua tháng sau lại cặp kè anh khác, trong khi người yêu cũ gần nhất đã cách đây…1 năm rồi!

9-cau-noi-ba-dao-nhat-ve-tinh-yeu-cua-lu-ban-than-tuong-chet-4

Đây quả là câu hỏi đáng được trao giải ‘Vô duyên nhất năm”

Câu nói kinh điển nhất mọi thời đại của đám bạn – những đứa F.A không chịu chấp nhận được sự thật tôi đã “thoát ế”. Câu nói này cũng hàm chứa một phần ganh tỵ trong đó. Nên thường tôi thường bỏ qua mỗi khi nghe, hoặc dẫn nó đi ăn để lấy lòng một chút. Chứ người yêu tất nhiên hấp dẫn hơn bội phần chứ.

9-cau-noi-ba-dao-nhat-ve-tinh-yeu-cua-lu-ban-than-tuong-chet-5

Ôi! Tất nhiên thì người yêu giàu thì ai cũng ham. Nhưng có thể lịch sự tế nhị hơn bằng các câu hỏi khác như “Thằng đấy tốt bụng không? Có yêu thương mày không?…” không được sao?

9-cau-noi-ba-dao-nhat-ve-tinh-yeu-cua-lu-ban-than-tuong-chet-6

Sau khi đọc xong bài viết 9 câu nói bá đạo nhất về tình yêu của lũ bạn thân tưởng chết trên đây của phongnguyet.info, chắc hẳn bạn đã hiểu được “độ bá đạo” mà lũ bạn chúng ta đang sở hữu rồi đúng không nào? Bạn đã nghe được bào nhiêu câu như vậy rồi? Cứ bình tĩnh, đừng vội bốc hỏa với chúng nó. Chỉ vì các bạn quá thân thiết nên những lời nói đôi khi quá thẳng thắn và mang tính… chọc ghẹo vậy thôi! Chứ bạn bè thì luôn muốn tốt cho nhau thôi mà! Đúng không nào?

LỜI THÌ THẦM CỦA CHA

Con gái à,hãy lắng nghe lời cha
Thế gian ngoài kia không ai yêu thương con bằng mẹ
Người lam lũ nắng sương hao mòn cả tuổi trẻ
Gánh con một đời, công đức thấu trời cao.

Con gái à, hãy ngắm những vì sao
Con sẽ thấy những thiên thần cha dành trao con đấy
Những ước mong bình yên khi triều cường nổi dậy
Con tàu đưa con đi vững chãi chẳng lỡ làng…

Con gái à,đừng vội trách bẽ bàng
Lệ nhòa tan nát với tình yêu vốn còn nhiều non trẻ
Ngày xưa cha và mẹ cũng đã từng có một vài người như thế, có lẽ
Nhưng cuối cùng lại gặp nhau, bên nhau, đan cho nhau không phải những bỡ ngỡ đầu đời…

Con gái à, sẽ đến lúc chơi vơi
Cuộc sống ngoài kia đâu bình yên như mái nhà cha và mẹ vẫn ngồi chờ trước ngõ
Nhưng ai cũng rồi cũng phải vượt qua và học được cách mỉm cười trước nó
Để như cha lúc này có cái để thủ thỉ tâm tình kể con nghe.

Con gái à, nếu cần người chở che
Hãy nhớ về cha,về mẹ và tự yêu thương mình trước đã
Chớ vội vàng sợ hãi cô đơn mà nắm lấy một bàn tay xa lạ
Thứ khó giữ nhất trên đời là vay mượn tình cảm của người dưng…

Con gái à, duyên nợ đến đừng e sợ ngập ngừng
Cứ yêu đi vì tình yêu luôn là phép màu nhiệm
Bầu trời sẽ cao thêm và dường như con quên cả cách đếm
Một khắc xa người mình yêu đằng đẵng ngỡ vạn năm.

Con gái à, đôi mắt rạng ngời cha mẹ cho con không phải để buồn bã ngồi lặng ngắm xa xăm
Con hãy để dành những giọt nước mắt quí giá kia mà rơi trong giáo đường hôn lễ
Vì một người yêu thương con thật lòng không bao giờ gây cho con sầu lệ
Con hãy rớt những giọt hạnh phúc ngọt ngào trao tặng đến anh ta.

Con gái à, con sẽ lớn và đi xa
Sẽ có một người đàn ông khác thay cha yêu thương con hết phần đời còn lại!

Tiểu Thơ

Chuyện Em Bé Cười Ra Đồng Tiền

Chuyện Em Bé Cười Ra Đồng Tiền

Chuyện Em Bé Cười Ra Đồng Tiền (Tế Hanh)

I
Chuyện rằng ngày xưa
Có anh chị Quả
Làm ăn vất vả
Nhà vẫn nghèo xơ

Hoa bưởi hai mùa
Chị sinh một bé
Quả là tên mẹ
Gọi con là Hoa

Bé Hoa lên ba
Trông thật kháu khỉnh
Mắt to đen nhánh
Môi hồng cười duyên

Má lúm đồng tiền
Như hoa đang nụ
Như trăng vừa ló
Sau dẫy cây đồi

Mỗi lúc Hoa cười
Như trời loé nắng
Như trong vườn vắng
Dậy tiếng chim ca

Từ cô bé Hoa
Vợ chồng chị Quả
Làm quên vất vả
Vườn, ruộng say sưa

Khóm rau, giàn dưa
Xanh tươi hơn trước
Con lợn lông mượt
Đàn gà thêm đông

Cây lúa ngoài đồng
Trổ bông trĩu hạt
Cây bưởi thơm ngát
Trong gió hương bay

Làm lụng suốt ngày
Mồ hôi ướt rỏ
Trở về, con nhỏ
Cười, ấm cả nhà

Vợ chồng thấy như
Từ đôi má nở
Những đồng tiền nhỏ
Rơi rơi rơi rơi

Trên khóm rau tươi
Trên bông lúa trổ
Trên khoai to củ
Trên bưởi đầy hoa

Tiếng đồn gần xa
Rằng anh chị Quả
Có con gái nhỏ
Cười ra đồng tiền

II
Ở tận vùng trên
Có thằng trọc phú
Nhà cao sập gụ
Đồng ruộng mênh mông

Nó gọi tuỳ tùng
– Hai tên ăn cướp
Bàn mưu nghĩ chước
Bắt cóc bé Hoa

Hai đứa la cà
Rình quanh em bé
Nhân nhà vắng vẻ
Cha mẹ ra đồng

Hai đứa vào phòng
Cho Hoa bánh kẹo
Lựa lời, khôn khéo
Rủ bé ra đường

Lấy giẻ nhét mồm
Lấy khăn che mắt
Hai thằng ăn cướp
Bắt bé Hoa đi

Thằng trọc phú kia
Trong lòng hí hửng
Sẵn sàng túi đựng
Những đồng tiền ra

Nó sẽ xây nhà
Tậu thêm đất ruộng
Mua bầy trâu mộng
Gấm vóc lụa là

Nó thấy bé Hoa
Mặt mày tái mét
Nó vuốt râu mép
Giả giọng tươi cười

“Cười đi cháu ơi
Ông cho bánh kẹo”
Bé Hoa chỉ mếu
(Một ngày qua rồi)

“Nếu không chịu cười
Sẽ ăn roi vọt!”
Bé Hoa chỉ khóc
(Hai ngày qua rồi)

Em không chịu cười
Roi mây nó quất
Bé Hoa chết ngất
(Ba ngày qua rồi)

Con quỷ mặt người
Bảo hai tên cướp
Mở hầm tối nhốt
Em bé vào trong

III
Suốt buổi ngoài đồng
Vợ chồng chị Quả
Trở về hối hả
Không thấy con đâu!

Chạy ra vườn sau
Nhìn trong giếng nước
Chạy ra cổng trước
Hỏi nhà hai bên

Những người láng giềng
Đều ra đồng hết
Nào ai có biết
Bé Hoa đi đâu!

Vợ chồng nhìn nhau
Lòng đau như cắt
Lệ mờ cả mắt
Rụng rời chân tay

Chỉ có một ngày
Vắng bóng em bé
Mà nhà lặng lẽ
Như người ốm đau

Giàn dưa, khóm rau
Không ai tưới dọn
Héo hon rũ ngọn
Như ngóng trông Hoa

Con lợn con gà
Cũng buồn ủ rũ
Đứng yên một chỗ
Như đợi Hoa về

Ở ngoài đồng kia
Cây lúa gục ngã
Nghẹn đòng úa lá
Như nhớ thương Hoa

Chỉ một ngày qua
Mà bưởi trước cửa
Hương không thơm nữa
Vắng nụ cười Hoa

Chỉ một ngày qua
Vợ chồng chị Quả
Thấy mình khổ sở
Hơn cả bao giờ

Cái cày cái bừa
Sao mà nặng thế!
Con ơi! cha mẹ
Đau đớn vô cùng

Vợ muốn khuyên chồng
Chồng an ủi vợ
Nước mắt cứ ứa
Nói chẳng nên lời

IV
Đến ngày thứ tư
Có chàng hiệp sĩ
Thấy nhà vắng vẻ
Vào hỏi vì sao?

Chị Quả nghẹn ngào
Kể chuyện con mất
Hiệp sĩ căm tức
Cầm gươm lên đường

Anh băng một sông
Anh qua hai suối
Trời chiều sắp tối
Chưa biết Hoa đâu

Một chú chăn trâu
Thấy chàng trai trẻ
Bước đi lặng lẽ
Liền hỏi tìm ai?

Hiệp sĩ trả lời:
– “Tìm em bé mất”
Chú bèn kề sát
Tai anh thầm thì…

Hiệp sĩ liền đi
Đến nhà trọc phú
Sáng mai cổng mở
Anh xách gươm vào

Nó hỏi: Đi đâu?
“Tìm em bé mất”
Nó gọi bọn cướp
Gây sự đánh anh

Hai tên bất nhân
Mới vừa ló cổ
Anh cho một vố
Chúng ngã lăn kềnh

Trọc phú chối quanh
Chú chăn trâu tới
Vạch mặt, kể tội
Nó phải cúi đầu

“Tôi ở chăn trâu
Cho thằng trọc phú
Nó bắt tôi ngủ
Nhớp nhúa ngoài chuồng

Cách đây mấy hôm
Nó đánh em nhỏ
Rồi sai tôi tớ
Nhốt hầm tối tăm”

Hiệp sĩ phá hầm
Cứu được em nhỏ
Còn thằng trọc phú
Hầm kia nhốt vào

V
Cùng chú chăn trâu
Hiệp sĩ trở lại
Qua sông qua suối
Đem bé Hoa về

Chập chờn cơn mê
Bé Hoa tỉnh dậy
Nhìn chàng hiệp sĩ
Nhìn chú chăn trâu

Hai người thay nhau
Hái hoa bẻ lá
Nhặt từng hòn đá
Ca những bài ca

Bé Hoa nhìn ra
Thấy trời xanh biếc
Nghe chim ríu rít
Em nở nụ cười

Trông thấy em vui
Đồng tiền má lúm
Hai người nhẹ nhõm
Đưa em về nhà…

Tìm được bé Hoa
Vợ chồng chị Quả
Thấy lòng vui quá
Làm lụng thêm hăng

Dưa, quả nhiều lên
Dồi dào nước mát
Rau xanh lá mượt
Gà lợn thêm đông

Cây lúa ngoài đồng
Trổ bông trĩu hạt
Hương bay thơm ngát
Cây bưởi trước nhà

Nụ cười bé Hoa
Càng tươi hơn trước
Như mây lồng nước
Như gió qua thềm

Và những đồng tiền
Như bông hoa nở
Từ má em nhỏ
Bay ra khắp nơi

Trên khóm rau tươi
Trên bông lúa trổ
Trên đàn gà nhỏ
Trên cánh hoa êm

– Còn từ xa em
Anh chàng hiệp sĩ
Lại đi không nghỉ
Cùng chú chăn trâu

1961

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Chuyện Em Bé Cười Ra Đồng Tiền” của tác giả Trần Tế Hanh. Thuộc danh mục Thơ Tế Hanh trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Cắn Đào

Cắn Đào

Cắn Đào (Tế Hanh)

Nắng gắt, môi khô, miệng khát khao
Dừng chân hứng mát bóng in đào
– Em ngồi vắt vẻo trên cao ấy,
Quẳng xuống cho anh trái thử nào!

Ồi! trái đào ngon em ngó xem;
Da hồn mát tựa má hồng em…
Miệng kề vội vã anh toan cắn
Nhưng sợ đau em, phải nhịn thèm.

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Cắn Đào” của tác giả Trần Tế Hanh. Thuộc tập Nghẹn Ngào (1939), danh mục Thơ Tế Hanh trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

TÌNH SAU GIÔNG BÃO

TÌNH SAU GIÔNG BÃO

Anh đã đến cho nụ cười rạng rỡ
Như nắng hồng làm nở nụ hoa mai
Quen nhau ước nguyện lâu dài
Cùng nhau xây đắp duyên hài trăm năm

Em từng muốn ánh trăng rằm sáng tỏ
Để anh dìu vào lối ngõ đường yêu
Nhưng mà cay đắng thêm nhiều
Duyên gieo nhầm chỗ tiêu điều buồn hiu

Anh nói sẽ cùng dìu nhau bước tiếp
Dù cho mình chưa sự nghiệp trong tay
Hứa sao rồi hứa thế này
Để ai hẫng hụt đắng cay muôn phần

Dù vẫn biết ái ân từng trao gởi
Nhưng cuối cùng chẳng đợi được hồi âm
Người đi lạc lối sai lầm
Theo mê phù phiếm nhẫn tâm dứt lòng

Nếu ngày đó đừng mong chờ trọn nghĩa
Thì bây giờ không thấm thía sầu đau
Niềm tin nay đã nát nhàu
Đành ôm uất hận tay lau lệ nhoà.

Tác giả: Thu Thảo

 

 

Cây Bác Hồ

Cây Bác Hồ

Cây Bác Hồ (Tế Hanh)

Mười năm về trước chưa sinh con
Khắp cả vùng đây đất xói mòn
Đá sỏi đồi hoang cây chẳng mọc
Xuân về không hé chút mầm non

Vâng theo lời Bác, Tết trồng cây
Từ đấy cành xanh, nhánh biếc đầy
Dương liễu đằng xa, dăng lưới lục
Bạch đàn loang loáng trắng quanh đây

Theo đội con trai cha trồng vải
Hàng vải sum suê gió thổi lùa
Mẹ theo đội con gái đi trồng nhãn
Khóm nhãn ra hoa đã mấy mùa

Các chị em con có bóng xanh
Có chim ríu rít rộn trên cành
Có hoa thơm ngát bay theo gió
Khiến bầy ong kiếm mật vây quanh

Tháng năm ăn vải, tháng sáu ăn nhãn
Nhặt lá vun cành, lượm củi khô
Trưa chơi bóng mát, đêm trăng sáng
Tất cả là ơn của Bác Hồ

Bác mênh mông quá, phải không con?
Như cả đất trời, cả núi non
Như lá hoa bốn mùa tươi tốt
Như rễ sâu tận đáy tâm hồn

Yêu Bác các con chăm đi học
Giữ gìn nụ biếc lá non xanh
Lớn lên góp sức cùng anh chị
Bảo vệ quê hương đất nước mình

Và mỗi lần các con nhớ Bác
Các con im lặng ngẩng đầu lên:
Một vùng ánh sáng soi trên ngọn
Lộng gió từng cao – Bác ở trên…

(6-1970)

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Cây Bác Hồ” của tác giả Trần Tế Hanh. Thuộc danh mục Thơ Tế Hanh trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Kể Chuyện Quả

Kể Chuyện Quả

Kể Chuyện Quả (Xuân Quỳnh)

– Quả me có vị chua
Làm ô mai ngon tuyệt
Nắng ở trong quả mít
Mùi thơm trong quả mơ
Xù xì cái quả na
Mà ngọt ơi là ngọt!
À, chú có thích nhót
Vườn bà cháu rất nhiều
Chú ạ, muỗi bao nhiêu
Ở trong lòng quả vả
Quả sầu riêng rất lạ
Người chê, người bảo thơm
Quả măng cụt miền Nam
Chẳng măng mà chẳng cụt
Quả nhãn ngon bị nhốt
Ở trong lồng như chim
Cứ mở ra mà xem
Dơi liền ăn hết nhãn
Quả vải thơm là bạn
Của tu hú tháng ba
Sao lại gọi chuối ta
Là chuối tây hở chú?
Nước mình bao nhiêu quả
Đố cháu thích quả gì
Chú thử đoán xem đi?
– Cháu thích là “quả đất”
– Chú lại đùa cháu chắc
Đất có ăn được đâu?
– Nhưng đất có bao nhiêu
Quả ngon và quả lạ

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Kể Chuyện Quả” của tác giả Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Thuộc tập Bầu Trời Trong Quả Trứng (1982), danh mục Thơ Xuân Quỳnh trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!