Câu thơ tài hoa được nhiều người tìm đọc nhất hôm nay 28/03/2024

Điếu thuốc thì cay
Chén trà thì đắng
Chỉ còn nỗi buồn
Dịu ngọt trong tôi .

Đợi - Thanh Ứng

Top 20 bài thơ có tổng lượt xem nhiều nhất hôm nay 28/03/2024

Đêm Xuân Cầu Nguyện

Đêm Xuân Cầu Nguyện

Đêm Xuân Cầu Nguyện (Hàn Mặc Tử)

(Tặng cả và thiên hạ)

Trời hôm nay bình an như nguyệt bạch,
Đường trăng xa, ánh sáng tuyệt vời bay…
Đây là hương quý trọng thấm trong mây
Ngời phép lạ của đức tin kiều diễm,
Câu tàn tạ, không khen long cả phiếm:
Bút Xuân Thu mùa nhạc đến vừa khi
Khắp mười phương điềm lạ trổ hoài nghi:
Cây bằng gấm, và lòng sông toàn ngọc!
Và đầu hôm một vì sao liền mọc
Ở phương Nam mầu nhiệm biết ngần mô!
Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho
Thêm nghĩa lý sáng trưng như thất bảo
Ta chấp hai tay quỳ hoan hảo
Ngửa trông cao, cầu nguyện trắng không gian –
Để vừa dâng vừa hiện bốn mùa xuân
Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế.

*

Đã no nê, đã bưa rồi, thế hệ
Của phường trai mê mẩn khí thanh cao
Phượng hoàng bay trong một tối trăng sao
Mà ánh sáng không còn khiêm nhượng nữa
Đương cầu xin ọc thơ ra đường sữa
Ta ngất đi trong khoái lạc của hồn đau…
Trên chín tầng, diêu động cả trân châu
Đường sống lại muôn ngàn hoa phẩm tiết,
Nhịp song đôi: này đây, cung cầm nguyệt
Ướp lời thơ thành phước lộc đường tu
Tôi van lơn, thầm nguyện chúa Giêsu
Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối,
Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi
Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng
Trong bao đêm xao xuyến vũng sông Hằng.

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Đêm Xuân Cầu Nguyện” của tác giả Nguyễn Trọng Trí. Thuộc tập Xuân Như Ý, danh mục Thơ Hàn Mặc Tử trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

“Không, tôi nào nữa yêu em…” “Я не люблю тебя; страстей”

“Không, tôi nào nữa yêu em…” “Я не люблю тебя; страстей”

Tác giả: Mikhail Lermontov

“Я не люблю тебя; страстей”

Я не люблю тебя; страстей
И мук умчался прежний сон;
Но образ твой в душе моей
Всё жив, хотя бессилен он;
Другим предавшися мечтам,
Я всё забыть его не мог;
Так храм оставленный – всё храм,
Кумир поверженный – всё бог!

Bản dịch của Hoàng Anh

Anh chẳng còn yêu khi mộng cũ đã tàn
Mang theo cả bao ngọt nào cay đắng
Nhưng hình em trong hồn anh sâu lắng
Vẫn thoảng về trong giấc ngủ êm đềm

Người tình xưa có dễ mấy ai quên
Ngay cả lúc mơ tới bờ tới bến
Miếu dẫu bỏ hoang
vẫn là nơi hương khói
Thần tượng đổ rồi vẫn cứ linh thiêng.

Bản dịch của Thuý Toàn

Không, tôi nào nữa yêu em;
Mộng xưa đau đớn, cuồng điên qua rồi;
Nhưng nơi sâu kín lòng tôi
Hình em vẫn sống tuy vời vợi xa;
Đã say mộng mới thiết tha
Nhưng hình ảnh ấy dễ là đã quên;
Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng,
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ!

Bản dịch của Nguyễn Quỳnh Hương

Tôi không còn yêu em đâu em ạ,
Nồng nàn xưa như giấc mộng qua rồi.
Nhưng hình em trong hồn tôi còn đó
Dù chỉ còn như chiếc bóng mờ thôi.
Đã từng trải biết bao nhiêu mộng ước
Tôi vẫn không quên những vang bóng một thời.
Như đền thiêng dù bỏ hoang – vẫn đấy
Thần tượng xưa vẫn là thánh trong tôi.

Bản dịch của Hoàng Nguyên Chương

Tôi không còn yêu em mê đắm.
Nỗi đau xưa theo giấc mộng qua rồi.
Nhưng hình em còn đọng ở tim tôi.
Còn sống mãi dẫu chỉ là sương khói.
Bao huyền hoặc mới thay vào vời vợi.
Người tình xưa tôi đâu dễ gì quên.
Đền bỏ hoang vẫn cứ mãi là đền.
Tượng thần hư vẫn cứ là thần tượng!

Bản dịch của Nhất Minh

Anh không còn yêu em; bao đam mê ấy
Cùng khổ đau giấc mộng cũ qua rồi.
Nhưng hình bóng em trong hồn anh vẫn vậy
Vẫn sống đây, dù mờ ảo xa vời.
Tuy đắm chìm theo mộng mơ mới dậy,
Anh không sao quên bóng dáng dịu hiền.
Như đền thờ dù bỏ hoang – vẫn oai nghiêm vậy
Thần tượng đổ rồi – vẫn biết mấy thiêng liêng.

Tháng ba có quá buồn không em?

Tháng ba có quá buồn không em?
Mà sao tôi thấy bầu trời xanh rất lạ
Chiều nay về ngang con đường xưa vội vã
Tôi chưa kịp tìm, chẳng biết em có trở lại không?

Tháng ba đâu còn những ngày tháng đợi mong
Tôi đi mãi trong những chiều ngược nắng
Thỉnh thoảng ghé qua góc quán quen thầm lặng
Em đã một thời đợi tôi trong những buổi hẹn hò.

Tháng ba đã giấu em một vài điều nhỏ to
Về người con gái đến bên tôi trong những chiều thương nhớ
Tôi đi qua tháng ba bằng những dửng dưng, còn em lo sợ
Sợ một mai tôi bỏ em đi, sợ tôi chẳng quay về.

Rồi tôi cũng đi, bỏ mặc em với những ngày tháng ba dài lê thê
Em chỉ hỏi một câu rằng tôi còn yêu không nữa?
Tôi trả lời em bằng sự lặng im thay cho bao câu chờ, câu hứa
Để tháng ba buồn buông chút nắng sầu mòn mỏi đợi mùa sang.

Đừng trách tháng ba nghe em khi mọi chuyện dở dang
Con đường cũ em có về ngang xin đừng chờ thêm nữa
Nắng tháng ba sẽ làm đôi mắt em thêm buồn, cho nỗi sầu chất chứa
Gió tháng ba sẽ làm mắt em cay mà ướt cả lối về.

Mỹ Nhiên

Nghe Hát Đêm Khuya

Nghe Hát Đêm Khuya

Nghe Hát Đêm Khuya (Nguyễn Khuyến)

Một khúc đêm khuya tiếng đã chầy,
Nửa chen mặt nước, nửa từng mây.
Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước,
Ngán kẻ phương trời chẳng đứt dây.
Bẻ liễu thành Đài thôi cũng xếp,
Trồng lan ngõ tối ngát nào hay ?
Từ xưa mặt ngọc ai là chẳng,
Chén rượu bên đèn luống tỉnh say.

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Nghe Hát Đêm Khuya” của tác giả Nguyễn Khuyến. Thuộc danh mục Thơ Nguyễn Khuyến trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Đêm Trăng Mờ

Đêm Trăng Mờ

Đêm Trăng Mờ (Anh Thơ)

Sương man mác buông lơi trong lặng lẽ
Mây mờ mờ trôi đến giữa trời sao.
Gió nhẹ thở từng hơi dài rất nhẹ
Vì trăng buồn không biết náu nơi nao.

Trong làng xóm âm thầm chen mái ngủ
Mấy chòm tre xõa tóc đứng la đà.
Vài tiếng chó mơ hồ thưa thớt sủa
Tận cuối làng như tận bãi tha ma.

Ngoài đồng vắng, lúa vàng xao xuyến gió
Lửa ma thiêng thấp thoáng rọi bên trời
Từng bóng trăng đi êm như hơi thở
Trong trăng mờ lũ lượt dắt nhau chơi.

Bài thơ hay các bạn vừa xem là bài “Đêm Trăng Mờ” của tác giả Vương Kiều Ân. Thuộc tập Bức Tranh Quê (1941), danh mục Thơ Anh Thơ trong Những Tác Phẩm Thơ Tiêu Biểu Và Nổi Tiếng. Hãy cùng đọc và thưởng thức những tác phẩm khác, còn rất nhiều những bài thơ hay đang chờ đợi các bạn!

Nhà thơ Tản Đà và tập thơ dịch tác giả Lý Bạch, Khổng Tử

Những năm tháng cuối đời, cuộc đời của Tản Đà gặp khá nhiều biến cố. Đó là việc các nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới liên tục chê bai thơ của ông. Sau này họ đã không còn đả kích nữa mà nhìn nhận lại một cách khách quan hơn về những cống hiến, đóng góp của nhà thơ. Tiêu biểu là tờ Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn trước kia cũng chê ông hết lời thì nay lại dành trang báo để đăng các bài dịch thơ Đường của ông. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bài dịch thơ Đường của Khổng Tử, Lý Bạch mà Tản Đà đã dành phần lớn thời gian và công sức nhé!

Nội Dung

Cây mai rụng
Quả bảy trên cành
Áy ai là kẻ cầu mình
Tính sao cho kịp ngày lành hỡi ai

Cây mai rụng
Trên cành quả ba
Hỡi ai là kẻ cầu ta
Tính sao cho kịp ắt là ngày nay

Cây mai rụng
Nghiêng giỏ nhặt mai
Cầu ta, ai đó hỡi ai
Tính sao cho kịp một nhời bảo nhau

Quan quan cái con thư cưu,
Con sống con mái cùng nhau bãi ngoài.
Dịu dàng thục nữ như ai,
Sánh cùng quân tử tốt đôi vợ chồng.

Muốn ăn rau hạnh theo dòng,
Muốn cô thục nữ mơ mòng được đâu.
Nhớ cô dằng dặc cơn sầu,
Cho ta dằn dọc dễ hầu ngủ yên.

Muốn ăn rau hạnh hái về,
Muốn cô thục nữ nay về cùng ta.
Tiếng chuông tiếng trống vui hòa,
Tiếng cầm tiếng sắt mặn mà yêu đương.

Von vót cái cần câu tre
Để câu ở bến sông Kỳ, ta chơi
Xa xôi lắm lắm mày ơi
Phải rằng không nhớ, nhưng đến nơi khó lòng

Bên tả thời có Tuyền Nguyên
Sông Kỳ thời ở về bên hữu này
Làm thân con gái xưa nay
Anh em, cha mẹ, có ngày xa xôi

Bên hữu thời có sông Kỳ
Ở về bên tả ấy thì Tuyền Nguyên
Ngọc đeo đi đứng ra nền
Hai hàm răng trắng tươi duyên miệng cười

Sông Kỳ nước chảy như tuôn
Cái rầm gỗ cối, cái thuyền gỗ thông
Ai ơi đi với ta cùng
Ra chơi đôi chút cho lòng đỡ lo

Kìa trông con én nó bay,
Nó sa cành này, nó liệng cành kia.
Gã kia bước chân ra về,
Ta tiễn mình về đến quãng đồng không.
Trông theo nào thấy mà trông,
Nước mắt ta khóc ròng ròng như mưa

Kìa trông con én nó bay,
Bay bổng nơi này, bay xuống nơi kia.
Gã kia bước chân ra về,
Ta tiễn mình về, chẳng quản đường xa.
Trông theo nào thấy đâu mà,
Một mình thơ thẩn đừng mà khóc thương.

Kìa trông con én nó bay,
Kêu lên tiếng này, kêu xuống tiếng kia.
Gã kia bước chân ra về,
Ta tiễn mình về, xa tiễn sang nam.
Lòng ta vơ vẩn ai làm,
Trông theo chẳng thấy cho thêm nhọc lòng.

Sớm ra Bạch Đế thành mây,
Giang Lăng nghìn dặm một ngày về luôn,
Hai bờ tiếng vượn véo von,
Thuyền lan đã vượt núi non vạn trùng.

Thầy Lương hổ chửa ra oai.
Phá tan của cải gia tài sạch không.
Biển xanh được kẻ anh hùng,
Vua Tần, đánh một dùi đồng thử coi.
Cánh đồng Bác Lãng công toi,
Thù Hàn chưa trả đất trời cũng kinh.
Hạ Bi trốn lánh nương mình,
Khôn ngoan mạnh bạo tài tình lắm thay!
Ta nay cầu Dĩ chơi đây
Nhớ ai thiên cổ lòng đầy kính yêu,
Trong veo nước biếc xuôi chiều,
Mà ông Hoàng Thạch đâu nào có đâu.
Than rằng ai đó đi đâu,
Vắng tanh Từ, Tứ để sầu nước non.

Người xinh cuốn bức rèm châu,
Ngồi im thăm thẳm nhăn chau đôi mày.
Chỉ hay ngọt lệ vơi đầy,
Đố ai biết được lòng này giận ai.

Mây vàng chiếc quạ bên thành
Nó bay tìm ngủ trên cành nó kêu
Tần Xuyên cô gái buồng thêu
Song sa khói toả như khêu chuyện ngoài
Dừng thoi buồn bã nhớ ai
Phòng không gối chiếc giọt dài tuôn rơi.

Vừng trăng ra núi Thiên San,
Mênh mang nước bể mây ngàn sáng soi.
Gió đâu muôn dặm chạy dài,
Thổi đưa trăng sáng ra ngoài Ngọc Môn.
Bạch Đăng quân Hán đóng đồn,
Vùng kia Thanh Hải dòm luôn mắt Hồ.
Từ xưa bao kẻ chinh phu,
Đã ra đất chiến, về ru mấy người ?
Buồn trông cảnh sắc bên trời,
Giục lòng khách thú nhớ nơi quê nhà.
Lầu cao, đêm vắng, ai mà,
Đêm nay than thở ắt là chưa nguôi.

Hỏi ta: ở núi làm chi ?
Thong dong chẳng nói, cười khì cho vui.
Hoa đào theo bẵng nước trôi,
Có riêng trời đất, cõi người đâu đây.

Ba trăm sáu chục ngày trời,
Ngày ngày say bét như đời con nê.
Vợ chàng Lý Bạch ta kia,
Như ai vợ Thái thường xưa khác gì?

Sắp đi Lý Bạch ngồi thuyền,
Trên bờ chân giậm, nghe liền tiếng ca.
Nước đầm nghìn thước Đào Hoa,
Uông Luân, tình bác tiễn ta sâu nhiều.

Có cô con gái nhà ai,
Hái sen, chơi ở bên ngòi Nhược Da.
Mặt hoa cười cách đoá hoa,
Cùng ai nói nói mặn mà thêm xinh.
Áo quần mặc mới sáng tinh,
Nắng soi đáy nước rung rinh bóng lồng.
Thơm thơ vạt áo gió tung,
Bay lên phấp phới trong không ngạt ngào.

Năm, ba chàng trẻ nhà nào,
Ngựa hồng rặng liễu, bờ cao bóng người.
Ngựa kêu, lần bước hoa rơi,
Đoái trông ai đó, ngậm ngùi tiếc thương.

Lạnh lùng gió vượt bể thu,
Hồn quê theo gió như vù vù bay.
Chạy dài dãy núi liền mây,
Nước trôi trôi mãi, có ngày về chăng?
Đám mây vút mắt xa chừng,
Đứt tươm khúc ruột dưới vừng trăng soi.
Cỏ thơm đẹp mướt thôi rồi,
Áo may mặc rét giục người móc sa!
Giấc mơ rơi dải Ngân hà,
Sao thưa lác đác tỉnh ra khắp trời.
Đoái thương nước cũ ngậm ngùi
Khóc rơi giọt lệ lau chùi đố ai?

Chạy dài cõi Bắc non xanh,
Thành Đông nước chảy quanh thành trắng phau.
Nước non này chỗ đưa nhau,
Một xa, muôn dặm biết đâu cánh bồng!
Chia phôi khác cả nỗi lòng,
Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà.
Vái nhau thôi đã rời xa,
Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo.

Sông thu ngớt hạt mưa tuôn
Rượu vừa cạn chén, cánh buồm xa bay
Đường đi trải mấy nước mây
Ngồi nằm, ai chẳng khó thay đến nhà
Cây đồi hớn hở ra hoa
Lăn tăn lá liễu thướt tha bên ngàn
Xa nhau rồi những thanh nhàn
Thú chơi quét tấm thạch bàn ngồi câu.

Ở đời như giấc chiêm bao
Cái thân còn đó, lao đao làm gì?
Cho nên suốt buổi say lì,
Nằm lăn trước cột, biết gì có ta.
Tỉnh thôi đưa mắt sân nhà.
Một con chim hót bên hoa ngọt ngào.
Hỏi xem: nay đó ngày nào?
Ngày xuân gió mát, vui chào tiếng oanh.
Ngậm ngùi cám cảnh sinh tình,
Nghiêng bầu, mình lại với mình làm vui.
Hát ran, chờ tấm trăng soi,
Thoạt xong câu hát thời rồi đã quên.

Cỏ non xanh biếc vùng Yên
Cành dâu xanh ngả ở bên đất Tần
Lòng em đau đớn muôn phần
Phải chăng là lúc phu quân nhớ nhà
Gió xuân quen biết chi mà
Cớ chi lọt bức màn là tới ai.

Như vậy tập thơ dịch tác giả khác của Tản Đà đã khép lại với hơn 100 bài. Qua các bài thơ này ta cảm nhận được một hồn thơ phong phú cũng như khả năng của ông trong việc sáng tác và dịch thuật. Đó cũng chính là lý do, Tản Đà được đánh giá là một trong những người dịch thơ Đường hay nhất trên văn đàn.

Top 15 Bài thơ hay viết về hoa phượng

Top 15 Bài thơ hay viết về hoa phượng

Cây phượng mỗi khi đâm hoa luôn tỏa ra bầu trời một màu đỏ rực rỡ, một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, của thiên nhiên vào mùa hạ. Dài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho đứa con của mình. Bên trong lớp đài hoa là cách hoa, cách phượng đỏ, mong manh. Cứ mỗi độ tháng 5 về, từng góc phố, từng con đường trên địa bàn Thủ đô lại ngập tràn sắc đỏ của hoa phượng. Phượng đỏ rực một màu đầy sức sống mãnh liệt khiến cho lòng người không khỏi bồi hồi, náo nức nhớ về một thời học sinh cắp sách đến trường. phongnguyet.info xin giới thiệu những bài thơ hay viết về hoa phượng.

Bài thơ: CÓ MỘT TÌNH YÊU NHƯ THẾ – Thơ Vân Anh

CÓ MỘT TÌNH YÊU NHƯ THẾ
Thơ Vân Anh

Tháng năm về rợp trời hoa Phượng đỏ
Ve râm ran, nắng gió đến xao lòng
Em gom nhớ, thương khung trời kỷ niệm
Những đêm trường anh khắc khoải vọng trông!

Hình như vẫn vòng tay ghì ôm xiết
Bến tương tư nhiệt huyết trỗi cồn cào
“Em khờ khạo hay giả vờ không biết
Để thân gầy anh vất vưởng lao đao?!”

Bao lời ngỏ, bao lần anh trách cứ
Em thờ ơ, tư lự tránh trả lời
Và cứ thế, mùa về, đi… mùa lỡ
Phiến môi trầm chờ đợi khát hôn môi!

Bằng lăng tím rụng đầy góc đơn côi
Quán trà xanh, chỗ ngồi anh đã nhận
Chỉ mình anh mỗi chiều về thơ thẩn
Khẽ mỉm cười, anh dặn ghế “chờ em!”

Phố quá quen, khoảng leo lét loang đèn
Bước chênh vênh giẫm xen tàn lá rụng
Bốn mùa thương, mối tình nồng còn vững
Anh có chờ, vẫn dáng đứng hanh hao!?

Biên Hòa 3/5/2019
Van Anh Doan Thi

Bài thơ: THÁNG NĂM TUỔI THƠ – Tony Bui

THÁNG NĂM TUỔI THƠ
Thơ : Tony Bui

Tháng năm
rạo rực ngày thường
Phượng hồng đỏ lửa sân trường ban trưa
Trời xanh
Mây trắng gió lùa
Tiếng ve tấu nhạc như đưa tôi về

Một miền
Ký ức đam mê
Tuổi thơ đuổi bướm trưa hè chói chang
Hạ thương
giấc ngủ mơ mang
Lòi ru của mẹ sốn sang sớm chiều

Tháng năm
Màu tím tình yêu
Bằng lăng bung nở trao điều yêu thương
Hạ về
Nỗi nhớ quê hương
Là mùa lúa chín , vàng ươm cánh đồng

Tháng năm
Nở rộ sen hồng
Anh say dáng ngọc tình nồng ngất ngây
Mây hờn
Mây chẳng muôn bay
Mưa đùa gió rỗi thổi lùa tóc em

Tháng năm
Nhẹ bước êm đềm
Khói sương lan toả hương đêm dạt dào
Câu hò điệu ví ngọt ngào,
Tình em nỗi nhớ đượm vào hồn thơ…

Warszawa
02/05/2019

Bài thơ: TÌNH KHÚC THÁNG NĂM – Lê Hương

TÌNH KHÚC THÁNG NĂM

Lê Hương

Anh có về mùa phượng tuổi mười lăm
Tuổi trăng tròn hai đứa mình chung bước
Những rung cảm ngây ngô bồng bột
Giấu vào tim rồi sao vẫn cứ mãi rung..

Anh có về trường cũ tháng năm
Nghe tiếng ve kêu bản tình ca khắc khoải
Cánh phượng ép vào tim vẫn còn giữ mãi
Nét chữ ngượng ngùng trên lưu bút ngày xanh

Rung động đầu đời em trao trọn cho anh
Năm tháng qua đi có ai ngờ sống dậy
Tình yêu học trò trắng trong thủa ấy
Anh có về viết tiếp bản tình xưa …

Anh có về thương lại những ước mơ

HCM City. 2-5-2019

Bài thơ: THÁNG NĂM KỈ NIỆM – Trịnh Thanh Hằng

Trang giấy trắng ngập ngừng chưa muốn khép
Tháng năm về chở lưu bút mùa thi
Phượng hồng ơi sao chỉ muốn thầm thì
Khoan nở nhé ngày dài thêm chút nữa

Bao xuyến xao bỗng trở về thắp lửa
Chợt nao lòng năm học cuối rồi đây
Bạn bè yêu cùng tất cả cô thầy
Đang nước rút vượt vũ môn lần cuối

Chú ve kia cũng dường như rất vội
Suốt đêm hè văng vẳng khúc hòa ca
Tuổi thơ ơi nhung nhớ đến vỡ òa
Nhành phượng thắm vụng về nơi trang giấy

Ấy và tớ vẫn hồn nhiên đến vậy
Chẳng bao giờ nghĩ hai chữ chia ly
Kế bàn bên mấy đứa bạn thầm thì
Con nhỏ ấy được cưng chiều rõ ghét

Rồi mai đây giữa đường đời mỏi mệt
Hãy trở về tìm kí ức ngày xưa
Xe đạp ơi giông bão cũng hóa thừa
Tà áo trắng bay giữa trời phượng thắm

Thơ Trinhh Thanh Hằng

Bài thơ: QUÊ TÔI – Trần Duy Hạnh

QUÊ TÔI

Trần Duy Hạnh

(Chào mừng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ -2019)

Nắng vàng tháng Năm Hoa phượng đỏ
Nước sông Tam Bạc* ngập ven bờ
Xanh rêu phố cũ chợt ý thơ

Một thoáng hồn xưa nơi phố cổ.

Nhớ Chợ Sắt* , chợ Hàng*, chợ Đổ*
Bảo tàng, Nhà hát, Lạch Tray* sông
Trên bến dưới thuyền ngược xuôi dòng
Tuổi thơ dấu ấn Mom Thuỷ đội*.

Khi ở nơi xa lòng vời vợi
Nhớ Hải Phòng lịch sử vẻ vang

Chiến thắng năm xưa Bạch Đằng giang*

Với Đường Năm – Cát Bi – Tiên Lãng* …

Đồ Sơn* ban mai sương lãng đãng

Tân Vũ – Lạch Huyện* nối đảo xa
Đô thị mới niềm vui bao nhà
Tầng cao sừng sững Bắc sông Cấm* .

Tình yêu quê hương luôn thấm đậm
Bao lời chẳng nói hết tình tôi
Tự hào biết mấy với cuộc đời
Quê tôi – Hải Phòng thành phố Cảng.

Bài thơ: NHỚ MÃI THÁNG 5 – Đào Mạnh Thạnh

NHỚ MÃI THÁNG 5

Đào Mạnh Thạnh

Tháng tư qua
Đánh vương mưa đầu hạ
Tháng năm về buông oi ả không gian
Tia nắng hè hong nắng rực râm ran
Cho phượng hồng thắp tràn lên màu lửa

Tháng năm về đem bao niềm chan chứa
Cây bằng lăng, tím nhung nhớ đợi chờ
Cánh phượng hồng khêu gợi những ước mơ
Tháng năm ấy tuổi học trò mơ ước

Bao tháng năm trên nẻo đường xuôi ngược
Vẫn nặng lòng nhung nhớ tuổi mộng mơ
Cánh phượng hồng kẹp trang vở đề thơ
Tặng ai đó với mong chờ chung lối

Tiếng ve kêu nghe sóng lòng đang trỗi
Cơn gió hè phượng giăng lối ta đi
Tháng năm về bao kỷ niệm khắc ghi
Lại trỗi dậy nhớ mùa thi năm ấy

Sân trường xưa mắt huyền ai đưa đẩy
Thật dịu dàng ngày ấy đẹp biết bao
Lúc chia tay bao cảm xúc nghẹn ngào
Cùng quyến luyến biết ngày nao gặp lại

Tháng năm về ngày ấy khó mờ phai
Để phượng hồng nhớ ai tàn trong nắng
Bằng lăng tím ngỡ ngàng miền dĩ vãng
Nhớ thật nhiều bao năm tháng đâu quên

HP 3-5-2019

Bài thơ: TỪ BIỆT THÁNG 5 – Ha Nguyen 

TỪ BIỆT THÁNG 5

Ha Nguyen

Yêu dấu à! mình đã sắp xa nhau
Có ước hẹn gì đâu mà phượng rực lên màu ly biệt
Tháng năm học trò gửi vào dòng lưu bút
Bâng khuâng.

Yêu dấu à! có còn nhớ hay không
Ngày đầu nhập trường bỡ ngỡ
Lớp học, thầy cô…và chúng mình rụt rè núp sau cánh cửa
Vậy mà giờ đã sắp chia xa.

Yêu dấu à!
Trời vẫn xanh, màu của tháng năm qua
Phượng vẫn đỏ, màu của mùa hoa cũ
Bằng lăng vẫn tím dịu dàng trong sân trường bóng rủ
Ánh mắt nào chợt nhớ đến chênh chao.

Yêu dấu à!
Nhớ đến nôn nao những lúc chúng mình tranh nhau ăn quà vặt
Rồi tìm cách trốn không trực nhật
Có đứa bật khóc
lúc chia tay…

Yêu dấu à!
chẳng bao giờ còn có được những ngày
Hồn nhiên như thế
Kỉ niệm sẽ ùa về trong những câu chuyện kể
Của chúng mình.

Yêu dấu à!
Mùa phượng cuối từ biệt thời học sinh
Cây bàng bao năm vô tri bỗng hôm nay rưng rưng nhớ
Sắp xa rồi mới thấy tim mắc nợ
Nơi này.
Thơ và ảnh Ha Nguyen .
3/5/2019

Bài thơ: KÝ ỨC THÁNG NĂM! – Lê Mỹ Hường

KÝ ỨC THÁNG NĂM!

Thơ: Lê Mỹ Hường

Tháng năm

Rợp trời hoa phượng đỏ

Ước mơ bay cao

theo làn gió

Đôi mắt trong veo tuổi học trò

Tháng năm

Rợp trời hoa phượng đỏ

Màu hoa rực lửa cháy trong tim

Ký ức ngọt ngào bao kỷ niệm

Lưu bút bạn bè mãi không quên.

Tháng năm

Ôi! sao nhớ thế những cái tên

Nhành hoa khô ép vào trong trang vở

Tím bằng lăng

cả một trời thương nhớ

Góc nhỏ sân trường, lớp học thân yêu

Tháng năm

Tà áo dài tinh khôi đẹp đến yêu kiều

Bịn rịn chia tay

tháng ngày ngập nắng

Tuổi học trò hồn nhiên, trong trắng

Tháng năm về

Nhớ lắm tháng năm ơi!

Bài thơ: CHẠM VÀO THÁNG NĂM – Hoa Diên Vỹ

CHẠM VÀO THÁNG NĂM

Hoa Diên Vỹ

Hôm nay về thăm lại mái trường xưa
Hồi hộp lắm bàn chân đi vội vã.
Trường vẫn thế mà sao nghe xa lạ
Gốc sữa già cằn cỗi bởi vì đâu?

Có phải vô tình ta bước qua nhau
Ánh mắt đã không cùng nhìn một hướng?
Với bàn tay nhặt lên chùm hoa phượng
Ai đó vừa vứt lại góc tường rêu?

Cánh hoa đỏ tươi hay máu trái tim yêu
Nhức nhối cứa vào lòng người đau buốt.
Kỷ niệm xưa bỗng ùa về bất chợt
Chẳng hẹn cùng bối rối mắt tìm nhau…

Gần thế sao không nói được một câu
Nước mắt cứ chảy ngược vào trong dạ
Gượng nhìn nhau như hai người xa lạ
Giọt nắng buồn rụng vỡ dưới bàn chân…

Ta lặng lẽ đi về phía cuối sân
Lớp học xưa chìm đắm màu vắng vẻ.
Tiếng hát cũ vọng đâu đây khe khẽ
Bụi thời gian phai xóa dấu bạn bè…

Trôi thật nhanh về kí ức mùa hè
Ta quay bước ngược theo chiều gió thổi
Tìm khoảnh khắc bàn tay ai buông vội
Xiết lại bằng hơi ấm của hôm nay…

Tháng năm chạm rồi ai đó có hay???

Bài thơ: TẠM BIỆT – Nguyễn Thị khánh Hà

TẠM BIỆT

Nguyễn Thị khánh Hà

Tạm biệt nhé tháng tư đầy thương nhớ
Đón tháng năm khi nắng về đầy ngõ
Chút hanh hao quyện vào từng cơn gió
Con đường nào cũng rợp đỏ phượng mơ

Anh tặng em bài tình khúc đợi chờ
Chiều tan trường vẫn ngóng hoài góc phố
Mong gặp em nói bao điều thổ lộ
Mà sao ta chẳng gặp gỡ bao giờ

Yêu thương này chỉ đọng lại trong thơ
Em hững hờ khiến lòng anh ngẩn ngơ
Hồn hoang hoải mãi khúc ru đợi chờ
Em bây giờ như chiều Xuân xa vắng…

Nay Hạ về đem bao điều trong nắng
Viết tặng em bài tình khúc tháng năm
Mong em vui trẻ mãi tuổi trăng rằm…

Phượng đỏ trời
Ve rộn rã Hạ ơi!
1/5/2019.

Bài thơ: THÁNG NĂM CÙNG NỖI NHỚ – Nghi Lâm

THÁNG NĂM CÙNG NỖI NHỚ

Thơ: Nghi Lâm

Tháng năm đã về gây bao nỗi nhớ
Ngày hẹn hò của hai đứa đầu tiên
Trước hàng phượng yêu thân ái trao duyên
Sân trường cũng hòa vui cùng nắng hạ

Tạm chia tay nghe héo sầu trong dạ
Em cũng buồn lưu bút viết từ ly
Cánh bằng lăng ép giữ đợi mùa thi
Cùng mở đón hai ta vừa gặp lại

Sớm đã biết tình yêu còn vụng dại
Thời học trò vương vấn bởi ngây thơ
Những chiều về chung lối dệt mộng mơ
Đều giành cả cho tương lai phía trước

Cũng từ ấy anh và em ao ước
Sau này lên Đại học được gần nhau
Kiến thức kia sẽ sớm tối đổi trao
Hai đứa nguyện có tên đề bảng hổ

Trước ngày thi một chiều hè mưa đổ
Anh bàng hoàng đau xót nhận tin em
Bỏ tình yêu cùng trường cũ thân quen
Lên đường theo người thân đi nơi khác

Ký ức trôi qua, hạ về ve hát
Bài chia tay muôn thuở vẫn còn đây
Tháng năm hoa phượng đỏ chẳng đổi thay
Sao ta lại có ngày buồn xa cách

Khiến khi đến hè thêm than trách
DUYÊN LỠ LÀNG, NHUNG NHỚ NỮA MÀ CHI!

(Sài Gòn, trưa 04/5/2019.) N.L

Bài thơ: CẢM XÚC THÁNG NĂM – Trần Thị Tĩnh

CẢM XÚC THÁNG NĂM

Trần Thị Tĩnh
(Tặng mái trường TH Thị Cầu thân yêu)

Tháng năm về,hoa phượng nở xôn xao
Đỏ rực rỡ, cháy bỏng trời mùa hạ
Hoa học trò tưng bừng nô nức quá
Lại nhớ trường, nhớ lớp đến nôn nao.

Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào
Chợt ùa đến nơi mái trường xưa ấy
Mùa ve kêu râm ran, mùa phượng cháy
Mùa hạ, mùa thi…tạm biệt mái trường.

Thị Cầu ơi, sao biết mấy vấn vương
Cứ thức dậy trong tôi bao kỷ niệm
Tình đồng nghiệp, cô trò…bao thương mến
Lại bâng khuâng…mỗi độ tháng năm về.

Bài: Trần Thị Tĩnh

Bài thơ: THÁNG NĂM VANG MÃI NHỮNG BÀI CA – Nguyễn Đình Hưng 

THÁNG NĂM VANG MÃI NHỮNG BÀI CA

Nguyễn Đình Hưng

Tháng năm về ve sầu ca hát
Gọi học trò hối hả những kỳ thi
Để xa trường đón chào kỳ nghỉ
Xây trong lòng những ước mơ xa

Tháng năm về hoa phượng gọi trong ta
Những kỷ niệm tình yêu khờ dại
Đã qua rồi mà lòng ta nhớ mãi
Để khi buồn kỷ niệm lại thăng hoa

Tháng năm về đất nước rợp cờ hoa
Mừng kỷ niệm ngày non sông liền một dải
Với chiến thắng Điện Biên vĩ đại
Kính dâng Bác Hồ lòng thành kính bao la

Tháng năm về xua cái rét đi xa
Để ong bướm, ngàn hoa đua nở
Mỗi chúng ta vui cùng kỷ niệm
Tháng năm về vang mãi những bài ca./.

Bài thơ: TÌNH KHÚC THÁNG NĂM – Hong Vu

TÌNH KHÚC THÁNG NĂM.

Hong Vu

Lặng thầm một nốt nhạc êm
Cánh hoa mềm rớt bên thềm tháng năm.
Sắc màu mực tím bâng khuâng.
Vương trong trang vở xa xăm một thời.

Sắc hoa phượng cháy đỏ trời.
Điệp vàng màu nắng vẫn ngời bên song.
Tiếng ve ran những trưa nồng.
Áng mây trắng chứa bão giông trong lòng.

Nghe không em biển chờ mong.
Cánh buồm đỏ thắm còn dong phương nào.
Để con sóng vỗ cồn cào.
Ngàn năm sóng mãi khát khao bến bờ.

Hoàng hôn viễn xứ xa mờ
Dấu yêu ngày cũ đến giờ còn đây
Tóc mềm theo gió vương mây
Chân trời ánh đỏ mê say ráng chiều .

Nghe không em tiếng dạt dào
Phải cơn mưa hạ rơi vào màn đêm.
Thì thầm, thánh thót mái hiên.
Tiếng mưa ru giấc mơ êm mát lành.

Nghe không em những chân thành.
Tiếng sương đọng giọt, tiếng cành đơm hoa.
Tiếng mùa gọi mãi thiết tha.
Tháng năm gủi khúc tình ca tặng người.

Bài thơ: NỖI NHỚ THÁNG 5 – Trương Tuý Anh

NỖI NHỚ THÁNG 5
Thơ Trương Tuý Anh

Tháng 4 lướt qua rồi
Để hạ về ươm nắng
Đậu trên cánh bằng lăng
Dệt vàng cây phượng đỏ

Ve râm ran nhắc nhở
Tháng 5 về bạn ơi
Gọi ký ức xa vời
Thảng thốt nỗi lòng tôi

Ráng chiều buông trên phố
Cơn mưa rào bất chợt
Giọt rơi thầm nói nhỏ
Có nhớ gì hay quên…

Dạo bước đường thân quen
Mơ hồ nghe tiếng gió
Có nỗi nhớ vu vơ
Dáng ai đó tóc thề

Phượng hồng gieo say mê
Bên ai hơi thở gấp
Mắt lim dim khao khát
Cây xanh hai bóng chụm…

Ong bướm say rót mật
Hương sen ngây ngất lòng
Chào tháng 5 nắng hồng
Chứa chan tình nồng thắm.

2/5/2019.

Những năm tháng học trò của mỗi người luôn có những kỉ niệm về sân trường đầy nắng và gió, về tiếng ve kêu râm ran, phượng đỏ thắm báo hiệu hè về. Cây phượng chứng kiến biết bao buồn vui của tuổi học trò.

Top 10 Bài văn phân tích tác phẩm “Bài thơ số 28” của Ta-go hay nhất

Top 10 Bài văn phân tích tác phẩm “Bài thơ số 28” của Ta-go hay nhất

Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là một nhà thơ, nhà văn, đồng thời là một nhà văn hóa lớn, có nhiều đóng góp cho dân tộc Ấn Độ và nhân loại. Ông để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào cũng xuất sắc. Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn (các bài trong tập thơ này không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự) – một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta-go, tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng và chinh phục độc giả nhiều nước. Bài thơ này ông làm khi người vợ yêu dấu Mri-na-li-ni-đê-vi qua đời (1902). Bài thơ thể hiện quan niệm về một tình yêu chân chính. Quan niệm đó được thể hiện như thế nào, mời các bạn đọc tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm mà phongnguyet.info tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Bài văn phân tích tác phẩm “Bài thơ số 28” của Ta-go số 1

Tập thơ Người làm vườn là một trong những tác phẩm xuất sắc của Ta-go, nhà văn gốc Ấn Độ viết về cuộc đời và tình yêu với cuộc sống. Tên tác phẩm cũng thể hiện ước nguyện muốn được làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời, với tâm hồn, tình yêu chan hòa sâu sắc với thiên nhiên, với con người và thi nhân chính là người vun xới chăm sóc cho vườn hoa kì diệu ấy. Trong tập thơ đầy trữ tình và triết lý này thì bài thơ số 28 hay nhất và được chú ý hơn cả.

Mở đầu bài thơ là lời của chàng trai miêu tả về người con gái anh yêu, anh nhìn vào đôi mắt, nơi mệnh danh là cửa sổ tâm hồn và anh thấy đôi mắt ấy sao “băn khoăn” thế, lại “buồn” vì cớ chi. Hóa ra đôi mắt ấy muốn “nhìn vào tâm tưởng” của chàng trai tựa như “trăng kia muốn vào sâu biển cả”, thể hiện khát khao được sóng đôi như hai biểu tượng thiên nhiên vĩnh cửu và xinh đẹp của tạo hóa của người con gái trong tình yêu.

Tình yêu của người con gái tựa ánh trăng thanh mát, trong sáng, ngây thơ, còn với chàng trai, anh là biển cả mênh mông lại sâu rộng, chẳng biết còn bao điều bí mật mà trăng kia không thể với tớ ngoài một mặt biển phẳng lặng. Chàng trai sẵn sàng để bản thân “trần trụi” phơi bày bản thân, cũng chẳng giấu giếm cô gái điều chi, thế nhưng “Chính vì thế em không biết gì tất cả về anh” đây là một nghịch lý có vẻ vô lý, nhưng trong tình yêu nó lại là sự thật không thể chối cãi, bởi tình yêu vốn đầy bí ẩn và kỳ diệu.

Chàng trai khao khát được hiến dâng hết tất cả những gì mình có cho cô gái, nếu đời anh là viên ngọc cao quý, anh cũng sẵn sàng đập nát chỉ để hóa thành chiếc vòng đeo cổ, được kề cận với trái tim của người con gái anh thương. Nếu là đóa hoa hương sắc thanh cao anh cũng sẵn sàng ngắt lấy bản thân, cài lên mái tóc nàng, để được kề cận vẻ xinh đẹp của người yêu.

Nhưng một sự thật rằng, anh chẳng thể là những thứ ấy mà anh là một “trái tim”, một trái với tình yêu cháy bỏng, vô bờ vô bến, cũng chẳng có ranh giới nào, anh cho cô bước vào ngự trị trong trái tim ấy, nhưng cô lại chẳng nắm rõ trái tim ấy đang bộn bề trong những nỗi niềm chi và “biên giới” của nó tận nơi đâu. Và tình yêu ấy cứ mãi trong một vòng vây lạ lùng, cô gái muốn đi sâu vào trái tim chàng trai, anh cũng rất sẵn lòng nhưng mọi chuyện chỉ có thể dừng lại ở bề nổi, bởi sâu trong kia là những gì khác lạ chẳng ai lý giải nổi, kể cả người thân thương nhất.

Ta-go so sánh “trái tim” với “niềm lạc thú” thì đơn giản nó sẽ trở thành “một nụ cười nhẹ nhõm”, hay nếu là “khổ đau” thì nó sẽ biến thành “lệ trong” hai sự so sánh đối lập nhau và dùng thêm thừ “chỉ là” nhằm nhấn mạnh phần ý nghĩa chính của câu thơ tiếp rằng “trái tim anh lại là tình yêu”, vậy chứng tỏ tình yêu là một thứ gì đó có giá trị lớn lao vô cùng, chẳng đơn giản chỉ là lạc thú hay khổ đau những thứ chỉ thoáng qua trong đời.

Trong trái tim tưởng chừng nhỏ bé ấy lại chất chứa biết bao “vui sướng, khổ đau” vô biên, chẳng giới hạn nào có định nghĩa và trường tồn với thời gian. Bước vào tình yêu, trái tim ấy cần nhiều hơn tất cả và cũng đủ giàu sang để cho đi mà không cần nhận lại. Trái tim chàng trai vẫn luôn kề cận cô gái, trao trọn cho cô gái, nhưng cô gái ấy có dùng đôi mắt băn khoăn quan sát cũng chẳng thể nào “biết trọn nó đâu”. Cả trái tim và tình yêu đều mang riêng cho mình những nghịch lý thật khó hiểu, khiến đôi lứa yêu nhau cứ lẩn quẩn trong cái vòng kỳ diệu ấy.

Bài thơ là triết lý đầy trữ tình của Ta-go trong tình yêu đôi lứa, tình yêu là một thứ gì đó rất diệu kỳ mà ta chỉ có thể nắm bắt những thứ mang tính bề nổi, lớp vỏ bên ngoài, mà chẳng thể nắm bắt được sâu trong trái tim, sâu trong tình yêu đang lặng lẽ ngủ yên những gì thầm kín, lạ lùng nhất. Giống như cái cách ta quan sát một vùng biển lặng, với mặt biển xanh mướt, mà sâu dưới đó là cả một thế giới đầy phong phú và phức tạp, mấy ai đã tìm đến.

Bài văn phân tích tác phẩm “Bài thơ số 28” của Ta-go số 2

Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel, năm 1914, Tago xuất bản tập thơ “Người làm vườn – tập thơ tình, gồm 85 bài thơ, chỉ đánh số, không có nhan đề. Bài thơ sơ 28 này rút trong tập “Người làm vườn”, được truyền tụng và ngợi ca là “một trong những bài thơ tình hay nhất trên thế giới”.

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.

Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,

Anh không giấu em một điều gì.

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,

anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh

và xâu thành một chuỗi

quàng vào cổ em.

Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa

tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng,

anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.

Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.

Nếu trái tim anh là một phút giây lạc thú

Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm

Và em thấu suốt rất nhanh.

Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau

Nó sẽ tan ra thành lệ trong

Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u ẩn.

Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,

Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên.

Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.”

Đào Xuân Quý dịch

Toàn bài thơ vẫn là lời tỏ tình của người con trai, của “anh”. Còn người con gái chỉ “lắng nghe lời nói như ru” và qua “đôi mắt”, qua cái nhìn “băn khoăn… buồn” – được nói đến mà thôi. Sáu câu thơ đầu cho thấy một mối tình đầu rất đẹp và thơ mộng. Cô gái duyên dáng, ngỡ ngàng và “băn khoăn”. Vẻ đẹp dịu hiền được thể hiện qua đôi mắt và cái nhìn chan chứa yêu thương: “muốn nhìn vào tâm tưởng của anh”. Rụt rè và thăm dò.

Tình yêu đến, “Thần Ái tình đã gõ cửa trái tim” nhưng em vào đã hay, đã biết gì nhiều về anh. Em là ánh trăng, anh là mặt biển (trong xanh) – Hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả.

Hình ảnh ánh trăng và biển cả đã thể hiện tài tình men say ái tình: niềm khao khát hạnh phúc và sự hòa hợp tâm hồn lứa đôi trong “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Lời tỏ tình nồng nàn yêu thương, đàng hoàng và tin cậy. Tình yêu đâu chỉ là “tìm kiếm” mà còn là “phát hiện” những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách người tình của em. Như một lời nhắc khẽ mà rung động:

“… Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.

Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,

Anh không giấu em một điều gì.

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.”

Bảy dòng thơ tiếp theo là lời tỏ tình rất đẹp. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ về “ngọc”, về “hoa” và giả định: “nếu… anh sẽ…” để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến. Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Nếu đời anh là viên ngọc thì anh sẽ đập vỡ làm trăm mảnh, xâu thành chuỗi quàng vào cổ em yêu.

Có gì đẹp và thơm bằng hoa? Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em. Các động từ: “đập ra”, “xâu thành”, “quàng vào”, “ngắt ra”, “cài lên” – diễn tả một “tấm lòng”, một cử chỉ trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. Tago viết bài thơ này cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỷ mà hình ảnh thơ vẫn mới mẻ, thú vị vô cùng:

“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,

anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh

và xâu thành một chuỗi

quàng vào cổ em.

Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa

tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng,

anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.”

Lời thơ dịch khá sát và hay. Có điều trong nguyên tác chữ “cài” (cài lên mái tóc em), dịch giả đã chuyển thành “đặt lên mái tóc em”, là cho lời thơ thô, làm giảm đi phong cách tao nhã, phong tình của chàng trai! Đoạn thơ thứ ba, chàng trai khẳng định tình yêu của mình qua hình ảnh so sánh: “Trái tim”. Ba tiếng “Nhưng em ơi!” vang lên thiết tha, đắm say. Lời tỏ tình được nâng lên một tầm cao mới, một chiều sâu thăm thẳm.

Tình yêu ấy sâu sắc và mênh mông. Em là thần tượng, là nữ hoàng đang ngự trị vương quốc tình yêu – đời anh. Là một lời nhắc khẽ em yêu! Nhẹ nhàng và tế nhị. Gần mà xa, xa mà gần biết trân trọng và phát hiện mọi phẩm chất cao quý tiềm ẩn trong tâm tình người yêu. Lời tỏ tình sang trọng quá, chứng tỏ chàng trai có một trái tim rất nhân văn! Cả đời anh, tâm hồn anh, tình yêu của anh đã thuộc về em:

“Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu!”

Đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình ảnh “biển cả”, đến khổ thơ này, ông lại tạo ra những khái niệm bổ sung: “bến bờ”, “vương quốc”, “biên giới” – tạo ra một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một không gian nghệ thuật để nói lên niềm tự hào của người con trai có một tình yêu trong sáng mênh mông.

Tình yêu không thể tầm thường và đơn giản. Đâu chỉ là “một phút giây lạc thú” để làm “nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm”, tầm thường, thoảng qua! Tình yêu cũng không phải là sự hèn hạ, van xin, cầu mong một sự “ban ơn”, một sự yếu mềm. Giọt lệ trong, nỗi thương đau, nỗi sầu u ẩn mà người con trai mang lại trong mỗi cuộc tình chỉ là sự hèn hạ mà thôi. Mà đâu chỉ là lĩnh vực tình yêu, mọi sự quỳ lạy, van xin trong ứng xử đều hèn hạ, đáng khinh.

Đoạn thơ này mang tính chất “phản đề”, nhiều người viết sách lâu nay đã hiểu không đúng. Chàng trai muốn tâm tình với người yêu là trái tim anh không phải như thế này đâu: “Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó nhanh – Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan ra thành lệ trong phản ánh nỗi sầu thầm kín”.

Hai đoạn thơ thứ 4 và thứ 5 tương phản đối lập. Từ phủ định đi đến khẳng định. Không nên như thế này mà phải như thế này. Người con trai đã mang đến cho người con gái một tình yêu tuyệt đẹp. Anh tự hào thổ lộ:

“Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,

Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên.

Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu!”

Trong nguyên tắc: “những gì tình yêu cầu mong” được người dịch thơ viết thành: “những đòi hỏi” dễ làm nhiều độc giả hiểu không đẹp ý thơ. Chàng trai tự hào về trái tim của mình “lại là tình yêu”, tình yêu đích thực, đâu phải thứ “trái tim chỉ là giây phút lạc thú”. Tình yêu của em đã và đang mang đến cho anh bao cảm xúc kỳ diệu, lúc thì vui sướng, lúc thì khổ đau…

Tình yêu đâu chỉ toàn vị ngọt? Vui sướng và khổ đau mà tình yêu mang đến là mênh mông, là vô biên. Những cầu mong và sự giàu có mà tình yêu, mà trái tim của chàng trai là bất tận, là trường cửu. Chàng trai cầu mong ở người tình một tình yêu đằm thắm, chân thành và thủy chung.

Cầu mong con thuyền tình của anh và em sẽ cập bến bờ hạnh phúc giữa mùa trăng? Nhẹ nhàng thổ lộ và trách móc: gần đấy sao mà xa xôi. Hình như em vẫn chưa hiểu tình yêu của anh đã dành cho em. Phải biết phát hiện sự cầu mong và giàu sang trong tình yêu, Năm dòng cuối là một “tuyên ngôn” đẹp của tình yêu. Thơ tình của Tago mang thêm màu sắc triết lý. Có biết chiếm lĩnh trái tim người yêu mới thật sự có và được sống trong một tình yêu đẹp, trọn vẹn.

Bài thơ tình số “28” của Tago rất đẹp và sáng tạo trong hình tượng: “đôi mắt buồn, băn khoăn” – “ánh trăng soi vào biển cả” – “viên ngọc và chuỗi ngọc”, “đóa hoa thơm và vòng hoa” – trái tim yêu thương mênh mông… Ý tưởng phong phú và sâu sắc: cái ngần ngại, băn khoăn của thiếu nữ trong mối tình đầu; sự chân thành, say đắm, nồng nàn, khát khao trong tình yêu của chàng trai. Không thể tầm thường, đơn giản trong tình yêu.

Bài thơ tình còn là một sự đúc kết, chiêm nghiệm: Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh. Tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện để chiếm lĩnh tình yêu, có thế mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa.

Cũng như “Biển” của Xuân Diệu, “Sóng” của Xuân Quỳnh, “Tôi yêu em” của Puskin,… bài thơ này của Tago không thể thiếu trong hành trang – tâm hồn “tuổi áo trắng” mộng mơ.

Bài văn phân tích tác phẩm “Bài thơ số 28” của Ta-go số 3

Ta-go (1861-1941) là nhà thơ lớn của Ấn Độ, ông đã có nhiều cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, giải phóng nhân dân Ấn Độ khỏi ách thực dân, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Ta-go để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó đặc sắc là số lượng 52 tập thơ.

Một trong số đó là tập thơ “Người làm vườn” tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và triết lí, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại. Các bài trong tập thơ “Người làm vườn” không có nhan đề mà chỉ được đánh số thứ tự, bài thơ số 28 là một trong những bài thơ hay nhất của Ta-go và bài thơ này đã xuất hiện trong nhiều tuyển tập thơ tình của thế giới.

Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở không bao giờ vơi cạn khơi nguồn cảm hứng cho biết bao tâm hồn thi sĩ, bài thơ là lời tỏ tình của một chàng trai muốn gửi đến cô gái mà chàng trai yêu, qua lời tỏ tình của chàng trai ta nhận ra rằng tình yêu là sự vô tận, mãi mãi không có giới hạn trong trái tim của những ai đang yêu, và như một lời nhắn nhủ đối với những ai đã, đang và sẽ chìm đắm trong men say tình ái rằng: muốn có được hạnh phúc trong tình yêu thì luôn luôn phải tìm hiểu, khám phá và thấu hiểu sâu sắc về nhau. Có như vậy thì tình yêu mới bền đẹp được.

Mở đầu bài thơ là tâm trạng băn khoăn, bồn chồn, lo lắng và thoáng có chút buồn của cô gái ẩn chứa một khát khao cháy bỏng muốn nhìn vào sâu tận trong tâm tưởng của chàng trai:

“Đôi mắt băn khoăn của em buồn

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả”

Trong tình yêu, thì sự tin tưởng lẫn nhau là một yếu tố rất quan trọng, nhưng dường như ở đây cô gái chưa thật sự tin tưởng chàng trai nên muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh để tìm hiểu, khám phá mọi bí mật. Đôi mắt được ví như lăng kính của cuộc sống mà qua đó ta có thể nhìn thấy mọi vật, nhưng ở đây đã có một sự cường điệu hóa, đôi mắt chỉ có thể nhìn được những vật thuộc phạm vi về hình ảnh bên ngoài, nhưng trong câu thơ, cô gái muốn dùng đôi mắt của mình để nhìn thấu trái tim chàng trai, muốn biết anh đang nghĩ gì, điều lẽ ra mà chỉ có con tim mới cảm nhận được.

Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh khát khao của cô gái như “trăng” muốn vào sâu “biển cả”. Đây là một hình ảnh ẩn dụ rất lãng mạn, trăng chìm xuống biển như hòa nhập vào mặt biển vô tận mênh mông, đem ánh sáng của mình làm lấp lánh mặt nước biển, qua hình ảnh này cô gái thể hiện rõ khát khao của mình, muốn tâm hồn của mình hòa nhập vào tâm hồn của chàng trai. Biết rõ khát khao của cô gái, chàng trai bày tỏ hết lòng mình mong rằng cô gái sẽ hiểu:

“Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”

Chàng trai đã giãi bày tất cả thể hiện ở hành động “không giấu em một điều gì”, thế nhưng nghịch lí là chàng trai đã giãi bày tất cả nhưng cô gái lại “không biết gì tất cả về anh”. Đây chính là sự bí ẩn và tính khó lí giải trong tình yêu. Chàng trai thể hiện sự chân thành của mình để cô gái tin tưởng bằng một loạt các hình ảnh so sánh, qua đây anh muốn nói với cô gái rằng: Anh có thể sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời mình cho em.

“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc

anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh

và xâu thành một chuỗi

quàng vào cổ em.Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa,

tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng

anh sẽ hái nó đặt lên mái tóc của em”

Ví cuộc đời anh với “viên ngọc” thể hiện sự trang trọng, cao quý còn “đóa hoa” tượng trưng cho vẻ đẹp, nhưng anh sẵn sàng “đập” viên ngọc làm trăm mảnh và “hái” bông hoa để dành tặng cho cô gái, thể hiện sự dâng hiến của anh dành cho em.

“Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu”

Chàng trai tiếp tục thể hiện sự dâng hiến, dâng hiến cả trái tim của mình. Trái tim là vô tận, cũng như đại dương mênh mông không ai biết được chiều sâu và bến bờ của nó. Nhưng cũng có khi chỉ là một vương quốc nhỏ bé mà cho dù em là nữ hoàng, chủ của vương quốc trái tim anh mà cũng không thể biết biên giới của nó kéo dài đến đâu. Khoảng cách của tình yêu là rất lớn vì vậy cần phải thu hẹp rút ngắn khoảng cách đó lại bằng sự hòa hợp đồng cảm lẫn nhau:

“Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú

Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm

Và em thấu suốt rất nhanh

Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau

Nó sẽ tan thành lệ trong

Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn”

Hãy đồng cảm, chia sẻ với nhau. Nếu chàng trai vui thì cô gái cũng nở nụ cười trên môi, chàng trai buồn, cô gái cũng rơi những giọt nước mắt.Tình yêu thật phức tạp, nó ẩn chứa nhiều mâu thuẫn như chàng trai nói:

“Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên

Những đòi hỏi của sự giàu sang là trường cửu

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”

Trong tình yêu có rất nhiều cảm xúc, lúc thì vui sướng lúc thì khổ đau và những cảm xúc này là vô tận không biết đâu là giới hạn. Trong tình yêu cũng rất nghịch lí và mâu thuẫn, mặc dù anh luôn ở bên em, gắn bó khăng khít với em, cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn nhưng anh vẫn khẳng định không bao giờ em có thể hiểu hết được trái tim anh.

Bài thơ sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh, ví von và cách nói nghịch lí cho thấy trong tình yêu còn nhiều điều khó hiểu, không thể lí giải được. Cần phải thấu hiểu, hòa nhập vào nhau, như vậy mới có được tình yêu vĩnh cửu.

Bài văn phân tích tác phẩm “Bài thơ số 28” của Ta-go số 4

Nhắc tới Ta Go nhà thơ lớn của Ấn Độ là nhắc tới tập thơ “người làm vườn”, các bài thơ trong đó không được đặt tên mà được đánh dấu thứ tự, bài thơ số 28 được xem là tác phẩm hay nhất trong tập thơ ấy và trở thành bài thơ tình xuất sắc trong hội thơ thế giới.

Đề tài tình yêu luôn là đề tài được nhiều nhà thơ lựa chọn để sáng tác và thể hiện cảm xúc của mình, khi thì dạt dào, mãnh liệt, lúc thì lãng mạn, yên ắng nhưng cũng có khi sôi nổi và hào hứng, tất cả được tác gửi gắm vào thơ ca như lời tâm sự, bộc bạch về cuộc đời, cuộc sống của họ.

Bài thơ chính là lời tỏ tình của một chàng trai có tâm hồn nghệ sĩ tỏ tình với cô gái xinh đẹp mà chàng từ lâu đã đem lòng yêu mến, qua lời tỏ tình của mình chàng nhận ra rằng tình yêu là thứ gì đó vừa thật vừa ảo, không có giới hạn, là vĩnh cửu, là bất diệt và mãi mãi nằm trong trái tim của những người đang yêu, cũng à lời nhắn nhủ của ông gửi tới những ai đang yêu, sẽ yêu và đã yêu đang chìm đắm trong men say tình ái: muốn yêu nhau dài lâu thì chúng ta phải hiểu nhau, thương nhau, đồng cảm và chia sẻ mọi thứ để cùng nhau đối mặt với khó khăn, thách thức trong cuộc sống. có như vậy thì tình yêu mới có thể trường tồn và bền vững được.

Mở đầu bằng tâm trạng bối rối pha chút lo lắng, băn khoăn, có chút buồn và tủi thân của cô gái trẻ khi không biết liệu chàng trai đó có tình cảm với mình hay không, hay do mình quá nhạy cảm.

“Đôi mắt băn khoăn của em buồn

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả”

Tình yêu là thứ làm cho con người ta trở nên thơ dại, lúc thì phá lên để cười chỉ vì một cái nhìn của ai đó, lúc lại vô cớ giận dỗi chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt, nhưng điều quan trọng nhất trong tình yêu đó là sự tôn trọng và tin tưởng nhau thì có gái lại có chút hoài nghi về tình cảm mà chàng trai giành cho mình có thật lòng không? Cô muốn nhìn sâu vào đôi mắt, tim gan của chàng để tìm hiểu và khám phá xem.

Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh hình tượng hóa khi nhìn vào đôi mắt mà có thể hiểu được tâm tư, tình cảm của một ai đó. Hình ảnh “trăng”, “biển sâu” vừa lãng mãn, thơ mộng cũng cũng thật xa vời. Như hiểu được nguyện vọng và tâm tư của cô gái mà chàng trai đã cố gắng để mở lòng mình:

“Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”

Chàng luôn muốn cô gái hiểu và tin tưởng chàng, vì thế chàng đã “không giống em điều gì” bọc bạch hết, chàng cũng có chút thất vọng vì cô gái cũng không hiểu mình. Chàng đã cố gắng dâng hiến hết tất cả những gì mình có cho nàng, chỉ hy vọng nàng hiểu và yêu mình một cách chân thành

“Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu”

Chàng tiếp tục bày tỏ tình cảm, nguyện hy sinh và dâng hết tất cả cho nàng, dâng nàng cả trái tim đã trót rung động và chỉ dành riêng cho mỗi nàng. Em là nữ hoàng, là công chúa ngụ trị trong trái tim chàng, dù trái đất có thay đổi thì tình cảm ta dành cho nàng sẽ không bao giờ đổi thay.

“Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú

Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm

Và em thấu suốt rất nhanh

Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau

Nó sẽ tan thành lệ trong

Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn”

Chúng ta đừng để khoảng cách của hai đứa ra xa hơn nữa, hãy đề chúng gần bên nhau, hiểu nhau và hòa hợp nhau.

Chàng có biết rằng mỗi cử chỉ và hành động của chàng đều làm trái tim nàng thôi, chàng buồn thì nàng chẳng vui bao giờ, mà chàng cười thì nàng cũng hạnh phúc, thể hiện qua nụ cười luôn hé trên môi. Nhưng tình yêu khó đoán quá, lúc thì hòa hợp, đồng điệu với nhau, khi thì mâu thuẫn giằng xé như những gì chàng trai nói:

“Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên

Những đòi hỏi của sự giàu sang là trường cửu

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”

Tình yêu không chỉ thể hiện bằng lý trí và đó cả rung động của con tim, con tim khiến chúng ta mê say trong tình ái, còn lý trí giúp ta vượt lên những trở ngại của khó khăn, cung bậc cảm xúc của người đang yêu cũng khác thường biết bao.

Bài thơ là lời tự sự của chàng trai về cuộc tình mới chớm nở của mình, chàng đã cố gắng dân hiến tất cả những gì mình có để cho cô gái hiểu được trái tim và tình cảm của mình, dù còn nhiều điều mà chỉ có yêu người ta mới có thể hiểu và lý giải được, vì thế chúng ta phải hòa nhập và đồng điệu cùng tâm hồn của chàng trai.

Bài văn phân tích tác phẩm “Bài thơ số 28” của Ta-go số 5

Trong các bài thơ tình của Tago, Bài thơ số 28 trong tập Người làm vườn là hay hơn cả, được nhiều người ưa thích. Bài thơ đã được chọn in vào nhiều tập thơ tình hay của thế giới. Nhạc điệu trong thơ Tago thường du dương, êm ái, mượt mà và sâu lắng, toát lên cái thâm trầm, suy tư của con người giàu chất trí tuệ, giàu triết lí với tâm hồn đa cảm.

Bài thơ số 28 nói đến tình yêu là vô biên không có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, luôn luôn phải khám phá, sáng tạo, tâm hồn hòa hợp tình yêu và hiểu biết nhau. Khát vọng đó không bao giờ tắt bài thơ được cấu trúc theo tư duy hướng nội, hướng vào tâm linh. Trong ba câu mờ đầu bài thơ, tác giả nói về đôi mắt của người yêu có vé băn khoăn u buồn, hình như chưa thật tin, muốn nhìn thẳng vào tận đáy tâm tưởng của anh:

Đôi mắt băn khoăn của em buồn

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn nào sâu biển cả.

Đôi mắt có thế như ánh sáng kì diệu của trời đất chiếu rọi chốn sâu thăm thẳm của trái tim người như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Trăng lặn xuống biển, hòa nhập vào cõi mênh mông tỏa ra ánh sáng lung linh diệu huyền. Chính đó là biểu hiện sự khát khao hòa hợp tâm hồn. Để đáp ứng khát vọng đó, chàng trai đã bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu, nhưng thật nghịch lí làm sao khi chàng trai nói ngược lại ràng: chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh:

Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,

Anh không giấu em một điều gi

Chính vì thể mà em không biết gì tất cả về anh.

Nếu ở đoạn trên tình cảm của chàng trai mới chỉ dừng lại ở sự giãi bày lòng chán thực, thì những câu thế hiện tình cảm của chàng trai phát triển cao hơn. Để người yêu tin tưởng, hiểu thấu, chàng trai sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình:

Nếu đời anh chỉ là viên ngọc

Anh sẽ đập nó ra làm trăm

Và xâu thành một chuỗi

Quàng vào cổ em.

Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa

Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng

Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.

Viên ngọc, đoá hoa là những vật vừa quý giá, vừa đẹp đẽ mà tạo hóa cho con người. Đời anh cũng đẹp và quý giá như vậy, nhưng nếu cần làm cho em xinh đẹp hơn, quý giá hơn, anh cũng nguyện ước hiến dâng cho em. Đó Là tinh thần hi sinh, tấm lòng hiến dâng đến như vậy, nhưng vần chưa đủ sức đáp ứng sự (lòi hỏi của người yêu. Điều mà người yêu cần đến là thứ khác. Tình yêu của chàng trai lại chuyển lên cung bậc cao hơn là hiến dâng trái tim.

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.

Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú

Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm

Và em thấu suốt rất nhanh.

Nếu trái tim anh chí là khổ đau

Nó sẽ tan thành lệ trong

Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn.

Với những từ nếu, chỉ để tiếp tục khẳng định, tác giả lí giải những đòi hỏi tưởng như nghịch lí mà ngẫm ra lại rất có lí. Ông lại vận dụng thủ pháp so sánh, vi von để khám phá chiều sâu và bến bờ của trái tim. Trái tim con người là thế giới bí ẩn, không dễ dàng gì do dược độ nông sâu, rộng hẹp của nó. Nó cũng có một chiều sâu thăm thẳm như chiều sâu của biển cả, cũng có bến bờ vô biên như vũ trụ, nhưng có lúc nhỏ bé như một vương quốc mà nữ hoàng vì nó khó biết được biên giới của nó xa, gần, rộng, hẹp tới đâu.

Chính vì khoảng cách đó mà tình yêu đòi hỏi rút ngắn lại bằng sự đồng cảm, hòa hợp, trái tim con người bình thường cũng dễ làm được điều đó. Nếu trái tim chàng trai có phút, giây lạc thú thì người yêu cũng dễ dàng chia vui với chàng nụ cười nhẹ nhõm. Nhưng trái tim của chàng khổ đau thì người yêu cũng thông cảm với chàng rất nhanh bằng hàng lệ trong.

Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên

Nhưng đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.

Rõ ràng, ở đây, Tago đã chỉ ra rằng trái tim tình yêu không đơn giản, nó dược câu tạo bằng chất liệu đặc biệt, trong đó tiềm ẩn mầm mống đối lập, mâu thuẫn, vừa sung sướng, vừa khổ đau, vừa đòi hỏi, vừa giàu sang.

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.

Tình yêu giữa anh và em khăng khít như chung cuộc đời, gắn bó nhau như máu thịt, nhưng thật kì lạ em vẫn chưa hiểu hết được anh một cách trọn vẹn. Sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn. Thật nghịch lí, dù khẳng định vậy, biết trước vậy nhưng tình yêu vẫn khao khát biết trọn nó. Muốn có hạnh phúc trong tinh yêu không gì bằng ngày ngày cứ nhân lòng tin yêu, sự hiểu biết, sự hòa hợp lên như rót đầy cốc rượu nồng.

Tóm lại, Bài thơ số 28 của R.Tago là bài thơ trữ tình giàu chất triết lí được phô diễn bằng lời lẽ, lập luận, hình ảnh sinh động và khúc chiết. Tác giả đặt vấn đề rồi phản đề đế khẳng định chân lí, điều đó hợp với tư duy người Ấn Độ Hướng về cái vô hạn của vũ trụ, chiêm nghiệm chiều sâu thế giới tâm linh con người.

Bài thơ đã làm nổi bật được đặc trưng đó. Bài thơ có cấu trúc chặt chẽ, mạch lạc, thể hiện tư duy logic và triết học của tác giả. Vận dụng thủ pháp tượng trưng, so sánh, ví von, ẩn dụ phù hợp với nội dung, Tago tạo cho bài thơ có sức rung, sức gợi sâu xa, mạnh mẽ.

Bài văn phân tích tác phẩm “Bài thơ số 28” của Ta-go số 6

Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn hoá thiên tài của An Độ. Ta-go đã để lại cho kho tàng văn học Ấn Độ và thế giới một di sản lớn lao : 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết…, đặc biệt là tập Thơ Dâng được Giải thưởng Nô-ben năm 1913.

Cống hiến vĩ đại nhất của Ta-go là ở chỗ ông đã phát huy được truyền thống đấu tranh yêu nước và nhân đạo chủ nghĩa của dân tộc Ấn Độ, kết hợp với tinh hoa văn hoá phương Tây. Ta-go ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người một cách chân thành, rộng mở với lòng từ bi và đức tin của truyền thống tôn giáo Ấn Độ. Ông tiếp thu những nét tích cực trong chủ nghĩa nhân đạo phương Tây, như đòi giải phóng cá tính, đề cao tinh thần tự giác đấu tranh cho tự do, đòi công bằng bác ái, tin ở sức mạnh con người.

Theo Ta-go, con người là đáng tôn thờ nhất, do đó, ông đề xướng “tôn giáo Con Người”. Tầng lớp nhân dân lao động cùng khổ cũng được Ta-go luôn quan tâm. Mặc dù chủ nghĩa nhân đạo của Ta-go có màu sắc duy tâm, huyền bí, nhưng nội dung cơ bản của nó vẫn là yêu đất nước, yêu con người, yêu sự sống.

Yêu thiên nhiên là một đặc điểm nổi bật trong cá tính Ta-go. Ông chủ trương con người cần hoà đồng với thiên nhiên, coi thiên nhiôn như người bạn tâm tình và là đối tượng của thơ ca. Trong các tác phẩm của Ta-go, thiên nhiên xuất hiện không chỉ như mồi trường sống, hoạt động của con người mà là một thế giới mĩ lệ, một thế giới của cái đẹp, của nghệ thuật, của thơ ca.

Tính đa cảm, tính trầm tư là một đặc điểm khác trong cá tính đã ảnh hưởng rất rõ trong các tác phẩm của Ta-go. Ông rung động trước tất cả mọi điều, dù là nhỏ nhặt của cuộc sống, đặc biệt là vẻ đẹp thiên nhiên, con người và nỗi đau khổ của con người. Nét trầm tư, suy nghĩ đã tạo nên chất triết lí với các cung bậc ý nghĩa, chiều sâu tình cảm trong thơ ông. Tác phẩm của Ta-go tràn ngập tinh thần dân tộc, yêu nước, chống thực dân, thức tỉnh niềm khát khao giải phóng, độc lập, tự do của nhân dân Ấn Độ. Bên cạnh đó, văn thơ Ta-go còn chứa chan một tình yêu thiên nhiên, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và con người.

Bút pháp nghệ thuật Ta-go vừa mang tính hiện thực vừa giàu chất biểu tượng. Dưới cái vỏ thần bí, cao siêu vẫn cháy bỏng một lòng tin yêu cuộc sống và những vấn đề của cuộc đời trần tục hằng ngày. Thơ trữ tình Ta-go là những bản tình ca say đắm, là bức tranh thiên nhiên mĩ lệ muôn màu với những hình ảnh lung linh, huyền diệu.

Bài thơ sô 28 được in trong tập Người làm vườn, là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Bài thơ khẳng định: tình yêu là sự đồng điệu, hoà hợp, dâng hiến tâm hồn, tin yêu và hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau. Nhưng trái tim con người, thế giới tâm hồn con người lại mãi là một cõi bí mật lớn lao. Chính vì vậy, việc tìm tới sự đồng điệu, chan hoà vào thế giới tâm hồn của người yêu luôn là những khát khao không bao giờ vươn tới nổi.

Điều đó tạo nên vẻ hấp dẫn muôn đời của tình yêu. Chất triết lí được trình bày qua những lập luận chặt chẽ với hộ thống hình ảnh rực rỡ, sinh động. Với cách đặt vấn đề, phản đề, nghi vấn, giải thích để đi tới chân lí, bài thơ rất đặc trưng cho tư duy người Ấn : tìm tới chất triết lí trong muôn vàn hiện tượng dời sống. Những nghịch lí muôn đời của trái tim:

Nghĩa bài thơ được diễn giải theo tầng bậc từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nghĩa thực đến nghĩa triết lí, và cảm xúc trong bài cũng dược nâng dần. Bài thơ được kết cấu theo tầng bậc. Ý một : Anh xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em. Ý hai : Nhưng không bao giờ em có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh. Hai ý này ngày càng được bổ sung ở mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài.

Sự đối lập giữa khát vọng giãi bày, dâng hiến, chan hoà vào tâm hồn người yêu và cái bí ẩn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tồn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hoà hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể, nhưng tình yêu luôn là niềm khao khát cái trọn vẹn ấy. Nếu mỗi người tình đều biết hướng vé cái trọn vẹn để nắm bắt, dựng xây, điều đó sẽ đem đến hạnh phúc trong tình yêu. Phải chăng đây là triết lí tiềm ẩn của thơ tình Ta-go?

Bài thơ là một hệ thống tầng tầng lớp lớp những hình ảnh tượng trưng và so sánh : đôi mắt em muốn nhìn… như trăng kia muốn vào sâu biển cả (sự khao khát hoà hợp, thấu hiểu tâm hồn); đời anh là viên ngọc, đoá hoa (những gì đẹp đẽ nhất, quý giá nhất của đời anh); em là nữ hoàng của vương quốc đó (em là người làm chủ trái tim anh),…

Hệ thống những hình ảnh tượng trưng, so sánh này làm cho những hình ảnh của tình yêu, của tâm hồn, của trái tim người đang yêu được mĩ lệ hoá, lung linh những sắc màu huyền diệu. Bài thơ mang tính chất mê hoặc vì lẽ đó. Đây là một bài thơ trữ tình giàu chất triết lí. Chất triết lí của bài thơ thể hiện trên nhiều bình diện : Đó là những lập luận, đưa ra giả thiết rồi phản bác lại với những mẫu câu lặp lại : Nếu… chỉ là… nhưng. Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng.

Nhà thơ hướng về cái vô hạn của vũ trụ (biển cả, vương quốc) để xác định giới hạn, bản chất của thế giới tâm linh – phần bí ẩn, sâu xa nhất của tâm hồn con người – và nêu lên những đối lập, mâu thuẫn muôn đời như là những quy luật vĩnh cửu của tình yêu.

Ta-go muốn nói điều gì về tình yêu? Có lẽ ông muốn nói lên một chân lí: Tình yêu là một cuộc dâng hiến trọn vẹn và là một quá trình khám phá, tìm tòi. Nhưng trái tim tình yêu mãi mãi vẫn là những điều bí ẩn. Chiếm lĩnh cái bí ẩn, vô bờ, không giới hạn của tâm hồn người yêu sẽ luôn là những khát khao vĩnh cửu của con người.

Bài văn phân tích tác phẩm “Bài thơ số 28” của Ta-go số 7

Ta-go là thiên tài của Ấn Độ và thế giới bởi vì ông có nhiều tài năng mà ít người có. Ngoài tài năng về văn học ra, ông còn là nhạc sĩ, họa sĩ, nhà viết kịch, nhà giáo, nhà hiền triết, nhà hoạt động xã hội… Trong lĩnh vực nào ông cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. ở Bengan, quê hương ông, nhân dân gọi là Guredave (bậc thánh sư).

Tago là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại vì ngoài lòng yêu thương con người nói chung, ông còn quan tâm đến đời sống tầng lớp cùng đinh nghèo khổ (paria) ở Ân Độ. Tinh thần nhân đạo của ông còn gắn với hành động thiết thực chứ không phải hõ hào chung chung hoặc để ban ơn cho người nghèo khổ. Trong bài 36, tập Thơ Dâng ông đã viết:

Xin hãy cho tôi sức mạnh để làm cho tinh yêu của tôi phụng sự cuộc đời – cuộc đời mãi mãi tốt đẹp.

Xin hãy cho tôi sức mạnh để không bao giờ bỏ rơi người nglìèo khổ trước cường quyền và bạo ngược.

Tình yêu thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn trong các tác phẩm vản học của ông. Không có gì ngạc nhiên khi thấy các tác phẩm thơ của ông đều có hình ảnh thiên nhiên: Mùa hái quả, Trăng non, Cánh thiên nga, Những con chim bay lạc, Người làm vườn…

Trong các bài thơ tình của Tago, Bài thơ số 28 trong tập Người làm vườn là hay hơn cả, được nhiều người ưa thích. Bài thơ đã được chọn in vào nhiều tập thơ tình hay cùa thế giới. Nhạc điệu trong thơ Tago thường du dương, êm ái, mượt mà và sâu lắng, toát lên cái thâm trầm, suy tư của con người giàu chất trí tuệ, giàu triết lí với tâm hồn đa cảm.

Bài thơ số 28 nói đến tình yêu là vô biên không có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, luôn luôn phải khám phá, sáng tạo, tâm hồn hòa hợp tình yêu và hiểu biết nhau.Khát vọng đó không bao giờ tắt bài thơ được cấu trúc theo tư duy hướng nội, hướng vào tâm linh. Trong ba câu mờ đầu bài thơ, tác giả nói về đôi mắt của người yêu có vé băn khoăn u buồn, hình như chưa thật tin, muốn nhìn thẳng vào tận đáy tâm tưởng của anh:

Đôi mắt băn khoăn của em buồn

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng cùa anh

Như trăng kia muốn nào sâu biển cả.

Đôi mắt có thế như ánh sáng kì diệu của trời đất chiếu rọi chốn sâu thăm thẳm của trái tim người như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Trăng lặn xuống biển, hòa nhập vào cõi mênh mông tỏa ra ánh sáng lung linh diệu huyền. Chính đó là biểu hiện sự khát khao hòa hợp tâm hồn.

Để đáp ứng khát vọng đó, chàng trai đã bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu, nhưng thật nghịch lí làm sao khi chàng trai nói ngược lại ràng: chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh:

Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,

Anh không giấu em một điều gi

Chính vì thể mà em không biết gì tất cả về anh.

Nếu ở đọan trên tình cảm của chàng trai mới chỉ dừng lại ở sự giãi bày lòng chán thực, thì những câu thế hiện tình cảm của chàng trai phát triển cao hơri. Để người yêu tin tưởng, hiểu thấu, chàng trai sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình:

Nếu đời anh chỉ là viên ngọc

Anh sẽ đập nó ra làm trăm

Và xâu thành một chuỗi

Quàng vào cổ em.

Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa

Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng

Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.

Viên ngọc, đoá hoa là những vật vừa quý giá, vừa đẹp đẽ mà tạo hóa cho con người. Đời anh cũng đẹp và quý giá như vậy, nhưng nếu cần làm cho em xinh đẹp hơn, quý giá hơn, anh cũng nguyện ước hiến dâng cho em. Đó Là tinh thần hi sinh, tấm lòng hiến dâng đến như vậy, nhưng vần chưa dủ sức đáp ứng sự (lòi hỏi của người yêu. Điều mà người yêu cần đến là thứ khác. Tình yêu của chàng trai lại chuyển lên cung bậc cao hơn là hiến dâng trái tim.

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.

Nếu trái tim anh chỉ là một phút giây lạc thú

Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm

Và em thấu suốt rất nhanh.

Nếu trái tim anh chí là khổ đau

Nó sẽ tan thành lệ trong

Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u uẩn.

Với những từ nếu, chỉ để tiếp tục khẳng định, tác giả lí giải những đòi hỏi tưởng như nghịch lí mà ngẫm ra lại rất có lí. Ông lại vận dụng thủ pháp so sánh, vi von để khám phá chiều sâu và bến bờ cùa trái tim. Trái tim con người là thế giới bí ẩn, không dễ dàng gì do dược độ nông sâu, rộng hẹp của 11Ó. Nó cũng có một chiều sâu thăm thẳm như chiều sâu của biển cả, cũng có bến bờ vô biên như vũ trụ, nhưng có lúc nhỏ bé như một vương quốc mà nữ hoàng vì nó khó biết được biên giới của nó xa, gần, rộng, hẹp tới đâu.

Chính vì khoảng cách đó mà tình yêu đòi hỏi rút ngắn lại bằng sự đồng cảm, hòa hợp, trái tim con người bình thường cũng dễ làm được điều đó. Nếu trái tim chàng trai có phút, giây lạc thú thì người yêu cũng dễ dàng chia vui với chàng nụ cười nhẹ nhõm. Nhưng trái tim của chàng khổ đau thì người yêu cũng thông cảm với chàng rất nhanh bằng hàng lệ trong.

Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên

Nhưng đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.

Rõ ràng, ở đây, Tago đã chỉ ra rằng trái tim tình yêu không đơn giản, nó dược câu tạo bằng chất liệu đặc biệt, trong đó tiềm ẩn mầm mống đối lập, mâu thuẫn, vừa sung sướng, vừa khổ đau, vừa đòi hỏi, vừa giàu sang.

Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng cliẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.

Tình yêu giữa anh và em khăng khít như chung cuộc đời, gắn bó nhau như máu thịt, nhưng thật kì lạ em vẫn chưa hiểu hết được anh một cách trọn vẹn. Sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn. Thật nghịch lí, dù khẳng định vậy, biết trước vậy nhưng tình yêu vẫn khao khát biết trọn nó. Muốn có hạnh phúc trong tinh yêu không gì bằng ngày ngày cứ nhân lòng tin yêu, sự hiểu biết, sự hòa hợp lên như rót đầy cốc rượu nồng.

Tóm lại, Bài thơ số 28 của R.Tago là bài thơ trữ tình giàu chất triết lí được phô diễn bằng lời lẽ, lập luận, hình ảnh sinh động và khúc chiết. Tác giả đặt vấn đề rồi phản đề đế khẳng định chân lí, điều đó hợp với tư duy người Ấn Độ Hướng về cái vô hạn của vũ trụ, chiêm nghiệm chiều sâu thế giới tâm linh con người.

Bài thơ đã làm nổi bật được đặc trưng đó. Bài thơ có cấu trúc chặt chẽ, mạch lạc, thể hiện tư duy logic và triết học của tác giả. Vận dụng thủ pháp tượng trưng, so sánh, ví von, ẩn dụ phù hợp với nội dung, Tago tạo cho bài thơ có sức rung, sức gợi sâu xa, mạnh mẽ.

Bài văn phân tích tác phẩm “Bài thơ số 28” của Ta-go số 8

Thơ Tagore có những điểm thần bí nhưng tình yêu đối với cuộc sống, với con người mới là nội hàm đích thực trong những bài thơ của ông. Ở mỗi tập thơ, thi nhân lại bầy tỏ tình yêu ấy với những sắc thái riêng. Nếu “Thơ dâng” là lời tụng ca Chúa Đời hào phóng ban phát cho con người hạnh phúc và niềm vui thì trong tập “Người làm vườn” là ước nguyện trở thành người chăm sóc khu vườn tình ái để cõi nhân gian muôn sắc muôn hương.

Vì vậy những bài thơ trong tập “Người làm vườn” thường nêu lên những suy tư, triết lí về bản chất tình yêu chân chính mà theo Tagore đó là những vì sao định hướng cho “những trái tim trẻ dại, lạc loài” không bị lạc hướng khỏi bến bờ hạnh phúc. Quan niệm về tình yêu nam nữ của Tagore được thể hiện trong nhiều tác phẩm nhưng có lẽ tiêu biểu nhất phải kể đến bài thơ số 28 trong tập “Người làm vườn”.

Bài thơ số 28 lại là quan niệm về những bí ẩn, những khoảng cách tâm hồn trong tình yêu. Cấu trúc bài thơ thể hiện đúng đặc trưng tư duy của người Ấn Độ từng bộc lộ trong các truyện cổ dân gian. Đó là hình thức suy luận đi từ cụ thể rồi khái quát lên triết lý. Vì vậy, để hiểu mạch cảm xúc chính của bài thơ, chúng ta cũng cần tiếp cận bài thơ từ những đoạn thơ cụ thể. Bài thơ có thể chia làm ba đoạn. Kết thúc mỗi đoạn đều có câu cuối khẳng định một nội dung:

“Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”;

“Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu”

“Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”.

Trong đoạn thơ đầu, một hình ảnh so sánh độc đáo đã nêu lên nhận thức của nhà thơ về tâm trạng chung của những người đang yêu:

“Đôi mắt băn khoăn của em buồn

Đôi mắt em muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.”

Đôi mắt cô gái buồn chất chứa những câu hỏi khám phá thế giới tình cảm bí ẩn của chàng trai được so sánh với hình ảnh trăng muốn thăm dò biển cả. trăng muôn đời vẫn muốn soi sáng để biết lòng biển nông sâu cũng như con người luôn muốn tận hiểu tình yêu mà người tình dành cho mình. Cô gái trong bài thơ “Hoa doi” của Xuân Quỳnh cũng đã từng thổ lộ:

“Đốt lòng em câu hỏiYêu em nhiều không anh?”

Muốn giúp cô gái trả lờ câu hỏi day dứt đó, chàng trai đã “không giấu một điều gì” để “cuộc đời trần trụi dưới mắt em”. Một loạt từ, cụm từ gần nghĩa được sử dụng “trần trụi”, “không giấu một điều gì”, “không giữ điều gì” để khẳng định ước vong hoà hợp tha thiết của chàng trai. Nhưng thực tế trớ trêu và đầu nghịch lý: cô gái lại “không biết gì tất cả”. Nếu ở đoạn một đứng trước “đôi mắt băn khoăn” của cô gái, chàng trai không ngần ngại mở ngỏ tâm hồn thì sang đoạn hai, nhiệt thành hơn, chàng trai sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời mình cho người tình:

“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,

anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh

và xâu thành một chuỗi

quàng vào cổ em

Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa

tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng

anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.”

Nghệ thuật lặp cấu trúc giả định: “Nếu… anh sẽ…” kết hợp với những động từ mạnh: “đập”, “hái” nhấn mạnh khát vọng tận hiến nồng nhiệt của chàng trai. Chàng trai so sánh cô gái “là nữ hoàng của vương quốc” trái tim mình. Đây đích thực là tiếng nói của một trái tim si tình. Tuy nhiên dù đã là chủ sở hữu tối cao và duy nhất, vị nữ hoàng cũng không biết đâu là biên giới của vương quốc mình.

Vậy nguyên nhân của nghịch lý ấy là gì? Đó là bởi cuộc đời chàng trai không giản đơn giống như những sự vật hữu hình, vô tri, dễ nhìn, dễ cảm như “viên ngọc” hay “đoá hoa”. Cuộc đời ấy sống động như “một trái tim” với những “chiều sâu và bến bờ”. Câu hỏi “Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó” đã khẳng định điều đó.

Bài văn phân tích tác phẩm “Bài thơ số 28” của Ta-go số 9

Ta- go là một nhà văn, nhà thơ lỗi lạc của Ấn Độ được độc giả trên khắp thế giới yêu mến và tô sùng. Vào tuổi năm mươi, khi người vợ yêu dấu của ông qua đời, đã có nhiều bài thơ tình được ra đời và được đón nhận hết sức nồng nhiệt. Trong đó bà thơ số 28 trong tập thơ “Người làm vườn” là một trong những bài thơ rất được yêu thích.

Bài thơ làm cho người ta quyến luyến không chỉ ở hình ảnh, ngôn từ đẹp đẽ mà còn bởi tình yêu chân thành sâu sắc cất lên từ một trái tim nồng cháy yêu thương. Ta- go mở đầu bài thơ của mình bằng đôi mắt của người yêu: “Đôi mắt em băn khoăn u buồn, đôi mắt em muốn dò hỏi ý nghĩa lời anh nói, như mặt trăng muốn soi vào đáy biển.”Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, chỉ cần nhìn vào đôi mắt ta dường như có thể nắm bắt hết tâm tư đang xáo động của một con người.

Ở đây nhìn vào mắt người yêu, chàng trai đã nhìn thấy hết những mong muốn của cô gái trong tình yêu, đó là mong muốn được hiểu rõ người mình yêu, giống như “trăng muốn soi vào tận đáy biển”. Ta có thể thấy đôi mắt đẹp và sáng như trăng của cô gái là một đôi mắt đa cảm, một đôi mắt nhìn vào mà nhận thấy bao nhiêu câu hỏi thầm kín, đôi mắt ấy muốn nhìn thấu tầm sâu của đáy biến, đó chính là tâm tư rộng lớn của người yêu.

Đây cũng là một mong muốn cơ bản trong tình yêu, khi yêu, ai cũng mong mình có thể hiểu rõ người mình yêu, nhưng càng mong muốn hiểu bao nhiêu lại càng cảm thấy mù mịt bấy nhiêu, bởi:“Anh đã phơi bày trần trụi đời mình trước mắt em, anh không giấu giếm điều gì. Chính vì thế mà em chẳng biết gì về anh.”Chàng trai hiểu được mong muốn của cô gái và cũng mong muốn người yêu hiểu được mình nên không hề có ý định giấu diếm điều gì về bản thân mình.

Nhưng dù là vậy, cô gái vẫn không thể nào hiểu hết được chàng trai, thậm chí là không biết gì cả. Đây là quy luật của tình yêu, muốn hiểu nhưng mãi mãi không thể nào hiểu hết được người mình yêu. Có lẽ cũng vì đó mà tình yêu luôn là một thứ bí ẩn và thôi thúc sự khao khát tìm tòi để hiểu hơn về người yêu của mình. Sự khát khao ấy không nằm ở một khía cạnh nhỏ nào đó mà ở toàn diện, ở mọi mặt.Và chàng trai vì mong muốn được người yêu hiểu mình hơn mà bộc lộ nguyện ước hiến dâng:

“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc quý anh sẽ đập ra làm trăm mảnh xâu thành chuỗi quàng vào cổ em.Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em.Nhưng em ơi, đời anh là trái tim sao biết được đâu là bờ là đáy.Em là nữ hoàng đang trị vì vương quốc nhưng có biết gì biên giới của nó.”

Đoạn thơ lập lại cấu trúc câu: “Nếu đời anh chỉ là… anh sẽ” nhấn mạnh nguyện ước thiêng liêng cao cả của chàng trai trong tình yêu. Những hình ảnh đẹp đẽ được hiện ra: bông hoa, viên ngọc quý,… đó là những biểu tượng của vẻ đẹp thiên về giá trị.

Chúng đều rất đáng quý, giá trị và nếu cần thì chàng trai sẵn sàng dâng hiến cho tình yêu để làm đẹp, làm vui lòng cho người yêu mình. Thế nhưng nhà thơ dùng từ “chỉ” là để biểu hiện quan điểm của mình rằng những vật chất tầm thường tuy là quý giá nhưng không thể là cứu cánh cho tình yêu.Đó là lí do nhà thơ đi sâu vào tập trung khám phá những điều bí ẩn trong tình yêu:

“Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó rất nhanh.Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan thành giọt lệ phản ánh nỗi sầu thầm kín.Nhưng em ơi, trái tim anh là tình yêu.Niềm vui sướng và nỗi khổ đau của nó là mênh mông, những gì tình yêu thiếu thốn và giàu có là bất tận.Trái tim anh ở bên em như chính đời em, nhưng có bao giờ em biết hết nó đâu.”

Lại là những câu giả định, chàng trai giả định rằng nếu tâm hồn mình chỉ là thuần túy những trạng thái đơn thuần, dễ hiểu, là giây phút lạc thú hay là khổ đau thì người yêu có thể hiểu được nó rất nhanh. Nhưng trái tim của chàng trai thì không đơn thuần như vậy, nó chứa đựng một tình yêu vô bờ dành cho cô gái, nó vừa có vui sướng, khổ đau, vừa đơn thuần nhưng lại vừa phức tạp, điều này cũng đồng nghĩa với sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn, vô biên, trường kì, không thể đo đếm được.

Không màu mè, dụng công, Ta- go bằng tất cả sự chân thành trong tình cảm của mình để dệt nên những câu thơ tuyệt vời với những hình ảnh tuyệt diệu nhất, từ đó bộc lộ một tình yêu tuyệt mĩ khiến cho triệu trái tim độc giả phải rung lên cảm động.

Bài văn phân tích tác phẩm “Bài thơ số 28” của Ta-go số 10

Bài thơ số 28 nằm trong tập thơ Người làm vườn và được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Người làm vườn rất tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của Ta-go, vừa thể hiện tâm hồn Ân Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại. Mở đầu Bài thơ số 28 là lời thơ tình tứ nhất:

Đôi mắt băn khoăn của em buồn,

Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.

Đôi mắt của tình yêu đã hiện diện ra. Phải chăng Ta-go muốn lấy cửa sổ của tâm hồn để thay ngôn ngữ? Không phải là dôi mắt sáng ngời mà là đôi mắt băn khoăn nhìn vào tâm tưởng anh. Cái buồn từ đôi mắt ấy nói hộ em biết bao điều. Em muốn tin anh lắm, nhưng em rất sợ anh gian dối em. Em muốn được hiểu hết ngõ ngách hồn anh, tâm tưởng anh. Điều đó có được chăng? Em cố gắng kiểm soát cái biên giới vô hình ấy:

Như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Cái khát vọng cùng được hòa nhập tâm hồn, được sống trong anh cứ quấn quýt, ràng buộc với em. Sự khát vọng hòa nhập tình yêu ấy được tác giả nâng lên tầm cao vũ trụ. Như vầng trăng lặn sâu vào biển cả, đại dương với muôn ngàn con sóng yêu thương, rì rào vô tận.

Trăng như ghì lấy đại dương, dù rất nhỏ bé nhưng sức lay động kết dính thật kì diệu. Như cái trăn trở của đôi lứa yêu nhau không chỉ là những trách móc, hờn ghen, những băn khoăn ấy dường như có sự nghịch lí lạ lùng.

Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.

Chính vì quá yêu em, yêu em mãnh liệt mà em nghi ngờ anh. Cái nghịch lí này phải chăng chỉ có ở tình yêu? Làm thế nào để em hiểu anh đây? Đọc câu thơ trên ta hình dung ra ngay người con trai đang thì thầm tâm sự. Tình yêu có ngôn ngữ riêng của nó. Dẫu em không nói ra nhưng anh cũng đọc được ở đáy mắt em một đôi lời thì thầm.

Ánh mắt ấy như rực sáng trong anh một ngọn lửa khát vọng yêu đương, hòa hợp tâm hồn. Anh sẽ là biển cả trùng dương cơn sóng vỗ, ru hồn mảnh trăng bằng đợt sóng ngân nga, êm dịu như để phơi bày cả tâm hồn mình cho người yêu. Nhân vật anh trữ tình ví mình như viên ngọc, đóa hoa và khát vọng được dâng tặng cho Nữ thần Tình yêu, vị giáo chủ nhỏ bé của mình:

Nếu đời anh chỉ là viên ngọc

Anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh

Và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em.

Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa

Tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng

Anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.

Anh nguyện là người của riêng em. Từ chỉ ở đây như xưng tôn giá trị của viên ngọc, của đóa hoa. Em là tác phẩm quý đẹp của Thượng đế nên anh xin làm ngọc được quàng vào cổ em, được là đóa hoa cài lên mái tóc như suối mây ấy, được điểm trang em lên và em tuyệt vời hơn. Đó là ước mơ khao khát trong trái tim anh. Có lẽ chỉ có đôi lứa yêu nhau, yêu nhau với tình yêu cháy bỏng, chân thành mới có được những lời thì thầm chân thành ấy. Nét tâm lí chung chăng? Ta có lần bắt gặp trong lời hát của Trịnh Công Sơn:

Anh xin làm quán trọ để dừng chân, em ghé chơi

Anh xin làm đá cuội và lăn theo gót hài.

Nhưng lời hát này kín đáo, phảng phất tình yêu thầm lặng đơn phương…

Tiếp theo lời thơ Ta-go, như đàn cho lời tỏ tình của chàng trai. Nhưng lúc này tâm hồn anh như bị xáo động, anh kêu van khe khẽ:

Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim

Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó.

Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ầy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.

Tác giả thường đưa ra một giả định không thực, sau đó tiến hành bước phủ định giả thuyết ấy để hướng tới một sự khẳng định mới, tạo ra bất ngờ và hứng thú. Cái bí ẩn của tình yêu xuất hiện cho dù em có là nữ hoàng của vương quốc tình yêu đó đi chăng nữa thì nữ hoàng ấy cũng chẳng dễ gì hiểu được vương quốc của mình.

Cuộc đời không chỉ được đo đếm bằng niềm vui hay nỗi buồn cụ thể mà cuộc đời chính là tình yêu với biểu hiện muôn màu của nó, là sự hòa trộn của niềm vui và nỗi đau, bởi tình yêu bao gồm trong nó sự đa dạng của cuộc đời. Các dòng thơ:

Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu

Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biền,

Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.

đã làm rõ hơn chiều sâu của tình yêu, một tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của con người. Hai dòng thơ cuối cũng cho thấy một nghịch lí:

Trái tim anh cũng ở gần em như chính dời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.

Ở đây, tình yêu là cuộc đời, tình yêu vừa rất cụ thể song lại cũng trừu tượng vô cùng, nó vừa hữu hạn tưởng chừng như có một đường biên rõ ràng mà lại vô hạn chẳng biết đâu là bến, đâu là bờ của nó. Bởi thế cho dù nó bao gồm cả niềm vui và nỗi đau thì chính những niềm vui và nỗi đau ấy cũng vô cùng vô tận. Cũng như thế, sự giàu sang của tình yêu, sự thiếu thốn tình yêu là vô tận. ở đây cần thiết phải lí giải nghịch lí này.

Muốn thế phải trở về với các từ chìa khóa: đời anh = tình yêu, đời anh là hiện thân của tình yêu, anh là tỉnh yêu. Đến với anh không chỉ đến bằng sự nhận thức thuần túy lí tính, bằng phép định lượng định tính, bởi mỗi một con người là một tiểu vũ trụ tồn tại trong cái thế giới đại vũ trụ bao la.

Mặc khác, đời anh là tình yêu cho nên muốn hiểu được đời anh tất yếu phải dùng tình yêu, chỉ có tình yêu đến với tình yêu, chỉ bằng tình yêu để khám phá và mở đường thì mới được đền đáp, mới hạnh phúc vì lúc đó mới hiểu được bản chất của tình yêu.

Bài thơ toát lên âm hưởng của giọng điệu thơ tình, qua cách thức giãi bày, bộc lộ quan niệm về tình yêu mà .Ở đây có thể liên tưởng tới tình yêu lứa đôi. Song bằng hình thức cấu trúc câu thơ theo lối giả định – phủ định – khẳng định, tác giả đã chỉ ra những nghịch lí của tình yêu. Từ đấy tác giả trình bày một quan niệm tình yêu khác, rộng hơn nhiều so với các quan niệm của các nhà thơ khác.

Bài thơ diễn tả một nội dung triết lí về tình yêu-ftừ đó mở rộng ra ý nghĩa của cuộc đời, cho tình yêu nói chung và rộng hơn, cho mọi tình cảm của con người. Âm hưởng trữ tình thiết tha tạo ra sự trầm lắng, suy tư đầy chất triết lí vừa gợi mở cho độc giả niềm vui hướng tới tình yêu thiêng liêng, vừa tạo ra cảm giác kì diệu, bí ẩn của tình yêu.

Bài thơ sử dụng hình tượng so sánh độc đáo, diễn tả được những khao khát đẹp trong tình yêu. Cuộc đời khai sinh ra tình yêu nhưng chính tình yêu mới làm cuộc đời thăng hoa, mới biến điều hữu hạn thành vô hạn, biến điều bình dị hóa phi thường. Chúc các bạn luôn có tình yêu đẹp!

Top 5 bài văn Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật hay nhất.

Top 5 bài văn Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật hay nhất.

Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng. Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật để giúp các bạn hiểu thêm về thể thơ này. Qua đó giúp các bạn củng cố vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết văn. Hãy cùng phongnguyet.info tìm hiểu qua những bài văn sau đây bạn nhé!

Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật – Bài 1

Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật – Bài 2

Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật – Bài 3

Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật – Bài 4

Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật – Bài 5

Trên đây là những bài văn thuyết minh về thể tho Thất ngôn bát cú Đường luật hay nhất. Qua đây ta đã hiểu thế nào là một bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú, chúng ta có thể thấy rằng chính những luật và cấu trúc kia đã làm nên cái hay cho những bài thơ làm theo thể thơ này. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.