Câu thơ tài hoa được nhiều người tìm đọc nhất hôm nay 29/03/2024

Sông Ngân lệ rớt thành mưa nhớ
Ta tháng năm chờ - mưa - ướt nhau !

Mưa ngâu nhớ người - Hải Từ

Top 20 bài thơ có tổng lượt xem nhiều nhất hôm nay 29/03/2024

Chuyện Con Đường Sau Những Năm Chống Mỹ

Chuyện Con Đường Sau Những Năm Chống Mỹ

Chuyện Con Đường Sau Những Năm Chống Mỹ (Xuân Quỳnh)

Lại trở về với rừng núi của mình
Về vị trí – Sau nhiệm kỳ lịch sử
Tiếng suối chảy hồn nhiên không bỡ ngỡ
Tiếng chim ca như đã có từ lâu
Cỏ rậm xanh và cây đã cao
Không ai nhận ra con đường ấy nữa

Những đoàn người hành quân qua đó
Đã trở về nhà máy, nông trường
Trong bàn tay người Thanh niên xung phong
Làm đường ấy – vết chai cũng mất
Chiếc áo trắng trên mình em làm mốc
Trong đêm không đèn, đã rách từ lâu
Đoàn xe ra hoả tuyến năm nào
Đã chạy trên những đường lớn khác
Những đứa trẻ thì chưa hề bước
Trên con đường ấy bao giờ…
Không còn ai có thể nhận ra
Dấu vết của con đường đó nữa

Nhưng từ đáy lòng ta – ta vẫn nhớ
Rằng gần, xa đâu đó có con đường
Khi những con đường chính bị bom
Nó đã mở giữa rừng sâu
Trong những ngày chống Mỹ

5-3-1968

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Chuyện Con Đường Sau Những Năm Chống Mỹ” của tác giả Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Thuộc tập Hoa Dọc Chiến Hào (1968), danh mục Thơ Xuân Quỳnh trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Cuối Thu – Nỗi lòng chan chứa của thi sĩ Hàn Mặc Tử ấn tượng nhất

Lụa trời ai dệt với ai căng,
Ai thả chim bay đến Quảng Hàn,
Và ai gánh máu đi trên tuyết,
Mảnh áo da cừu ngắm nở nang.
Mây vẽ hằng hà sa số lệ,
Là nguồn ly biệt giữa cô đơn.
Sao không tô điểm nên sương khói,
Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn.
Đây bãi cô liêu lạnh hững hờ,
Với buồn phơn phớt, vắng trơ vơ.
Cây gì mảnh khảnh run cầm cập,
Điềm báo thu vàng gầy xác xơ.
Thu héo nấc thành những tiếng khô.
Một vì sao lạ mọc phương mô?
Người thơ chưa thấy ra đời nhỉ?
Trinh bạch ai chôn tận đáy mồ?

Tôi đọc thơ Hàn Mặc Tử lần đầu năm 14 tuổi và không có nhiều ấn tượng thực sự với thơ ông. Bài đầu tiên ấy chính là “Đây thôn Vĩ Dạ”. Lúc đó, tôi còn đang say theo “Một chiếc linh hồn ngọc/Mang mang thiên cổ sầu” của Huy Cận. Vì quá yêu thơ Huy Cận, tôi đã kiếm cho bằng được tập “Lửa thiêng” (Hồi đó khó kiếm lắm nhé, nhất là với học sinh cấp 2). Tuy nhiên, tôi vẫn tò mò, điều gì khiến Hàn Mặc Tử được yêu thích đến vậy? Sự ái mộ của mọi người với thơ ông có thể nói là cuồng nhiệt. Và tôi đã đọc toàn bộ thơ ông để cố tìm ra lời giải. Lời giải chưa tìm ra được, nhưng tôi đã tìm được những bài thơ tuyệt hay của Hàn Mặc Tử, dù nó không quá nổi tiếng. Và “Cuối thu” là một bài như vậy.

Thoáng đọc bài thơ, tôi thấy một sự cô độc, trống vắng, hư vô dấy lên trong lòng. Sự hoang vắng này không làm ta sợ, mà khiến những linh ảnh bắt đầu thức dậy trong tôi – những hình ảnh thơ. Có những bài thơ mang nhiều tính tự sự và tuyên ngôn, có những bài thơ lại tạo nên những thực tại có thể ám ảnh tâm trí của ta. Những bài thơ ấy thường có màu sắc tượng trưng hoặc siêu thực. Là tượng trưng hay siêu thực không quan trọng với tôi cho lắm, chỉ là hình thức! Với tôi, điều quan trọng là tôi có thể nhìn thấy mình lạc hồn trong một “giấc mơ khi thức” của các hình ảnh thơ đến từ nhiều thực tại khác nhau được đồng hiện. Và tôi bắt đầu giải mã! Tôi luôn thích hành vi giải mã! Không rõ đưa một chút nghiệp vụ trinh thám vào văn chương có phải là điều nên hay không, nhưng với tôi đó là một công việc thích thú.

Hàn Mặc Tử mở đầu bài thơ một lời thốt lên thích thú: “Lụa trời ai dệt với ai căng/Ai thả chim bay đến Quảng Hàn”. Bầu trời (không cần quan tâm đến khoảng thời gian) được so sánh với một tấm lụa mà ai đó kỳ vĩ đã dệt nên. Từ “căng” gợi cho ta thấy một bầu trời cao rộng, không gợn mây. Hình ảnh “lụa” khiến ta cảm nhận được độ mịn và nhẹ của không gian trời. Giữa tầng không ấy, là những cánh chim bay đi, và tác giả nảy lên một suy nghĩ rằng: “Ai thả chim bay đến Quảng Hàn”. Quảng Hàn ám chí cung trăng. Trời một buổi cuối thu, nhưng Hàn Mặc Tử không nhìn thấy chim bay về phương Nam tránh rét, mà lại bay lên cung trăng – một nơi rộng và lạnh (Quảng: rộng, Hàn: lạnh). Đó là một yếu tố siêu thực. Siêu thực là khi nhà thơ định hình thực tại đang diễn ra theo cách của mình, bất chấp mọi logic và khoa học. Những con chim bay lên cung trăng, không rõ để nhắn gửi điều gì, cũng không rõ để làm điều gì, nhưng nó gợi cho tôi một cảm giác thoát khỏi mọi điều trần tục để đối diện với cõi bên trong của tâm tưởng – một cõi rộng và lạnh.

Hình ảnh đầu tiên xuất hiện ở “cõi bên trong” ấy chính là “Và ai gánh máu đi trên tuyết/ Mảnh áo da cừu ngắm nở nang”. Không rõ, “ai” trong câu này có tương đồng với “ai” trong “dệt” và “căng” “lụa trời”, với “ai thả chim bay” hay không? Có thể là một, có thể không. Khi con người có thể có rất nhiều cái tôi, thì phân biệt “ai” với “ai” cũng có quan trọng gì. Từ “ai” đơn giản chỉ là một phiếm chỉ. Hình ảnh một người khoác áo da cừu gánh máu đi trên tuyết là hình ảnh khó giải thích, bởi lẽ chính Hàn Mặc Tử cũng chưa bao giờ giải thích được. Theo ông kể, hình ảnh đó đến từ một giấc mơ của ông. Điều đó tức là, việc giải mã của tôi là một sự nỗ lực để hiểu một điều mà chính Hàn Mặc Tử cũng không hiểu rõ. Không sao, tôi sẽ cố gắng làm một người giải mộng. Đúng sai không quan trọng bởi lấy ai là người phán xét đây! Một trong các mã quan trọng của hình ảnh thơ này là “máu”. Nếu “tuyết” có thể đồng bộ với hình ảnh “lụa trời” và “chim bay đến Quảng Hàn” ở hai câu trên ở độ tinh sạch của không gian thì “máu” là một sự tương phản. “Máu” xuất hiện nhiều trong thơ Hàn Mặc Tử, đặc biệt là trong những bài thơ ông sáng tác ở trại phong Tuy Hòa. “Máu” như một tượng trưng của cơn đau, những cơn đau vừa thể xác, vừa tinh thần:

“Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết
Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh”
(Trích “Rướm máu” của Hàn Mặc Tử)

Hình ảnh người đi trên tuyết “gánh máu” như thể đang chịu đựng mọi nỗi đau, kìm mọi nỗi đau ấy lại để đi trong sự thanh sạch của không gian. Trong giấc mơ mà Hàn Mặc Tử kể lại thì xô máu ấy sánh ra những giọt máu trên tuyết. Nỗi đau ấy đã thấm vào không gian, dù chỉ một chút thôi, những cũng đủ để tác động đến thực tại. Về sau, Hàn Mặc Tử không còn tâm trạng của một kẻ “gánh máu” nữa mà đã trở thành “ngất ngư trong vũng huyết”. Nếu dựa vào văn bản thơ, ta thấy rằng ở các khổ sau của bài “Cuối thu”, nỗi đau đã tác động đến không gian. Không gian không còn vẻ mênh mông, lạnh và sạch như ở khổ đầu nữa, không gian đã bị lây nhiễm nỗi đau…

Bầu trời không còn “căng” nữa mà bắt đầu chùng xuống với “Mây vẽ hằng hà sa số lệ”. “Lệ” cũng là một biểu tượng của nỗi buồn. “Lệ” này có phải ám chỉ một cơn mưa nhẹ hay không? Không rõ! Nhưng sự xuất hiện của mây đã khiến không gian nhuốm một màu buồn của “ly biệt giữa cô đơn”. Nỗi buồn đã giăng khắp không gian. Một câu hỏi tu từ đặt đặt ra “Sao không tô điểm thêm sương khói/ Trong cõi lòng tôi buổi chập chờn”. Nhưng ngay từ khi câu hỏi xuất hiện thì sương khói đã xâm chiếm không gian. Nếu ở hai câu đầu của bài thơ, không gian vẫn là không gian bên ngoài được định dạng theo cõi bên trong của tác giả, thì dần dần, cõi bên trong đã xâm chiếm toàn bộ. Và đến đây thì “cõi lòng tôi” ấy đã xâm chiếm toàn bộ thực tại. Trong “cõi lòng tôi” ấy, ông có thể tha hồ “tô điểm” những gam màu, những hình ảnh. “Sương khói” cũng là một hình ảnh ước lệ. Trong Đường thi, sương khói thường gợi cảm giác hiu quạnh và nhớ nhung. Thôi Hiệu trong “Hoàng Hạc lâu” đã từng viết: “Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Trên sông khói sóng khiến cho người ta thấy buồn). Sương khói đã trở thành một biểu tượng của nỗi sầu từ lúc Thôi Hiệu say rượu trên lầu Hoàng Hạc từ buổi hoàng hôn ấy.

Cận cảnh hơn nữa là những đặc tả của “bãi cô liêu”, “cây gì mảnh khảnh”, “thu vàng gầy xác xơ”. Tất cả các từ “hững hờ”, “buồn phơn phớt”, “vắng trơ vơ”, “run cầm cập” là một sự đan cài giữa cảm giác của nhà thơ với khung cảnh. Như thể, sự run rẩy của một cái tôi giữa thinh vắng đã nhập vào cái cây khô, đồng điệu với cái run rẩy của cây trong thời khắc cuối thu, khi vạn vật đang dần lụi tàn. Một cảm thức của cái chết. “Thu héo nấc thành những tiếng khô” – đó phải chăng là sự hấp hối của thể xác? Hai từ “tiếng khô” khiến tôi liên tưởng đến những gì tác giả nghe thấy bên trong cơ thể đang dần chết của mình, giống như thứ tiếng của vạn vật đang héo úa va chạm vào nhau của buổi cuối thu.

Giữa nỗi đau khi cảm nhận cái chết của vạn vật ấy, “một vì sao lạ” đã xuất hiện. Để chỉ sự xuất hiện của vì sao này, nhà thơ dùng từ “mọc”. “Mọc” chỉ một sự di chuyển từ đường chân trời lên đến bầu trời. Trong quan niệm của dân gian, một vì sao mọc là điềm báo của một linh hồn vĩ đại đã lìa đời. Trong quan niệm chiêm tinh của Hy Lạp cổ đại và Á Đông, một vì sao xuất hiện là một “điềm báo” cho sự giáng thế của một vị thần, và vị thần này chính là “người thơ”. Có lẽ, nên nghiêng về cách hiểu “sao mọc” là điềm cho một sự giáng thế hơn, bởi ở câu sau, Hàn Mặc Tử thốt lên “người thơ chưa thấy ra đời nhỉ”. “Người thơ” ở đây không nên hiểu là nhà thơ. Trong quan niệm của nhiều học giả hiện đại, tính thơ là biểu hiện cho sự thiêng liêng, cao quý, thoát tục và bay bổng. “Người thơ” ở đây nên được hiểu theo nghĩa này. “Người thơ” mang trong mình sự thuần khiết và “trinh bạch” đến với thế giới. Thế mà “người thơ” ấy vẫn chưa chuyển thế, vẫn còn bị giữ trong thân xác đang bị hủy hoại dần dưới “đáy mồ”.

Nhìn sâu hơn, ta có thể thấy, Hàn Mặc Tử đã đi từ biểu tượng người “gánh máu đi trên tuyết” đến hình ảnh “người thơ”. Bài thơ thể hiện tất cả quãng chuyển biến ấy. Trong khoảnh khắc cuối thu, nỗi đau mà người phải gánh chịu bấy lâu nay đã văng khắp không gian, thấm đẫm cõi lòng. Đau đơn tận cùng, cảm nhận từng chuyển động vi tế của cơn đau! Để rồi chờ đợi để chứng kiến sự tái sinh nhẹ nhõm của phần trinh bạch nhất, phần con người đẹp nhất ở bên trong – “người thơ”.

Thơ ca là vậy, luôn luôn nhiều ẩn ngữ. Việc giải mã thơ ca vừa giống lại vừa không giống điều tra án. Đọc một bài thơ, ta phải phát hiện được các mã ẩn chữa trong các biểu tượng và thử giải nó. Nhưng giải mã thơ có thể không có đáp án chuẩn xác. Mỗi người chúng ta có thể nhìn bài thơ ở một khía cạnh khác nhau rồi đi đến những luận giải khác nhau. Và người giải mã hoàn toàn có thể phóng chiếu tâm trí của bản thân vào việc giải mã. Nhưng việc phóng chiếu này có thể khiến chúng ta bỏ qua những gì hay nhất của bài thơ mà chúng ta không hề hay biết. Vì thế, việc phóng chiếu này cũng cần được đối chứng bằng giải nghĩa các từ, các câu. Lần đầu đọc bài thơ này, tôi đã nghĩ Hàn Mặc Tử đơn giản là tả một cảnh chiều thu. Lần sau, khi viết bài luận ở trường đại học, tôi thấy bài thơ nói về tâm trạng cô độc của buổi chiều thu. Giờ đây, trải qua không ít lần “gánh máu đi trên tuyết”, tôi lại nhìn thấy ở bài thơ là một sự chuyển biến trong tâm thức từ một người cô độc cao ngạo thành một người thơ cao quý và thuần khiết. Không chắc rằng cách hiểu này là cách hiểu tiệm cận với trạng thái của nhà thơ, nhưng tôi có thể chắc rằng, một bài thơ hay là một bài thơ có thể cho ta nhiều sự cảm nhận với nhiều góc nhìn khác nhau, tùy theo sự tăng tiến của tinh thần.

Trên đây, phongnguyet.info đã dành tặng bạn bài thơ Cuối Thu mang đầy nỗi lòng bi thương của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được sự đau đớn về thể xác và linh hồn của thơ ông. Bài viết giúp tha thêm ngưỡng mộ ngòi bút sáng tác độc đáo và mới lạ của ông. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

Không Ngủ

Không Ngủ

Không Ngủ (Nguyễn Bính)

Có trăng bóng lạnh vườn đào
Có giàn nhạc ngựa lơi vào trong đêm.
Và trong lòng với con tim
Có lời em, có bóng em rõ ràng.

Thuyền trăng, ai thả sang đoài
Đêm khuya mở nhẹ then cài cửa ra.
Trăng vào, bóng nữa là ba,
Với em ở trái tim ta là nhiều …

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Không Ngủ” của tác giả Nguyễn Trọng Bính. Thuộc danh mục Thơ Nguyễn Bính trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Nhà bố ở

Nhà bố ở

Nghỉ hè, Páo đi thăm bố
Ngọn núi ở lại cùng mây
Mặt trời theo về thành phố
Tiếng suối nhoà dần sau cây…

Con đường sao mà rộng thế
Sông sâu chẳng lội được qua
Người, xe đi như gió thổi
Ngước lên mới thấy mái nhà.

Nhà cao sừng sững như núi
Mấy trăm cửa sổ gió reo
Đường lên đi vào trong ruột
Quanh co như Páo leo đèo.

Bố ở tầng năm chót vót
Gió như đỉnh núi bản ta
Sớm chiều xuống lên thang gác
Nhớ sao đèo dốc quê nhà…

Chú Tôi

Chú Tôi

Chú Tôi (Huy Cận)

Chú tôi người thấp, béo tròn vai
Học đủ xem thư, thật giỏi cày
Ít nói, khi vui ưa hóm hỉnh
Trong làng, ngoài chợ bậc tài trai.

Tâm hồn tài tử lâng lâng gió
Làm chiếc diều to ba sáo kêu
Thả tự nắng chiều lên quá núi
Sang đêm diều lẫn với trăng sao.

Những buổi trưa hè đi chọi cu
Chim xa nghe tiếng mái chim gù
Chú tôi thiu ngủ, chim dồn gáy
Bên cạnh vườn ai ngơ ngẩn trưa.

Tết đến chú nhồi đôi pháo lôi
Buộc chân cau đốt, chó kêu oang
Rễ cau cũng bật lên vài múi
Ấy hiệu mừng xuân cả xóm làng.

Gỗ mít hồng nâu như mật ong
Chú cưa chú xẻ, dựng nhà xong
Đóng luôn giường sập nằm thơm phức
Kể chuyện Kiều – Kim buổi phải lòng.

Chú tôi mất sớm tôi về thăm
Ngọn cỏ xanh rồi đã mấy năm
Chú hỡi trong dòng thơ cháu viết
Còn in bóng dáng chú xa xăm.

1983

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Chú Tôi” của tác giả Cù Huy Cận. Thuộc tập Hạt Lại Gieo (1984), danh mục Thơ Huy Cận trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Chưa Say

Chưa Say

Chưa Say (Tản Đà)

Đêm xuân hoa những ngậm cười
Dưới đèn tươi tỉnh mặt người như hoa
Khi vui vui lấy kẻo già
Cơn men dốc cả giang hà chưa say
Kim tịch thị hà tịch?
Bóng giăng thanh tịch mịch xế ngang mành
Lúc vui chơi cuộc rượu chửa tàn canh
Riêng nỡ cất chén tình toan hắt bỏ
Thánh hiền thân hậu do thiên cổ
Phong nguyệt thành trung thả nhất tiêu
Trót yêu hoa xin hãy gượng mà yêu
Ngồi hết nợ phong liu rồi sẽ tếch
Gửi bốn lạy: lạy bút, lạy nghiên, lạy đèn, lạy sách
Quá thương ai đàn phách nốt đêm nay
Nhân sinh ba vạn sáu nghìn ngày
Coi những tỉnh, lúc say nào có mấy
Được lúc gần say, say hẳn lấy
Say thời say, say vậy dễ mà điên
Tửu trung tự hữu thánh hiền

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Chưa Say” của tác giả Nguyễn Khắc Hiếu. Thuộc tập Khối Tình Con > Quyển II (1918), danh mục Thơ Tản Đà trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Lụt Chèo Thuyền Đi Chơi

Lụt Chèo Thuyền Đi Chơi

Lụt Chèo Thuyền Đi Chơi (Nguyễn Khuyến)

Nhác mắt trông ra nước trắng bong,
Thuyền nan nhẹ nhẹ dạo chơi rong.
Tay chèo hứng gió chim bay mỏi,
Lưng mượn khung trăng cá vẫy vùng.
Bèo nổi lênh đênh đầu nội sạch,
Lúa chìm sâu thẳm cách đồng không.
Ai ơi lo nghĩ làm chi nhọc,
Quý Tị chơi tràn khỏi luống công.

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Lụt Chèo Thuyền Đi Chơi” của tác giả Nguyễn Khuyến. Thuộc danh mục Thơ Nguyễn Khuyến trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Bên Ấy Nên Này

Bên Ấy Nên Này

Bên Ấy Nên Này (Xuân Diệu)

Lòng ta trống lắm, lòng ta sụp
Như túp nhà không bốn vách xiêu;
Em chẳng cứu giùm, em bỏ mặc
Mưa đưa ta đến bến Đìu hiu.

Em ở bên mình; ta ngó say,
Song le bên ấy với bên này
Cũng xa như những bờ xa cách,
Không có thuyền qua, không cánh bay.

Ta thấy em xinh, khẽ lắc đầu.
Bởi vì ta có được em đâu!
Tay kia sẽ ấp nhiều tay khác,
Môi ấy vì ai sẽ đượm mầu.

Họ sẽ ôm em với cánh tay;
Và em yêu họ đến muôn ngày;
Thôi rồi! Em chẳng thờ ơ nữa
Như đối cùng ta tự bấy nay.

Như đối cùng ta giữa cảnh mưa
Mà lòng không hiểu, trán bơ vơ,
Không tăng âu yếm trong câu nói,
Trong mắt còn nguyên vẻ hững hờ.

Bài thơ tình các bạn vừa xem là bài “Bên Ấy Nên Này” của tác giả Ngô Xuân Diệu. Thuộc tập Thơ Thơ (1938), danh mục Thơ Xuân Diệu trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Khúc Múa Cung Hằng

Khúc Múa Cung Hằng

Khúc Múa Cung Hằng (Vũ Hoàng Chương)

Này phen mở khóa cung Thiềm
Ngát men tình ái vạt xiêm cầu vồng
Chẳng ai hẹn bể thề sông
Mà tơ trăng với bụi hồng vấn vương
Ngàn xưa lạnh lẽo
Cô tịch vầng gương
Một sớm trời mây ảo diệu
Cành đan quế thiên duyên hàm tiếu
Để ngàn sau nồng đượm trán ai băng sương
Đã giờ đây bừng hương
Trần ai còn tri kỷ
Tiếng lòng ai thi sĩ gió lên ngàn phương
Mộng ấy vừa nương
Bóng kia đà gửi
Cho người yêu, trên thượng giới
Mãi ra đi không tới, mãi chưa thôi bước đường
Gã thi nhân say sưa tìm viễn ảnh
Mấy trầm luân chưa lạnh một niềm yêu
Trước mắt lênh đênh màu sắc diễm kiều
Chợt biến hiện ả tình nương quái ảo
Gã dấn bước để càng xanh nếp áo
Gã ra đi cho càng ngát hương lòng
Trang ân ái, mở rồi phong
Nghìn thu viết mãi chưa xong chữ tình
Hỏi chi hòn đá ba sinh
Cuộc bể dâu đã làm thinh mãi rồi
Thi nhân chàng ơi
Si tình hỡi ngươi
Ra đi mãi mãi đừng quên nhé
Một khúc Lên Đường đẹp mấy mươi

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Khúc Múa Cung Hằng” của tác giả Vũ Hoàng Chương. Thuộc tập Rừng Phong (1954), danh mục Thơ Vũ Hoàng Chương trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Anh Bộ Đội Về Làng

Anh Bộ Đội Về Làng

Anh Bộ Đội Về Làng (Xuân Diệu)

Nhớ làng phát động không nguôi,
Hôm nay được trở về nơi ba cùng.
Con đường, bờ ruộng, khúc sông,
Bóng tre, màu rạ; như trong ruột rà.
Dù không đất tổ, quê cha,
Nơi say công tác, đó là quê hương.
Mỗi lời thăm hỏi, vấn vương;
Mỗi em níu áo, lòng thương lạ lùng!
Bước về nhà rễ cố nông,
Con nay cán bộ, mẹ trong chấp hành.
Mẹ mừng, nước mắt chảy quanh,
Nấu khoai, chặt mía, như giành bấy nay:
– “Anh đi, để lại điếu cày,
Mẹ trông thấy điếu, ngày ngày nhớ anh.
Bữa ăn bát nhút, nồi canh,
Cháu thơ nhắc nhở nhìn quanh ghế ngồi.
Đội về, thôn xã sáng tươi,
Có anh hai tháng, cuộc đời mẹ hay”.
Nhìn nhà, nhìn cửa đổi thay,
Cháu thêm chiếc áo, chuồng nay có bò.
Băng vườn, tạt lối quanh co,
Thăm lân, thăm xóm, chuyện trò mừng sao!
Nghe tin sản xuất nâng cao,
Mở năm lớp học, giếng đào được ba.
Hỏi thăm sức khoẻ gần xa,
Trẻ em hết ghẻ, cụ già lành ho.
Hỏi thăm khoai sắn đói, no?
Vải nay đắt, rẻ? mật giờ thấp, cao?
Hỏi mình đoàn kết ra sao?
Hỏi mưu địa chủ đứa nào còn ngoe?
– Bà con hỏi lại, muốn nghe
Những tin thắng trận, câu vè, bài thơ.
Trầu ăn thắm miệng, thuốc đưa,
Mừng trông các cụ bây giờ khoẻ vui;
– Rằng: “Đi công tác nhiều nơi,
Chúng con thường vẫn nhớ khoai xã nhà;
Không đâu bằng ở quê ta
Khoai ăn thoả thích, nhiều mà dẻo, ngon.
Nhớ khoai là nhớ bà con
Gian lao vẫn một lòng son ngọt bùi”.

Những người đấu cật, chung vai,
Gặp nhau sao xiết rộng, dài tình thương!
Tình yêu đất nước quê hương
Là tình kính mến, yêu thương đồng bào.

5-1954

Bài thơ tình các bạn vừa xem là bài “Anh Bộ Đội Về Làng” của tác giả Ngô Xuân Diệu. Thuộc tập Mẹ Con (1945), danh mục Thơ Xuân Diệu trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!